Hôm nay,  

Để Xóa Mù Chữ

11/09/200500:00:00(Xem: 5313)
- Mục tiêu của giáo dục tại quê nhà hiện nay là gì" Có phải để đưa đất nứơc thăng tiến, thịnh vượng, dân chủ và tự do" Hay có phải mục tiêu giáo dục, nói theo kiểu Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa thời trứơc 1975, là vì dân tộc, khai phóng và nhân bản" Hay thực sự, nền giáo dục bây giờ chỉ là để phục vụ cho guồng máy độc đảng tòan trị của chế độ" Đó là những gì chúng ta nên suy nghĩ.

Trang web Đảng CSVN hôm 8-9-2005, có bài viết "Kỷ niệm 60 năm Bình dân học vụ" của ông Trọng Đạt, có kể rằng:
"Cách đây đúng 60 năm, ngay sau cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 03/9/1945 Hội đồng Chính phủ họp phiên đầu tiên dưới sự điều khiển của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng "Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân đã dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90% đồng bào ta mù chữ... Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ"…."

Đúng vậy, ông Hồ nói đúng. Nạn dốt luôn luôn là một phương pháp độc ác để cai trị người dân. Đúng vậy.
Tuy nhiên, nói rằng Tây cố ý làm dân mù chữ là không đúng, vì hãy hỏi bất kỳ người nào đã từng sống thời Tây, hay thử đọc lại các sách báo thời Tây để xem xét sinh họat xã hội thời đó, thì chúng ta thấy rằng ngừơi dân được phép tự do dạy kèm, tự do mở trường tư, tự do ra báo, tự do in sách… Đó chính là môi trường thuận lợi để cho các đảng phái, trong đó có Đảng CSVN, xuất hiện và họat động.
Nếu chúng ta đọc tin thấy rằng trẻ em taị quê nhà mình bây giờ dưới chế độ CSVN đã bỏ học nhiều chỉ vì không có tiền nộp cho trường, nơi đang đòi từ học phí cho tới đủ thứ lệ phí, thì đây là chính sách gì"
Còn chế độ VNCH thì sao" Bản thân người viết, nói thật, từ khi đi học lớp Năm (tức lớp 1 bây giờ) qua bậc tiểu học, trung học và rồi đaị học đều ở Sài Gòn, thì chưa từng đóng một đồng nào. Một phần cũng nhờ may mắn thi đậu Đệ Thất (tức lớp 6 bây giờ) trường công. Than ôi, sao đảng CSVN không làm nổi một phần của chế độ Sài Gòn ngày xưa"

Như thế, xóa mù chữ của ông Hồ thực sự chỉ là để phục vụ cho chế độ toàn trị, để ngừơi dân có khả năng đủ chữ để đọc, hiểu và thi hành các nghị quyết đảng.
Nếu so với cuộc cách mạng thông tin tòan cầu đã diễn ra hơn thập niên vừa qua, thì nhiều phần trong đồng bào mình vẫn còn bị xem là mù chữ về các quyền căn bản trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ -- chính đảng CSVN đã bịt mắt, bịt tai đồng bào, đã rào tường lửa đối với mọi thông tin về tự do, dân chủ, nhân quyền.

Các hố ngăn cách giai cấp đã hiện rõ trong quyền được tiếp cận thông tin nơi đây: mới vài năm trứơc, có lệnh cụ thể rằng phải là từ cấp Vụ Trưởng trở lên mới có quyền bắt ăn-ten chảo để bắt sóng các kênh truyền hình vệ tinh. Dưới cấp Vụ Trưởng, là cho mù chữ thông tin luôn. Mù chữ" Đúng vậy, dứơi cấp Vụ Trưởng là mù chữ thông tin. Đảng đã chỉ thị như thế. Vì cho biết đọc là may rồi, nếu bạn nhớ tới một thời nhà nứơc xua dân đi kinh tế mới, bất kể các nơi đìu hiu hút gió đó chưa có gì hình thành làng xóm.
Không những thế, chính guồng máy độc đảng tòan trị đã hình thành một xã hội mới - nơi đó các quan hệ và giá trị thầy trò bỗng nhiên bị ô nhiễm bởi quyền lực hóa và kim tiền hóa.

