Hôm nay,  

Trung Tây Bão Lụt - Trung Á Dàn Quân

25/09/200500:00:00(Xem: 5209)
- Hoa Kỳ có bị thiên tai hay không, thiên hạ bất cần. Có khi còn thừa thế tung hoành mạnh. Hãy nhìn vào Trung Á…
Trong khi Hoa Kỳ bị hai đợt thiên tai liên tiếp, tình hình đối ngoại của Mỹ cũng không có dấu hiệu tốt đẹp và còn có nhiều căng thẳng bất lợi tại Trung Á.
Được Hoa Kỳ khuyến khích, cuộc "Cách Mạng Cam" tại Ukraine vừa thành công thì đã gặp thối trào với sự rạn nứt trong giới lãnh đạo, giữa Tổng thống Yushchenko và nữ Thủ tướng Timoshenko, khiến tỷ lệ ủng hộ của quần chúng cho cả hai đều giảm sút nặng.
Tại Afghanistan, cuộc bầu cử Quốc hội hôm 18 tiến hành tốt đẹp và ôn hòa hơn mọi dự kiến, nhưng ngay sau đó, mâu thuẫn lại manh nha giữa Tổng thống Hamid Karzai và bộ chỉ huy quân sự Mỹ khi ông Karzai tuyên bố là không cần các chiến dịch tảo thanh quân sự của Mỹ nữa và lập tức bị phía Hoa Kỳ phủ nhận, với lời khẳng định của viên tướng chỉ huy quân đội Mỹ, rằng tàn dư chế độ Taliban đang tập trung và sẽ hoành hành nặng trong nay mai.
Riêng tại Trung Á, tình hình phát huy dân chủ cũng chẳng khá hơn mà còn gây phản ứng dội ngược: các chế độ độc tài nơi đây đều e ngại làn sóng dân chủ và quay về cố thủ. Hậu quả trước tiên là Hoa Kỳ mất ngay một số điểm tựa là các căn cứ quân sự.
Trong khi dư luận Mỹ còn đang chú ý đến hai trận bão Katrina và Rita, cùng ảnh hưởng về nhân mạng, kinh tế hay chính trị cho Hoa Kỳ, chúng ta cần nhìn qua Trung Á và sự kết hợp chẳng có gì là kín đáo giữa Liên bang Nga và Trung Quốc để ngáng chân Hoa Kỳ.
Khi dân chúng và chính quyền Mỹ đang lượng định về hướng xoay và cường độ của trận bão Rita thì Liên bang Nga và Cộng hòa Uzbekistan có cuộc tập trận hỗn hợp tại xứ Uzbek, từ 19 đến 24. Sự việc ấy cho thấy sức kết hợp Nga Hoa rất ráo riết để Hoa Kỳ khỏi xâm nhập vào một khu vực sinh tử cho hai xứ này.
Trên đại thể, Liên bang Nga và Trung Quốc đã chiếm thế thượng phong tại ba nước Trung Á là Kazakhstan, Kygyzstan và Uzbekistan trong khi Hoa Kỳ cố thuyết phục hai nước còn lại là Tajikistan và Turkmenistan. Chính thức là để thuê mượn căn cứ quân sự truy lùng khủng bố tại Afghanistan và Trung Á. Thực tế là để kiểm sốt một vùng đất chiến lược về nhiều mặt, kể cả nguồn cung cấp dầu khí.
Giới quan sát quốc tế và các sử gia bắt đầu nói đến một "Kế hoạch lớn", một loại "Great Game" như đã từng xảy ra tại đây giữa hai đế quốc Anh và Nga vào cưới thể kỷ trước. Lần này là một trận đấu tay ba, với sự liên minh song phương có thể không vĩnh viễn giữa hai đại cường trong khu vực là Liên bang Nga và Trung Quốc, nhằm cản bước siêu cường toàn cầu là Hoa Kỳ.
Trên đại thể chính trị về địa dư chiến lược, các đại cường đều muốn gia tăng ảnh hưởng với một nước ở trong vùng để qua đó kiểm sốt được toàn khu vực, kể cả ngăn chặn ảnh hướng của xứ khác, hầu bảo vệ quyền lợi của mình. Quyền lợi ấy tất nhiên có khía cạnh kinh tế: Trung Á nhiều tài nguyên chưa được khai thác này sẽ tiếp nhận đầu tư của ai và bán hàng cho ai, một câu hỏi sinh tử cho Trung Quốc vì bệnh khát dầu hiện nay. Những bài tốn ấy có thể giải quyết bằng nhiều cách, nhưng, chỉ có hiệu lực khi người ta có mặt, và có mặt với sức mạnh quân sự.
