Hôm nay,  

Truyện Ngắn: Kỷ Niệm Ấu Thơ

02/08/200400:00:00(Xem: 5048)
Xuống máy bay là Thảo ghé thăm mẹ ngay trước khi về nhà riêng. Thảo muốn cho mẹ biết kết qủa việc bà cụ nhờ về Việt Nam cho xong chuyện. Gần chín chục tuổi rồi mà cụ cũng không chịu ở yên an hưởng tuổi già cứ lo ba cái chuyện không cần thiết. Dành dụm mấy năm mới được dăm ngàn bạc, thế là cụ cứ nằng nặc bắt Thảo phải về Việt nam xây mả cho ông gìa. Thảo kiếm cớ chần chờ mãi khiến bà cụ gắt: Nếu tao đi được thì tao không phải nhờ đến mày. Bây giờ có đồng ra đồng vô không làm thì mai mốt tao chết rồi thì ai xây. Chuyến đi đâu phải dễ. Hỏi thăm mãi mới tìm được địa chỉ ông cậu ruột tên Hùng ở Hà Nội. Hùng nhờ ông cậu này dẫn về làng Đò ở Thanh Miện rồi đến nhà ông cậu họ tên là Uông để được chỉ đến chỗ chôn bố ngày xưa.
Thảo đành chiều mẹ liều mạng đi về Việt Nam. Sau khi ghé Sàigòn thăm bà con thì xin giấy ra Hà Nội. Chả hiểu lành dữ thế nào nên muốn làm cái gì thì cứ chi ra liên miên. Khi hai chục đô khi ba chục đô cho xong chuyện. Bà con quen thuộc dấm dúi mỗi người một tí là vui vẻ cả. Ra Hà Nội thì Thảo thực sự vừa run vừa rét nên chỉ tùy thuộc vào sự hướng dẫn của ông cậu. Tuy là cậu nhưng út ít trong nhà nên kém Thảo những mấy tuổi. Khi Thảo di cư vào Nam thì ông cậu này mới năm bẩy tuổi gì đó. Ông cậu bảo nếu sợ thì ông ta thuê hai công an tháp tùng, nhưng Thảo lại nghĩ ngợi một cách khác. Sợ hai công an này tưởng chàng có nhiều tiền dọc đường họ dìm chàng xuống sông thì chẳng ai biết đấy là đâu nên Thảo năn nỉ ông cậu dẫn về. Loanh quanh rồi cũng về tới làng và hỏi thăm đến nhà ông cậu họ tên Uông cũng không khó. Thảo dúi một mớ tiền cho cậu Hùng để trao cho ông cậu Uông mua đồ ăn và chi dụng trong những ngày lưu lại đây. Thế nên nhà ông Uông bữa đó vui như Tết, vợ con lo chạy tới chạy lui tíu tít cứ như là có quan huyện đến thăm. Sau khi hàn huyên Thảo cho biết ý về quê kỳ này là để xây mả cho ông cụ. Ông Uông bảo để mai lên xã xin phép xong thì mượn thợ để chiết tính coi hết bao nhiêu.
Nghĩ đến cái vụ xin phép xây mả khiến Thảo đâm bực và xổ tiếng Đan Mạch. Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc mà làm cái chó gì cũng bị chính quyền gây rắc rối. Hôm theo Uông lên xã xin giấp phép thì cán bộ xã cho biết:
-Theo luật hiện tại thì nhà nước chỉ cho xây đình chùa mới thôi chứ sửa chữa thì không cho phép.
Thảo buồn cười quá hỏi:
-Tôi xin xây lại mả chứ đâu có sửa chữ chùa"
-Vì luật không có nói đến mả nên chúng tôi phải ghép vào diện đình chùa.
Thảo ngán ngẩm ra về nói chuyện này với Hùng. Hùng nổi giận nói: "Để tao lên xem sao" rồi một mình chạy lên xã. Hơn tiếng đồng hồ sau Hùng trở về kêu Thảo ra nói nhỏ:
-Luật lệ mỗi địa phương thi hành mỗi khác. Họ đòi hai trăm ngàn thì họ du di cho.