Như chuyện mới đây trên Đà Lạt. Cho thấy một điển hình rằng, hễ không có quyền thế, mà cũng không có tiền bạc để hối lộ, thì kể như mù chữ - đây là nói tới bằng cấp.

Bài tường trình "Thi cử ở Đà Lạt: nhất thế nhì tiền" trên đài RFA hôm 7-9-2005 đã kể như sau:
"Hồi tháng Năm vừa qua, trưởng phòng Giáo dục thành phố Đà Lạt, ông Phạm Đình Cầu, bị phát hiện tổ chức nâng điểm cho con trai ông Giám đốc Công ty Xây dựng Cầu đường 7 tháng Năm, để cậu ấm được tốt nghiệp cấp Trung học Cơ sở. Trong cương vị trưởng phòng Giáo dục thành phố, ông Phạm Đình Cầu phải ở cấp thành ủy viên, nên lệnh ông đưa ra, dù đúng hay sai, thuộc cấp không một ai dám cãi.
Sự vụ vỡ lỡ đã làm dư luận xứ Hoa Anh đào sôi sục. Không phải là thiên hạ chưa quen nhìn những vụ lạm dụng chức vụ để vi phạm pháp luật, nhưng vì đây là lần đầu tiên, một quan chức đảng cấp cao ở địa phương trực tiếp ra lệnh nâng điểm, khiến tất cả 12 giáo viên lương thiện và nghèo túng phải bị điều tra.
Trong số đó có 8 giám khảo của hai vòng chấm bốn môn thi Văn, Toán, Sinh vật và Anh văn, 4 phó chủ tịch Hội đồng Chấm thi cùng 4 giáo viên quản lý mật mã phách bài của thí sinh. Cho tới nay đã có ít nhất là 5 giáo viên bị loại khỏi danh sách đề xuất khen thưởng hàng năm về thành tích thi đua.

Số tiền hoặc những ưu đãi mà ông trưởng phòng Giáo dục thành phố Đà Lạt được ông giám đốc Công ty Xây dựng Cầu đường hứa hẹn, chưa rõ ra sao, nhưng trước mắt thì con đường sự nghiệp của những giáo viên thuộc quyền ông trong vụ này xem chừng như bế tắc. Có người còn có thể chịu tù đày, trong khi ông thành ủy viên trưởng phòng Giáo dục lại "hạ cánh an toàn".

Các nhà giáo hổ thẹn
Biện pháp kỷ luật đầu tiên mà Thành ủy Đà Lạt đưa ra chỉ là không cho ông Phạm Đình Cầu tham gia vào ban Thường vụ Thành Ủy của kỳ đại hội đảng bộ thành phố Đà Lạt khóa mới. Một giáo viên nhiều năm trong ngành nay đã nghĩ hưu cho biết là không riêng gì bà, mà nhiều đồng nghiệp khác cũng lấy làm hổ thẹn. Dân chúng thì bức xúc, bời vì những kẻ chủ chốt không phải chịu cảnh túng thiếu của một giáo chức thật thụ, vậy mà vẫn làm sai để mang tiếng cho cả một tập thể thầy cô giáo nhiệt tâm:
"Chúng tôi rất lấy làm đau lòng. Người dân còn bức xúc nhiều nữa, huống chi là chúng tôi..."
Đó mới là chuyện "nhất thế", còn tiếp theo là chuyện "nhì tiền".

Nạn mua điểm, mua bằng
Hồi cuối tháng Tám vừa qua lại nổ ra một vụ gian lận thi cử mà người đứng đầu không thể là một giới chức thấp. Tại trường Đại học Đà Lạt ngày 28 tháng Tám, các giám thị phát hiện ra nhiều thí sinh đã có đáp án hai môn tiếng Anh B 2 và tiếng Trung Quốc B 2.
Các thí sinh bị phát hiện có bản đáp án photocopy đã khai rằng họ mua lại bài giải với một giá "bèo" không ngờ, chưa bằng một tô phở loại ngon.
Theo một số nguồn tin sinh viên bàn tán với nhau thì ban đầu, một đề thi như vậy được bán với giá 4 triệu đồng cho một thí sinh có gia đình khá giả. Sau đó sinh viên này photo và bán lại mỗi bản là 200 ngàn để thu hồi vốn. Chưa biết thu được đến đâu, nhưng một sinh viên có khiếu "kinh doanh" đã mua và in ra bán với giá chỉ 5 ngàn đồng một bản đáp án môn Anh văn B2 và Trung văn B 2.

