Hôm nay,  

Một Vài Suy Nghĩ Của Ban Giám Khảo Về Kỳ Thi Viết Thơ Văn 2001 Do Sinh Viên Maryland Tổ Chức

28/02/200100:00:00(Xem: 3548)
(LTS) Nhân Ngày Gia Đình năm 2001, Hội Sinh Viên Đại Học Maryland đã thực hiện buổi phát thưởng Thi Viết Thơ Văn đầu tiên do chị La Hồng Lý phối hợp tổ chức. Ba vị giám khảo được mời chấm bài rất quen thuộc trong vùng đó là Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, Nhà Văn Lê Thị Nhị và Ký Giả Lê Thùy Lan.

Hạng Nhất, Bài Cây Viết Hero của Võ Huỳnh Anh Phú (Sinh Viên Đại Học Virginia Common Wealth) viết bằng Việt ngữ theo thể loại truyện ngắn. Hai giải hạng Nhì, gồm có một bài thơ bằng Anh ngữ Angel Lost sáng tác của Thomas Lưu (Sinh viên Maryland) và một bài văn xuôi Anh ngữ Plastic Surgery - The Art of Artificial Beauty tác phẩm của Chị Nguyễn Thanh Hà (Sinh viên Maryland). Và cuối cùng là một truyện ngắn Làm sao Định Nghĩa sáng tác của Nguyễn Bạch Chân Như (Sinh viên Maryland) hạng Ba. Kết quả cuộc thi Viết Thơ Văn 2001 do hội Sinh Viên Việt Nam tại đại học Maryland vừa được công bố vào hôm tối thứ Bảy 17 tháng 2 vừa qua. Chúng tôi hy vọng những câu trả lời sau đây của quý vị trong ban giám khảo cuộc chấm thi sẽ đóng góp được một vài ý kiến quý báu cho phụ huynh và các anh chị sinh viên đang có những quan tâm đến các sinh hoạt văn học tại hải ngoại.

Câu hỏi thứ nhất: Xin Ban Giám Khảo cho biết cảm tưởng khi đọc các bài viết của các anh chị sinh viên gởi bài dự thi"

Câu hỏi thứ hai: Giới cầm bút hiện nay có thể làm được gì để đưa giới trẻ ở hải ngoại vào con đường Văn Học Việt Nam" Thí dụ như: Nhà Văn, Bỉnh Bút, Thông Tín Viên, ...

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, trả lời câu hỏi thứ nhất: Cảm tưởng của tôi là vui mừng khi thấy một số các em vẫn còn trân trọng tiếng Việt và muốn viết trong tiếng Việt -- dù như môi trường học của các em là tiếng Anh. Tuy nhiên, tuy tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó vẫn cần được vun bồi, nuôi dưỡng. Không có ai tự nhiên thành văn sĩ, thi sĩ v.v. cả. Ngược lại, có một số em hoặc là viết tiếng Anh thông thạo hơn hoặc là thích được đến với đọc giả qua trung gian của tiếng Anh. Điều này cũng rất đáng khuyến khích vì một trong những điều đáng tiếc trong cộng đồng VN vẫn là: ta thích nói với nhau (uýnh nhau cũng có) mà chưa chịu ra với thế giới, dù như ta đứng, sống ngay ở nước người! Đây, nói theo tiếng Anh, là một trong những cái "disfunctions" của người Việt hải ngoại. Ta sống trong hiện tại mà chỉ thích nghĩ về, nhớ về quá-khứ! Ta thức và ngủ ở nước người nhưng lại thích mơ về quê mẹ! Ở nhiều người trong chúng ta, hình như không có tương lai, hay không muốn nghĩ đến tương lai! Tuổi trẻ, được cái may là không bị cái hành trang quá khứ này đè nặng quá trên người! Do đó nên các em dám sống trong hiện tại và cho hiện tại (như yêu chẳng hạn) cũng như cho ngày mai. Mà ngày mai của các em trong đa phần là ở xứ người, trong một môi trường nói tiếng Anh, và nhu cầu của các em là đem cái vốn văn hóa, cái suy nghĩ Việt Nam đưa vào đời sống của chính các em trước hết, rồi cho nó lan tỏa vào ý thức, vào cuộc sống của người -- đem cái chất Việt Nam vào hòa đồng thế giới (to bring Vietnamese characteristics into the concert of nations)!