Muốn cho xong chuyện Thảo đành ưng chịu. Thảo giao cho cậu Uông lo mua vật liệu và kiếm thợ xây. Chuyện như vậy thì coi như tạm ổn. Nhưng tối hôm đó khi đang nằm lim dim thì nghe sau hè có tiếng lầm bầm như cãi nhau. Thảo hồi hộp rón rén ghé sát vách nghe thì ra Uông và Hùng đang vạc nhau. Hùng trách móc:
- Sao anh tồi quá vậy. Gần bốn chục năm cháu nó mới về thăm mà anh vẽ đường cho rắn đi. Xui chúng nó bắt chẹt để ăn tiền của cháu.
Tiếng Uông chống đỡ yếu ớt:
- Ai nói với chú như vậy. Tôi xui hồi nào"
- Tôi đến hỏi mấy thằng trên xã: luật lệ gì mà kỳ quái vậy. Chúng nó mới kéo tôi vào nói nhỏ: "Anh Uông dặn chúng tôi phải làm thế để anh em kiếm tí cháo chứ đâu phải chúng tôi muốn ăn một mình". Hừ, bây giờ thì mấy thằng đó đâu có chịu nhả ra.
Uông cãi bứa:
- Úi dào. Nó ở Mỹ về thiếu gì tiền. Nặn được đồng nào hay đồng nấy. Tình nghĩa gì cũng không bằng tiền. Gần bốn mươi năm qua nó có nghĩ gì đến mình đâu.
Hùng chán nản:
- Nếu nó biết chuyện thì còn mặt mũi nào nhìn nó"
Thảo không muốn nghe tiếp, quay về chỗ nằm làm như không biết gì. Chàng ngán ngẩm cho cái xã hội này đã bần cùng hóa con người đến thế là cùng. Ngày xưa nhà Thảo thuộc loại nhà ngói cây mít nay không còn một chút dấu vết như trong trí thảo. Tất cả làng chỉ là nhà lợp rạ vách đất trông thật xơ xác.
Khi gặp mẹ, Thảo dấu nhẹm chuyện ông cậu họ toa rập với mấy tên công an địa phương bắt chẹt làm tiền. Thà để bà cụ giữ mãi một hình ảnh đẹp trong đầu về ông cậu hơn là nói ra một sự thật bẩn thỉu. Thảo đưa xấp hình mả mới xây của bố cho mẹ coi. Bà cụ có vẻ thỏa mãn và cảm động. Khi nhìn thấy tấm hình có người đàn bà độ ngũ tuần dáng dấp nghèo nàn đứng bám vào tấm mộ bia bà cụ hỏi:
- Con mẹ nào thế này"
- Cái Mến đấy
- Mến"
- Cái Mến con anh chị Hiếng canh điền nhà mình ngày xưa đó. Bố mẹ nó chết hết rồi. Nó gửi lời thăm mẹ.
- Nó còn dám hỏi thăm tới tao à" Cha bố cái quân phản phúc.
- Không phải vậy đâu mẹ ạ. Chuyện còn dài lắm bữa nào con kể mẹ nghe.

* * *

Thật ra Thảo cũng chả nhớ cái Mến là đứa nào. Nếu ông cậu họ không mướn chị ta phụ trộn hồ thì chả bao giờ Thảo nhớ lại cái Mến thuở nào. Hôm xây mả đến gần trưa thì trời nắng gắt, Thảo bảo anh thợ xây: "Nắng quá, nghỉ tay một chút đã. Vội vã gì."
Chị trộn hồ vội nói to:
- Để tôi vét hết đống hồ này xây hết đi rồi hãy nghỉ. Để chốc nữa nó cứng mất.
