Hôm nay,  

Đức: Các Phe Tả, Hữu Lên Cơn Sốt Bầu Lại Quốc Hội:

23/08/200500:00:00(Xem: 5117)
Đối với những ai quan tâm và thường theo dõi tình hình chính trị của Đức đều biết là chủ tịch đảng SPD, ông Muentefering tuyên bố sau một cuộc họp khẩn cấp của hội đồng lãnh đạo đảng vào ngày 23.5.05 là Schroeder sẽ xác định lại sự tín nhiệm của quốc hội đối với ông qua một cuộc biểu quyết của các Thượng Nghị Sĩ vào ngày 01.7.05. Đến kỳ hạn, theo yêu cầu của Schroeder, liên minh cầm quyền Xanh-Đỏ đã biểu quyết tại Hạ Viện bất tín nhiệm đương kim Thủ Tướng Đức, Gerhard Schroeder.
Dân chúng Đức và những chuyên gia phân tích về tình hình chính trị Đức theo dõi và bình phẩm trò hề chính trị xảy ra tại Berlin, thủ đô Đức! Kết quả, Schroeder đã đạt được mục đích do chính ông ta muốn và đưa ra: Ông ta đã thua và bị quốc hội Đức bất tín nhiệm, từ đó Schroeder đã mở đường cho cuộc bầu cử Quốc Hội (QH) sớm hơn một năm, thay vì vào mùa thu 2006.
Dựa theo luật 68 của hiến pháp Đức, Tổng Thống Đức phải quyết định, trể nhất là 21 ngày sau khi Thủ Tướng bị quốc hội bất tín nhiệm là quốc hội có bị giải tán để bầu cử lại hay không. Luật Đức đã qui định rõ ràng, trong trường hợp Tổng Thống Đức đồng ý giải tán Hạ Viện thì trể nhất là sau 6o ngày phải tổ chức tổng tuyển cử mới. Vài ngày trước khi quyết định, TT Koehler có đặt nhiều câu hỏi với Schroeder và sau khi duyệt xét lại đựa theo hiến pháp Đức, lúc 20 giờ 15 ngày 21.7.05, TT Koehler đã tuyên bố qua truyền hình Đức là quốc hội thứ 15 của nước Đức bị giải tán và sẽ bầu cử lại vào ngày 18.09.2005. Một điểm người viết xin lưu ý là ngoài 6 đảng nhỏ, hai Thượng Nghị Sĩ Schulz và Hoffmann cũng đã nộp đơn kiện lên Toà Án Hiến Pháp Liên Bang khiếu nại cuộc bỏ phiếu đầy mưu tính và có chuẩn bị của Schroeder là vi hiến nên Toà Án phải duyệt xét lại.
Nhiều luật gia tên tuổi của Đức cũng chưa nhất trí trên phương diện này vì thế phải chờ quyết định của Toà Án Hiến Pháp Liên Bang mà theo kinh nghiệm của những chuyên gia phân tíùch chính trị Đức, có lẽ kết quả sẽ được công bố vài tuần trước ngày 18.9.05.
Trong trường hợp Toà Án Hiến Pháp Liên Bang chuẩn y đơn kiện tụng của 2 TNS nói trên thì quyết định của Tổng Thống Koehler sẽ vô giá trị. Nhưng các đảng phái không thể chờ đến khi nước đến chân mới nhảy nên đã bắt đầu ngay với chương trình tranh cử, sau khi Chủ tịch Hạ Viện, W. Thierse (SPD) chính thức tuyên bố giải tán Quốc Hội Đức. Kể từ thời điểm này các đảng phái Đức lần lượt công bố chương trình tranh cử cùng với những ứng cử viên hàng đầu của đảng. Họ gấp rút tổ chức những buổi ra mắt, vận động bầu cử và trực tiếp nói chuyện với cử tri trên toàn liên bang Đức. Ngoài phương tiện thông thường là in truyền đơn phổ biến hay viết những bài tham luận trên các tờ báo là cơ quan ngôn luận của đảng, truyền thông và truyền hình là những phương pháp thường được áp dụng trong hầu hết các cuộc tranh cử tại Đức nói riêng. Đặc biệt là bắt chước theo Mỹ, từ vài năm nay Đức cũng tổ chức những cuộc tranh luận tay đôi giữa những ứng cử viên Thủ Tướng Đức. Bàn cờ chính trị Đức được các đảng phái Đức đang dàn ra đánh với nhau, chưa biết ai hơn ai thua.
