Hôm nay,  

Người Anh Em Da Vàng Dõi Theo

19/08/200500:00:00(Xem: 5315)
Bài viết của Wojciech Duda - Dudkiewicz

Nói tới người Việt Nam, chúng ta nghĩ ngay tới những quầy bán áo rẻ tiền và quán ăn. Ít ai biết rằng trong vòng vài năm trở lại đây Ba Lan đã trở thành một trong những trung tâm quan trọng nhất trên thế giới của đối lập Việt Nam.
Ở ngay tại thủ đô Vác-sa-va chúng ta có thể bắt gặp họ ở mọi nơi. Trên Sân Vận Động 10 năm (sân chơi thể thao bị bỏ hoang, nơi người Việt tập trung đông đảo nhất, hành nghề buôn bán vải vóc, là khu tập trung nhiều người Việt bất hợp pháp nhất - HT), đã từ lâu, người Việt Nam chen chân trong "khu người Việt." Ở đây họ có thợ cắt tóc, luật sư, có cả thư viện Việt Nam để mượn sách báo và băng cát-sét. Từ sáng tinh mơ, họ đã mở quầy hàng của mình. Trước khi bắt đầu bán hàng, họ kẹp tờ 50 đồng vào hộ chiếu. Công an lúc nào cũng chỉ một giọng điệu: "Cho tôi xem hộ chiếu hay là chúng ta có cách giải quyết khác"" Công an biết rõ rằng nếu có đem ông "mọi vàng" ra mổ sẻ thì ông mọi vàng không bao giờ đệ đơn kiện bởi như vậy coi như là ông ta tự xin được trục xuất về Việt Nam. Có nhiều khi chính ông công an đó gặp lại ông mọi vàng trong quán ăn châu á, quán Tàu, bởi đối với người Ba Lan thì người châu á nào cũng là Trung Quốc cả. Buổi chiều về thì dân châu á đầy dẫy ở mạn sau Cánh Cổng Sắt, trong những khu nhà tập thể của thời cộng sản giữa trung tâm thủ đô, trong hàng ngàn những căn phòng chật chội, không ban-công, bếp núc tăm tối. Quần áo rẻ tiền, quán ăn Trung Quốc, các khu tập thể chật hẹp - chúng ta chỉ biết đến người Việt Nam đến thế là cùng. Họ tồn tại vì đang có họ ở đó. Trước đây họ cũng đã tồn tại và sẽ còn tồn tại.
Đối với người Ba Lan bình thường thì ông da vàng là ông da vàng. Chẳng anh Ba Lan nào ngờ được rằng chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, ngay bên dòng Visoa đã hình thành một trong những trung tâm lớn nhất của người Việt di cư. Hàng ngàn người Việt qua lại giữa Vác-sa-va và thành phố Sài Gòn đưa về đất nước mình không chỉ có tiền không. Nhiều người trong số họ, mãi tới khi sang Ba Lan mới biết rằng con người ta có quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và không ai phải bị bỏ tù không án. Người Việt Nam nhắc tới các từ "Va-oen-sa," "Jean Paul đệ Nhị," "Solidarnosc" (Công Đoàn Đoàn Kết) một cách nể trọng. Thế hệ con cháu họ bắt đầu cất lên tiếng nói, thế hệ không còn liên quan nhiều nữa tới Sân Vận Động 10 năm. Họ thấm nhuần văn hóa Ba Lan nhưng cũng không muốn chối từ gốc rễ mình. Họ phát hành báo chí, lập trang net, họ tư duy về giải pháp cho một Việt Nam không cộng sản.
Tôn Vân Anh, sinh viên xã hội học và biên tập viên tờ "Cầu Vồng" phát hành tại Vác-sa-va sang Ba Lan với cha mẹ khi còn là học trò hơn mười năm trước. Từ mái trường Việt Nam, cô mang theo những hình ảnh về bác Hồ, hạnh phúc ấm no tại Việt Nam để sau này phải chạm trán một cách đau đớn với thực tại. "Ba Lan đối với chúng tôi không chỉ là một khám phá kinh tế mà là một miền đất mới của chính trị," cô nói. "Chính chúng tôi cũng đã phải sống bao năm dưới sự kìm kẹp của láng giềng khổng lồ. Người Việt rất anh dũng, chăm chỉ và chúng tôi thích được làm những điều không tưởng. Chúng tôi thoải mái khi ở Ba Lan, hơn là ở Đức hay Tiệp, bởi người Ba Lan và người Việt Nam rất tương đồng. Điều này không hề thay đổi ngay cả khi các nhân viên công sở tìm mọi cách bôi xấu nước Ba Lan trong mắt chúng tôi," Vân Anh nói vậy. Cô gái Việt Nam này mở các khóa tiếng Ba Lan cho người đồng hương mình và giúp họ phiên dịch, cô kể cho họ sự thật những gì đang xảy ra tại nước Việt Nam. Các bạn cô, những người cùng xuất bản tờ Cầu Vồng đã sang nước khác. "Tôi ở lại vì cảm thấy tôi còn có ích cho những người Việt tại đây."