Một lúc sau anh thợ xây dừng tay làm một điếu thuốc lào rồi úp nón vào mặt nằm kềnh ra nghỉ. Chị thợ hồ xà lại chỗ Thảo đang ngồi, dở nón quạt quạt và nhìn Thảo đăm đăm tủm tỉm cười. Thảo thầm nghĩ: cái nhà chị này lại muốn gì đây. Chợt chị ta rụt rè hỏi:

- Này! Đằng ấy không nhớ tôi à" Mến đây.
- Mến!
- Ừ. Mến con anh chị Hiếng trước làm canh điền cho nhà đằng ấy đấy.
- À à...! Mến đấy à"
Thảo trân trối nhìn người đàn bà lam lũ trước mặt. Nàng chớp chớp mắt nhìn xuống chân hình như đang cố ngăn sự cảm động sắp long lanh. Thảo cố tìm lại những nét quen thuộc của cái Mến năm xưa khi nó mới mười ba tuổi. Nhưng thật khó. Thời gian và cuộc sống đã biến nàng thành kẻ xa lạ. Nhưng trong trí Thảo cái kỷ niệm đầu đời ở nơi chôn rau cắt rốn này từ từ hiện lại.
Mến là con gái của vợ chồng anh Hiếng, canh điền kinh niên của nhà chàng. Hiếng không có miếng đất cắm dùi nên được bố mẹ Thảo cất cho căn nhà tranh ở góc vườn ổi bên kia cái ao nuôi cá mè. Hai vợ chồng cậm cụi suốt năm; chồng cầy vợ cấy cho nhà chàng. Qua các vụ mùa thì hai vợ chồng phụ giúp trồng trọt. Thực sự tuổi anh Hiếng cũng chẳng kém tuổi bố mình bao nhiêu nhưng thấy bố mẹ gọi anh Hiếng chị Hiếng theo cái kiểu gọi người ăn người làm nên Thảo cũng gọi theo, mặc dù Thảo chỉ hơn cái Mến có một tuổi. Hai đứa gần gũi nhau từ nhỏ. Thường cùng đùa nghịch hay trèo ổi hái khế với nhau thật vô tư. Sau khi cha Thảo bị Việt Minh ám sát, anh và chị của Thảo sợ quá ra Hải Phòng kiếm việc sinh sống. Mẹ Thảo tiếc của không muốn đi đâu, nên vợ chồng anh Hiếng vẫn tiếp tục phục dịch công tác canh điền như cũ. Khi cái Mến đã mười ba mười bốn tuổi thì được giao cho công việc hàng ngày đi vớt bèo tây về băm trộn cám nuôi mấy con lợn để chị Hiếng rảnh tay làm việc khác. Thảo tìm thú vui đánh đinh đánh đáo với mấy thằng nhóc trong làng, hay đi bắn chim ở bờ ao bụi vắng.
Một bữa kia Thảo đang ngồi rình chim bên bờ ao sau đình thì Mến đến đó vớt bèo. Những cánh bèo gần bờ không còn bao nhiêu, mà những bè ở xa thì khều không tới. Nhìn quanh nhìn quẩn thấy không có ai Mến bèn cởi quần lội ra lùa đám bèo lớn vào gần bờ rồi đứng khom khom dưới nước nhặt bỏ vào rổ. Thảo lặng người ngó trân trân. Bình thường thì Thảo thấy nó lam lũ như mấy đứa khác. Hôm nay thấy con nhỏ có cặp đùi cặp mông trắng hêu hếu khiến nó có một cảm giác là lạ khó tả. Trống ngực đập thình thình nhưng Thảo ngồi yên không dám thở mạnh cho tới khi Mến mặc quần quẩy gánh bèo về. Nhìn gánh bèo nặng trĩu trên đôi vai bé nhỏ Thảo chợt thấy thương cho con bé và một sự rung động nhen nhúm trong lòng. Chiều hôm đó Thảo đến ngồi gần coi Mến băm bèo. Lần đầu tiên Thảo ngắm kỹ con nhỏ thấy mặt mũi nó cũng tròn trịa xinh xinh. Chợt thấy Thảo ngó mình đăm đăm Mến khựng lại hỏi:


-Nhìn cái gì vậy" Lạ lắm sao mà nhìm"
Thảo tủm tỉm cười, một phút sau mới hỏi:
-Này!
