Hôm nay,  

Chính Trị Nước Đức: Tầm Quan Trọng Của Kết Hợp

17/08/200500:00:00(Xem: 5307)
15 năm kể từ khi bức tường ô nhục Bá Linh bị đạp đổ đưa đến sự thống nhất nước Đức, đảng PDS (hậu thân đảng Cộng sản DDR cũ) luôn tìm cách để hiện hữu trên chính trường Đức. Trong những năm đầu, PDS còn được hậu thuẩn, phần lớn từ người dân phiá Đông (DDR) nên PDS được tham chính, có đại diện nằm trong khối đối lập tại Quốc Hội (QH) Đức. Dần dà sự ủng hộ sút giảm, PDS không đạt được chỉ số tối thiểu 5% như luật bầu cử Đức ấn định nên trong kỳ bầu cử QH vào tháng 9.2002vừa qua bị loại ra khỏi chính trường. Nhiều chính trị gia thất sủng, bỏ đảng vì chẳng còn chỗ đứng. Chính cựu đảng trưởng PDS, Gregor Gysi, một luật sư và cũng là nhà chính trị gộc của PDS đã lên tiếng cho biết là công cuộc xây dựng, phát triển đảng PDS tại Tây Đức hoàn toàn thất bại. Gysi đã nói qua nhật báo Tagesspiegel là ông ta không còn mang ảo tưởng nữa vì trong tương lai gần đây đảng PDS sẽ chẳng còn có một ý nghĩa nào ở phiá Tây. Có thể PDS luôn sẳn sàng mở cửa đó nhận những chính trị gia như Oskar Lafontaine hay Ottmar Schreiner của đảng SPD (hai người này thuộc cánh tả SPD!) hay cũng dành cho những thành phần khuynh tả nhưng đối với thành phần khuynh tả này thì PDS lại có một sự dè dặt (Hemmungen). Vì thế theo Gysi, ảnh hưởng của PDS tại Tây Đức giống như là một đảng ngoại quốc mà thôi! Có thể Gysi khôn khéo đã ướm lời và đây là bước đầu Gysi muốn thực hiện, thay đổi chiến lược và chiến thuật, định sử dụng phương thức "kết hợp" không ngoài mục đích làm sống lại đảng PDS, tạo cơ hội cho PDS chen chân vào QH Đức, tham chính trở lại .
Để chuẩn bị cho đường lối mới này trong tương lai, bà Zimmer, nguyên nữ đảng trưởng PDS trong cuộc họp với các tỉnh bộ trưởng phía đông, ngoài chuyện yêu cầu phải tổ chức đại hội đảng đặc biệt ra, bà ta còn tuyên bố là sẽ không ra ứng cử chức chủ tịch đảng nữa. Đàng sau dự tính rút lui của bà Zimmer là sự ước mong của đảng PDS muốn bắt đầu trở lại với một đường lối chính trị mới, một nội dung và văn hóa mới! Tuy nhiên có nguồn tin cho rằng vì sự tranh chấp trong nộïi bộ đảng đã làm cho bà Zimmer phải đi đến quyết định nói trên. Vào hạ tuần tháng 10.2004, đại hội đảng PDS đã được tổ chức tại Postdam. Kết quả là ông Lothar Bisky, 63 tuổi, đã được tín nhiệm trong chức vụ đảng trưởng với sự ủng hộ của gần 90% số đại biểu tham dự. Riêng Gysi thì còn chần chừ chưa muốn trở lại chính trường với tư cách là ứng cử viên hàng đầu của PDS. Ngay sau khi tái đắc cử, Lothar Bisky lên tiếng cảnh cáo những đảng viên "thuộc cánh tả PDS" và nhấn mạnh rằng ông ta sẽ quyết liệt hơn trên phương diện chống đối đường lối chính trị của liên minh cầm quyền Xanh-Đỏ. Ông còn nói thêm là sẽ cố gắng đưa đảng PDS trở lại Quốc Hội Đức trong kỳ bầu cử vào tới. Cũng nên nhắc lại, Bisky đã cùng với Gysi rời bỏ Hội đồng lãnh đạo đảng PDS vào năm 2000. Nhưng khi thấy PDS thất bại bị loại ra khỏi nội các Đức sau cuộc bầu cử quốc hội năm 2002 vì không đạt được 5% số cử tri đi bầu (đảng PDS chỉ có hai nghị sĩ được bầu trực tiếp vào quốc hội!) nên ông ta lại trở ra nắm chức đảng trưởng PDS. Riêng Gysi, một nhà chính trị rất được dân Đông Đức mến chuộng thì còn ngần ngừ nên vào thời điểm nói trên chưa cho biết có ra ứng cử lại vào hay không, lí do ông ta viện dẫn là vì sức khoẻ kém cũng như vì lí do nghề nghiệp, Gysi là một luật sư thời DDR!