Tuy nhiên, trước khi bình phẩm, người viết xin giới thiệu sơ qua các đảng phái Đức sẽ có mặt trong cuộc tổng tuyển cử sắp đến. Điểm quan trọng là muốn đắc cử vào Quốc Hội Liên Bang Đức, đảng ra tranh cử phải chiếm ít nhất 5% số cử tri đi bầu. Đi từ căn bản này, có thể nói trước là cho dù các đảng hữu khuynh liên minh với nhau và cũng sẽ ra tranh cử nhưng có lẽ họ sẽ không chiếm hơn được 5% sự ủng hộ của cử tri Đức (điều kiện tối thiểu để lọt vào Quốc Hội) nên không cần đề cập đến.
Có điều khác biệt rất rõ ràng so với với các nước xã hội chủ nghĩa độc tài đảng trị, nước Đức là một quốc gia dân chủ và đa đảng nên tất cả các đảng phái có đăng bộ đều được quyền tranh cử trong các cuộc bầu cử nghị viện hay quốc hội. Và như đã nói, nếu không kể đến các đảng nhỏ có khuynh hướng hữu khuynh như DVU, NPD ect... thì chỉ còn lại có các đảng dân chủ như CDU (Christian Democratic Union) và CSU (Christian Social Union), FDP (Liberaldemocratic Party), SPD (Xã Hội Đức), Xanh và đảng Tả Khuynh (WASG & PDS) mới thành lập (WASG do nhóm ly khai từ cánh tả đảng SPD lập ra và PDS là hậu thân đảng Cộng Sản Đức sau khi DDR bị sụp đổ trước đây 15 năm).
Như chúng ta biết, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trên phương diện vận động cử tri. Vào năm 2004 ở Mỹ, chính Kerry thắng Bush trong những lần tranh luận tay đôi trên TiVi, nhờ Kerry khai thác tối đa chiến tranh I-Rắc, đưa đến khủng hoảng ngân sách nước Mỹ gây lúng túng nhiều cho Bush. Ngược lại nhiều tờ báo thân Bush, TiVi đã phổ biến lại hình ảnh Kerry cùng với nữ minh tinh Jane Fonda tham gia những hoạt động phản chiến ở Mỹ vào cuối thập niên 70, buộc tội Kerry thiếu tinh thần yêu nước v.v... Ứng cử viên nào cũng muốn dùng truyền thông để khai thác để lấy phiếu cử tri. Cuối cùng Bush đã thắng cử làm cho thế giới ngạc nhiên. Còn ở Đức, trong kỳ bầu cử QH năm 2002, Schroeder mặc dầu lúc bấy giờ kém thế hơn ứng cử viên Thủ tướng của khối đối lập là Stoiber nhưng nhờ ông ta biết khai thác và sử dụng phương tiện truyền thông làm vũ khí tranh cử và với tài ăn nói lưu loát so với Stober nên lấy lại được sự ủng hộ của cử tri Đức. Cũng xin nhắc lại là thêm vào đó Schroeder gặp vận hên vì vào tháng 8.2002, một cơn lũ lụt khốc liệt đã tàn phá và gây thiệt hại nặng nề cho nhiều vùng thuộc Đông Đức. Cơn lũ lụt chưa từng có từ 100 năm nay, đã gây thiệt hại tại Passau, Bayern và đặc biệt dọc theo dòng sông Elbe lan tràn từ Nam đến Bắc Đức gây tổn thất rất nặng ở nhiều nơi thuộc những tiểu bang như Mecklenburg-Vorpommern, Brandenburg, Schleswig-Holstein, Niedersachsen và Sachsen. Theo ước tính của những người có thẩm quyền thì sự thiệt hại sau cơn lũ tại các vùng nói trên hơn 25 tỉ Euro. Riêng tại Dresden thuộc bang Sachsen (nơi mà mức độ nước lụt lên cao nhất từ năm 1845 cũng như bị cơn lũ tàn phá nhiều nhất cho tới nay) sự thiệt cũng đã lên đến 15 tỉ Euro, tính ra tương đương với 1/3 ngân khoảng hàng năm của tiểu bang Sachsen. Nắm lấy cơ hội ngàn năm một thưở này, Schroeder liền đi thăm viếng các vùng bị lũ lụt và bỏ tiền từ ngân sách nhà nước ra giúp đân chúng phiá Đông. Trong khi khối đối lập và Stoiber vì không hội đủ điều kiện tài chánh thuận lợi như Schroeder đang có vào thời điểm này nên chẳng kiếm được điểm tốt từ người dân. Một điểm quan trọng khác cũng cần được nêu ra là xuyên qua vụ không tặc ở Mỹ ngày 11.9.2001 tại Hoa kỳ, Schroeder (có khuynh hướng xu thời, nói xuôi!) đã khôn ngoan gãi đúng chỗ ngứa của dân Đức vì "không thích chiến tranh" nên đã đi đêm với Nga và Pháp, lên tiếng khẳng định từ khước không giúp Mỹ trong việc Mỹ muốn được sự ủy nhiệm cuả Liên Hiệp Quốâc để đánh I-Rắc, nhằm mục đích truất phế Saddam Hussein mà Mỹ cho là có liên hệ với các nhóm khủng bố cũng như đang âm thầm chuẩn bị chế tạo vũ khí nguyên tử... Schroeder nhờ qua những hình ảnh đi thăm viếng và ủy lạo nạn nhân bảo lụt được TiVi chiếu đi chiếu lại nên từ đó bỗng trở thành đối tượng và được sự ủng hộ cuả dân hai phiá Đông và Tây. Kèm theo đó, trong nội đảng FPD (dự tính sẽ liên minh với CDU/CSU nếu CDU/CSU thắng cuộc bầu cử Quốc Hội vào năm 2002) lại xảy ra việc tranh chấp nội bộ. Ông Moellerman (đã tự tử chết) trong tuần cuối đã vận động tranh cử bằng cách bỏ tiền túi ra để in và phổ biến những tờ truyền đơn có tính cách bài Do Thái nên bị cộâng đồng người Đức gốâc Do Thái chỉ trích, cũng bằng phương tiện truyền th6ng và báo chí chống đối mãnh liệt; ngay cả dân chúng Đức cũng không còn có cảm tình nhiều với FDP nữa. Kết quả là liên minh cầm quyền Xanh-Đỏ thắng cử bất ngờ trong cuộc bầu cử Quốc Hội Đức vào ngày 22.09.2002. Như ở trên đã đề cập, Schroeder gặp nhiều vận hên nên tái đắc cử trong chức vụ Thủ Tướng Đức nhiệm kỳ 2002-06 vì ông ta đã biết nắm lấy thời cơ, khôn khéo khai thác một cách triệt để và phất cờ đúng lúc.
Hiện tại, SPD và Schroeder cũng ở trong tình trạng như trong năm 2002. SPD thua CDU cả 14 điểm. Vì vậy SPD và Xanh đang lo sợ sẽ bị hất ra khỏi chính quyền trong cuộc bầu cử QH sắp tới nên bổn cũ soạn lại, đang tìm đủ mọi cách để lấy lòng cử tri Đức, có bé xé to nên một mặt làm suy giảm uy tín của bà TS Merkel, ứng cử viên Thủ Tướng của khối đối lập CDU/CSU và mặt khác, công kích hai đảng đối lập là FDP và tả khuynh WASG. Đặc biệt (ít nhất là trên phương diện bầu cử ), kịch liệt công kích Lafontaine và Gysi của đảng WASG và PDS. Nói chung, dựa vào chương trình tranh cử đã được công bố, đảng nào cũng nói tốt hết, nói sẽ tăng trưởng kinh tế, sẽ cải tổ thị trường nhân dụng hầu đem lại công ăn việc làm cho dân chúng Đức. Bởi vậy trong khuông khổ bài này, người viết không đi sâu vào chương trình bầu cử của từng đảng phái. Chỉ giới thiệu sơ những chiến lược chiến thuật các đảng phái ở Đức áp dụng trong thời gian vận động bầu cử mà thôi.