-Cái gì"
-Mai có đi vớt bèo chỗ đó nữa không"
-Chỗ nào"
-Chỗ hồi chiều ấy. Để tớ ra vớt hộ cho nó mau. Tớ nói thật đấy.
Mến sững sờ ngó Thảo, mặt chợt đỏ lên bẽn lẽn, nhưng thấy vẻ mặt Thảo có vẻ thành khẩn nó cúi xuống nói nhỏ:
-Đi chỗ khác chơi đi để cho người ta làm không bà chửi bây giờ đấy.
Ngày hôm sau Thảo ra chỗ Mến vớt bèo bữa trước chờ. Mãi lúc lâu Mến mới đến. Thảo làm vẻ tự nhiên nói:
-Bèo ở xa quá, chúng mình phải lội ra kéo vào mới được
-Đằng ý lội ướt quần áo về bà chửi cho...
-Thì cởi quần áo ra vậy...
Mến nguýt dài:
-Nỡm nào. Không được đâu. Có ai thấy thì chết.
Thảo làm ra vẻ có sáng kiến bằng cách lôi hai cành tre nhỏ lại để khều. Hai đứa ì ạch mãi mới kều được mấy bè bèo vào sát bờ. Cũng quờ quạng nhặt giúp nhưng thật ra Thảo mong cho thời gian trôi chậm lại. Sau cùng rồi cũng xong, Thảo rủ:
-Lên bụi cây này nghỉ một tí cho khoẻ rồi hãy về.
Ngần ngừ một chút Mến lặng lẽ lên ngồi với Thảo: "Cám ơn đằng ấy đã hộ một tay, mọi hôm làm một mình lâu lắm."
-Này!
-Hả"
-Từ mai hễ cứ khi nào đi thì nháy tớ, tớ theo ra giúp...
Chợt Mến chụp lấy tay Thảo ý bảo ngồi yên rồi thì thào:
-Lặng yên. Có ai đến.
Thảo co chân toan đứng dậy ngó nhưng Mến kéo Thảo ghì xuống. Thảo duỗi chân ngoái cổ ngó quanh rồi nói nhỏ:
-Lão Thìn đi câu ếch đấy mà.
Hai đứa ngồi yên ngó nhau rồi chợt nhận thấy một điều: Bàn chân Thảo đã duỗi trúng giữa hai đùi của Mến, ngón chân cái của Thảo chạm vào một vùng da thịt nhũn nhũn. Thảo tinh nghịch cựa quậy đầu ngón chân cái. Mến lườm rồi chí tay vào trán Thảo âu yếm mắng:
-Sắp thành tinh đến nơi rồi đấy.
Thảo nghệt mặt ra chưa có phản ứng gì thì Mến hạ thấp giọng:
-Ngồi yên đây chờ đến khi ông Thìn đi rồi hãy về. Để... tôi về trước không bà thấy bà chửi chết.
Từ đó Thảo thường hay quấn quít để ý đến công việc của Mến và khi có quà bánh thường để dành để hai đứa cùng ăn. Sự quyến luyến thương yêu nẩy nở trong lòng Thảo như một bông hoa mới trổ vừa đẹp vừa thơ. Đến lúc Thảo hiểu thoang thoáng đó là cái tình giữa trai gái thì tình đó lại tắt ngúm như ngọn đèn bị mưa bão dập đi. Vì một buổi tối kia thấy đông người hội họp ở đình làng Thảo chui vào coi thì thấy mẹ Thảo đang bị bắt qùy trước mặt mọi người. Bà gục mặt xuống không giám ngó ai. Xung quanh bao nhiêu người đang kể tội mà người kể lể tội tình hăng nhất lại là anh chị Hiếng. Cái Mến ngồi bên mẹ nó cũng giơ tay đả đảo địa chủ ngậu xịa. Đến khuya mẹ Thảo mới được thả về vì đây mới là trận giáo đầu. Bà dặn dò Thảo chuẩn bị trốn ra Hải Phòng may ra còn kịp di cư vào Nam Kỳ...

