Hôm nay,  

Sau Cổng Tam Quan

24/09/200500:00:00(Xem: 24593)
- Thời còn cắp sách đến trường trung học, tôi mê nhất cuốn tiểu thuyết dã sử Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng, trong khi, hầu hết các bạn tôi say mê ngấu nghiến đọc Lan và Điệp, Gánh Hàng Hoa, Đoạn Tuyệt, Nửa Chừng Xuân ...v...v... Không phải tôi không thích loại tiểu thuyết xã hội nhưng sức lôi cuốn đó không đủ khiến tôi không dừng lại, làm cái gì đó rồi lại đọc tiếp. Nói thế nghĩa là tôi đã đọc một mạch 420 trang cuốn Tiêu Sơn Tráng Sĩ, lần đầu. Sau đó, thỉnh thoảng lại lôi ra đọc và những lần đọc sau mới có thể ngưng dở chừng khi có việc khác phải làm.
Bạn học thời đó đã từng hỏi:
- Sao đọc mãi cuốn đó thế " Tính gia nhập đảng Tiêu Sơn hả "
Nếu những người bạn đó biết rằng, cho đến tận bây giờ, gần nửa thế kỷ sau, tôi vẫn có cuốn Tiêu Sơn Tráng Sĩ trên kệ sách và vẫn thỉnh thoảng lấy ra đọc - dù đã biết mười mươi mọi tiến biến – chắc các bạn sẽ chán mà không thắc mắc nữa.
Sau này, chính tôi, đôi lúc tự hỏi: “Mình đọc cái gì ở cuốn sách này vậy "” Câu tự trả lời, ban đầu mơ hồ nhưng với tháng năm, với tuổi đời, với thăng trầm của cuộc sống, câu trả lời ấy ngày càng rõ nét. Tôi bị lôi cuốn bởi thấp thoáng thấy được cái Chân sau cái Huyễn, cái Thực sau cái Giả, cái Hào Khí Ngất Trời sau cái Lặng Thầm Điềm Đạm, cái Trí Tuệ Tuyệt Luân sau cái Giản Dị Đơn Sơ...... Suốt 420 trang đầy chữ nhỏ li ti tôi không hề bị bối cảnh lịch sử tranh chấp Nguyễn-Lê chi phối; tôi chỉ hoàn toàn nhập vào Tinh Thần của những người tráng sĩ Vô Ngã bênh vực kẻ cô thế, giúp người thiện, diệt kẻ ác. Nhưng nếu chỉ có thế, chưa chắc ngòi bút Khái Hưng đã lôi kéo sự say mê của tôi lâu vậy, mà chính vì đôi giòng chấm phá về thời điểm lịch sử 1944-1946 khi Thiền sư Mật Thể trụ trì chùa Phổ Quang ở Huế thì các văn nhân, nghệ sỹ tên tuổi thời đó như cụ Trần Văn Giáp, chí sỹ Phạm Quỳnh, nhà văn Khái Hưng v..v... thường xuyên tới chùa đàm đạo. Khái Hưng đã viết Tiêu Sơn Tráng Sỹ trong thời gian đó và rồi, ông cùng chí sỹ Phạm Quỳnh đều bị Cộng Sản Việt Nam thủ tiêu.
Có phải chính không khí thiền môn, phảng phất hương trầm từ cõi tâm hương, tắm đẫm lượng từ bi đạo pháp mà văn tài và tấm lòng ray rứt với nỗi đau của quê hương, dân tộc đã thấp thoáng nơi những nhân vật trong Tiêu Sơn Tráng Sỹ" Đó là những anh hùng vô danh khi hành hiệp cứu đời lại khoác áo nâu sồng, nương thân cửa Phật. Hình ảnh một nhà sư già yếu khoác tấm áo nâu cũ, ghé vào quán bên đường trong đêm mưa gió, được mọi người trong quán ban cho cái nhìn thương hại. Ấy thế mà dăm phút sau, một công tử trẻ tuổi, khí khái lẫm liệt, chỉ vì quá chén suýt lâm nguy mà nhà sư phải ra tay cứu nên, trước cái nhìn sửng sốt của mọi người trong quán, nhà sư đứng phắt dậy, vẻ già yếu không còn, đường gươm trong vạt áo nâu lóe sáng vung lên như tia chớp, bế sốc chàng công tử say khướt trên tay, phi thân ra cửa, nhảy lên yên ngựa, biến mất trong bóng đêm mưa gió !
Tuyệt đẹp !
Nhưng đó chỉ là truyện dã sử hư cấu. Trên thực tế, các trưởng tử Như Lai đã tải đạo cứu đời như thế nào " Một chút quán sát, một chút sâu sắc, một chút tâm đạo chúng ta có thể thấy.
