Hôm nay,  

Xuân Lộc: Nhiều Tù Tôn Giáo Đang Bị Bỏ Quên 18 Năm Nay

01/09/200500:00:00(Xem: 4896)
Bản tin sau đây là của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam phổ biến từ Paris hôm Thứ Tư.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 31.8.2005
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam hoan nghênh việc trả tự do cho tù nhân chính trị, nhưng tố cáo Nhà cầm quyền Hà Nội "cướp mạng sống" của người dân.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam chào đón lệnh trả tự do cho 4 tù nhân vì lương thức, nhân kỳ đặc xá Quốc khánh 2.9 của CHXHCNVN: Linh mục Nguyễn Thiên Phụng, ông Trần Văn Lương, người đấu tranh cho nhân quyền, Mục sư Nguyễn Hồng Quang thuộc Giáo hội Tin Lành Mennonite và ông Mua San So, tín đồ Tin Lành người Hmong ở Thượng du Bắc Việt. Linh mục Nguyễn Thiên Phụng (thuộc dòng Đức Mẹ Đồng Công còn có tên là Nguyễn Viết Huân) và ông Trần Văn Lương đã bị giam cầm trong Trại Cải tạo gần 20 năm qua.
Cũng gần 20 năm qua, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam không ngừng vận động tại LHQ, các Quốc hội Châu Âu cũng như Hoa Kỳ cho ba vị Nguyễn Viết Huân, Trần Văn Lương và Nguyễn Hồng Quang.
Bình luận về việc trả tự do cho 4 tù nhân vì lương thức này, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam nói :
"Chúng tôi ngỏ lời ca ngợi những nỗ lực bền bỉ của các chính quyền Âu Mỹ và các tổ chức Nhân quyền quốc tế, nhờ vậy mới có những cuộc trả tự do cho tù nhân tôn giáo và chính trị. Mặt khác, sự kiện Việt Nam bị Hoa Kỳ liệt kê vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm (CPC, Countries of particular concern) đã là một áp lực hữu hiệu cho việc trả tự do cho các tù nhân này. Đa số các tù nhân chính trị và tôn giáo được trả tự do nằm trong danh sách mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam cung cấp và vận động tại LHQ, Quốc hội Châu Âu và Quốc hội Hoa Kỳ".
Tuy nhiên, ông Ái nói tiếp : "Những người tù này lẽ ra không được bị bắt, không được kết án và giam cầm quá lâu như vậy. Bởi vì họ chỉ sử dụng quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng được các Công ước quốc tế của LHQ cũng như Hiến pháp CHXHCNVN công nhận và bảo đảm. Trường hợp bi thảm của ông Trần Văn Lương được LHQ công bố năm 1999 như "nạn nhân bị bắt bớ trái phép" là một bằng chứng. Ông Trần Văn Lương tên thật là Trương Văn Lân, cựu Dân biểu Việt Nam Cộng hòa, bị bắt năm 45 tuổi vì lý do "bắt quả tang đi rải truyền đơn phản động (kỳ thực là tài liệu kêu gọi cho nhân quyền) tại Gò Vấp đêm 9.12.1985" (theo báo Saigon Giải phóng ngày 25.9.1988), và đã bị kết án tử hình ngày 22.9.1988 với tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân". Bị giam giữ vô nhân đạo trong nhiều nhà tù và trại cải tạo trước khi đưa về Trại Thanh Cẩm T5 ở Thanh Hóa. Ông bị biệt giam thường trực và không được chăm sóc thuốc men cho bệnh gan và bao tử. Ngày nay ra tù, ông là một người già, bệnh hoạn. Nhà cầm quyền Hà Nội đã cướp mạng sống 20 năm của ông Trần Văn Lương chỉ vì cái gọi là "tội" kêu gọi cho nhân quyền. Ông được trả tự do 3 tháng trước thời hạn (vốn kết thúc vào ngày 9.12.2005). Như thế có thể gọi là "Đặc xá tha tù thể hiện lòng nhân ái, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng" như Nhà nước Cộng sản rêu rao không" Thật xấu hổ cho sự dối gạt công luận thế giới! Thật xấu hổ cho sự phản bội những tiêu chuẩn nhân đạo quốc tế!". Đảng và Nhà nước Cộng sản đã không ngừng phạm tội cướp mạng sống của người dân".

