Hôm nay,  

30 Năm Quốc Hận 30 Năm Xây Dựng Cộng Đồng

15/08/200500:00:00(Xem: 5196)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 30 Năm Quốc Hận, Sàigòn Times đã lần lượt đăng các bài thơ văn về 4 chủ đề chính: Thứ nhất, tố cáo tội ác CS; thứ hai, tái tạo các bi kịch vượt biển, vượt biên của người Việt tỵ nạn; thứ ba, vinh danh các trận đánh, các anh hùng vị quốc vong thân cách đây 30 năm; và thứ tư, xiển dương tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN. Ngoài ra, để kỷ niệm 30 năm cộng đồng người Việt định cư thành công tại Úc, kể từ số báo ngày 26/5/2005, Sàigòn Times lần lượt đăng các bài phỏng vấn qúy vị lãnh đạo CĐNVTD, để qua đó, qúy độc giả có dịp thấy được lịch sử quá trình thành lập của cộng đồng người Việt tự do tại Úc trong suốt 3 thập niên qua, đồng thời có được một định hướng về hướng đi của cộng đồng trong tương lai. Nhìn chung, các bài phỏng vấn đều có 7 câu hỏi:

1. Xin qúy vị cho biết, trong thời gian nào và hoàn cảnh nào, qúy vị chấp nhận dấn thân, lãnh đạo cộng đồng" Bối cảnh của cộng đồng vào lúc đó có những thuận lợi gì, những khó khăn gì" Ban Chấp Hành của qúy vị gồm những ai" Qúy vị đã lãnh đạo CĐ qua mấy nhiệm kỳ" Tại sao"

2. Suốt thời gian lãnh đạo CĐ, trên phương diện đối nội và đối ngoại:
2.a. Đâu là những khó khăn nhất, những thuận lợi nhất"
2.b. Những thành công nhất, những tồn đọng nhất"
2.c. Những biến cố quan trọng có ý nghĩa nhất"
2.d. Những cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tiêu biểu nhất"
2.e. Những bài học quan trọng nhất"

3. Cộng đồng người Việt tại Úc trong mỗi giai đoạn đều có những điều đặc biệt, mỗi vị lãnh đạo cũng có những điểm đặc biệt. Xin cho biết, những đặc biệt đó"

4. Nếu trở lại thời điểm đó với cùng cương vị lãnh đạo CĐ, điều gì qúy vị sẽ làm / hoặc không làm, để cộng đồng có thể thành công hơn"

5. Là những người dấn thân làm việc cộng đồng, xin qúy vị cho biết, sự dấn thân đó đã có những ảnh hưởng đến đời sống của qúy vị và gia đình như thế nào"

6. Xin qúy vị cho biết, viễn ảnh của Úc, của Việt Nam, của cộng đồng người Việt tại Úc, và của cộng đồng người Việt hải ngoại, trong thời gian 10 năm, 25 năm, và 50 năm sắp tới, sẽ như thế nào" Với viễn ảnh đó, mối quan hệ Úc, VN, cộng đồng người Việt tại Úc, và cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ phát triển ra sao" Và cộng đồng người Việt nên đóng vai trò chủ động gì, trong mối quan hệ hỗ tương này"

7. Cuối cùng, xin qúy vị chia sẻ những tâm sự đặc biệt với qúy đồng hương"

Sàigòn Times xin chân thành cảm tạ thì giờ qúy báu cùng công sức và tâm huyết của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc đã tận tình trả lời các câu hỏi của báo SGT, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả, những kinh nghiệm, tâm tư, cùng nguyện vọng của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc.