Dư luận phẫn nộ
Dư luận Đà Lạt ngạc nhiên là vụ việc xảy ra đã gần nửa tháng nhưng khoa Anh văn và trường đại học Đà Lạt chưa tổ chức một cuộc họp chính thức nào nhằm kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan. Không phải ai trong khoa hay ở trường đại học cũng có thể tiếp cận được chìa khóa và vào khu bảo mật giữ đề thi.

Một giáo viên cho tờ Thanh Niên biết là trước đây cũng từng xảy ra một vụ tương tự ở môn Anh văn B 4 thi lại. Vụ việc đã được báo cáo với lãnh đạo khoa, nhưng bị "chìm xuồng"…."
Than ôi. Tôị nghiệp cho dân tộc là bao. Hiển nhiên thấy rõ: không có quyền lực, không có tiền bạc là kể như mù chữ liền. Đừng mong gì lên đại học.

Nhưng nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể thấy một điểm đặc biệt mà ông Hồ rất khác biệt với các cháu ngoan lãnh tụ Ba Đình bây giờ. Hết sức là khác biệt. Đó là, trong khi tòan Đảng CSVN hiện nay lo bưng bít thông tin, ngăn chặn thông tin, thì ông Hồ ngày xưa đã làm ngược lại, cứ tuôn ào ào thông tin, nhồi nhét thông tin… Chỗ này dễ kiểm chứng lắm, để mà ghi công cho ông Hồ. Oâng Hồ đã bảo đấy, phải xóa mù chữ. Thế là ông Hồ liền viết ra hai cuốn sách để đời.

Thứ nhất là cúôn sách "Vừa Đi Đường, Vừa Kể Chuyện" - trong này tác giả thực là Hồ Chí Minh nhưng lấy bút danh là T. Lan.
Cuốn để đời thứ nhì có nhan đề "Những Mẫu Chuyện về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch" - tác giả thực là Hồ Chí Minh nhưng lấy bút danh Trần Dân Tiên.
Tại sao ông Hồ lại lấy 2 bút hiệu khác, trong khi viết sách tự ca tụng tung hô mình" Câu hỏi này có thể làm đề tài cho một luận án Tiến Sĩ Giáo Dục được, và đề nghị Đại Học Tổng Hợp Hà Nội ghi nhận một chuyên đề đầy bí ẩn như thế.

Tại sao lúc đó ông Hồ không chỉ thị cho một nhà văn trong đảng, hay chỉ thị cho một Việt Kiều viết sách ca tụng tung hô ông" Có phải chính vì ông Hồ múôn trực tiếp góp sức xóa mù chữ cho đồng bào" Hay vì ông Hồ không tin vào bất kỳ nhà văn nào hết, khi từng chữ, từng câu dứơi mắt ông đều có thể là mìn, là chông"

Xin nhắc lại, bản tin của Đảng CSVN:
"Cách đây đúng 60 năm, ngay sau cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngày 03/9/1945 Hội đồng Chính phủ họp phiên đầu tiên dưới sự điều khiển của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại phiên họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng "Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân đã dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90% đồng bào ta mù chữ... Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ"…."

Và thế là để cho đồng bào hết dốt, bởi vì một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, thế là ông Hồ bèn nhồi nhét thông tin liền, bèn không chỉ xóa mù chữ mà còn tuôn ào ào cả lô chữ cho đồng bào cả nứơc "hết còn là dân tộc yếu," thế là ông Hồ viết liền 2 cuốn sách tự tung hô mình.

Vẫn chưa thấy sinh viên nào chịu làm luận án về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của 2 người cầm bút vĩ đại T. Lan và Trần Dân Tiên" Hay chỉ vì cả T. Lan và Trần Dân Tiên đều không có quyền lực, mà cũng không có tiền" Và vì sao Hội Nhà Văn VN, Hội Nhà Báo VN qua bao nhiêu kỳ đại hội vẫn chưa tung hô trao giải thưởng gì cho T. Lan và Trần Dân Tiên" Hay đây cũng là bí mật ngàn đời của bác và đảng"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.