49 năm Đức Phật không nói gì nhưng từ sự vô ngôn Từ Bi, Trí Tuệ, Dũng Mãnh tuyệt luân đó mà Đạo Phật chưa từng ngừng cứu vớt chúng sanh. Lịch sử trải dài bao dữ kiện nhưng không thời nào thiếu bóng dáng ca-sa vào đời, thị hiện bằng muôn dạng thúc. Tại sao thế" Vì đạo Phật mang hành trang Bi Trí Dũng. Hành trang đó, lửa không thể đốt cháy, nước không thể cuốn trôi, gió không thể thổi giạt. Hành trang đó Tự Trong Tâm. Ai lấy được những cái trong tâm ta nung nấu "
Không một Phật tử nào bước vào cửa Phật mà không biết rằng đạo Phật là đạo trí tuệ. Đức Phật là vị đạo sư đã giác ngộ và Ngài chỉ cho chúng ta con đường Ngài đã đi, hứa khả rằng chúng ta cũng sẽ giác ngộ nếu chúng ta tỉnh giác, tự tin và quyết tâm đi con đường đó. Muốn đạt tới, mỗi chúng sanh phải biết tận dụng cái Dụng Của Trí để khai triển được phần trí tuệ vốn sẵn tiềm ẩn trong mỗi người. Do đó, với đạo Phật, trí tuệ là điều quan trọng, duy tuệ thị nghiệp, phải có trí tuệ mới nhìn thấy vô minh; có nhìn thấy vô minh mới muốn vượt thoát.
Suốt chiều dài lịch sử, những kẻ muốn cưỡng chiếm, muốn thống trị dân tộc Việt Nam biết điều đó, nên việc tiên quyết là áp dụng chính sách ngu dân. Khi đô hộ Việt Nam, ngoài sự hiểm ác tột cùng, Bắc-phương đã bao lần đốt sách, giam cầm, giết hại sĩ phu để hủy diệt mầm mống cách mạng vì chúng biết rõ rằng, thực lực những cuộc cách mạng là đại chúng nhưng đầu não hướng dẫn phải là thành phần trí tuệ. Trong những khúc quanh bi thiết đó của lịch sử, những ai đã thầm lặng khai mở trí tuệ và lòng yêu nước cho đại chúng " Lịch sử cổ kim đều dẫn chứng. Những ngôi chùa biến thành trường học, chư Tăng, Ni thành thầy cô, tùy hoàn cảnh, các Bồ Tát mang Đạo vào đời, cùng tát biển trầm luân.

Nhìn xa, thời Lý, Lê, Trần biết bao vị thiền-sư đã góp phần cứu nước, độ dân bằng hành trang Bi Trí Dũng. Dòng thiền Tì Ni Đa Lưu Chi, suốt hơn mười đời không ngừng chảy chung giòng sinh mệnh với dân tộc để cứu vớt và chuyển hóa nghiệp thành phước, suy thành thịnh, như Sư Định Không, Sư Thông Thiện đã tạo được niềm tự tin cho dân chúng trong suốt trạng huống bi thương của dân tộc; như Thiền-sư Vạn Hạnh đã góp phần quan trọng dựng nên triều Lý với vị vua chứa chan tâm đạo Lý Công Uẩn giữa khúc quanh cực kỳ nguy hiểm của quê hương, dân tộc.
Nhìn gần, biết bao Chư Tôn Đức Tăng Ni đã ngồi tù vì chúng sanh bị ức hiếp, đã bị bức tử vì chúng sanh bị tước đoạt tự do, đã bị chà đạp nhân phẩm vì chúng sanh không còn nhân quyền! Nơi nào có khổ nạn, nơi đó có Bồ Tát thị hiện; và Bồ Tát đã thị hiện hằng hà sa số suốt gần một thế kỷ qua trên quê hương Việt Nam. Bồ Tát vào đời quá thầm lặng, quá thanh thản, quá an nhiên nên, với nhục nhãn, chúng sanh thấy được là bao ! Hay chỉ khi nào vì hoàn cảnh mà hiển lộ, chúng sanh mới thấy được phần nào!
Những ai trong chúng ta biết đến cái chết dũng cảm của của Thượng Tọa Tâm Hoàn đã bị bức tử năm 1975!
Những ai trong chúng ta biết về những phút cuối đầy kinh hoàng của Hòa Thượng Thích Trí Thủ khi ngài bị Cộng Sản Việt Nam thủ tiêu, ngay sau khi chúng bắt hai đệ tử của ngài là Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Thượng Tọa Thích Trí Siêu vào đầu tháng tư 1984"
Những ai trong chúng ta hiểu được vì sao Thượng Tọa Thích Thiện Minh (thế danh Huỳnh Văn Ba) vào tù khi tóc còn xanh, khi ra tù, tóc đã trắng như bông mà vẫn điềm đạm, khí khái nói tiếp những lời phải nói thay cho người dân bị kềm kẹp, áp chế, dù chính những lời đó đã đổi lấy suốt quãng đời thanh xuân 26 năm trong ngục tối!