Một tỷ dụ rất đơn sơ: Cơm Việt Nam Ta có thể rất yêu cơm Việt Nam, cho đó là quốc hồn quốc túy và chỉ muốn giữ riêng cho ta -- ăn ở trong nhà với nhau, có hàng quán thì cũng chi nhắm vào thực khách Việt Nam v.v. Có viết sách nấu ăn thì cũng chỉ viết như bà Quốc Việt, cho người Việt đọc, người Việt xem, người Việt nấu theo công thức "một dúm này, một dúm nọ" Nhưng nếu là tuổi trẻ thì ta sẽ thấy các em không ngượng la nước mắm "hôi," la mắm ruốc thì "chết người," các em sẽ dễ dàng đem chia xẻ món ăn Việt Nam với bạn ngoại-quốc, đem chúng đi ăn cơm tiệm Việt Nam (và những thực đơn ở đây do đó phải có tiếng Anh), đi ăn phở hàng ngày, đi ăn "chả giò" (thứ thiệt) để hãnh diện về nó ngon như thế nao, rồi viết sách dạy nấu ăn (như Diana Trần, tức chị Phương-Mỹ, hay bà Bạch Ngọc hoặc Nicole Routhier) bằng tiếng Anh, để mai kia cơm Việt Nam cũng thành một phần đương nhiên của văn hóa thế giới, chung vai sát cánh với sushi của Nhật, kimchi của Đại Hàn hay Peking Duck của Trung Hoa, hoặc fromage hay paté của Pháp vậy!

Do đó, ta thấy một cách nhìn (nhìn tới hay nhìn lui) tự nó sẽ quyết định rất nhiều chuyện ta lắm! Tuổi trẻ bao giờ cũng nhìn tới, và cái đó là ưu điểm của họ!

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, trả lời câu hỏi thứ hai: Giới nhà văn, cầm bút có thể làm rất nhiều để khuyến khích các em, nhưng tôi thiết tưởng đây là trách nhiệm của cả cộng đồng nhiều hơn là của riêng giới cầm bút -- đặc biệt của những người trong ngành giáo dục mà đáng tiếc thay là ta vẫn hiện có qua ít người đi vào ngành này ở Mỹ và ở hải ngoại.

Như tôi nói ở trên, không ai tự nhiên nói tiếng Việt rồi viết tiếng Việt cả. Muốn các em nói tiếng Việt thì bắt đầu từ trong gia đình, phải nói tiếng Việt, khuyến khích các em nói tiếng Việt với bố mẹ, ông bà, các cô chú bác, và NHẤT LÀ nói tiếng Việt giữa các em với nhau. Trước khi các em đi học (ở tuổi lên 5), chúng ta có một thời gian khoảng 2-3 năm để có thể dạy các em mặt chữ Việt và đọc tiếng Việt (theo phương-pháp "Early Reading" của ông Lado -- nhà tôi, Đào Thị Hợi, có viết mấy cuốn sách nhỏ cùng với ông Lado để dạy trẻ ở tuổi này). Những sach của ta, dung để dạy các em ở hai-ngoai, cần đẹp và hấp dẫn, không thua di sach My moi được! Đó là một vấn đề. Có một luc ở ben Uc (ông anh tôi, Nguyễn Ngọc Phách, có tham-gia trong chương-trình làm sách này) và ở bên Đài-loan (nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có tham-gia vào chương-trình này) đã có những nỗ-lực làm sách đọc tiếng Việt nhưng in ấn rất đẹp để dành cho các em! Ở ngay tại Mỹ, họa-sĩ Nguyễn Thị Hợp ở Cali cũng có tiếp tay làm mấy cuốn sách đẹp lắm. Nhưng có điều, nếu ta dựa vào người thì đôi khi ta không còn trung thực với ta nửa: Tỷ dụ, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn khi làm một xe-ri kia với người Đài-loan thì lại cho là lịch Việt Nam có năm Thỏ (chứ không phải năm Mèo), thế thì chết rồi!

Vào trường Mỹ (Tiểu-học rồi Trung-học) thì có thể có giáo dục song-ngữ như ở một số trường ở Cali giờ này, nhất là ở San JoseNhững phong trào song ngữ, dù có một lúc rầm rộ ở Mỹ (trong những năm 70-80), bây giờ đang bị thu hẹp một cách kinh khủng, thiếu sự hỗ-trợ của chính-phủ Liên-bang! Đây là một vấn đề chính trị nên ta không làm gì được để đảo ngược trong lúc này. Do vậy nên ta phải có những trường dạy tiếng Việt ngoài học đường Mỹ. Phong trào này rất phát triển ở Cali (cả Bắc lẩn Nam Cali cũng như New Orleans) nhưng không phát triển lắm ở một vài vùng khác, như ở miền Đông. Đây là một chuyện mà các nhà thơ, các nhà văn cần trám vào lỗ hổng, các anh chị em trẻ cũng có thể đứng ra tổ-chức quanh năm. Chương-trình mùa Hè của Hội Giáo Dục Trẻ Em ở vùng này cũng rất tốt nhưng cần phát triển hơn nửa!

