Hôm nay,  

Phỏng Vấn Ông Marco Perduca, Đại Diện Đảng Cấp Tiến Liên Quốc Về Sự Thất Bại Của Csvn Tại Lhq

02/08/200400:00:00(Xem: 5798)
LGT: Transnational Radical Party (TRP) là một tổ chức phi chính phủ (NGO) xuyên quốc gia, quy tụ đông đảo hội viên trên toàn thế giới, và cùng theo đuổi mục tiêu tranh đấu bất bạo động giành tự do dân chủ và nhân quyền cho tất cả các dân tộc bị áp bức. Nhờ mục tiêu cao qúy cùng uy tín của đảng, nên TRP đã được công nhận là tổ chức tư vấn cho LHQ. Trong vai trò quan trọng này, TRP đã thường xuyên và liên tục tố cáo các chủ trương, chính sách vi phạm nhân quyền của các quốc gia độc tài, trong đó đặc biệt có CSVN. Vì vậy nên ngay khi mon men bước vô các diễn đàn của LHQ, CSVN đã tìm mọi cách kéo bè kết cánh với một số các quốc gia gốc CS, hoặc độc tài, để lợi dụng dân chủ, tạo áp lực đòi truất phế tư cách cố vấn LHQ của TRP. Sau thời gian dài nhiều năm năm vận động, đến ngày 21/5 vừa qua, với sự hỗ trợ của Trung quốc, Cuba, Nga, Iran, Sudan, Pakistan, Côte d'Ivoire, Zimbabwe,v.v... là những quốc gia không ưa thích những tổ chức Phi chính phủ bảo vệ nhân quyền trong đó có TRP, CS Hà Nội đã thành công bước đầu trong cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách tham vấn của TRP trong vòng 3 năm, với 9 phiếu thuận, 8 phiếu chống và 2 phiếu trắng. Tuy nhiên, quyết định này chỉ có hiệu lực sau khi được Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ (gồm 54 thành viên) phê chuẩn. May mắn, trong phiên họp khoáng đại của Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ trong hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu (22 & 23/7) vừa qua, CS Hà Nội đã chuốc lấy thất bại, vì đại đa số các quốc gia thành viên trong Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ đã bác bỏ đề nghị của CSVN. Sau đây, Sàigòn Times trân trọng kính mời qúy độc giả theo dõi bài phỏng vấn Ông Marco Perduca(*) do cô Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do tại Paris, thực hiện.

* * *

Ỷ Lan: Thưa ông Marco Perduca, là người đại diện thường trực của Đảng Cấp tiến Liên quốc tại LHQ ở Nữu Ước, xin ông cho thính giả Đài Á châu Tự do được biết quyết định của Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ về việc Hà Nội yêu cầu cấm Đảng của ông hoạt động trong vòng 3 năm tới, và không khí cuộc họp vừa qua như thế nào"
Marco Perduca: Lời đề nghị của Hà Nội đình chỉ Đảng Cấp tiến Liên quốc hoạt động tại LHQ trong vòng 3 năm đã bị bác bỏ qua cuộc bỏ phiếu, mà thành quả là 22 phiếu chống Hà Nội, 20 phiếu thuận, 11 phiếu trắng và 1 thành viên vắng mặt. Thành quả này chấm dứt 2 năm tranh cãi, kể từ khi Việt Nam đâm đơn kiện Đảng Cấp tiến Liên quốc, tố cáo chúng tôi hậu thuẫn những hành động khủng bố trên Tây nguyên VN, nhưng thực tế là, Đảng Cấp tiến Liên quốc tận tâm hỗ trợ những nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi vừa trải qua một cuộc thảo luận dài, tuy gay go nhưng lý thú. Thay mặt 25 nước Liên Âu, Đại sứ Hòa Lan tham gia tích cực trong cuộc thảo luận. Đặc biệt ông chống lại lời đề nghị của Phái đoàn Hà Nội yêu cầu Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ phê chuẩn việc đình chỉ tức khắc quy chế tham vấn của Đảng chúng tôi, mà không cần phải thông qua một cuộc bỏ phiếu.

