Hôm nay,  

Cuộc Chiến Mới, Hình Và Ý

20/09/200100:00:00(Xem: 3806)
Người ta nói chiến tranh chống khủng bố là “chiến tranh mới của đầu thế kỷ 21”. Trong khi chờ đợi cuộc chiến trong những ngày tới khi Mỹ tấn công A Phú Hãn, tôi muốn đặt câu hỏi thế nào là chiến tranh mới và phân tích chủ đề này một cách cặn kẽ.

Chiến tranh chống khủng bố hiển nhiên là chiến tranh đầu tiên của thế kỷ 21, nhưng ý nghĩa “mới” không nằm ở chỗ đó. Sự thật người ta muốn nói đây là chiến tranh hình thức hoàn toàn khác hẳn với những cuộc chiến mà nhân loại đã biết từ trước tới nay. Nó không phải là chiến tranh nóng bom đạn tơi bời, có mặt trận quy ước như người ta đã thấy trong các cuộc thế chiến. Nó cũng không phải là chiến tranh lạnh chúng ta đã biết, trong đó hai siêu cường cầm vũ khí hạt nhân hầm hè nhìn nhau nhưng không bên nào dám động thủ. Nó cũng không phải là chiến tranh du kích, vì cuộc chiến này bao giờ cũng có một cái đầu lộ diện cả hình lẫn tướng để nhằm vào đó mà dội bom, nhiều khi vô hiệu quả. Vậy cuộc “chiến tranh mới” là chiến tranh gì"

Những người dân gốc Á đông thường có thói quen nhìn mọi tác động của con người qua hai mặt “hình và ý”, từ những hành động rất bình thường đơn giản nhất của một cá nhân, chẳng hạn như tay cầm chén uống một chén nước trà, cho đến những hành động quy mô đặc biệt lớn của cả một nước hay đoàn quân thực hiện chiến tranh dưới quyền chỉ huy của một vị Tổng tư lệnh, tất cả đều có “hình” và “ý”. Suy tư này có thể xuất phát từ thiền học hay rất có thể từ những môn võ học hay tập luyện khí công từ thời cổ của các dân tộc Á châu. Hình và ý là căn bản. Về hình thức chiến tranh mới, nghĩa là chiến thuật chiến lược của nó, Mỹ đang chuẩn bị trong một sự bí mật được gìn giữ kỹ càng chưa từng thấy. Về mặt “hình” này, tôi xin để lại bàn sau trong một bài tới. Tôi muốn bàn tới “ý” trước, bởi vì “ý” là gốc rễ, là then chốt. Cũng như Thái cực quyền, hình không quan trọng bằng ý. Nếu không có “ý”, cái hình thức múa may của “tai chi” chỉ là một sự trình diễn bề ngoài mà không có thực chất.

Tôi rất mừng được nghe Tổng Thống George W. Bush tuyên bố một câu ngắn ngủi: “Chúng ta sẽ thắng”. Đây không phải là khẩu hiệu quen thuộc đã thành sáo ngữ. Tôi nhìn thấy ở đây một điểm vô cùng quan trọng. Trong chiến tranh có ai đánh để thua bao giờ" Khốn thay chúng ta đã nhìn thấy nhiều khi người ta đánh không phải đánh để thua, mà đánh để...hòa, đánh cầm chừng. Vì một lý do nào đó người ta không thích, hay không dám thắng, không dám tung ra toàn bộ sức mạnh ghê gớm của mình để thắng, để đánh gục đối phương trong thời gian ngắn. Đánh theo kiểu đó là đánh để thua, như dân Việt Nam đã từng thấy. Đánh để tìm sự dung hòa với khủng bố là một cách tự sát. Ngủ với kẻ thù, nuôi rắn độc trong nhà, nuôi ong tay áo chỉ có mang họa. “Chúng ta sẽ thắng” có nghĩa là lần này Mỹ đánh để thắng, đánh bật rễ và tiêu diệt mọi hệ thống tổ chức, mạng lưới liên lạc, mọi phương tiện của khủng bố quốc tế. Cuộc chiến tranh không dễ dàng và cũng không ngắn ngủi.