Hoa Kỳ nằm ở vòng ngoài nhưng không thể không mở rộng ảnh hưởng vào khu vực ấy. Sự sụp đổ của Liên xô gây ra một khoảng trống chưa từng có từ xưa đến nay, vụ khủng bố 9/11 và sự hiện hữu của al-Qaeda tại Afghanistan là cơ hội bằng vàng. Vì vậy, vừa tung quân vào lật đổ chế độ Taliban tại Kabul, Hoa Kỳ đã nghĩ luôn đến việc thiết lập căn cứ quân sự tại các nước Trung Á lân cận. Các nước này cũng là lân cận với Liên bang Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên, và đây là hạt cát to bằng đá tảng trong những tính tốn chiến lược của Hoa Kỳ, nhu cầu diệt trừ khủng bố đòi hỏi một mục tiêu trung gian có khi lại mâu thuẫn với mục tiêu chiến lược, mục tiêu trung gian đó là phát huy dân chủ. Khi đề cao và có thể còn tiếp tay cho phong trào dân chủ trên thế giới, Hoa Kỳ gây lo sợ cho lãnh đạo các nước Trung Á, xưa nay vốn chưa coi dân chủ là cần thiết bằng sự tồn tại của chính mình.
Đầu tiên là Uzbekistan. Xứ này đã được phong trào dân chủ hỏi thăm với vụ nổi dậy tại Andijian hồi tháng Năm và bị chế độ độc tài của Tổng thống Islam Karimov thẳng tay tiêu diệt. Kết quả là độc tài không đổ mà Hoa Kỳ mất điểm tựa và Karimov tìm về khối Hợp tác Thượng Hải (SCO) và dựa vào Liên bang Nga làm điểm tựa. Cuộc thao dượt đang tiến hành tiếng là hành quân diệt trừ khủng bố, thực tế là một liên minh quân sự giữa Moscow và Tashkent nhằm diệt trừ mọi âm mưu nổi dậy, vì dân chủ hay không.
Kế đó, tại Kazakhstan, Tổng thống Nursultan Nazarbayev cũng lo sợ cho sự an nguy của chế độ trước làn sóng dân chủ và cả những xu hướng Hồi giáo cực đoan, cho nên ông ta quay trở lại kết thân với Liên bang Nga và Trung Quốc, mà ông ta tin là không có ý đồ lật đổ và củng chẳng đòi hỏi phải cải cách chính trị để có dân chủ.
Cho đến gần đây, Nazarbayev có hợp tác quân sự với Hoa Kỳ để bảo vệ an ninh quanh vùng biển Caspian, nhưng sự hợp tác này có giới hạn và không thể so sánh được với những quan hệ nhiều mặt của xứ này với Liên bang Nga. Về an ninh, Kazahkstan thấy gắn bó hơn với Moscow và cách đây hai tuần cũng đã có một cuộc tập trận hỗn hợp để "chống khủng bố" sau 13 lần thao dượt như vậy với cảnh sát Nga trong vòng hai năm vừa qua.
Quốc gia Trung Á thứ ba đang duỗi khỏi vòng tay của Mỹ chính là Kyrgyzstan. Trong ba nước, xứ này đã hợp tác chặt chẽ nhất với Mỹ, cho đến khi phong trào dân chủ xuất hiện. Chính quyền của Tổng thống Bush lạc quan tưởng rằng làn sóng dân chủ bắt trớn từ Georgia và Ukraine sẽ dễ dàng tràn vào Trung Á, trước tiên là Kyrgyzstan, mới nhất là vào tháng Tư vừa rồi. Nhưng sự thể không tốt đẹp như vậy và các đại gia lãnh đạo chế độ Bishkek bỗng lo sợ cho hậu vận của mình và suy tính lại. Hậu của là căn cứ Không quân Mansa của Mỹ tại đây đang trở thành đề mục xét lại.
Hôm 21 vừa rồi, khi ông Bush còn đang theo dõi chiều hướng của trận bão Rita thì Tổng thống Kyrgyzstan là Kurmanbek Bakiyev cho biết là Mỹ phải tăng tiền thuê mướn căn cứ này và rút quân càng sớm càng tốt, khi đã ổn định được tình hình Afghanistan. Cùng ngày, 21 tháng Chín, Tổng trưởng Quốc phòng Nga thăm viếng Bishkek cho biết Nga sẽ tăng cường đầu tư và viện trợ quân sự cho Kyrgyzstan!
Nhìn trên bàn cờ ấy, người ta không ngạc nhiên khi có tin là sau khi Mỹ rút quân, Bắc Kinh sẵn sàng thuê lại một số căn cứ do Hoa Kỳ xây dựng… Như vậy, Hoa Kỳ chỉ còn hai điểm tựa trong khu vực là Tajikistan và Turkmenistan. Lúc ấy, người ta mới để ý đến các chuyến đi của Tổng trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và Tướng John Abizaid, Tư lệnh bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM) bao trùm lên Trung Á đến Trung Đông. Hai nhân vật này đang cố thuyết phục Turkmenistan và Tajikistan cho thuê căn cứ một khi Mỹ phải rút khỏi mấy xứ kia.
Lúc ấy, chúng ta mới thông cảm với giới lãnh đạo quân sự Mỹ khi phải quay vào lo việc cấp cứu thiên tai bão lụt ở nhà và tỏ vẻ hoài nghi chủ trương phát huy dân chủ trên toàn cầu! Nghĩ như vậy, ta mơ ước thế nào về Cam Ranh hay về dân chủ hóa nhờ sự yểm trợ của Hoa Kỳ"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.