Vốn biết bà Merkel là phái nữ, không có biệt tài ăn nói và ứng khẩu nhanh nhẹn như mình trước ống kính (vì thế TT Schroeder mới có biệt danh là Medienkanzler (tạm dịch là vị Thủ Tướng truyền thông!) nên Schroeder yêu cầu bà Merkel lên TiVi tranh luận 2 lần với ông ta. Bà Merkel cứng rắn từ chối, chỉ đồng ý tranh luận một lần trên TiVi với Schroeder trong vòng 90 phút vào ngày 04.9.05 vì lí do không có nhiều thời giờ, phải lo vận động tranh cử thì SPD và Schroeder liền lên tiếng chỉ trích bà Merkel muốn "che đậy cái gì đó trong chương tranh cử của CDU" nên mới tránh né không dám công khai đụng độ. Thay vào đó, muốn tạo cơ hội cho các đảng còn lại, đài ZDF sẽ tổ chức một cuộc tranh luận tay ba vào ngày 01.9.05 giữa Lafontaine (WASG), Westerwelle (FDP) và Fischer (đương kim Ngoại trưởng Đức, Xanh). Có điều, tuy thách thức bà Merkel nhưng chính Schroeder lại từ chối một cuộc tranh cãi tay 5 gồm hai ứng cử viên Thủ tướng và ba nhà chính trị gia hàng đầu của Đức là Fischer, Stoiber và Westerwelle trên đài truyền hình ZDF vào ngày 25.8.05 tới. Điều này cũng làm cho giới quan sát đặt nhiều nghi vấn, có lẽ Schroeder sợ bị ba người kia vặn vẹo khó trả lời"

Một điểm căn bản của Schroeder mà người viết ghi nhận được là Schroeder đúng là "con cáo già" trên chính trường Đức. Biết tránh né yếu điểm mình, chỉ khai thác triệt để sai lầm và nhược điểm của đối phương để kiếm điểm cử tri. Theo thiển ý, Schroeder đôi khi đóng kịch và nếu cần "nói cho qua" để thu hút quần chúng. Khách quan mà nói, bảy năm qua, Schroeder không đủ khả năng phục hồi nền kinh tế Đức, trong kỳ bầu cử năm 2002 chính Schroeder hứa là nếu tái đắc cử ông ta sẽ làm giảm nạn thất nghiệp ở Đức xuống dưới 3 triệu nhưng cho đến nay bất lực, chưa đem lại công ăn việc làm cho dân chúng nên có gần 5 triệu người Đức thất nghiệp, một kỷ lục chưa từng có, dầu đã thông qua nhiều cuộc cải tổ. Đó là chưa nói đến chuyện Schroeder còn tuyên bố:"nếu tôi không đạt được chỉ tiêu này thì không xứng đáng để được bầu lại trong nhiệm kỳ tới". Ngân khoảng nhà nước thì thâm nợ nhiều nhưng Schroeder lờø đi, lúc nào cũng nói hy vọng kinh tế Đức sẽ hồi sinh, sa sút vì kinh tế toàn cầu suy giảm, chưa bình phục. CDU/CSU lần bầu cử này chủ trương nói thật, không lừa dối cử tri và sẽ thực hiện những gì họ nói trước khi bầu cử nên CDU/CSU đưa vào chương trình tranh cử là giảm những tiền lương phụ trội để hãng xưởng đở gánh nặng hầu thâu nhận thêm công nhân viên, giảm thất nghiệp nhờ kinh tế tăng trưởng từ biện pháp này. Bù lại, để quân bình ngân sách nhà nước, CDU/CSU muốn tăng thêm thuế phụ trội thì SPD liền lấy đó làm mục tiêu đánh bà Merkel (cũng với phương tiện truyền thông) nói là với bà Merkel, dân Đức sẽ gặp nhiều khó khăn, nghèo hơn, thất nghiệp sẽ tăng thêm v.v... và v.v....làm cho CDU/CSU cũng chới với, phải mất thêm thời giờ để lên tiếng giải thích, thanh minh thanh nga với cử tri Đức. Chưa hết, mới đây khi nghe Bush tuyên bố ở Mỹ qua vụ tranh chấp vũ khí hạnh nhân với I-Ran là Mỹ vì an ninh quốc gia không làm ngơ và có thể dùng vũ lực để giải quyết sự tranh