Muốn thắng không phải chỉ có võ khí hiện đại, kỹ thuật cao siêu và quân đội tinh nhuệ là đủ. Muốn thắng, Mỹ phải chấp nhận một loạt những đòi hỏi thiết yếu nhất về hy sinh, nhẫn nại và gian khổ. Hy sinh cao nhất là hy sinh xương máu, rồi đến hy sinh tiền của. Mỹ phải chấp nhận sẽ có nhiều lính Mỹ thương vong, trong đó nhiều nam nữ thanh niên phải gục ngã trong những hoàn cảnh ghê rợn nhất không kém gì cuộc tấn công của khủng bố ngày 11-9 vừa. Quyết tâm hy sinh này phải bền bỉ, nghĩa là dân Mỹ phải nhẫn nại đến cùng. Nhiều người dân Mỹ đã nói sẵn sàng hy sinh xương máu để trừ khủng bố, nhưng sự xúc động và căm hận lúc đầu có thể sẽ khác đi khi thời gian kéo dài nhiều năm, 5 năm có khi 10 năm, với số thương vong mỗi lúc một tăng. Chúng tôi mong nguời dân Mỹ nhìn thấy trước những hy sinh đó.

Muốn thắng, người Mỹ cần phải hy sinh tiền của, nhưng điều đó không quan trọng bằng phải hy sinh trong một thời gian nếp sống quen thuộc của mình. Hãy chấp nhận những trói buộc vì nhu cầu an ninh, chấp nhận từ bỏ tạm thời những gì quan trọng nhất trong lý tưởng cuộc sống, chấp nhận chấm dứt mọi sự hoang phí bừa bãi trong nếp sống của những kẻ dư thừa, chấp nhận thiếu thốn kể cả xăng nhớt, và chấp nhận trong một thời gian những quyền tự do cá nhân, kể cả sự sống riêng tư để nhà cầm quyền kiểm soát. Bởi vì mặt trận không phải chỉ có ở A Phú Hãn, hay ở bất cứ nước nào khác trên thế giới. Mặt trận ở ngay trên đất Mỹ và đó là mặt trận quan trọng nhất vì khủng bố sẽ phản công ở ngay trên đất Mỹ với những hình thức khủng khiếp hơn ngày “thảm kịch” 11-9. Muốn thắng là phải chịu gian khổ. Hậu phương không còn an toàn nữa, hậu phương là nơi nguy hiểm nhất.

Muốn thắng, người Mỹ còn phải tránh những sự nóng giận nhất thời, tránh óc kỳ thị hay vơ đũa cả nắm. Hồi giáo là một tôn giáo có nhiều cộng đồng ở Mỹ. Không có một tôn giáo nào xấu, nếu tôn giáo xấu nó chẳng thể nào tồn tại hàng thế kỷ hay cả ngàn năm. Chỉ có một thiểu số xấu đã làm sai lời dạy của đấng Giáo chủ khai đạo. Hồi giáo đã thành một “tín quốc” (nation), người Ả Rập cũng có nhiều dân tộc và không phải bất cứ người Ả Rập nào cũng xấu. Chúng ta cần nhớ kỹ điều đó để tránh những hành động làm thương tổn đến tình đoàn kết của mọi cộng đồng, mọi sắc tộc đã chọn nơi này làm quê hương. Khủng bố còn nhiều thủ đoạn, nhiều thứ vũ khí khác chưa dùng tới, trong đó nguy hiểm nhất là sự gây chia rẽ, thù hận ở trên đất Mỹ. Trong bài đầu tiên về vụ khủng bố, tôi đã nhấn mạnh đến sự phẫn nộ lạnh. Giận nhưng đừng có nóng, vì nóng giận là mất khôn. Mất khôn là thua.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.