Rồi các em muốn viết cũng lại phải có môi-trường. Cũng như các lớp ESL khuyến khích các em ngoại-quốc viết tiếng Anh để được tuyển chọn in vào những tập báo phát trong trường và mang về cho gia đình xem, chúng ta, các bậc phu huynh, cũng nên tìm cách tuyển lựa, chọn một số bài hay (thơ hay văn) đăng lại cho các em trong những đặc-san để khuyến khích các em viết và giữ tiếng mẹ đẻ. Viết thì phải có người đọc, các em mới có động-lực để viết tiếp! Chuyện này rất dễ làm: một số đặc-san nhỏ, khiêm tốn có khi chi cần 100-200 đô-la là có được mà làm vui cho không biết bao nhiêu em và gia đình các em! Đó là phần dành cho phụ huynh tiếp tay các em giữ tiếng mẹ! (Cũng có thể làm song ngữ nửa!)

Một khi có các trường (như Văn Lang v.v.) hay các hội khuyến học thì đương-nhiên cần tổ-chức những chuyện như "Đố Vui Để Học" hay thi lịch-sử, văn-học, viết văn, làm thơ (như Hội SV Maryland vừa làm), tuần lễ văn-hóa Việt Nam, trại hè viết văn, về nguồn, học tập về văn-hóa Việt Nam v.v. Những chuyện này lâu nay ở rất nhiều nơi đều có làm: Tennessee, Houston, San Diego, New York... nhưng cần làm thương-xuyên hơn, mở qui-mô rộng lớn hơn!

Còn giới cầm bút thì tốt nhất là cho các em tham-gia vào công việc làm của mình: cho các em làm "tập-sinh" (intern) trong các tòa báo, đài phát thanh, truyền hình; thuê các em đánh máy tiếng Việt (để lấy tiền cũng được nếu các em đánh computer không mắt lỗi, trình bày đẹp v.v.)khuyến khích các em tham-gia các văn đoàn, hội Văn-bút v.v. nhưng không phải chỉ để ngồi nghe mà các em cần được có quyền phát biểu NGANG HÀNG với người lớn. Vì chắc chắn có những chuyện các em còn giỏi hơn người lớn! Tỷ dụ nói về văn-chương Mỹ, văn-chương nước người cho cử-tọa người Việt. Nên tránh tình-trạng chỉ dùng các em vào làm "trang Búp-bê" v.v. vì làm thế, các em sẽ chỉ viết cho các em và không bao giờ lớn lên cả. Chính những "trang Mực Tím," "trang Búp-bê"--rất nên có trong các báo--cần sự tham-gia của người lớn, nhưng là người lớn hiểu biết về giáo-khoa, về tâm-lý trẻ em hay thanh-thiếu-niên v.v. Đó không thể chỉ là chỗ dành cho các em "chơi với nhau" mà thôi!

Nhà Văn Lê Thị Nhị, trả lời câu hỏi thứ nhất: Đọc bài viết của các em SV gửi bài dự thi "cuộc thi viết Văn Thơ" do Hội SV tại Đại Học Maryland tổ chức, tôi rất ngạc nhiên và thích thú. Ngạc nhiên vì thấy nhiều bạn trẻ còn viết được tiếng Việt. Thích thú vì có bạn viết truyện ngắn hay quá: bố cục chặt chẽ, văn phong trong sáng, nội dung lành mạnh. Đọc bài của các bạn trẻ xong, tôi tự hỏi: "Nguyệt San Kỷ Nguyên Mới do tôi và một nhóm thân hữu chủ trương, từ nay, có nên đăng truyện của Lê Thị Nhị hay nên nhường "đất" cho các bạn trẻ nhỉ"

Nhà Văn Lê Thị Nhị, trả lời câu hỏi thứ hai: Để đưa giới trẻ hải ngoại vào con đường văn học V.N., giới cầm bút cần phải:
· Tổ chức những buổi gặp gỡ, nói chuyện với các bạn trẻ về văn học.
· Chọn lọc và giới thiệu cho các em những tác phẩm có giá trị để các em có thể yêu mến và hành diễn về văn học V.N.
· Những người viết cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để khi đọc tác phẩm của thế hệ cha anh, các em có thể trau giồi thêm tiếng Việt.
· Tất cả các báo chí đều có trang dành cho tuổi trẻ. Các bậc phụ huynh nên khuyến khích và giúp đỡ các em viết, gửi đăng báo và khi có nhiều tác phẩm hay, các nhà xuất bản nên in và phát hành sách của tuổi trẻ V.N.
· Những nhà phê bình văn học hoặc những vị "giới thiệu tác phẩm" không nên vì tình thân hữu mà khen ngợi quá đáng những tác phẩm rất thường hoặc rất tồi vì như vậy sẽ làm cho các bạn trẻ buồn muồi lăm phút và than thầm: "Tuyệt tác phẩm văn chương Việt Nam mà như thế này ư"

Ký Giả Lê Thùy Lan, trả lời câu hỏi thứ nhất: Chỉ nghe những người trẻ bập bẹ đọc tiếng Việt đã thấy mừng. đọc được những bài thi văn do tuổi trẻ sáng tác, cảm được những lời tình tự dân tộc từ họ lại càng sung sướng và hãnh diện hơn. Những bài văn tuy không hoàn hảo trên khía cạnh văn phạm và hình thức nhưng rất dồi dào trên tình cảm của tuổi trẻ--vẫn ngây ngô, bồng bột, vẫn lạc lõng trong tình người. Bài viết đưa tôi đến gần với các anh chị em trẻ hơn.

Với một người vẫn phải dằn co với 2 ngôn ngữ và vẫn cố gắng trau dồi tiếng mẹ đẻ mà tôi cứ ngỡ đã đánh mất sau hơn 25 năm sống trên nước Mỹ, tôi rất mong các anh chị vẫn tiếp tục cố gắng đừng để mất tiếng mẹ đẻ của mình. Nơi đây có rất nhiều cơ hội để chúng ta tìm tòi, học hỏi và duy trì văn chương Việt Nam. Kẻ thù của chúng ta không phải là ngôn ngữ mà là thời gian. Khi chúng ta ngồi xuống viết một bài văn thơ, tư tưởng không đến với ta nhanh chóng nên chúng ta dễ bị nản lòng và bỏ cuộc. Công việc bận rộn là lý do thứ hai mà chúng ta dùng để trốn tránh. Và "không có năng khiếu viết" là lý do thứ ba chúng ta nêu lên để khỏi bận tâm. Chính thực ra, chúng ta chỉ cần chút tự tin, lòng kiên trì, và kỷ luật cá nhân chúng ta đều có thể cố gắng hết sức mình để tìm đạt điều mình mong muốn.

Ký Giả Lê Thùy Lan, trả lời câu hỏi thứ hai: Văn chương Việt Nam vẫn tồn tại ở hải ngoại và dường như ngày càng mạnh mẽ hơn. Đã có các cơ quan báo chí Việt Nam tổ chức các cuộc thi văn chương để độc giả tham gia (như Việt Báo Online ...). Nếu những hội đoàn trong các cộng đồng Việt Nam cũng phổ biến & tổ chức các cuộc thi tương tự có thể sẽ khuyến khích giới trẻ tham giạ Hoặc thành lập một tổ chức văn bút để nhận bài viết của giới trẻ, lãnh trách nhiệm "tutor", cố vấn và giúp họ sửa bài cho hoàn hảo, và gởi đăng trên các tạp chí, sách báo Việt Nam. Trong những dịp Hè, thay vì chỉ mở lớp tiếng Việt nên có những khóa học về văn chương, lịch sử Việt Nam, những buổi thuyết trình, nói chuyện của các văn sĩ, thi sĩ, các vị giáo chức nói về văn chương, nghệ thuật làm báo, làm phóng sự, cách viết bình luận, v.v. chứ không nói riêng về sách báo, tác phẩm của mình. Có điều hội viện của nhóm văn bút ấy phải đoàn kết, cởi mở và hòa đồng để tránh những hục hặc nhỏ nhoi nhưng lại mang đến một hậu quả chia rẽ không lường.

Trong cái nhìn thô thiển của tôi, dường như vẫn còn thiếu sự hòa mình và thông cảm của hai thế hai già trẻ Việt Nam. Những người trẻ khi sinh hoạt với các vị trưởng bối thường hay gặp cảnh "kính lão đắc thọ" nên nhiều khi họ không thể diễn đạt hoàn toàn tư tưởng của mình và tư động âm thầm rút lui. Cũng không nên giới hạn họ chỉ viết tiếng Việt Nam mà cũng nên cổ võ những bài viết bằng ngoại ngữ. Dầu sao, chúng ta đi tìm âm hưởng quê hương và muốn mãi duy trì nét đẹp đó cho nên văn hóa Việt Nam cần phải được phổ biến trên càng nhiều ngôn ngữ càng tốt.

Thủy Tiên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.