Vào cuối tháng 10.1988, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đã mở cuộc vận động quốc tế trong vòng 13 ngày đòi hủy án tử hình cho 3 người là hai Thượng tọa Phật giáo Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu (thế danh Lê Mạnh Thát) và ông Trần Văn Lương. Ông Võ Văn Ái đã trực tiếp đến gặp Thủ tướng Thụy Điển, đồng thời dấy động một phong trào phản đối của các giải Nobel, nhà văn, nhà báo, diễn viên điện ảnh, trí thức tại Pháp, Âu châu, cũng như vận động các chính quyền Pháp, Anh, Hoa Kỳ, các Công đoàn AFL-CIO Hoa Kỳ, F.O. Pháp, v.v... Ðặc biệt là Thủ tướng Thụy Ðiển đã cử Ngoại trưởng về Hà Nội can thiệp với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Nhờ vậy cả 3 người đều được hủy án tử hình và giảm xuống 20 năm tù.
Những cuộc vận động liên tục tại LHQ của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam đã đưa tới việc Tổ Hành động chống bắt bớ trái phép của LHQ công bố ông Trần Văn Lương là "nạn nhân bị bắt bớ trái phép" qua bản Quan điểm 13, năm 1999, và tố cáo Hà Nội vi phạm điều 19 về tự do ngôn luận ghi trong Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị. Ông Nigel Rodley, Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về thảm nạn tra tấn cũng đã lên tiếng tố cáo là "vô nhân đạo" cung cách giam giữ và ngược đãi ông Trần Văn Lương tại trại T5 ở Thanh Cẩm, tỉnh Thanh Hóa trong bản báo cáo ông đệ trình khóa họp Nhân quyền LHQ thường niên về tình trạng tra tấn trong các nhà tù trên thế giới năm 1998. Ông cũng cho biết rõ hoàn cảnh đau gan và bao tử trầm trọng của ông Lương nhưng không được chăm sóc thuốc men, chẳng những thế còn bị khổ sai lao động.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam rất quan tâm tới tình trạng giam giữ khắc nghiệt những tù nhân chính trị và tôn giáo trong các nhà tù và trại cải tạo ở Việt Nam ngày nay. Sau 26 năm tù đày, Thượng tọa Thích Thiện Minh được trả tự do hồi Tết Ất Dậu tháng 2 dương lịch vừa qua đã một lần nữa xác định tình trạng mà Ủy ban không ngừng tố cáo tại Ủy ban Nhân quyền LHQ và các Quốc hội, chính phủ trong thế giới. Thượng tọa Thích Thiện Minh đã cung cấp cho Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam một danh sách 62 tù nhân chính trị và tôn giáo đang bệnh tật, chết mòn tại trại Z30A ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, mà những trường hợp sau đây cần đặc biệt quan tâm :
Linh mục Phạm Minh Trí, bị bệnh tâm thần từ 10 năm qua, Linh mục Nguyễn Đức Vinh thuộc dòng Đức Mẹ Đồng Công, cả hai vị bị giam trên 18 năm rồi. Cụ Ngô Văn Ninh, tín đồ Hòa Hảo (thuộc phái Bửu Sơn Kỳ Hương), 87 tuổi, phải chống gậy khi đi đứng, sức khỏe suy yếu trầm trọng. Linh mục Nguyễn Viết Quân, 56 tuổi, thuộc Dòng Đồng Công, bị giam từ 18 năm. Tu sĩ Thích Thiện Tâm, 42 tuổi. Các ông Lê Văn Tính, 66 tuổi, Lê Văn Chương, 42 tuổi, là tín đồ trong Ban Giảng huấn Hòa Hảo. Tại trại Xuân Lộc còn rất nhiều tù nhân chính trị và tôn giáo 70, 80 tuổi tóc bạc trắng, nhưng khi vào tù họ còn trẻ và tóc còn xanh. Nhưng chẳng ai đối hoài đến họ!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.