Nguyễn Thanh Sơn, người quen của Tôn Vân Anh cũng bằt đầu như hàng ngàn người Việt tại đây. Anh tới Ba Lan theo dạng du lịch nhưng thật ra là có ý định kiếm tiền và sau đó cuốn gói đi về. Cuối cùng anh không trở về Việt Nam, anh cưới vợ ở Ba Lan và ở lại đây luôn. Hồi đầu mới sang, anh bán hàng vải cho một người bạn mình, toàn quần áo và giày dép rẻ tiền. Hiện nay thì anh có cửa hàng máy tính tại vùng Nadarzyn ngoại ô Vác-sa-va. "Tôi có biết buôn bán là gì đâu, sang Ba Lan tôi mới học cách buôn bán đấy chứ," Sơn nói. Cùng lúc đó anh Sơn nhận thấy rằng cộng sản là một chính thể tội lỗi. "Tôi đọc nhiều sách báo về chế độ cộng sản và thế mới mở được con mắt" anh nói. Hiện anh đồng biên tập tờ "Đàn Chim Việt" và anh giải thích cho đồng hương của mình Việt Nam phải là đất nước như thế nào.
Nguyễn Thanh Sơn biết rõ vì sao những tư tưởng đối lập được hình thành trong suy nghĩ của người Việt chỉ khi mà người ta được ra nước ngoài. Bởi khi đó họ có cơ hội kiếm được chút ít tiền. Người ta chỉ có thể đọc Norwid (nhà thơ lỗi lạc của Ba Lan) khi mà dạ dầy đã đủ no. Mà rõ ràng là những người Việt tại Ba Lan ngày càng thịnh vượng hơn. Họ kiếm ra tiền thế nhưng đồng thời, muốn hay không thì họ vẫn bắt gặp những sách vở tự do, không có kiểm duyệt.
Anh Thọ, hơn ba mươi tuổi, e ngại không muốn tiết lộ danh tính mình. Khi còn ở trong nước anh không hề nghĩ rằng lại có thể phê phán chính quyền. Anh bỏ nước ra đi khi không còn cách nào trốn chạy công an Việt Nam hàng ngày tới viếng thăm cửa hàng bé nhỏ của anh và đòi hối lộ. "Tôi cứ nghĩ rằng chính thể tốt, chỉ có các nhân viên là không tốt," anh nói. "Bây giờ thì tôi hiểu rằng ở Việt Nam bao tiềm năng xã hội bị hủy hoại vì những người giỏi thì không có việc làm, trong khi đó thì chỉ có những ai có móc ngoặc với đảng chiếm chỗ với công ăn việc làm." Anh Thọ một năm nay làm quán ăn ngay Trung tâm Vác-sa-va, anh cũng đã nhận thấy rằng ở Ba Lan cũng có hối lộ và Ba Lan nói chung chẳng phải là lý tưởng. - Thế nhưng mà tại Ba Lan thì ai cũng công nhận rằng tham nhũng là điều xấu mà người ta tìm mọi cách dẹp bỏ. "Ở Việt Nam thì đây là đề tài cấm kị," anh nói.
Rất nhiều những thân hữu nói như vậy. Trong số này có người về Việt Nam và họ gặp vấn đề không hội nhập lại được với xã hội nước mình. "Khi đã một lần thả con chim ra tự do thì không bao giờ có thể nhốt nó lại vào trong lồng," Tôn Vân Anh nói. Tệ hơn, nếu con chim đã bay ra tự do mà lại còn hoạt động chống đối chính quyền tại Việt Nam ngay ở Ba Lan: cộng đồng di cư nằm trong sự kiểm soát rất chặt chẽ của công an ngầm. Nếu phải về Việt Nam thì họ không thể trông chờ sự thương hại từ phía chính quyền. Nếu may thì không bị đi tù, thế nhưng chắc chắn là không tìm được việc làm. Hi vọng duy nhất để tồn vong là di cư lần nữa, lại bất hợp pháp, ví dụ như là tới Ba Lan, nơi mà chính quyền nước này nhìn những người Việt "đã thức tỉnh" với ánh mắt không thiện chí cho lắm. "Chính quyền của các bạn e ngại những xung khắc ngoại giao và kinh tế thế nên đối với chính quyền thì sự việc rất giản đơn, là chúng tôi sang đây chỉ để kiếm tiền bất hợp pháp," Tôn Vân Anh nói.