* * *

Tiếng người đàn bà làm đứt ngang dòng kỷ niệm đang bập bềnh trong đầu Thảo.
-Hôm đằng ấy về nhà bác Uông tôi có lại coi. Tưởng ai. Hoá ra đằng ấy. Giống bà cụ như hệt nên tôi nhận ra được liền.
-Tôi cũng chẳng muốn về, nhưng bà cụ cứ khóc lóc nằng nặc bắt tôi về xây lại mả ông cụ. Bà cụ bảo nếu không tao chết không nắm mắt. Nên tôi phải chiều chứ đi đứng lúc này đâu có dễ.
-Bà chắc già lắm rồi nhỉ.
-Cụ gần chín chục rồi. Thế gia đình Mến ra làm sao. Anh chị Hiếng vẫn mạnh chứ"
-Thày u tôi mất lâu rồi.Chỉ vài ba năm sau khi bà và đằng ấy vào Nam thì thày u tôi mất. Thày thuốc bảo bị ốm nhập tâm nên không chữa nổi. Thày tôi mất được hai năm thì u tôi cũng mất. Mấy mẫu vườn bà cho bị họ tịch thu mất vì không có giấy tờ bằng cớ. May mà họ còn để cho ở lại căn nhà đó.
Cặp môi người đàn bà run run nghẹn ngào... tiếp:
-Trước khi mất thày tôi có trối lại: khi nào gặp bà thì xin bà tha tội cho thày u tôi. Hồi đó bị họ ép buộc chứ thày u em cũng đau lòng lắm. Nếu không nghe, họ sẽ ghép vào thành phần tay sai địa chủ nọ kia...
-Thôi chuyện đã qua rồi nhắc làm gì. Hiện giờ Mến sống như thế nào"
-Năm 1957, họ bình bầu em "được ưu tiên" làm vợ thương binh nên đã đoàn kết em với anh Tường chiến sĩ Điện Biên. Anh bị cụt một chân nên chả cày bừa gì được. Sau này được đoàn thể cứu xét cho một chân rửa chuồng lợn của hợp tác xã. Còn em ở nhà cấy gặt thuê quanh năm cũng chỉ đủ nuôi thân. Gặt hái bây giờ cũng ít nên ai mượn làm gì em cũng làm.
-Thế có con cái gì không"
-Bốn đứa tồng ngồng còn ăn báo chưa giúp gì được cả. À... hồi đó nghe cán bộ thông tin nói rằng đồng bào ta di cư vào Nam bị bọn Tây nó giết đem bón gốc cao su làm... em và thày u em lo lắng ngày đêm. Mỗi lần nghĩ tới đằng ấy là em rớt nước mắt. Hôm kia em đứng trước mặt mà đằng ấy không nhận ra, em tủi thân chạy ra bờ ao ngồi khóc thầm...
Thảo trầm ngâm:
-Gần bốn mươi năm làm sao nhận được ra nhau...
-Ở trong ấy anh có phải đi lính không"
-Có chứ.
-Hồi chưa thống nhất nghe mấy đồng chí cấp khu lâu lâu về đây nói lính miền Nam dữ lắm. Chuyên đốt nhà cướp của hãm hiếp và ăn cả gan người nữa. Nghe mà rùng mình. Sau này những người vào Nam về nói: "Cứ nghe cán bộ nói thì có nước đổ thóc giống ra mà ăn".
