Hôm nay,  

Phỏng Vấn Gs Nguyễn Thanh Trang Về Hội Nghị Quốc Tế Ở Đài Bắc: Diễn Đàn Dân Chủ Hóa Á Châu Đòi Csvn Thực Thi Dân Chủ

22/09/200500:00:00(Xem: 10825)

Lời Giới Thiệu: Hội nghị "Diễn Đàn Thế Giới về Dân Chủ Hóa Á Châu" đã được tổ chức tại Đài Bắc trong 3 ngày 15, 16 và 17 tháng 9, 2005 với sự tham dự của trên 100 nhà dân chủ đến từ 24 quốc gia Á Châu. Phái đoàn Việt Nam gồm 4 người trong đó có giáo sư Nguyễn Thanh Trang thuộc Mạng Lưới Nhân Quyền vừa trở về San Diego, chúng tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn chớp nhoáng nầy để giúp quý thân hữu xa gần biết được các tin tức liên quan đến hội nghị quốc tế quan trọng nầy. Sau đây là các câu hỏi của chúng tôi và phần trả lời của giáo sư Nguyễn Thanh Trang.

Hỏi: Được biết giáo sư vừa trở lại Hoa Kỳ sau khi tham dự hội nghị "Diễn Đàn Thế Giới về Dân Chủ Hóa Á Châu" (World Forum for Democratization in Asia) tại Đài Bắc trong 3 ngày 15, 16 và 17 tháng 9, 2005. Xin giáo sư vui lòng cho biết cơ quan nào đã tổ chức hội nghị nầy"
- Hội nghị nầy do 5 tổ chức tại Á Châu chuyên cổ võ dân chủ khởi xướng, đó là Taiwan Foundation for Democracy (TFD), Alliance for Reform and Democracy in Asia (ARDA), Alternative Asean Network on Burma (ALTSEAN), Forum Asia Democracy (FAD) và Initiatives for International Dialogue (IID).

Hỏi: Mục đích của Diễn Đàn nầy là gi"
- Mục đích của Diễn Đàn gồm có bốn điểm chính, đó là (1) tạo cơ hội cho các nhà đấu tranh dân chủ Á Châu hợp tác, hỗ trợ nhau chống lại các thế lực độc tài; (2) Cổ võ các dân tộc Á Châu quan tâm và tham gia tiến trình dân chủ hóa; (3) Vận động quốc tế hỗ trợ nỗ lực dân chủ hóa Á Châu; và (4) thành lập một mạng lưới bao gồm các tổ chức dân chủ Á Châu đang hoạt động để trao đổi tin tức, chia xẽ kinh nghiệm và phối hợp các chương trình hành động có lợi ích chung cho toàn vùng.

Hỏi: Diễn Đàn nầy đã được thành lập từ khi nào "
- Diễn Đàn nầy đã được thiết lập từ cuối năm 2004 sau hơn nửa năm chuẩn bị. Khởi đầu, Diễn Đàn đã chia các quốc gia Á Châu thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là các quốc gia độc tài và hoàn toàn không có dân chủ, như Việt Nam, Lào, Bắùc Hàn, Miến Điện, Tây Tạng, Trung Hoa, v.v. Nhóm thứ hai bao gồm 12 nước dân chúng có ít nhiều tự do, nhưng vẫn chưa được hoàn toàn dân chủ, như trường hợp Nepal, Cambodia, Pakistan, Hong Kong, Malaysia, Singapore, v.v. Nhóm thứ ba gồm 12 nước đã có trình độ dân chủ khá cao, nhưng còn cần phải kiện toàn các định chế dân chủ, như ấn Độ, Thái Lan, Mongolia, Phi Luật Tân, v.v.
Cũng theo sự sắp xếp đó, Diễn Đàn đã khởi sự tổ chức 3 khóa hội thảo cho 3 nhóm riêng biệt. Nhóm thứ nhất có hội thảo vào tháng 12 năm 2004. Nhóm thứ hai họp vào tháng 5 năm 2005, và nhóm thứ ba họp vào trung tuần tháng 5 năm 2005.
Sau khi hoàn tất các khóa hội thảo đó một cách mỹ mãn, Diễn Đàn đã tổ chức Hội Nghị lần đầu tiên "Diễn Đàn Thế Giới về Dân Chủ Hóa Á Châu" vào trung tuần tháng 9 vừa qua tại Đài Bắc để đúc kết tất cả các kết quả đã thu lượm được và đề ra một số công tác và chương trình hành động cho từng nhóm cũng như cho mọi quốc gia.

Hỏi: Hội nghị đã quy tụ bao nhiêu người và có bao nhiêu quốc gia tham dự"
- Có trên một trăm người từ 24 quốc gia và lãnh thổ từ Á Châu tham dự. Riêng phái đoàn Việt Nam gồm có 4 người, đó là H.T. Thích Chánh Lạc thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Văn Phòng Hai Viện Hóa Đạo, GS Võ Van Ái thuộc Uûy Ban Dân Chủ Cho Việt Nam, Ô. Kok Ksor thuộc Montagnard Foundation và cá nhân chúng tôi, Nguyễn Thanh Trang, thuộc Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.
Đây là một hội nghị về dân chủ Á Châu có tầm vóc quốc tế. Trong số các thuyết trình viên, ngoài các chuyên gia lỗi lạc, còn có những tên tuổi quốc tế như đương kim tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển, cựu thủ tướng Mông Cổ Amarjargal, cựu tổng thống Francisco Flores Prez của El Salvador, cựu tổng thống Domnguez của Dominican Republic, cựu tổng thống Lý Đăng Huy của Đài Loan, dân biểu David Kilgour từ Canada, v.v.

