Hôm nay,  

Hạ Viện Mỹ Ok Ân Hạn Cho Con Gia Đình Ho Vào Mỹ

02/11/200100:00:00(Xem: 3808)
WASHINGTON (VB) - Những người con gia đình HO còn kẹt tại VN sẽ được cứu xét nới rộng nhiều ân hạn để vào Mỹ định cư, vì Tu Chính Án McCain vừa được gia hạn và nới rộng. Tin như sau.

Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển -- Ngày 1 tháng 11, 2001

Ngày 30 tháng 10 vừa qua, Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Dự Luật HR 1840 để gia hạn và nới rộng Tu Chính Án McCain nhằm giải quyết cho nhiều trường hợp con cái còn kẹt lại ở Việt Nam của các gia đình HO.

Trước hết dự luật này gia hạn Tu Chính Án McCain đến ngày 30 tháng 9, 2003.

Đồng thời, dự luật này nới rộng Tu Chính Án McCain hiện hành để giải quyết cho nhiều trường hợp bị oan ức mà trước đây không được giải quyết. Trước đây chỉ hai thành phần sau đây được giải quyết: (1) những trường hợp bị từ chối sau ngày 1 tháng 4, 1995 và (2) những trường hợp bị từ chối trước ngày 1 tháng 4, 1995 với điều kiện là bị từ chối vì lý do độc nhất là không cùng hộ khẩu liên tục với chủ đơn. Trong cả hai trường hợp này chủ đơn phải còn sống sót.

Các trường hợp khác đều bị loại trừ. Chẳng hạn có những trường hợp bị từ chối trước ngày 1 tháng 4, 1995 vì quan hệ cha con khả nghi thì dù nay đã chứng minh quan hệ cha con bằng cách thử nghiệm DNA, các trường hợp này vẫn không được cứu xét. Hoặc, có nhiều trường hợp bị từ chối trước ngày 1 tháng 4, 1995 vì lý do không cùng hộ khẩu liên tục kèm với một lý do phụ nào khác thì không được cứu xét theo Tu Chính Án McCain dù lý do thứ hai đã được giải quyết thoả đáng.

Tu Chính Án McCain cũng không giải quyết cho các trường hợp vì những lý do ngoài ý muốn đã không được vào phỏng vấn cùng với cha mẹ. Chẳng hạn có nhiều trường hợp đang đi làm, đi học, hay đi nghĩa vụ quân sự ở xa và đã không xin được giấy phép của địa phương để về Sàigòn phỏng vấn. Hoặc cũng có trường hợp có đi phỏng vấn với gia đình nhưng bị chặn tại cổng không được phép vào phỏng vấn. Cho đến nay Hoa Kỳ không giải quyết cho số trường hợp này với lập luận rằng họ không hề bị từ chối bởi Hoa Kỳ và do đó không nằm trong điều khoản Tu Chính Án McCain.

Cuối cùng có một số ít trường hợp con cái hội đủ tiêu chuẩn Tu Chính Án McCain nhưng hiềm là người chủ đơn tại Mỹ đã qua đời. Các trường hợp này cũng không được giải quyết vì trên nguyên tắc Tu Chính Án McCain chỉ giải quyết cho con cái đoàn tụ với chủ đơn.

Dự luật HR 1840 cho phép Bộ Ngoại Giao và Sở Di Trú Hoa Kỳ cứu xét cho những trường hợp như kể trên. Riêng đối với trường hợp cuối cùng (chủ đơn đã qua đời) thì con cái có quyền xin đoàn tụ với người cha hay mẹ còn sống sót.

Tác giả của dự luật HR 1840 là Dân Biểu Tom Davis (Cộng Hoà, Virginia) và do đó dự luật này cũng đưọc nhắc đến như là Tu Chính Án Davis (Davis Amendment). Các vị dân biểu đồng bảo trợ gồm có Tom Delay (Cộng Hoà, Texas), Dana Rohrabacher (Cộng Hoà, California), Zoe Lofgren (Dân Chủ, California) và Loretta Sanchez (Dân Chủ, California).
Dự luật này đã khó có thể thông qua Hạ Viện nếu không có sự vận động ráo riết của các Dân Biểu Tom Davis, Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey), và Henry Hyde (Cộng Hoà, Illinois). Nhân viên của các vị dân biểu này đã phải điều đình ráo riết với Bộ Ngoại Giao, Sở Di Trú, và các vị dân biểu có khuynh hướng chống tị nạn và di dân trong Uỷ Ban Tư Pháp để dự luật được thông qua Uỷ Ban Tư Pháp và được đưa ra Hạ Viện.

Nay dự luật HR 1840 đã được đưa vào Thượng Viện để chờ biểu quyết nội trong tháng 11 này.

Trong cuộc vận động ở Thượng Viện vào tháng 9 và tháng 10 cho Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển cũng đã nhân thể vận động với các Thượng Nghị Sĩ John McCain và Edward Kennedy để yêu cầu họ đỡ đầu cho dự luật HR 1840 tại Thượng Viện.

Đầu năm nay Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã soạn một số tài liệu tường trình cho các dân biểu Tom Davis, Christopher Smith và Henry Hyde về số hồ sơ con cái HO bị trở ngại, dựa vào số hàng trăm hồ sơ mà Uỷ Ban đã giúp đỡ trong mấy năm qua. Sau đó, Uỷ Ban đã làm việc chặt chẽ với văn phòng của các dân biểu kể trên để thúc đẩy cho dự luật HR 1840 tại Hạ Viện.

Chúng tôi tin tưởng trong dè dặt là dự luật này sẽ được Thượng Viện thông qua. Chúng tôi sẽ cập nhật về các diễn tiến của dự luật này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.