Thảo cười:
-Mến thấy tôi thế nào" Có phải dân ăn thịt người không"
Mến cười. Nụ cười thểu não dàn dụa chua chát như oán trách ai kia đã nhẫn tâm giết chết những ngày xưa êm đềm thơ dại. Mến lại rụt rè hỏi:
-Anh có còn oán hận nhà em không"
-Hồi đó thì quả tôi có oán hận nhưng sau này lớn lên hiểu biết thêm ra nên không còn hờn oán gì cả.
Nói rồi Thảo móc cái nhẫn hai chỉ kín đáo dúi vào tay Mến:
-Cất đi đừng để ông thợ xây thấy. Gọi là chút quà cho các cháu.
Mến cảm động nắm chặt trong tay món quà rồi bỗng nấc lên:
- Em khổ lắm anh ơi!
Thảo chưa hiểu ất giáp gì thì người đàn bà đã khóc oà:
-Hồi lấy anh Tường được mấy tháng, một hôm đi cắt cỏ ở trên đồng Sóc em bị thằng xã uỷ Cảnh túm lấy đè em ra ở bên gốc cây đa nó hiếp em. Đồng không mông quạnh em kêu khóc chả thấu đến tai ai. Xong rồi thằng khốn nạn còn bảo: "Tao biết mày thèm. Thỉnh thoảng thì tao ấy cho. Khóc lóc cái gì! Mày mà ho he thì đừng trách tao". Em cắn răng nhịn nhục định sống để bụng chết đem đi. Nào ngờ thằng già khốn nạn quen mui vẫn cứ rình rập. Một hôm nó túm lấy em đè ra ở sau hiên đình; nó xé quần em ra rồi lấy vải quần nhét vào mồm em nên không kêu la gì được. May có mấy đứa chăn trâu về tới la ơi ới nên nó bỏ lỉnh đi. Em mặc lại cái quần đã bị nó xé rách toạc ngồi đó khóc mãi đến tối mới dám về nhà.
Thảo nóng lòng hỏi:
-Chồng Mến có biết không"
-Chuyện đến tai anh Tường, anh ấy vác đòn gánh kiếm thằng Cảnh tính khện nó một trận. Nhưng nó hèn hạ đổ tội cho em: "Mày mới bị cưa cẳng còn phải kiêng ít nhất cũng năm ba năm nữa nên vợ mày thèm. Nó nhịn không được đến dâng ông thì ông làm phúc ấy cho chứ ông mà thèm cái ngữ ấy à" Mày mà đánh cán bộ nhà nước thì đi cải tạo rục xương chứ đừng bỡn. Quyền sinh sát là ở trong tay ông đây này". Anh Tường lại nghĩ là em lang chạ nên về đánh em một trận rồi giận dỗi bỏ nhà đi lên Cao Bằng xin chân rửa chuồng lợn ở hợp tác xã trên đó, để em ở một mình trơ trọi. Năm bẩy năm sau anh ấy mới chịu về. Cũng may dân làng uất ức thằng Cảnh nhiều điều nên lão ấy đã bị hạ tầng công tác đi làm chủ tịch Ủy Ban hành Chánh xã Bình Nguyên bên Phù Cừ.
Thảo chán nản:
-Hạ tầng thì phải mang ra tòa hoặc đi cải tạo chứ cho đi làm chủ tịch ở xã khác thì đâu phải là hạ tầng.
Thảo bùi ngùi tiếp:
-Đời chúng ta chưa hết khổ đâu. Không biết đến bao giờ tôi mới trở lại đây. Đến ngày giỗ Mến lên đây thắp hương lên mộ ông cụ giùm nhá.
Mến mếu máo:
-Vâng! Anh xin với bà tha tội cho vong linh thày u em nhá. Anh tha lỗi cho em ngày xưa...
-Để xây xong, Mến đứng bên mộ tôi chụp một bức hình đem về cho bà cụ coi.
Nghe nói vậy mặt người đàn bà rạng rỡ hẳn lên như vừa mới trả được một món nợ ân tình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.