Hỏi: Xin ông vui lòng cho biết mục đích của hội nghị và những đề tài đãï được đưa ra thảo luận liên quan đến những vấn đề gì"


- Trong những năm gần đây, hầu hết các quốc gia tại Á Châu đã đặt vấn đề phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu, nhưng kinh nghiệm đã cho thấy rõ ràng là nếu không có cởi mở chính trị thì phát triển kinh tế cũng không mang lại phúc lợi cho người dân. Trái lại, tại những nước không có dân chủ thực sụû, sự phát triển kinh tế thường đưa đến tệ nạn phe đảng và tham nhũng, làm băng hoại xã hội một cách khủng khiếp. Hơn thế nữa, sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001, nhiều chính phủ độc tài tại Á Châu còn lợi dụng chiêu bài chống khủng bố để gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến và các phong trào dân chủ.
Diễn Đàn Thế Giới về Dân Chủ Hóa Á Châu đã được ra đời năm 2005 nhằm tạo cơ hội và diễn đàn cho các nhà dân chủ Á Châu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hành động trong nỗ lực đẩy mạnh phong trào dân chủ hóa Á Châu.
Tại hội nghị vừa diễn ra vào trung tuần tháng 9-2005 vừa qua, chúng tôi đã thảo luận quanh 6 đề tài lớn, đó là (1) Vai trò của cộng đồng thế giới trong tiến trình dân chủ hóa Á Châu; (2) Vai trò của Á Châu trong các tổ chức dân chủ toàn cầu; (3) Sách lược hỗ trợ công cuộc dân chủ hóa tại những xã hội bưng bít; (4) Aûnh hưởng do sự lớn mạnh của Trung Cộng đối với tiến trình dân chủ hóa Á Châu; (5) Dân chủ tại Á Châu và các vấn đề liên hệ; và (6) Chương trình hành động của của "Diễn Đàn Quốc Tế về Dân Chủ Hóa Á Châu".

Hỏi: Quả thật đó là 6 đề tài rất lớn, chúng ta không thể thảo luận đầy đủ trong một cuộc phỏng vấn ngắn ngũi được, nhưng ít nhất cũng xin giáo sư cho biết sơ lược tại sao hội nghị lại quan tâm đến ảnh hưởng của Trung Cộng đối với tiến trình dân chủ hóa Á Châu"
- Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, một thiên tài chiến lược có một không hai tại Hoa Lục chủ trương mèo trắng mèo đen đều tốt miễn bắt được chuột, chương trình hiện đại hóa do Đặng Tiểu Bình chủ xướng từ năm 1978 đã giúp Trung Cộng phát triển không ngừng cả về kinh té lẫn quân sự. Nhất là sau khi Trung Cộng được gia nhập tổ chức mậu dịch quốc tế (World Trade Organization- WTO), Trung Cộng đã thu hút được rất nhiều đầu tư ngoại quốc và ngành ngoại thương càng ngày càng bành trướng, đưa kinh tế nước nầy lên hàng thứ sáu và ngoại thương lên hàng thứ tư trên thế giới.
Trong khi đó, các ngành quân sự của Hoa lục cũng được canh tân không ngừng. Trung cộng đã thực hiện các chương trình hiện đại hóa quân sự đưa nước nầylên vị thế một cường quốc cả về kinh tế lẫn quân sự. Và đó là lý do không những các nước tại Á Châu mà toàn thế giới đều phải quan tâm.

Hỏi: Nói một cách cụ thể, sau 3 ngày hội nghị, Diễn Đàn Dân Chủ Hóa Á Châu đã đạt được những thành quả gì"
- Như chúng tôi đã thưa từ đầu, đây là lần đầu tiên Diễn Đàn Dân Chủ Hóa Á Châu tổ chức một hội nghị quốc tế nhằm tạo cơ hội cho các nhà dân chủ Á Châu kết thân, hợp tác và giúp đỡ nhau trong nỗ lực vận động dân chủ và nhân quyền. Trước khi hội nghị bế mạc, một bản tuyên bố chung đã được gởi đến báo chí, đưa ra một số chương trình hành động trong thời gian tới.
Đặc biệt đối với Việt Nam, chương trình hành động gồm có 4 điểm. Thứ nhất là vận động yêu sách Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện HT Huyền Quang, HT Quảng Độ, BS Nguyễn Đan Quế, và tất cả các tù nhân lương tâm khác. Thứ hai là tích cực đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch 8-điểm "Lời Kêu Gọi Dân Chủ" do HT Thích Quảng Độ đề xướng, đặïc biệt là tự do tư tưởng và tự do báo chí. Thứ ba là vận động quốc tế áp lực nhà cầm quyền Hà Nội hủy bỏ các luật lệ giới hạn các quyền tự do, dân chủ của người dân, như sắc lệnh quản chế hành chánh 31/CP cho phép nhân viên an ninh giam giữ bất cứ ai bị tình nghi mà không cần có lệnh của tòa án. Một "cuốn sách trắng về cải thiện luật lệ tại Việt Nam" sẽ được ấn hành để khuyến cáo các chính phủ và các tổ chức viện trợ quốc tế áp lực Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Thứ tư là vận động quốc tế đòi hỏi nhà cầm quyền Hà Nội phải để các quan sát viên quốc tế giám sát tình hình nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số tại cao nguyên Trung phần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.