Hôm nay,  

Hội Thảo Về Vn Thế Kỷ Mới: Nhân Quyền, Dân Chủ

30/05/200000:00:00(Xem: 5260)
DEN HAAG, Hòa Lan - Một khóa hội thảo quy tụ nhiều tổ chức nhân quyền VN đã hoàn tất tại Hòa Lan, trong đó có 2 lá thư của Thượng Tọa Tuệ Sỹ và BS Nguyễn Đan Quế từ quốc nội gửi ra chúc mừng, vào những ngày cuối tháng 5.2000. Kế quả hội thảo được trình bày như sau.
Thông Cáo Báo Chí

Trong nỗ lực vận động nhân quyền và phát triển Việt Nam, vào trung tuần tháng 2 năm 1999, Hội Phát Triển Việt Nam đã tổ chức một khóa hội thảo với chủ đề “Tình trạng nhân quyền Việt Nam và những triển vọng khi bước qua thế kỷ 21”, năm nay một khóa hội thảo khác với chủ đề: “Thế kỷ mới, Chiến lược mới cho sự phát triển Việt Nam” đã được tổ chức trong 2 ngày 20 và 21-5-2000 tại Den Haag, Hòa Lan, với sự tham dự của các tổ chức, cơ quan truyền thông và thân hào nhân sĩ:

Hội Phát Triển Việt Nam (Hòa Lan), Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam (Pháp), Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (Pháp), Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Mỹ), Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ (Pháp), Tổ Chức Dân Chủ Việt Nam (Đức), Báo Việt Nam Tự Do (Đức), Báo Cánh Én (Đức) và Báo Lạc Việt (Hoa Kỳ).

Về phía quan khách ngoại quốc có sự tham dự của Dân biểu Kỹ sư E. Hessing, Quốc Hội Hòa Lan, Tiến sĩ H. Hartoght, Đại diện Bộ Ngoại Giao Hòa Lan, Luật sư W. Kroft, Tiến sĩ W. Koetsier…

Hai thuyết trình viên từ Việt Nam, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Tổng thư ký Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Cao Trào Nhân Bản, đã không thể tham dự đại hội vì nhà cầm quyền Việt Nam không cho phép, mặc dầu đã có sự can thiệp mạnh mẽ của Nghị sĩ Liên Hiệp Âu Châu, Dân biểu Quốc Hội Hòa Lan và Bộ Ngoại Giao Hòa Lan.

Sau diễn văn khai mạc của Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn, đại hội đã được nghe thư bằng Anh ngữ của Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế từ trong nước gửi ra chúc mừng đại hội và tỏ ý tiếc đã không thể tham dự vì sự ngăn cản của chính quyền Việt Nam.

Tiếp theo là phần thuyết trình của Tiến sĩ H. Hartogh, đại diện Bộ Ngoại Giao Hòa Lan, bày tỏ mối quan tâm của chính phủ Hòa Lan về tình trạng vi phạm nhân quyền và tệ nạn tham nhũng tại Việt Nam, đồng thời cho biết chính phủ Hòa Lan luôn luôn sẵn sàng sát cánh với cộng đồng người Việt trong nỗ lực cải tiến tình trạng trên.

Giáo sư Nguyễn Thanh Trang, Trưởng ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, đã trình bày các nguyên nhân sâu sa của mọi sự vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Dưới sự chủ tọa của Dân biểu E. Hessing, đại hội đã thảo luận sôi nổi về hai đề tài này suốt cả buổi chiều.
Sau phần cơm tối, đại hội đã tái nhóm vào lúc 20.00 giờ, dưới sự chủ tọa của ông Hồ Hiếu Thảo, Bác sĩ Nguyễn Quốc Nam, Phó chủ tịch Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, thuyết trình về đề tài: “25 năm qua, người Việt Nam tại hải ngoại nghĩ gì về đất nước đang bị Đảng Cộng sản Việt Nam thao túng"” Tiếp theo là bài nói chuyện của Ông Từ Trì, Tổng thư ký Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam tại Pháp về: “Vai trò của tôn giáo trong các cuộc tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam”. Sau đó là bài diễn văn của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng, Đại học kỹ thuật Delft Hòa Lan, với đề tài: “Con đường phát triển Việt Nam”.