Đại sứ Sierra Leone phát biểu rằng: "Hồi còn trẻ tôi mơ ước đến Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho công lý và tự do. Nhưng buồn thay hôm nay, tôi lại thấy Việt Nam tạo tác ra những bất công và tìm cách bóp họng những ai phát biểu để bênh vực cho những kẻ bị đàn áp. Tôi thất vọng quá". Ông kêu gọi các thành viên trong Hội đồng, đặc biệt các quốc gia Châu Phi, đừng hậu thuẫn Hà Nội.
Đến lượt Đại sứ Việt Nam lên tiếng. Ông lập lại các luận điệu nói đi nói lại suốt hai năm rưỡi qua, rồi ông trịch thượng trách cứ Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ trong việc điều hành cuộc thảo luận, và than phiền rằng 2 bức thư mà Việt Nam gửi đến toàn thể các thành viên trong Hội đồng không được phân phát hôm nay. Nhưng ông Chủ tịch Hội đồng đã giải thích cho Đại sứ Lê Lương Minh hiểu rằng, các lời than phiền của Việt Nam không có cơ sở.
Sau đó, sự lên tiếng của Đại sứ Ý đại lợi làm thay đổi không khí cuộc thảo luận. Bởi vì trước đó, cuộc thảo luận chỉ tập trung vào các quy chế thủ tục cũng như các quy tắc điều hành cuộc tham gia của những tổ chức Phi chính phủ. Trái lại, Đại sứ Ý thì chủ yếu nhấn mạnh đến tình trạng nhân quyền tại VN, hơn là nói đến trường hợp của Đảng Cấp tiến Liên quốc. Ông chấp nhận rằng Đảng Cấp tiến Liên quốc chỉ đơn giản là một tổ chức từng lên tiếng phê bình chính quyền Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng, trước diễn đàn LHQ, mọi chính phủ đều phải biết lắng nghe các lời phê phán, chính quyền Việt Nam không thể đòi hỏi một ngoại lệ.

Ỷ Lan: Cuộc thảo luận nghe thật sinh động. Nhưng ông định nghĩa thế nào về sự phân hóa trong cuộc bỏ phiếu (22 chống, 20 thuận, 11 phiếu trắng)" Nguyên nhân phân hóa đến từ sự cách ly giữa các nước giàu - nghèo, hay từ cách suy nghĩ giữa hai nền văn hóa Đông Tây"


Marco Perduca: Không hẳn như thế. Nếu tôi phải phân định một lằn ranh, thì lằn ranh này rất mờ ảo. Nó cũng không là nguyên cớ các nước dân chủ chống các nước phi dân chủ. Vì tiếc thay, như trường hợp Ấn Độ bỏ phiếu chống Đảng chúng tôi, bắt phải đình chỉ hoạt động tại LHQ trong vòng 3 năm. Còn Nhật Bản và Nam Hàn thì bỏ phiếu trắng. Thật quá hiển nhiên, khi ba quốc gia dân chủ ở châu Á không ủng hộ chúng tôi - đâu đó đang hiện hữu một nan đề. Tôi thì nghĩ rằng, sự phân hóa đến từ những quốc gia không sợ đối đầu với những quốc gia khác trên những vấn đề cơ bản. Lời tuyên bố của Hoa Kỳ rất mạnh mẽ và có sức thuyết phục, không riêng trên phạm vi tổng quát chống lại sự tự do thái quá của các tổ chức Phi chính phủ, mà còn chống cả chính sách vi phạm nhân quyền của VN. Đó là những dấu hiệu rất khích lệ.

Ỷ Lan: Hiển nhiên, đây là thắng lợi của Đảng Cấp tiến Liên quốc. Nhưng ông có nghĩ rằng đây cũng là dấu hiệu của một cuộc hậu thuẫn quốc tế" Trong cuộc vận động phản công Hà Nội, ông có nhận được sự hỗ trợ này không"
Marco Perduca: Rất nhiều, đặc biệt ở Âu châu. 25 quốc gia trong Liên Âu đã đoàn kết trong một tiếng nói. Vì họ rất am hiểu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, nên họ đã đứng bên cạnh Đảng Cấp tiến Liên quốc, cũng như luôn luôn đứng bên cạnh các Tổ chức nhân quyền Phi chính phủ trong việc tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng trước Ủy ban Nhân quyền LHQ ở Genève, và tìm cách lưu tâm thế giới về thảm trạng này. Chúng tôi biết rất rõ rằng, thông qua Sứ quán của Hội đồng Âu châu tại Hà Nội, nhiều nhà ngoại giao không ngừng hoạt động cho nhân quyền. Họ biết quá rõ về thảm trạng ấy và họ không ngừng ủng hộ chúng tôi. Cho nên tôi nghĩ rằng, quyết định vừa qua tại LHQ ở Nữu Ước mở ra một kỷ nguyên mới trong cuộc đối thoại có điều kiện với Việt Nam.