chấp thì tại Đức, trong cuộc vận động tranh cử của SPD tại Hannover tuần qua, Schroeder muốn vuốt ve dân Đức liền nắm lấy cơ hội lên tiếng kết án nói chiến tranh không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề tranh chấp, giống như vụ đánh I-Rắc mặc dầu cách đó vài ngày Schroeder cùng với Liên Hiệp Âu Châu lên tiếng chống kịch liệc việc I-Ran không muốn hòa đàm ngưng phát triển bom nguyên tử. Giới thông thạo sợ rằng Schroeder như người sắp chết đuối giữa biển với được tấm phao và lần nữa có thể xoay đổi thế cờ, chuyển bại thành thắng trong kỳ bầu cử QH tới, nếu CDU không khôn khéo lỡ dại công khai tuyên bố ủng hộ Mỹ như đã làm vào năm 2002 thì không những hại mình mà còn tạo cơ hội cho Schroeder lấy đó làm trọng điểm khai thác và công kích CDU. Khi đó khối đối lập đừng ngạc nhiên nếu Schroeder vẫn còn ngồi chẫm chệ trên chiếc ghế nệm tại phủ thủ tướng. Có lẽ bà Merkel đo lường được hậu quả qua sự việc này trong lần bầu cử QH vừa qua và sẽ thận trọng hơn khi bị phóng viên báo chi hay TiVi hỏi đến lập trường của CDU liên quan đến sự tranh chấp vũ khí hạnh nhân với I-Ran căn cứ vào lời tuyên bố của TT Bush. Chưa hết, SPD và Schroeder còn khai thác rất mạnh sự chỉ trích của Stoiber (chủ tịch CSU trong liên đảng CDU/CSU), cho rằng Stoiber miệt thị dân phiá đông, gây chia rẽ Đông-Tây dầu nước Đức đã thống nhất khi Stoiber trong cuộc vận động bầu cử ở Nam Đức (vùng đất hoạt động chính trị của CSU!) đã nói rằng dân "bị thất vọng" ở phiá Đông (trong đó có Gysi) không được quyền quyết định ai sẽ thành Thủ Tướng Đức, dựa theo kết quả thăm dò ý kiến ủng hộ Lafontaine và Gysi (WASG). Có lẽ Stoiber còn cay cú và chưa quên được là cách đây ba năm, vào 2002, Stoiber thua Schroeder chỉ vì dân phiá Đông (CS Đông Đức cũ) không chịu bỏ phiếu củng hộ ông ta. Ngoài ra Stoiber còn tự tôn cho rằng dân vùng Bayern (Bavière) thông minh hơn dân phiá Đông (Bayern đứng đầu cuộc khảo cứu trình độ học sinh trung học trên toàn nước Đức, ít thất nghiệp nhất và không mang nợ nhiều!) cho nên không những uy tín của Stoiber mà ngay cả của bà Merkel cũng bị ảnh hưởng và sút giảm từ sự phát biểu này. Stoiber đã bị chỉ trích nặng nề từ nhiều phiá, ngay cả từ phiá CDU cho dù ông ta có thể có lí. Bởi vậy tốt nhất nên im lặng (như CDU và bà Merkel đã làm vào năm 2002 khi Stoiber tranh cử với Schroeder) tránh tuyên bố bậy bạ trong thời gian tranh cử nếu Stoiber và CSU thật sự muốn ủng hộ bà Merkel, thì SPD hay Xanh lấy đâu ra cớ để mà khai thác. Còn đảng FDP thì tuy nói muốn lật Xanh-Đỏ ra khỏi chính quyền nhưng thay vì chú trọng đánh SPD và Xanh, FDP cũng chỉ trích chương trình tranh cử của CDU. Theo ý người viết, FDP và CDU chẳng có lợi gì cả. Dân bỏ phiếu cho FDP thay vì cho CDU thì trên căn bản tổng số phiếu sẽ không thay đổi. Xanh-Đỏ chẳng thiệt hại gì và kết cuộc, SPD vẫn là kẻ ngư ông thủ lợi. Thay vì đánh SPD vàXanh, FDP quay ra đánh đồng minh thì đây là một chiến lược hết sức sai lầm trên phương diện bầu cử và FDP đừng ngạc nhiên nếu thất bại, tại sao họ không thoát ra được vai trò đối lập như hai nhiệm kỳ qua!