Những ai trong chúng ta đã đọc những giòng huyết lệ từ Kháng Thư Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ gửi Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam: “....Ở đây, tôi đặt tất cả sinh mạng và phẩm giá của một con người vốn không có bất cứ phương tiện tự vệ nào, không có bất cứ sự bảo vệ nào của pháp luật, ngoài nhục hình và sự chết trong bàn tay sắt của bạo lực chuyên chính. Tôi chấp nhận sự chết bởi sự trả thù của bạo lực chuyên chính, cũng như nhiều con người đáng kính và đáng phục khác đã chấp nhận, và đã chết để cho lương tri và lý trí của con người Việt Nam còn tồn tại trong ý nghĩa cao đẹp nhất của dân tộc......” !
Với dũng khí của Trưởng tử Như Lai, Bồ Tát đã nói thay cho cả một dân tộc bị cường quyền đọa đầy, đã làm thay cho cả một dân tộc bị bạo quyền ức hiếp. Bồ Tát nguyện chết thay cho chúng sanh. Đó là những bản án tử hình, chung thân khổ sai mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã đeo vào cổ quý ngài. Nhưng bao án tử đã trở thành bất tử, vì thanh gươm Bát Nhã tuy vô hình mà rực rỡ hiện hình khắp mười phương ba cõi !
Chân Kinh Vốn Không Lời vì tự thân, ngôn ngữ đã vong thân.
Trước bao gương Bồ Tát vào đời, người muốn chối bỏ sẽ dùng ngôn ngữ vong thân mà lắc đầu: “Tôi không làm chính trị. Tôi không chống đối ai. Tôi chỉ chuyên tu thôi”. Hỡi ơi, khi quý ngài chọn không gian, chọn môi trường để được yên ổn ngồi tu đã là chọn một thái độ chính trị rồi, vì nếu chỉ chuyên tu thì nơi nào chẳng là đạo tràng ! “Làm trang nghiêm cõi Phật, tức trang nghiêm cõi người” (*)
Xưa, trên núi Linh Thứu, khi Đức Phật sắp thuyết giảng Pháp Hoa thì 5000 vị Thanh Văn, Duyên Giác đứng lên, bỏ xuống núi, vì họ chưa chấp nhận nổi “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” ai cũng có thể thành Phật. Hàng Thanh Văn, nhờ được nghe giáo lý mà tu học; hàng Duyên Giác tuy không được nghe lời Phật dạy nhưng nương pháp quán chiếu duyên sinh mà dứt trừ phiền não. Nhưng Thanh Văn Duyên Giác chỉ dốc lòng tu hành để giải thoát khổ đau cho chính họ mà thôi. Họ chỉ tự độ mà không độ tha vì họ không tin khả năng “sẽ thành Phật” khi Phật tuyên giảng Pháp Hoa Kinh. Cũng chính vì mặc cảm này mà đại đa số hàng Thanh Văn Duyên Giác đã không thể hành Bồ Tát Đạo, là hạnh nguyện của chư vị vào đời cứu độ hết thảy chúng sanh bị khổ đau, bị áp chế. Khi muốn cứu người bị áp chế, tất, phải không đồng ý với kẻ áp chế. Thái độ này là “làm chính trị” ư """ Xưa, Đức Thế Tôn đã mang trí tuệ và lòng từ bi mà làm cuộc cách mạng lớn lao, bật tung những gì bám rễ chằng chịt trong xã hội Ấn Độ đầy phức tạp và bất công . Đó là cuộc cách mạng san bằng chế độ giai cấp và kỳ thị phụ nữ.
Đức Thế Tôn đã Từ Bi hay chỉ là làm chính trị khi đích thân lãnh đạo cuộc cách mạng lịch sử này"
Ngôn ngữ vong thân thế ấy, nên hàng Phật tử, khi gặp những vị Thanh Văn, Duyên Giác, cũng lễ độ chắp tay, cúi đầu trước tâm lành của quý vị, nhưng khi được diện kiến Bồ Tát, hay dù chỉ nghe danh, thì khác hẳn. Năng lượng Bồ Đề Tâm mênh mông trời biển từ quý ngài sẽ tỏa sáng, như vầng trăng vằng vặc trên cao soi bóng trên bất cứ mặt nước sông hồ nào. Nhận được năng lượng huyền diệu đó, hàng Phật tử không thể không sụp lạy, đảnh lễ bằng cả thân, tâm, ý vì đó là những vị đã mang tinh thần những Trưởng-Tử-Như-Lai từng ngồi lại trên núi Thứu năm xưa, nghe được Trống-Pháp vang, hưởng được Mưa-Pháp lớn để ngày nay an nhiên, dũng mãnh, bước những bước chân Bồ Tát độ tha hết thảy cõi Ta-bà khổ lụy.
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.
Diệu Trân
(mùa pháp nạn 2005)
(*) Tuệ Không

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.