Song song đó, vài ngày sau cuộc bầu cử nghị viện NRW hôm 22.5.05 vưa qua, cựu chủ tịch đảng SPD Lafontaine đã trả lại thẻ đảng và rời bỏ SPD sau 39 năm là đảng viên của đảng này và gia nhập vào đảng mới được thành lập với danh xưng là WASG, gồm những thành viên thuộc cánh tả của SPD vì bất đồng ý kiến với Schroeder qua Agenda 2010. Hôm 28.6.05 vừa qua, cựu tỉnh bộ trưởng của đảng SPD bang Baden-Wuerttembemberg, ông Urich Maurer cũng nối gót ông Lafontaine, trả lại thẻ đảng, rời bỏ SPD và tuyên bố sẽ gia nhập đảng WASG, điều ông ta đã làm sau đó. Maurer cho biết là ông vẫn giữ chức nghị sĩ tại nghị viện tiểu bang nhưng với tư cách là một nghị viên độc lập. Maurer đã nói trong cuộc phỏng vấn qua đài phát thanh SWR1 rằng theo ông, đảng có khuynh hướng tả mới được thành lập WASG là cơ hội duy nhất có thể ngăn chận được sự bành trướng của liên minh Đen và Vàng (CDU/CSU và FDP) tại Đức. Ông còn nói, đảng SPD hiện tại của Schroeder sẽ không đem lại thêm một cái gì cụ thể nữa!
Cũng nên nói thêm, đảng WASG chủ trương vì công ăn việc làm và đòi hỏi công bằng xã hội và đã ra tranh cử nghị viện tại NRW ngày 22.5.05, nhưng chỉ được có 2% cử tri ủng hộ vì không có ứng cử viên nào nỗi tiếng để thu hút cử tri. PDS cũng lọt sổ tại NRW, số cử tri ủng hộ không đáng kể.
Nhận thấy đơn thương độc mã khó thành công, WASG tìm cách liên minh với PDS để cùng ra tranh cử quốc hội vào tháng 9.2005. Liên minh WASG & PDS này đổi danh xưng và lấy tên chung là "die Linkspartei" (xin tạm dịch là Tả Khuynh) và sẽ đưa hai ứng cử viên hàng đầu là Lafontaine và Gysi ra tranh cử mà theo giới chuyên gia về chính trị, đúng như ý Gysi đã bày tỏ trên đây. Với hai nhà chính trị gộc này, cả hai đều có tài ăn nói, hùng biện, rất tiếng tăm đối với dân chúng Đức nên liên minh Tả Khuynh (WASG & PDS) có rất nhiều triễn vọng trở thành đảng mạnh thứ ba sau CDU/CSU và SPD và theo giới thông thạo, thế nào cũng sẽ đắc cử vào quốc hội Đức. Không ngoài dự đoán của những chuyên gia nghiên cứu về chính trị và bầu cử Đức, từ 2% với WASG đơn lẻ, liên minh Tả Khuynh chỉ trong thời gian ngắn đạt được 11% sự ủng hộ cử tri trên toàn liên bang Đức, dựa theo kết quả thăm dò ý kiến mới nhất vừa được công bố.
Qua thí dụ trên chúng ta có thể rút ra một kinh nghiệm là kết hợp đôi khi mang lại kết quả tốt, đó là chưa nói đến chuyện qua sự kết hợp liên minh tả khuynh có chung tiếng nói mạnh hơn trong những cuộc vận động tranh cử. Tả khuynh đã biết khai thác khả năng và tài trí của Lafontaine ở phiá Tây và sự ưa chuộng của dân chúng phiáù Đông dành cho Gysi. Chính cũng nhờ sự kết hợp trên mà tả khuynh đã chiếm hơn 1/3 số cử tri phiá Đông ủng hộ, dẫn đầu tại đây làm cho CDU, Xanh, FDP, nhất là SPD lo ngại, lí do dễ hiểu vì Lafontaine vốn đi từ SPD mà ra, chỉ vì do sự tranh chấp và bất đồng ý kiến với thủ tướng Schroeder cùng ban lãnh đạo SPD nên phải ly khai.