Riêng WASG, với hai ứng cử viên hàng đầu là Gysi (1 chính trị gia nồng cốt của PDS, hậu thân đảng CS Đức) và Lafontaine (cựu đảng trưởng SPD, nay ly khai) vốn cũng là những tay ăn nói giỏi tìm đủ cách để thu hút cử tri. Mặc dầu các đảng dân chủ khác cho rằng chương trình bầu cử của WASG thiếu thực tế, hứa hẹn hảo huyền hay có tính cách mị dân nhưng họ lại được sự ủng hộ của dân Đức. Hiện tại ở Tây Đức, WASG là đảng mạnh thứ ba sau CDU/CSU và SPD và điều đáng nói là ở phiá Đông (CS Đông Đức cũ) họ được sự ủng hộ mạnh mẽ, chiếm hơn 1/3 số cử tri và dẫn đầu bảng thăm dò ý kiến cử tri tại đây. Điều này làm cho SPD lo sợ. Tuy nhiên người lo âu nhiều nhất là Westerwelle (FDP). Qua truyền hình ông ta kêu gọi dân Đức hãy ủng hộ CDU và FDP để Đức từ đó không có một chính quyền "THIÊN TẢ" gồm Xanh, Đỏ và Tả khuynh. Người viết cũng đồng quan điểm với Westerwelle (chủ tịch đảng FDP) vì lẽ dễ hiểu là nếu hoàn cảnh đẩy đưa phải chọn lựa giữa một liên minh lớn CDU+SPD và một liên minh gồm SPD+Xanh+WASG thì Schroeder sẽ chọn giải pháp thứ hai. Lí do, Schroeder không muốn mất chiếc ghế Thủ Tướng. Một liên minh lớn CDU+SPD và trong trường hợp CDU mạnh hơn SPD thì bà Merkel sẽ thành Bà Thủ Tướng đầu tiên, đâu còn ghế nào trống cho Schroeder ngồi thì sức mấy mà Schoeder chấp nhận. Cho tới nay, mặc dầu Schroeder lúc nào cũng khẳng định là ông không liên minh làm việc chung với Lafontaine và Gysi nhưng nào ai biết được là ông ta sẽ thay đổi lập trường sau kết quả bầu cử khi phải chọn lựa giữa một trong hai: hoặc lui về vườn vui với vợ con hoặc vẫn còn muốn tiếp tục giữ cương vị "Medienkanzler" Đức thêm 4 năm nữa. Có lẽ Schroeder sẽ chọn cái ghế làm vị "nguyên thủ quốc gia" mặc cho ai nói là ông ta thất tín. Hết nhiệm kỳ bốn năm, vừa đúng tuổi về vườn với số tiền hưu gấp 4 lần hưu trí của 1 kỹ sư kéo cày 30 năm thì còn gì bằng. Người viết chỉ hy vọng ít ra Schroeder cũng còn chút tự trọng để cân nhắc và biết mình sẽ phải làm gì sau ngày 18.9.05 (nếu sẽ bầu cử, không có gì thay đổi!), hầu từ đó không đánh mất thêm niềm tin của cử tri đối với những người làm chính trị nói chung.