Ông Jan Wegrzyn, giám đốc ủy ban về hồi cư và di dân thì nói rằng chỉ có vài người Việt được cư trú tị nạn trong hàng trăm trường hợp xin tị nạn tại Ba Lan. Chỉ có vài người đó chứng minh được rằng ở trong nước họ bị đàn áp. Ông giám đốc mô tả cộng đồng người Việt ở Ba Lan như sau: "Đầu tiên là thế hệ di dân sang Ba Lan học đại học từ thời Ba Lan còn là Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan, tiếp theo là những người sang Ba La nhưng năm 90 bổ sung thêm cho thế hệ trước và tiếp theo chân thế hệ này là những người bị quyến rũ bởi những câu chuyện về miền đất hứa Ba Lan."
Linh Mục Edward Osiecki, dòng Ngôi Lời, cha đỡ đầu kể chuyện về anh Tuấn, một trong 400 con chiên của mình. Anh này, mỗi lần Cha hỏi vì sao anh bỏ quê nhà ra đi thì anh buông một câu: "Đi kiếm ăn." Vị Linh mục không thôi, vẫn hỏi tiếp. Mãi lúc đó Linh mục mới được nghe rằng khi chính quyền bắt đóng cửa nhà thờ ở quê anh Tuấn thì anh tổ chức cầu nguyện tại nhà mình. Anh bị bỏ tù, mất việc và không bao giời còn tìm được việc làm nữa. "Hãy thử tưởng tượng xem, sau những biến cố đó, Tuấn vẫn không hiểu rằng mình là nạn nhân bị chính quyền trù dập," Linh mục kể "Bởi anh ta nghĩ rằng nếu chính quyền bỏ tù anh, đuổi việc anh thì chắc là bởi họ có quyền được làm những việc đó. Người Việt ngay từ bé đã bị nhồi sọ, rằng họ đang sống trong một đất nước tươi đẹp nhất thế gian. Mãi khi sang tới đây, tới Ba Lan, họ mới được mở tầm nhìn."
Một con chiên khác của Linh Mục, ông Trần Ngọc Thành, chủ tiệm ăn tại trung tâm Vác-sa-va nói rằng ông được mở mắt gần 40 năm trước, khi ông sang Ba Lan học đại học. Thành phần đóng góp xóa bỏ mê muội của ông Thành là nhóm ZOMO, trong những năm 1968 -1970 đã hành hung những người đi biểu tình là sinh viên và công nhân viên, còn chĩa súng bắn những người này nữa. "Khi trở về Việt Nam, tôi mới có những nghĩ suy: xã hội chủ nghĩa bắn người ư"!" ông Thành nhớ lại. Trong những năm 80, khi trở lại Ba Lan làm tiến sĩ, ông tận mắt chứng kiến "mùa xuân nhân loại." Công Đoàn Đoàn Kết phục hồi, Bàn Tròn, cách mạng nhung tại Praha và sự sụp đổ của bức tường Berlin. Không đắn đo nhiều, ông Thành gửi trả Đại Sứ Quán Việt Nam thẻ đảng và ở lại Ba Lan vĩnh viễn. Sau vài năm thì Cộng Hòa Ba Lan thứ III công nhận ông là công dân nước này. Năm ngoái ông cùng với một số bạn bè thành lập Tập Hợp Dân Chủ vì Việt Nam và đại diện cho người Việt Nam trong liên hệ với các tổ chức của Ba Lan. Cùng cộng tác với Tôn Vân Anh và Cha Osiecki, họ cùng nhau đi thăm người Việt trong trại trục xuất, lo liệu về y tế, pháp luật và công ăn việc làm. "Tôi rất mong mỏi," ông Thành nói "rằng Việt Nam sẽ đi theo con đường của Ba Lan."
Ông Thành rất tự hào rằng ông có sự cộng tác của những nhà hoạt động đối lập trước kia của Ba Lan: Robert Krzyszton, Krzysztof Lozinski, Miroslaw Chojecki. Những người này coi việc giúp đỡ người Việt đồng nghĩa với việc trả món nợ danh dự cho Ba Lan cho thời mà cả thế giới giúp đỡ đối lập Ba Lan. Lại một lần nữa giấy bút, máy photo, sổ điện thoại và ví da được lôi ra. Họ có sự hậu thuẫn của những người quen cũ như: dân biểu Romaszewski (chuyên trách các vấn đề nhân quyền, liên tục 16 năm qua làm dân biểu Thượng viện, là một trong những nhân vật uy tín nhất - HT), Krzysztof Markuszewski, người từng biên tập báo "Robotnik" (Công Nhân) hay ông Michal Drozdek giám đốc viện Paderewski. Những người này dành chỗ trên trang web và trên các ấn bản của mình cho vấn đề Việt Nam, nhường cả trụ sở, điện thoại và nhiều khi cả thời gian rảnh của mình. Ông Lozinski, nhà báo, leo núi thể thao và sư phụ Công-Phu mô tả những sự kiện xung quanh những người ông đang bênh vực trên trang web của mình là "Kontrateksty." Hết sự kiện nóng hổi này đến những li kì kia: đưa người Việt Nam vào Ba Lan qua đường dây đưa người bất hợp pháp với đường dây tội phạm quốc tế có tổ chức, nỗi khổ ải suốt nhiều tháng vật lộn tại Trung Quốc và Nga tới biên giới Ba Lan không hợp pháp.