Nhân tiện người viết đề cập tới một dữ kiện khác. Trong kỳ bầu Nghị viện hai bang Sachsen và Brandenburg vào ngày 19.09.04 vừa qua, cử tri ủng hộ hai đảng cực hữu DVU, NPD khá mạnh. Taiï bang Sachsen, lần đầu tiên kể từ khi Đức thống nhất, NPD chiếm được 9,2%, tính ra có 12 ghế đại biểu tại nghị viện này. Tại tiểu bang Brandenburg DVU được 6,1%, tính ra có 6 ghế đại biểu tại nghị viện. Vị chi lần thứ hai, sau 1999, DVU tham chính tại nghị viện bang Brandenburg trong khi đó hai đảng Xanh và FDP thì không được tham chính vì chưa hội đủ điều kiện qui định là phải được cử tri ủng hộ ít nhất 5%. Khuynh hướng cực hữu tuy chưa đáng kể trên bình diện liên bang nhưng có lẽ đang bành trướng tại các tiểu bang và chính đây là điểm làm cho dân Đức và các đảng dân chủ như CDU, SPD, Xanh hay FDP lo âu. Sợ rằng vì chủ trương và đường lối của NPD & DVU triệt để mang tính cách bài ngoại sẽ làm cho người ngoại quốc tránh né và không muốn đầu tư hay du lịch đến nước Đức nữa. Dựa theo sự nhận xét của những chuyên gia nghiên cứu về tình hình chính trị Đức, sở dĩ các đảng cực hữu được dân chúng ở phiá Đông ủng hộ hơn là vì dân ở vùng này có nạn thất nghiệp cao và họ không vừa lòng với đường lối chính trị hiện hành cuả liên minh cầm quyền. Ngoài ra, 75% cử tri tại Sachsen cho biết họ ủng hộ các đảng cực hữu nguyên nhân là vì bất đồng với chính sách cải tổ thị trường nhân dụng cuả chính phủ Schroeder cũng như vì tình trạng kinh tế kém cỏi tại đây, mà theo họ, các đảng phái lớn không đủ khả năng giải quyết nhanh chóng được tình trạng này!
Chưa hết, hai đảng cực hữu DVU và NPD, sau khi thắng cử vào nghị viện tại Sachsen và Brandenburg họ liền thay đổi chiến lược. Ban lãnh đạo hai đảng này cho biết là họ sẽ liên kết với nhau, cùng đứng chung một liên danh trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới. Lí do, theo đảng trưởng Udo Voigt (NPD) và Gerhardt Frey (DVU) là vì từ trước đến nay chính vì hai đảng tranh giành ảnh hưởng nhau nên họ thất bại. Nhưng bây giờ khác hẳn, trong tương lai chúng tôi phải kết hợp vì mục đích chính là DVU và NPD muốn đắc cử vào Quốc Hội (QH) Đức với liên danh "Nationales Buendnis" (xin tạm dịch là Liên minh các phong trào quốc gia!) để có chung tiếng nói tại đây! Ngoài liên minh tả khuynh đề cập ở trên, nếu DVU và NPD cũng thành công trong cuộc bầu cử QH sắp tới với chiến lược mới này thì có lẽ đây là điều mà các đảng phái, tổ chức quốc gia của cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại nên lưu tâm: phải kết hợp mới có sức mạnh. Phải biết đâu là phương tiện và đâu là cứu cánh nếu thật sự chúng ta muốn tranh đấu cho một VN tự do và dân chủ! Xin hãy lấy nước Đức nói riêng làm thí dụ. Dù đảng Xanh và SPD đôi khi có những chủ trương đường lối khác nhau, tranh cải dữ dội (phải nói là họ tranh luận trong tinh thần tương kính và dân chủ, sau đó là xong; nếu lỡ nặng lời khi tranh chấp đưa tới hiểu lầm, họ xin lỗi là hết chuyện! ) nhưng khi nhu cầu đòi hỏi thì họ cũng phải nhượng bộ nhau để đạt cho bằng được mục tiêu đã được đặt ra là chính phủ phải thông qua các đaọ luật mà liên minh cầm quyền muốn thay đổi: điển hình là sự cải tổ về sức khoẻ, về luật di dân hay mới đây sự cải tổ Hartz IV...
Như chúng ta thấy, nhu cầu kết hợp rất cần thiết. Chưa vội nói đến thống hợp. Đảng tả khuynh Đức tuy chủ trương là cùng ra tranh cử chung nhưng mỗi đảng vẫn giữ nguyên cơ cấu đảng, độc lập hoạt động. Họ chưa thống hợp vì chờ xem sinh hoạt hai đảng trong tương lai có nhịp nhàng hay còn nhiều dị biệt cần phải san bằng trước khi đảng giải thể, đưa đến sự thống hợp hoàn toàn. Đây là mô hình căn bản của một tổ chức chính trị. Một điểm khác người viết đề cập đến là phải tạo điều kiện tốt cho sự kết hợp hay liên minh. Hai đảng chửi nhau thậm tệ, hay hai ba ông bự trong bang lãnh đạo 2 đảng bôi báng nhau rồi kéo thêm bè thêm phái công kích nhau chẳng dân chủ tí nào thì chắc chắn là hết thuốc chửa. Chuyện kết hợp hay ngồi lại với nhau sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không muốn nói là bất thành.