BÀI SỐ 7: Phỏng Vấn Ông Nguyễn Ngọc Tần – Chủ Tịch CĐNVTDUC- Nam Úc 5 Nhiệm Kỳ

Tóm Tắt Tiểu Sử ÔNG NGUYỄN NGỌC TẦN:

Ông Nguyễn Ngọc Tần sinh năm 1940 tại miền Bắc Việt Nam.
Trưởng thành tại Miền Nam Việt Nam
Tốt nghiệp cử nhân Luật khoa, Cao học Kinh Tế.
Nguyên phó Tổng giám đốc Tổng Nha Ngân Khố, Bộ Tài Chánh VNCH
Cựu chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc và phó chủ tịch Cộng Đồng NVTD/LBUC.

*

LTS: Nam Úc là một tiểu bang đặc biệt, chỉ chiếm 12.8% lãnh thổ Úc và 8% dân số Úc, nhưng diện tích trồng nho làm rượu chiếm tới 42% của cả nước. Trong tổng số 1.5 triệu người của toàn tiểu bang, số người dùng tiếng Việt được xếp hàng thứ tư sau tiếng Anh, Ý và Hy Lạp. Là một cộng đồng tỵ nạn cộng sản, nên ngay sau khi những người Việt đầu tiên được định cư tại tiểu bang Nam Úc, các cơ cấu hội đoàn, đoàn thể cũng như cộng đồng đã sớm được thành lập dưới sự lãnh đạo tận tụy của nhiều người Việt có uy tín, tạo nên những nền tảng chính trị, văn hóa, xã hội vững vàng, giúp người Việt tại Nam Úc hội nhập thành công vào xã hội mới, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh duy trì chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Úc, và đấu tranh đòi tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Trong số những người Việt lãnh đạo có uy tín tại Nam Úc, chúng ta không thể không kể đến ông Nguyễn Ngọc Tần, Chủ tịch CĐNVTD Nam Úc trong suốt 5 nhiệm kỳ từ 1987 đến 1997. Sau đây, Sàigòn Times xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài phỏng vấn ông Cựu Chủ tịch Nguyễn Ngọc Tần.
CÂU MỘT

Vừa đặt chân tới định cư tại tiểu bang Nam Úc, tại thành phố Adelaide, thủ phủ của tiểu bang được 2 ngày, tôi đã tham gia vào Ban Chấp Hành Cộng Đồng NVTN/NU, với trách vụ là Thủ Quỹ, thay thế BS Đức nghỉ đi học lại. Suốt hai nhiệm kỳ từ năm 1983 đến 1986, tôi đã làm việc với quý ông Chủ Tịch Vũ Ngọc Kha, Phó Chủ Tịch Trần Đình Thọ, Trần Nhật Chinh, Lê Luân Lý, Tổng Thư ký Nguyễn Văn Hậu. Sau đó ông Vũ Ngọc Kha và toàn Ban Chấp Hành rời chức vụ, giao trọng trách điều hành cộng đồng lại cho tôi. Tôi đã lãnh đạo Cộng Đồng NVTD/NU suốt 5 nhiệm kỳ liên tiếp, từ năm 1987 - 1997, với rất nhiều quý vị Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Thủ Quỹ như quý ông BS Ngô Anh Tuấn, Đặng Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Hoàng, Lê Văn Điệp, BS Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Quang Triệu, Trần Đắc Trí. Đặc biệt với sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Hội Đồng Cố Vấn gồm tất cả các cựu Chủ Tịch Cộng Đồng và quý vị thân hào nhân sĩ. Mặc dù đã rời chức vụ như quý ông cựu Chủ tịch 4 nhiệm kỳ trước, Nguyễn Văn Tươi, Dương Nguyên, Trần Văn Nhu, Vũ Ngọc Kha vẫn đóng góp, tiếp tay, vào công việc quản trị cộng đồng.
Bối cảnh của CĐ/NVTD/NU lúc đó đã và đang đi vào ổn định do công lao của quý vị Chủ Tịch và Ban Chấp Hành tiền nhiệm. Cùng với các cộng đồng người Việt trên toàn Úc châu, chúng ta đã có một danh xưng chính thức là Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, với một Ban Chấp Hành Liên Bang, do BS Bùi Trọng Cường làm Chủ Tịch, mỗi tiểu bang có một một Ban Chấp Hành riêng để điều hành. Cứ hai năm Cộng Đồng Liên Bang có Đại Hội bầu cử tân Ban Chấp Hành, xen vào đó mỗi năm có Đại Hội Điều Hành. Nhờ vậy, Cộng Đồng người Việt tự do Úc Châu có một cơ cấu tổ chức Liên Bang, thường xuyên gặp gỡ để giải quyết các công tác chung cấp Liên Bang và học hỏi lẫn nhau giữa các Tiểu Bang. Vì những gian khổ và đắng cay sau năm 1975, tinh thần của quý vị lãnh đạo Cộng Đồng và đồng bào lúc đó rất cao. Mặc dù chưa hề có kinh nghiệm trong lãnh vực điều hành cộng đồng, nhưng vì đã từng là quân nhân, công chức, giáo chức, trí thức trước đó nên quý vị lãnh đạo Cộng Đồng đã mau chóng kiện toàn cơ cấu tổ chức, điều hành và ổn định Cộng Đồng về nhiều mặt.