Như chúng ta đã thấy, điều khác biệt rất rõ ràng so với với các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) hay độc tài đảng trị, nước Đức là một quốc gia dân chủ và đa đảng (so với khối Đông Âu trước đây và 4 nước còn lại Cuba, Việt Nam, Bắc Hàn và Trung Cộng) nên tất cả các đảng phái có đăng bộ đều được quyền tranh cử trong các cuộc bầu cử nghị viện hay quốc hội. Ngoài những đảng phái dân chủ, ngay các đảng nhỏ có khuynh hướng hữu khuynh như DVU, NPD cũng được quyền ra tranh cử. Chỉ cần nhìn sang Cuba, Trung Cộng và hãy so sánh với DDR (CS Đức cũ) thôi cũng cho chúng ta thấy có rất nhiều dị biệt. DDR ngày xưa bầu Honecker hay Egon Krenz làm chủ tịch nhà nước thì những vị này chiếm gần 100%, đúng như TNS Schulz đã nói và đánh giá là nghị viện DDR gồm những "nghị gật". Chế độ độc tài I-Rắc cũng tương tự, Saddam Hussein trước đây được tín nhiệm gần như 100%, đa số tuyệt đối. Chỉ sau khi toàn khối Đông Âu, Nga Sô sụp đổ người ta mới thấy rằng, "ngó vậy mà không phải vậy". Kể từ khi có nhiều đảng, nhiều ứng cử viên đối lập ra tranh cử vào Hạ Viện hay chức Tổng Thống đâu còn có chuyện suýt soát 100% nữa! May lắm thắng cử, chỉ hơn nhau nhiều lắm vài chục điểm, không thì vài ba điểm. Nếu không tin các nước XHCN còn sót lại thử cho bầu cử tự do đi, có đảng đối lập tham gia dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc thì biết ngay! Bầu cử tự do đã xảy ra tại các quốc gia dân chủ và đa đảng từ hàng chục năm qua, điển hình ở Mỹ, Anh, Aó, Úc, Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha v.v...Riêng tại Đức, đảng nào may lắm được đa số phiếu tuyệt đối, vị chi hơn 50% là mừng hết lớn. Dựa theo kết quả bầu cử từ trước đến nay, phần đông đảng hay liên minh cầm quyền chỉ hơn khối đối lập vài ba điểm. Vì thế tiếng nói đối lập tại nghị viện hay Quốc Hội Đức nói riêng (và các nước dân chủ nói chung) mới mạnh và có một giá trị khác. Đâu như DDR trước đây: "nói cũng đảng và quyết định cũng đảng"!
Năm tuần trước khi bầu cử lại QH Đức, ban lãnh đạo các đảng và hai ứng cử viên Thủ Tướng Merkel, Schroeder bắt đầu xuôi ngược trên toàn liên bang Đức để trực tiếp nói chuyện và vận động cử tri đi bầu. Kết quả thăm dò ý kiến cử tri mới nhất cho biết đảng CDU hiện đang dẫn đầu với 42% số cử tri ủng hộ, SPD được 28%, Xanh: 8%, FDP: 7% và Tả Khuynh (WASG) được 11%. Nhìn sơ qua kết quả trên chúng ta (tạm thời) có thể nói rằng liên minh Đen-Vàng (CDU+CSU+FDP) với 49%, vị chi hơn liên minh Đỏ+Xanh+Tả Khuynh (tính chung chỉ được 47%) 2 % và như vậy có thể thay thế chính phủ đương nhiệm Xanh-Đỏ lên cầm quyền chính nước Đức. Tuy nhiên như chúng tôi đã dẫn chứng ở trên, chắc chắc sẽ còn vài thay đổi từ đây cho đến ngày bầu cử. Ảnh hưởng cuộc tranh luận trên TiVi vào đầu tháng 9.2005 giữa hai ứng cử viên Thủ Tướng Merkel-Schroeder cũng như những cuộc vận động tranh cử của tất cả những đảng phái trong thời gian tới thế nào cũng sẽ đóng một vai trò khá quan trọng để cho các cử tri còn đang phân vân chưa biết bầu cho ai, Merkel hay Schroeder; bầu CDU, SPD, FDP, Xanh hay WASG (") dễ dàng lựa chọn và sử dụng lá phiếu dân chủ của mình hơn.
Tóm lại, bàn cờ chính trị Đức đã được bày ra đánh giữa các đảng phái Đức, kết thúc như thế nào còn tuỳ theo kết quả cuộc bầu cử Quốc Hội Đức trong vòng 5 tuần nữa, vào tháng 09.2005 sắp tới.
Chúng ta kiên nhẫn chờ xem !
* Lê Hoàng Thanh (Lễ Thăng Thiên, 15.8.2005)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.