Hôm nay,  

Cuốn Sách Tạo Sinh

01/07/200000:00:00(Xem: 5547)
Việc các nhà khoa học hợp lực giải mã được 3.1 tỷ mã tự trong cuốn sách tạo sinh con người đã được chào đón như một bước tiến khổng lồ của trí tuệ. Người ta ví sự thành công này cũng giống như bước đi của phi hành gia Mỹ Armstrong trên Mặt Trăng, một bước khổng lồ của con người đi vào vũ trụ. Chỉ có khác, bước khổng lồ lần này lại diễn ra trong một không gian cực nhỏ, cấp vi tế bào trong cơ thể con người. Cuốn sách tạo sinh con người - gọi là “sáng nhân ký” thì đúng hơn - là gì vậy và những mã tự trong đó viết như thế nào, làm sao giải mã được để đọc cho hiểu"
Cách đây khoảng 5 năm tôi đã viết một bài Khoa học có tựa đề “Mùa Xuân của sự Sống” để lưu ý bạn đọc về việc giải mã các phân tử DNA. Trong bài “Suy tư Thiên niên kỷ” đăng số Xuân Việt Báo 2000, tôi cũng đã nói đến tầm quan trọng của việc giải mã 23 cặp nhiễm sắc thể của con người. Nay tôi chỉ xin nhắc lại vài nét thật ngắn gọn bằng những ngôn ngữ bình dân dễ hiểu, để đi đến câu hỏi đặt ra hiện nay là việc mở cuốn bí kíp của cụ Tạo Hóa tạo sinh con người sẽ có hậu quả gì, tốt hay xấu"

Các sinh vật sống trên hành tinh này, từ con muỗi đến con voi đều đươc cấu tạo bằng những tế bào cực nhỏ, có thể gọi là siêu vi tế. Về loài người, các siêu vi tế đã thành hình ngay từ khi tinh trùng của người đàn ông chui vào “trứng” của nguời đàn bà trong tử cung, chúng sinh bằng cách tự phân, một thành hai, hai thành bốn... Nhiệm vụ của các siêu vi tế đó là phải làm thế nào tạo ra một hài nhi. Câu hỏi đặt ra là các siêu vi đó làm sao biết nó có sứ mạng tự làm thành cái tóc, cái tai, đôi mắt, khúc xương, làn da của thai nhi" Câu trả lời là trong mỗi cái nhân của siêu vi tế đó đã có sẵn những “thông tin” bảo cho nó biết phải làm gì. Những thông tin đó ai viết và viết dưới hình dạng chữ gì" Từ câu hỏi này chúng ta có thể làm một chuyến đi chớp nhoáng từ siêu vi tế đến con người như tôi và bạn đọc.

Các thông tin nằm trong các phân tử DNA ở “nhân” của siêu vi tế. DNA có thể ví như hình một cái thang bị xoắn vặn. Chính vì thế, khoa học lần đầu tiên phát hiện DNA năm 1953 gọi nó là hình chong chóng đúp (double helix) vì hai cái thành của cây thang giống như hai giải xoắn dài song song. Những “thông tin” đều nằm trong các bậc thang nối liền hai cạnh thang. Mỗi DNA xoắn lại như vậy chỉ dài bằng vài micron (1 micron bằng 1 phần ngàn của mi-li-mét) nhưng nếu kéo thẳng ra, một DNA dài đến 2 mét. Thông tin nằm trên các bậc thang đều do 4 loại hợp chất thiên nhiên có tên là adenine, cytosine, guanine, thymine tạo thành. Các nhà khoa học lấy các mẫu tự đầu của 4 hóa chất đó là A,C,G,T để chỉ cách sắp đặt chúng trong DNA, nên gọi là những “mã tự” ẩn giấu chức năng di truyền. Trong cơ thể con người có từ 2.8 đến 3.5 triệu cặp mẫu tự, mỗi cặp là một nấc thang của DNA. Các DNA đó lại cuộn vào với nhau họp thành nhiễm sắc thể (chromosomes) nằm trong nhân của siêu vi tế. Cơ thể con người có 23 cặp, tức 46 nhiễm sắc thể, 22 cặp được đánh số từ 1 đến 22, còn còn cặp thứ 23, một được ghi dấu chữ X mang nữ tính và một là Y mang nam tính.

