Hôm nay,  

Diễn Đàn Quốc Nội: Bao Giờ Mới Ngóc Đầu Lên?

27/08/200500:00:00(Xem: 5167)
Sự thật về Đại hội Nhà báo Việt Nam tại Hà Nội
I- Diễn biến đại hội:
Đúng 8 giờ sáng thứ 7 ngày 13/8/2005. 366 đại biểu (chiếm hơn 200 là các tổng biên tập, chủ tịch hội nhà báo) đại diện cho 13.000 nhà báo Việt Nam từ khắp các miền đất nước tụ hội tại hội trường Ba đình để dự lễ khai mạc đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Trong đó đại biểu cao tuổi nhất đã gần 80, trẻ nhất là 30
Điều "đáng mừng" là ngoài tổng bí thư Nông Đức Mạnh cùng nhiều gương mặt lãnh đạo cao cấp quen thuộc còn cả tổng bí thư Lê Khả Phiêu - kẻ bị hạ bệ giữa nhiệm kỳ khoá 8 cùng kẻ rắp tâm hãm hại là Lê đức Anh cũng góp mặt để không khí đại hội thêm long trọng, khởi sắc.
Mở đầu đại hội là bài chúc mừng của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nêu bật vai trò của báo chí trong những năm gần đây. Vừa là cầu nối giữa Đảng, nhà nước với nhân dân, là người tuyên truyền hướng dẫn đường lối chính sách của Đảng nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân, diễn đàn của những vấn đề nóng bỏng bức xúc, góp phần vào việc hoạch định các chính sách xã hội, giám sát và quản lý nhà nước. Phát huy vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội, ngoài ra còn tích cực phát hiện nhiều nhân tố điển hình, các mô hình tiến tiến, các sáng kiến sản xuất kinh nghiệm để nhân dân học tập. Chưa đủ, còn mạnh dạn phanh phui trước dư luận nhiều vụ việc tiêu cực tham nhũng, bài bây chây ì, nhằm góp phần vào việc bảo vệ kỷ cương pháp luật, nâng cao uy tín vị trí của đất nước trên trường quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta v.v và v.v
Tiếp theo là những lời hứa hẹn ồn ào trống rỗng: Đảng và nhà nước luôn dành sự quan tâm sâu sắc ủng hộ tối đa và tạo các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của báo chí, giúp báo chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trên cơ sở đó hình thành bản lĩnh trí tuệ, tâm hồn khí phách con người Việt Nam trong thời đại mới.
Trong số 13.000 nhà báo chuyên nghiệp (tăng gần gấp 2 so với đại hội trước) chiếm 78% có trình độ lý luận chính trị trung cấp, còn lại 3.699 người có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Những người đã nỗ lực góp phần vào diện mạo và bản sắc của 700 các ấn phẩm lớn nhỏ, dày mỏng khác nhau, từ Tiền Phong, Phụ Nữ, Văn hoá, Văn nghệ, Công an, Nhân dân; Quân đội, Hậu cần, Quân huấn đến Thiếu niên, Nhi đồng, Vì trẻ thơ, Người làm vườn, Người cao tuổi, Mực tím, Tóc mây v.v mà với một bài viết không thể nào liệt kê hết.