Ỷ Lan: Hà Nội đã vội vã và ráo riết vận động trong 2 năm rưỡi qua để cấm Đảng các ông hoạt động cho nhân quyền tại LHQ. Theo ông, vì sao CS Hà Nội lại hành động như thế"
Marco Perduca: Đây là việc bắt nguồn từ nguyên nhân là đã từ lâu Đảng chúng tôi đã đối đầu với CS Việt Nam. Khởi sự từ năm 1965... Nhưng nếu nhìn từ thời điểm chúng tôi có quy chế tham vấn tại LHQ, vào năm 1995, thì cuộc tranh chấp bắt đầu năm 2001, khi vị Tổng thư ký Đảng chúng tôi, là ông Olivier Dupuis, cũng là Dân biểu Liên Âu, bị bắt và bị trục xuất khỏi Việt Nam, chỉ vì ông muốn đến tiếp kiến Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Gần đây, chúng tôi đã nêu lên sự kiện này tại LHQ, để phản bác luận cứ của Phái đoàn Hà Nội rêu rao là Việt Nam không có tranh chấp gì với Đảng Cấp tiến Liên quốc, mà chỉ chống đối chúng tôi kể từ khi chúng tôi hậu thuẫn ông Kok Ksor, Chủ tịch Sáng hội Người Thượng. Tôi nghĩ rằng, tất cả các hoạt động đối kháng dài lâu ấy làm cho Việt Nam khăng khăng, hung hãn một cách trịch thượng trong việc tìm cách loại trừ chúng tôi ra khỏi diễn đàn LHQ.

Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Marco Perduca. Nhân đây, chúng tôi cũng xin ông Võ Văn Ái một lời bình luận về cuộc biểu quyết của Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ hôm thứ sáu vừa qua. Ông là Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, kiêm Phó chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền. Đặc biệt ông tham dự chặt chẽ các diễn biến vừa qua tại LHQ.
Võ Văn Ái: Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần lễ, công luận quốc tế cảnh cáo Nhà cầm quyền CS Việt Nam chớ tưởng rằng họ có thể thoát ly các trừng phạt, nếu không chịu chấm dứt tức khắc các vi phạm nhân quyền và bóp nghẹt những lời phê phán xây dựng. Hôm thứ hai, 19.7, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền 1587 nhằm chận đứng các nguồn viện trợ tài chánh trên các địa hạt không liên quan đến nhân đạo, như một biện pháp chế tài, khi các vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo tiếp diễn tại Việt Nam. Và hôm nay đây, Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ lại bác bỏ âm mưu của Hà Nội nhằm khóa miệng các tiếng nói cho nhân quyền của các tổ chức Phi chính phủ tại diễn đàn LHQ. Tôi kêu gọi Nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt ngay các vi phạm nhân quyền và đàn áp tôn giáo, thể hiện cụ thể qua việc trả tự do tức khắc cho nhà ly khai Nguyễn Đan Quế mà Hà Nội dự tính đưa ra xét xử vào ngày 29.7 sắp tới, cũng như trả tự do tức khắc cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ, hai nhà lãnh đạo cao cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hiện bị giam giữ khắc khe và không lý do tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, và tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon, kể từ biến cố đàn áp quy mô tháng 10 năm ngoái. Hai nhà lãnh đạo nổi danh này đã trải qua trên 20 năm tù tội chỉ vì nói lên ngưỡng vọng ôn hòa của nhị vị đối với nhân quyền và dân chủ".Đài Á châu Tự do phỏng vấn Đại diện Đảng Cấp tiến Liên quốc về cuộc thất bại của Hà Nội tại LHQ ở Nữu Ước.

(*) Ông Marco Perduca, 35 tuổi, tốt nghiệp đại học Florence năm 1993, và cũng năm đó, ông tham gia đảng TRP. Nhiệt tình, đa tài, luôn miệt mài theo đuổi lý tưởng, ông đã tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền của thế giới qua nhiều vai trò ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có báo chí, truyền thanh, tòa án quốc tế (ICC)... Tháng 4 năm 2002, tại Đại Hội lần thứ 38 của đảng TRP, ông được bầu vào chủ tịch đoàn cùng với Marco Pannella, Olivier Dupuis, Marco Cappato và Mr. Danilo Quinto. (Chú thích SGT)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.