Bốn chữ cái sắp xếp với nhau qua lại thành một thứ mã tự đặc biệt tạo ra 3.1 tỷ dữ kiện thông tin khác nhau nằm trong 100 ngàn tỉ siêu vi tế của con nguời. Các dữ kiện viết bằng 4 mẫu tự A,C,G,T họp thành cuốn sách tạo sinh, siêu vi tế cứ theo đó sinh sản là thành con người từ nhỏ đến lớn. Cuốn “sáng nhân ký” ghi mật mã di truyền đó lớn như thế nào" Nếu viết bằng 4 mẫu tự như chữ in báo, trên những trang Từ Điển Bách Khoa, nó choán hết 100 cuốn (mỗi cuốn dày 1,500 trang). Mỗi con người sống trên Trái Đất này đều có một bộ sách riêng, chứng tỏ gốc gác và hình dạng của mình. Đó là sổ căn cước của một người, không thể nào nhầm lẫn. Nếu đổi một nhóm 4 mẫu tự trong bộ sách căn cước đó, một người sẽ biến thành người khác. Còn nếu đổi một vài hàng chữ thì sao" Một người có thể biến thành... một con bò.

Giải mã tự DNA không có nghĩa là chỉ cần đọc được thứ ngôn ngữ viết bằng 4 chữ cái đó, mà thật ra là phải tìm hiểu xem chức năng và nguồn gốc của mỗi yếu tố di truyền gọi là “gene”, nhất là tìm xem nó liên hệ thế nào đến các loại bệnh tật của con người. Đây là công tác thiên nan vạn nan vì có đến khoảng từ 30,000 đến 120,000 loại “gene”. Thật ra công tác này đã bắt đầu từ thập niên 60, những năm gần cuối thế kỷ 20 nhờ kỹ thuật điện toán nên cuộc tìm kiếm mới tiến được mau lẹ. Cho đến năm 1999, người ta đã biết được các nhiễm sắc thể liên quan đến một số bệnh nan y. Giải mã tự chỉ là bước đầu chưa hoàn toàn xong hẳn. Vào năm 2002, người ta hy vọng sẽ hiểu rõ chính xác đến 99,99% các “gene”. Rồi sau đó thì sao"

Sau đó sẽ là một cuộc cách mạng về y khoa, người ta sẽ chữa bệnh thẳng vào các “gene” di truyền chớ không chữa ở bề ngoài trong lục phủ ngũ tạng... dù còn phải mất vài chục năm nữa mới làm được. Ngay bây giờ đã có những nguồn dư luận tỏ ý sợ hãi về những tai họa khoa học có thể gây ra khi táy máy vào bộ sách tạo sinh của ông Trời. Chẳng hạn khi nhìn thấy bào thai nào có những “gene” mang bệnh nan y, người ta liền hủy nó đi, hoặc chế ra những “gene” nhân tạo để có những con người trái luật thiên nhiên. Mọi cuộc phát minh khoa học đều có những mặt trái, những thử thách ghê gớm. Vấn đề là có dám vượt qua để thắng những thử thách đó hay không.

Tôi tin loài người có khả năng thắng được mọi thử thách dù khủng khiếp đến đâu cũng mặc. Có bằng cớ nào cho sự tin tưởng đó không" Có! Và nó hiện ở ngay trước mắt. Đó là chúng ta, cả loài người vẫn tồn tại đến ngày nay. Nếu không có khả năng thắng cái xấu, loài người đã bị tiêu diệt từ lâu rồi. Khả năng thắng mọi thử thách chính là luật của Thượng đế dành cho chúng ta vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.