Đánh giá hoạt động báo chí của Việt Nam trong 5 năm qua, đại hội khẳng định: Báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; tích cực tham gia và kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí về sự suy thoái đạo đức, lối sống... góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật, nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Ông Đào Duy Quát - phó trưởng ban tư tưởng văn hoá trung ương, tổng biên tập Website Đảng cộng sản Việt Nam- kẻ chặn đứng con đường phát triển văn minh của xã hội Việt Nam, kẻ sẵn sàng vác đá ghè vào chân đồng nghiệp và cấp dưới nếu vô tình phạm lỗi (cả gan vạch mặt tố giác những phần tử hủ bại, cũng là các đồng chí lãnh đạo Đảng cấp cao), kẻ độc quyền bớt xén quyền tự do báo chí - vốn đã quá ít ỏi ở Việt Nam - bước lên diễn đàn để giáo huấn về trách nhiệm và vai trò của hội làm báo Việt Nam trong tình hình mới (2005- 2010): Tiếp tục nâng cao vai trò trách nhiệm của hội để xứng đáng với vai trò là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam, tập hợp và đoàn kết rộng rãi các nhà báo trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, có những đóng góp xứng đáng vào sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng phát triển nền báo chí Việt Nam và đội ngũ những người làm báo Việt Nam ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của thời kỳ đổi mới... Tất nhiên ông không quên nhấn mạnh một điều cơ bản mà bất cứ thần dân nô lệ nào ở giữa vương quốc tối tăm, nơi ánh sáng chân lý không thể dọi tới này - dù là nhà báo chăng nữa cũng phải tuân nghiêm ngặt, đó là: Hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phần thảo luận đánh giá tình hình hoạt động và kiểm điểm ban chấp hành hội từ nhiệm kỳ khoá VII(2000- 2005) và định hướng hoạt động của nhiệm kỳ mới diễn ra tương đối sôi nổi với danh sách 17 nhà báo bị tước thẻ do noi gương Đảng và nhà nước tiếp tay cho bọn xã hội đen Năm Cam, đứng đầu là chủ tịch hội nhà báo Trần Mai Hạnh, người khi đứng trước vành móng ngựa đã dũng cảm cất cao tiếng nói nghệ sĩ của mình: - "Thưa các đồng chí chưa bị lộ"...Hai ấn phẩm bị thu hồi giấy phép xuất bản, 7 sản phẩm bị đình bản, hàng chục phóng viên, biên tập viên bị nhắc nhở, cảnh cáo vì đi chệch đường lối đổi mới của Đảng, để lộ "bí mật nhà nước" qua việc đưa thông tin về tỷ lệ phá thai, án tử hình, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, v.v khiến thế giới nhìn nhận "sai lệch" về Việt Nam (đứng đầu thế giới về các tỷ lệ trên, tạo nên hình ảnh một nền y tế độc ác, vô lương, chỉ biết bóc lột bệnh nhân, làm giàu trên thân xác người bệnh, một nền giáo dục bệ rạc chỉ biết buôn chữ nghĩa, thi hộ, thi thuê, bán bằng cấp giả, một nền hành chính chỉ biết hành dân là chính, với đủ thứ quy định nhiêu khê thủ đoạn moi tiền...hoàn toàn trái với quan điểm và đường lối lãnh đạo của Đảng ta.
Vì những lý do nghiêm trọng đó, đại hội lần này đã đưa vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam thành quy định bắt buộc và làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, gồm 9 điểm sau:
1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ người dân
3. Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật
4. Sống lành mạnh trong sáng, không lợi dụng nghề để vụ lợi làm trái pháp luật của nhà nước Việt Nam
5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghiã vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội
6. Bảo vệ bí mật quốc gia, bảo vệ nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin
7. Tôn trọng đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp
8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị văn hoá nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ
9. Giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hoá khác
Để nhấn mạnh tới lợi ích của việc dùng kim chỉ nam này ông Vũ Văn Hiền, phó chủ tịch hội nhà báo Việt Nam khoá VII, đồng thời là tổng giám đốc đài tiếng nói Việt Nam, một trong những đồng chí "chưa bị lộ", lên thay chức vụ của Trần Mai Hạnh, nhấn mạnh:
Người làm báo ngoài nghiệp vụ còn trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Đó chính là đạo đức của nhà báo. Trong khi phản ánh sự việc cái đầu phải quyết định ngòi bút, chứ không phải ngược lại, để ngòi bút làm chủ mọi suy nghĩ của mình.

Mỗi ngành nghề đều có đặc thù riêng, với nghề báo đặc thù càng cao trong đó đạo đức quyết định nội dung. Hội Nhà báo VN qua hai nhiệm kì VI và VII đã nêu quy ước "Tiêu chuẩn đạo đức cách mạng của người làm báo". Nhưng quy ước mới chỉ có tính giác ngộ, nhắc nhở, ràng buộc không cao. Đại hội kì này qua xem xét thực tiễn đã thấy rõ lợi ích và tính đúng đắn của việc phải nâng quy ước thành quy đị nh.
Ông hy vọng nhờ quy định này mà các cấp hội sẽ tăng cường việc kiểm tra, giám sát các hội viên sát sao hơn. Thêm nữa, khi sự việc đã công khai trước toàn dân, thì người dân có quyền tham gia giám sát các hoạt động của nhà báo, theo quan điểm sáng suốt của Đảng: Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.