Ông Lozinski biết quá rõ bức tranh thường ngày của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, tên chính thức của nước Việt Nam, như thế nào. "Cũng như nước mình thời Stalin vậy, chỉ có điều là trong lúc này, quốc tế câm nín mà thôi," ông đánh giá vậy. "Sự câm nín trước vấn đề Việt Nam bắt nguồn từ việc huyền thoại hóa chiến tranh Việt Nam. Thế giới không muốn biết rằng phe cộng sản đã giết hại hơn chục triệu người trước và sau chiến tranh, san bằng bao làng quê, chôn sống bao người. Vậy mà Việt Nam lại được coi là đất nước không ngoại lệ, dầu nhà cầm quyền là cộng sản," ông nói. Vấn đề phát triển kinh tế làm cho hình ảnh nước Việt Nam trở nên không rõ ràng. Tuy vậy, tờ "The Economist" danh tiếng vẫn viết rằng Việt Nam "gần Cuba hơn là gần Trung Quốc."
Mối liên giao với các nhân viên ủy ban hay chính sách của chính quyền đối với người Việt tị nạn tại Ba Lan lại là chuyện khác. Có thể mô tả là: "tuyệt đối không phát visa. Chỉ có người của độc tài mới có được visa nhập cảnh vào Ba Lan. Như vậy mới dễ kiểm soát người Việt tại đây," ông Lozinski nói. Mới đây, ông có tổ chức vận động giúp đỡ 6 người Việt của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, những người bị chính quyền từ chối tị nạn tại Ba Lan. Tòa tiếp tục khước từ, gây thật nhiều mâu thuẫn bởi sáu người này là những nhân vật thuộc dạng điển hình cho tị nạn. Cô Ngô Thị Lan, sinh viên Hà Nội, bị đuổi học vì gửi thư email về những hành vi chính quyền trù dập đối lập. "Tôi bị bắt, bị theo dõi thế nên là tôi phải bỏ trốn," cô tâm sự. Bạn của Lan, anh Nguyễn Thanh Bình, làm công nhân tại Hà Nội, sau khi bị đánh đập và giam giữ do phê bình chính quyền địa phương cũng không còn gì để tìm tại Việt Nam. Tại Ba Lan, sau khi nói chuyện và nghiên cứu tài liệu dân chủ, anh hiểu rằng trước kia anh đã từng làm điều không tưởng. "Đấu tranh riêng lẻ, trong những nhóm nhỏ là vô nghĩa," anh nói.
Robert Krzyszton và các bạn bè của ông giúp đỡ những người như Ngô Thị Lan và Nguyễn Thanh Bình, giúp tìm người phiên dịch, viết đơn, biên tập báo hay cũng có khi tìm chỗ cho họ sống tại gia đình người tốt. Họ quảng bá vấn đề người tị nạn bất kì nơi nào có thể. Nhờ có sự giúp đỡ của ông Robert năm ngoái tại Vác-sa-va đã diễn ra Đại hội người Việt di cư đầu tiên và Diễn đàn báo chí Việt Ngữ tự do.
Vài tháng trước, các vị này đã được đánh giá cao. Trên một diễn đàn điện tử xuất hiện thư của người mà theo họ là dính líu tới Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan. Bức thư mang tính đe dọa những nhà hoạt động đối lập Việt Nam và ông Krzyszton, Lozinski lẫn Chojecki, gọi những người này là "những tên gián điệp hạng nặng," những người sẽ bị "sử tội đích đáng." "Phần thưởng cũng sẽ thích đáng, rằng độc tài Việt nam rốt cuộc sẽ ngã gục," Lozinski nói lại.
Kể cả người Mỹ cũng phải bỏ thua trước cộng sản Việt Nam. Biết đâu Ba Lan sẽ thắng họ" Chỉ có điều người Ba Lan có muốn hay là không" Trần Ngọc Thành nói rằng không có ngày nào là không có đồng hương của ông tới mách chuyện về những công an và cảnh sát Ba Lan, những người rất khoái kiểm tra người vàng, dọa dẫm và ăn hiếp những người này. Lozinski, Krzyszton, Chojecki buông tay "chính sách của Ba Lan và những hành vi của các vị mặc đồng phục là cái giá mà người Việt phải trả cho sự tự do. Mà đáng ra, họ chỉ phải trả giá thấp nhất."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.