CÂU HAI

Lúc đó Cộng Đồng người Việt còn non trẻ. Có 3 nhiệm vụ chính mà Ban Chấp Hành Cộng Đồng các Tiểu Bang và Liên Bang phải thi hành; Đó là một mặt phải giúp đỡ đồng hương mau chóng hội nhập vào cuộc sống mới tại Úc Đại Lợi; Với con người và văn hóa có nhiều khác biệt; Một mặt phải cố gắng duy trì và phát huy những nét ưu việt của văn hóa Việt tộc tại quốc gia mình đang cư ngụ; Mặt khác phải chứng tỏ tư cách tÿ nạn chính trị của đại khối người Việt hải ngoại, những người phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, tản mạn khắp thế giới vì hiểm họa độc tài của CS. Xa hơn nữa, vì quyền lợi của đại khối dân tộc, phải đấu tranh toàn diện, để sớm đem lại tự do dân chủ cho người Việt trong nước. Điều này chỉ có được khi chế độ Cộng Sản phi nhân, phi lý được chấm dứt dưới mọi hình thức.
a/ Để đạt được những mục đích trên, Cộng Đồng gặp phải rất nhiều khó khăn, đầu tiên là nhân sự, những người chịu dấn thân, hy sinh quyền lợi riêng tư để phục vụ cộng đồng một cách vô vị lợi. Vì cuộc sống, đa số phải lăn mình vào công việc làm ăn, do đó mà thì giờ phục vụ cộng đồng rất ít ỏi. Chỉ có một thiểu số cam chịu lãnh tiền trợ cấp xã hội hay cựu quân nhân, phục vụ cộng đồng với toàn tâm, toàn thời. Mặc dù đầy nhiệt tình, nhưng những người dấn thân phục vụ cộng đồng còn thiếu khả năng quản trị, tài lãnh đạo... Do đó cần có thời gian học hỏi và kinh nghiệm. Sự ủng hộ của toàn thể thành viên của cộng đồng vô cùng quan trọng, nó quyết định thành quả của ban lãnh đạo Cộng Đồng.