Qua ngày hôm sau, dưới sự chủ tọa của Bác sĩ Nguyễn Quốc Nam, đại hội đã nghe bài nói chuyện bằng tiếng Việt của hai diễn giả từ quốc nội. Sau đó là phần trình bày của ông Phạm Hoàng, Tổng biên tập Tạp chí Cánh Én Đức, về đề tài: “Tìm một hướng đi mới cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam”. Tiếp theo là phần trình bày của Phó tiến sĩ Phạm Chính Nghĩa, Tổng biên tập Việt Nam Tự Do, về: “Con đường dân chủ cần thiết cho Việt Nam”. Chương trình được tiếp tục với bài diễn văn về “Việt Nam dân chủ và phát triển trong khu vực Đông Nam Á” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần, đại diện Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ, Pháp.

Vào buổi chiều đại hội đã lần lượt nghe Giáo sư Nguyễn Thanh Trang trình bày về “Hướng đi mới cho sự phát triển Việt Nam trong thế kỷ 21 và vai trò của người Việt hải ngoại”, Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Phát Triển Việt Nam, trình bày về “Những phương thức đấu tranh của người Việt Nam trong thế kỷ 21”, và Bác sĩ Nguyễn Quốc Nam với đề tài “Những công cuộc tranh đấu của người Việt Nam trong nước và hải ngoại”.

Trước khi bế mạc, đại hội đã thảo luận và thông qua một Thỉnh Nguyện Thư gửi đến Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Chính Phủ và Quốc Hội của các nước và các cơ quan nhân quyền quốc tế để nhờ can thiệp về tình trạng vi phạm nhân quyền hiện nay tại Việt Nam.

Sau đây là nội dung của Thỉnh Nguyện Thư đã được Ban tổ chức Đại Hội gửi đi ngay sau khi đại hội bế mạc.

Thỉnh Nguyện Thư

Đại Hội Nhân Quyền và Phát Triển Việt Nam được tổ chức trong hai ngày 20 và 21 - 5 - 2000 tại Den Haag Hòa Lan với sự hiện diện của các tổ chức, cơ quan truyền thông và thân hào nhân sĩ dưới đây:

Hội Phát Triển Việt Nam (Hòa Lan), Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam (Pháp), Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (Pháp), Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Mỹ), Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ (Pháp), Tổ Chức Dân Chủ Việt Nam (Đức), Báo Việt Nam Tự Do (Đức), Báo Cánh Én (Đức), Báo Lạc Việt (Mỹ).

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, toàn thể các tham dự viên Đại hội đã nhận định:

1. Sự vắng mặt của hai thuyết trình viên từ Việt Nam, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Tổng thư ký Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế thuộc Cao trào Nhân Bản, đã không được chính phủ Việt Nam cho phép xuất ngoại tham dự Đại Hội, mặc dù đã có sự can thiệp của Nghị sĩ Liên Hiệp Âu Châu, Dân biểu Quốc Hội Hòa Lan và Bộ Ngoại Giao Hòa Lan, là một điều vô cùng đáng tiếc.

2. Tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn trầm trọng, nhất là về tự do tôn giáo, đặc biệt là mới đây nhà cầm quyền đã phá rối và ngăn cản Phật Giáo Hòa Hảo hành lễ và truyền giảng giáo lý.

3. Chính quyền cộng sản Việt Nam thiếu minh bạch trong đợt phóng thích 12.264 tù nhân vừa qua. Hơn nữa, hiện nay ít nhất có 200 tù nhân lương tâm vẫn còn bị giam giữ, điển hình là Giáo sư Nguyễn Đình Huy đã bị giam giữ từ 24 năm qua.

Vì những lý do trên, Đại hội đồng thanh quyết nghị:

1. Thỉnh cầu Tổng thống Pháp Jacques Chirac, và Thủ tướng Hòa Lan Wim Kok lưu ý ông Lê Khả Phiêu, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, về tình trạng vi phạm nhân quyền có hệ thống và thường xuyên tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải thi hành nghiêm chỉnh công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, và công ước về kinh tế, xã hội, văn hóa của Liên Hiệp Quốc mà họ là thành viên đã ký kết.

2. Trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm trong thời hạn sớm nhất.

3. Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả lại cho các giáo hội nguyên thủy tất cả các tài sản mà họ đã tước đoạt.

Làm tại Den Haag ngày 21 tháng 5 năm 2000
Đại diện các thành viên đã tham dự cuộc hội thảo
Tiến sĩ Ngô Văn Tuấn
Chủ tịch Hội Phát Triển Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.