Ngoài ra, sự kết hợp cũng đòi hỏi nhiều yếu tố khác như sự tế nhị hay nhượng bộ nếu cần. Xin đơn cử một ví dụ ở Bắc Đức. Sau kỳ bầu cử nghị viện bang Schleswig-Stein, ứng cử viên SPD, bà Simonis dầu thua điểm CDU nhưng muốn nắm quyền tiếp nên tìm cách liên minh với hai đảng nhỏ thành lập chính phủ thiểu số. Nhất định không chịu kết hợp với Carstensen (CDU) thành lập liên minh lớn, lí do dễ hiểu, trong một liên minh lớn bà ta mất chiếc ghế thống đốc. Vì quá cục bộ, không thức thời và tham quyền cố vị nên bà Simonis xem như thân bại danh liệt, sau khi bị người trong nội đảng bỏ phiếu chống không chịu bầu bà ta vào chức Thống đốc. Ông Carstensen tế nhị hơn, không cạn tàu ráo máng nên trước sau vẫn đề nghị SPD ngồi lại nói chuyện với CDU vì quyền lợi chung của dân dựa theo kết quả bầu cử. Carstensen khác với Simonis ở điểm là ông ta "luôn hé mở cỗng hậu chờ đảng SPD vào", không coi cái "tôi" quá quan trọng, chỉ ngồi chờ ai muốn gì thì tới nói chuyện nên vấn đề ngồi lại thương thảo với đảng SPD chẳng khó khăn gì, sau khi bà Simonis tuyên bố từ giả chính trường. Kết quả, chính qua sự tế nhị, không ồn ào trên phương diện chính trị Carstensen đã kết hợp với SPD lên nắm quyền tại Schleswig-Holstein, đưa ông ta lên đài danh vọng...
Qua những dữ kiện trên chúng ta có thể ghi nhận được vài nhận xét như sau:
-- Muốn có tiếng nói mạnh mẽ hơn, nôm na gọi là muốn có thế đi, cần phải kết hợp như PDS & WASG đã làm..
-- Để đi đến một sự kết hợp, ít ra một tổ chức hay đảng phái phải chứng tỏ là mình hiện hữu và có ít thực lực, chưa nói đến chuyện nếu tổ chức có nhân sự giỏi, khả năng cao như Lafontaine, Gysi, Maurer .... càng tốt thôi.
-- Muốn đạt được mục tiêu vì nhu cầu đòi hỏi (ví dụ DVU &NPD muốn lọt vào quốc hội Đức) thì tùy theo trường hợp phải biết nhân nhượng nhau và phải biết tránh đi sự cạnh tranh không cần thiết chỉ làm suy yếu nhau thôi khi mà hai tổ chức xem như có cùng một chủ trương, đường lối như hai đảng hữu khunyh DVU và NPD muốn thực hiện.
-- Với những cá nhân tham quyền cố vị, cục bộ (như bà Simons chẳng hạn), chỉ thích làm vua một cõi sẽ không giúp được gì nhiều cho một sự kết hợp hay đại cuộc, nếu không muốn nói là đưa đến sự bế tắt. Nên noi gương Carstensen, rất tế nhị dầu ông ta đang ở thế mạnh nhưng không bao giờ khép kín cửa lại (rốt cuộc vẫn ngồi một mình !) để đối phương phải bỏ đi vì có lẽ ông ta nắm vững được căn bản của vấn đề, nhất là trên phương diện chính trị. Tuy SPD trước đây là đối thủ của CDU và của ông ta đó nhưng nếu tình thế bắt buộc, thì chính SPD sẽ trở thành bạn. Không sai, vì CDU đã kết hợp với SPD thành lập liên minh lớn, nắm quyền tại bang Schleswig-Holstein.
Tóm lại, kết hợp là nhu cầu cần thiết trên phương diện chính trị nói riêng. Ngay cả trên những phương diện khác như kỹ thuật hay kinh tế sự kết hợp cũng không thể tránh được. Anh hay quốc gia này giỏi về phương diện này. Người khác và quốc gia khác giỏi phương diện kia. Nếu biết phối hợp và kết hợp thì hiệu quả đạt được chắc chắn cao hơn, đó là chưa kể công sức và thì giờ được tiết kiệm rất nhiều!

* Lê Hoàng Thanh (Trung tuần tháng 8.2005)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.