Sau khi lắng nghe các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, lãnh đạo Hội, cùng một vài tham luận của các đoàn đại biểu, tất cả cùng bỏ kết quả bầu cử Ban Chấp hành khoá VIII. So với 39 người của ban chấp hành cũ, đại hội lần này chọn thêm bốn người, không chỉ vì số nhà báo trẻ tăng gần 500, mà còn vì số đầu báo tăng vọt hơn 200, chưa kể hàng trăm các đài phát thanh, truyền hình huyện tỉnh thành phố khác trong cả nước cũng góp phần tích cực vào việc "nâng cao dân trí", đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin ngày càng nhiều của nhân dân... Ông Đinh Thế Huynh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân - được bầu làm Chủ tịch Hội. Hai ông Lê Quốc Trung (Tổng Giám đốc Thông Tấn Xã Việt Nam) và Phạm Quốc Toàn (tổng biên tập báo Bà riạ- Vũng tàu, cùng đảm nhận chức vụ Phó. Sau đó là 40 thành viên còn lại, gồm: Nguyễn Quang Thống (phó tổng biên tập báo Quân đội nhân dân, Dương Kỳ Anh tổng biên tập báo Tiền phong, Nguyễn Xuân Trình: Tổng biên tập báo Hà Nội mới, Nguyễn Hữu Ước, tổng biên tập báo Công an nhân dân; Tạ Ngọc Tấn (chủ tịch hội nhà báo Đồng Nai). Trần Bình Minh (phó tổng biên tập đài truyền hình Việt Nam) Tạ Bích Loan (trưởng ban văn nghệ đài truyền hình Việt Nam) v.v
Cuối cùng Đại hội công bố thông qua Nghị quyết 6 điểm phải thực hiện trong nhiệm kỳ khoá VIII gồm:
Tiếp tục đổi mới và kiện toàn về tổ chức;
Phát động và thường xuyên tổ chức cho các nhà báo-hội viên nghiên cứu quán triệt lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
Quán triệt tới từng nhà báo-hội viên quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
Xây dựng, hoàn thiện lộ trình thực hiện giải báo chí quốc gia;
Củng cố kiện toàn tổ chức hội từ trung ương đến cơ sở
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại về hợ p tác quốc tế.
Đại hội bế mạc vào lúc ba rưỡi chiều
II- Những tiếng thở dài:
Bao nhiêu công việc tồn đọng trong 5 năm chỉ được giải quyết trong một ngày, không kể choán gần nửa thời gian là bài phát biểu của các cấp lãnh đạo, khiến không ít đại biểu phải làm thơ truyền khẩu: Thời gian ai xẻ làm đôi, nửa nghe báo cáo nửa ngồi...ngáo ngơ... Nếu không vì cuốn hồi ký "Làm người là khó" của Đoàn Duy Thành hẳn Đỗ Mười cũng vác mặt đến góp vui như tiền lệ vẫn xảy ra trong các kỳ đại hội trước (!) Chỉ vì dư âm của cuốn sách về một kẻ ngu dốt cố chấp và phá hoại khủng khiếp quá, khiến ông ta phải co vòi, giấu mặt, làm không khí đại hội kém vui. (!)
Một đại hội vốn được coi là ít tai tiếng hơn hẳn so với đại hội nhà văn diễn ra cùng kỳ trước đó. Điểm đáng lưu ý duy nhất là sự dũng cảm của cánh nhà báo trẻ, khi ban tổ chức công bố danh sách ban chấp hành mới vẫn có tên Phan Khắc Hải và Hồng Vinh- hai kẻ tội đồ trung thành của trưởng ban "vô văn hoá" và "có tư tưởng độc hại" Nguyễn Khoa Điềm - người đã ra lệnh tịch thu bốn cuốn sách của các nhà dân chủ, còn công khai đứng ra bênh vực bọn tiếp tay cho xã hội đen là Trần Mai Hạnh, Lương Quốc Dũng, liên tiếp ra các chỉ thị cấm các báo được đăng tin - cũng là người bị Trần Bá -nguyên phóng viên báo quân đội gửi đơn tố giác lên lãnh đạo Đảng mà lần nào cũng lạc địa chỉ..., vì vậy - thay vì biến thành các "lô cốt" cố thủ đầy tội lỗi như 365 thành viên khác, phóng viên này xông ra cướp diễn đàn và đọc lại toàn bộ lá thư tố cáo kèm công văn số 1497/ TV -HNBVN ngày 8-5-2002 của chủ tịch hội nhà báo Nguyễn Hồng Vinh nhằm răn đe báo chí: "Sẽ xét xử kỷ luật theo từng mức độ khác nhau đối với những tờ không thực hiện nghiêm chỉnh sự chỉ đạo trên"
Sự đột phá đã góp phần thay đổi nhân sự cơ bản trong nhiệm kỳ VIII, 6 trong số 9 người của Ban chấp hành thường vụ cũ lặng lẽ rút lui nhường chỗ cho các đồng chí "chưa bị lộ" khác lên nắm cương vị điều hành.
Tuy nhiên một cánh én chẳng làm nên mùa xuân. Tôn chỉ mục đích của Đảng đối với Hội không mảy may thay đổi. Vẫn là sự nói lấy được, nói dối không biết ngượng mồm. Trong khi nhà báo bị bóp nghẹt tư tưởng, viết gì cũng phải thông qua ban văn hoá tư tưởng - sát thủ của sự đổi mới, tri thức -đến mức có viết cũng như không, nói theo ý đảng, phổ biến các nghị quyết chính sách sai trái của Đảng thì được phép nhưng động đến lòng dân, thông qua các nỗi oan trái kéo dài, các vụ việc tồn đọng thì không, bởi bất cứ lúc nào, bất cứ lý do gì, luôn luôn phải quán triệt quan điểm "không được gây mất ổn định chính trị xã hội", chỉ sai một li là đủ để đi một dặm, bản thân bị tước mọi quyền lợi, mất "ổn định chính trị" cho cá nhân và cho gia đình ngay tắp lự...
80 năm qua rồi (từ 21-6-1925 đến 21-6-2005) đội ngũ nhà báo không ngừng tăng thêm về lượng mà về chất thì mỗi ngày một teo đi. Nhà báo chỉ có quyền nghe, không có quyền nói ra chính kiến của mình. Dù trong điều lệ, vai trò của nhà báo vẫn là chiếc cầu nối Đảng với nhà nước, với nhân dân, nhưng trong thực tế nếu coi báo chí là sàn diễn của người dân, phản ánh tư tưởng tình cảm bức xúc của người dân, không còn tin Đảng, tin chính phủ nữa là nhà báo nếu không bị sa thải cũng bị treo bút, treo tư tưởng của mình suốt cả năm. 75 năm thành lập, Đảng vẫn theo đuôi chủ nghĩa Mác Lê và bắt báo giới cũng phải nghiên cứu quán triệt lý luận chủ nghĩa Mác- Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của hai tên độc tài cộng sản đã bị cả thế giới hạ bệ không thương tiếc. Một sự rập khuôn giáo điều, vô đạo, vô lương tâm, phản lại quyền sống của hàng triệu ngươi dân mà chính dân tộc Nga, Đức - nơi sản sinh ra họ phải chối bỏ. Nay hội nhà báo Việt Nam, dưới sự lãnh đạo "tài tình và sáng suốt" của Đảng vẫn tiếp tục nắm lấy các thây ma đã chết rữa để học tập nghiên cứu, để tự chôn mình trong nấm mồ của chủ nghĩa không tưởng, phi khoa học. Trong khi điều sơ đẳng mà bất cứ nhà báo nào cũng biết... đó là: Chính sự tự do báo chí mới là thứơc đo của văn minh xã hội. Các nhà triết học học tiền bối phương tây nói: Có thể không có chính phủ nhưng không thể không có tự do báo chí. Thay vì thực hiện các nguyên lý cơ bản của báo chí, Đảng cho phép Hội nhà báo được quyền nói láo theo mình, chà đạp lên những chuẩn mực tối thiểu nhất của văn minh nhân loại, đứng đầu là ban văn hoá tư tưởng, mà sự hành xử là hoàn toàn ngược lại: Vô cùng độc hại tàn ác, thiếu văn hoá, khiến 81 triệu người dân mãi mãi phải ở trong ngôi nhà cộng sản trì trệ, bưng bít, ngu muội và lạc hậu nhất thế giới. Hình ảnh con người và văn minh đất nước mỗi ngày thêm mất giá.
Sự lộng hành vô lối của Đảng thông qua công cụ đắc lực là ban tư tưởng văn hoá, khiến sự nghiệp đổi mới (nếu có) cũng tan thành mây khói. Hàng ngìn nhà báo, hàng trăm nhà văn và hàng triệu tri thức, biết bao giờ mới ngóc đầu lên được"
Đông Đô Thăng Long Hà Nội cuối 8-2005.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.