b/ Thành quả quan trọng nhất là hầu hết các ban lãnh đạo Cộng Đồng các Tiểu Bang và Liên Bang, đạt được là đã hướng dẫn cộng đồng hội nhập mau chóng vào đời sống mới tại quê hương thứ hai. Trong lãnh vực nào, người Việt tại Úc cũng đã đạt được những thành quả rất khả quan, nhất là về phương diện học vấn; đây là chìa khóa mở tất cả các cửa trong xã hội Úc, dễ dàng đưa con người dù là tÿ nạn, lên danh vọng. Đầu thập niên 1990, một thống kê được công bố trên báo chí của Bộ Giáo Dục Tiểu Bang Nam Úc, đã xếp hạng cộng đồng Việt Nam tại Nam Úc đứng đầu tất cả các cộng đồng kể cả cộng đồng Úc về sĩ số sinh viên Đại Học so với tỷ lệ về dân số. Ngược lại với những thành công mà cộng đồng đạt được thì tỷ lệ sinh sản quá cao, các vụ ly hôn gia tăng và con em vướng vào con đường xì ke ma tuý ngày một gia tăng vì cha mẹ mải làm ăn, không quan tâm đặc biệt đến con em vào lứa tuổi 12-17, rất dễ bị lôi kéo vào những thói hư tật xấu.
c/ Hàng năm lãnh đạo cộng đồng và các phụ huynh vô cùng hãnh diện tham dự những buổi phát bằng tưởng lục cho các em học sinh lớp 12 đứng đầu các bộ môn với sự tham dự của Toàn Quyền Tiểu Bang. Học sinh Việt Nam luôn luôn đạt được các điểm số rất cao của tất cả các môn học. Ngoài ra, còn gì vinh dự cho bằng mỗi năm hai lần vào dịp Tết Âm lịch và Trung Thu, tất cả các viên chức cao cấp của chính quyền Liên Bang và Tiểu Bang của Úc đã đến thăm viếng và chung vui với đại khối người Việt tÿ nạn.
Mặt khác, mỗi năm một lần, người Việt tại các tiểu bang đã kéo nhau về biểu tình trước cái gọi là Tòa Đại Sứ của Cộng Sản Việt Nam, để nói lên lập trường tÿ nạn và đấu tranh cho tự do và dân chủ ở Việt Nam.
d/ Tất cả người Việt tÿ nạn đều là thành viên của Cộng Đồng người Việt Tự Do tại Úc. Vì nguồn gốc và điều kiện sinh hoạt, người Việt tại Nam Úc, cũng như các tiểu bang khác, đã kết hợp thành các tổ chức Hội Đoàn, tiểu biểu nhất là Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH, những người đã cầm súng bảo vệ tự do tại quê nhà, nay là chiến sĩ đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam. Các vị trong Hội giáo chức đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa Việt tộc tại hải ngoại. Trong các chiến sĩ văn hóa này của tiểu bang Nam Úc, phải nhắc tới sister Marie Trần Thị Niên, cựu Chủ Tịch Hội Giáo chức Việt, Nam Úc, cựu ủy viên văn hóa giáo dục của Cộng đồng Liên Bang; Người đã cùng các vị khác đấu tranh đưa được môn Việt ngữ vào các trường Đại Học và đã tổ chức liên tiếp các Đại hội văn hóa, giáo dục cấp Liên Bang tại các Tiểu Bang Nam Úc, NSW, Queensland và Victoria. Ngoài các Hội Đoàn và các cá nhân tiêu biểu trên đây, Tiểu Bang Nam Úc còn có rất nhiều Hội Đoàn và cá nhân xuất sắc khác trước đây và hiện nay.
e/ Những bài học quan trọng nhất trong việc quản trị Cộng Đồng là quan niệm hòa và đồng. Lãnh đạo Cộng Đồng phải biết tôn trọng các điểm dị biệt của tất cả các thành viên trong cộng đồng, phải biết phát huy các điểm tương đồng và nối kết các điểm tương quan của tất cả mọi người. Các tổ chức và Hội Đoàn cần tôn trọng lẫn nhau, hợp tác trong những công cuộc chung.

CÂU BA

Cộng Đồng người Việt tại Úc đã trải qua thời gian dài 30 năm, mỗi giai đoạn một khác. Việc mới phải có người mới. Mỗi thế hệ đáp ứng cho một giai đoạn. Lãnh đạo trước đây, cần có những người đã có kinh nghiệm với cuộc sống ở quê nhà, thấm nhuần văn hóa Việt tộc, hiểu rõ lịch sử của cuộc chiến đấu cho tự do trước đây. Lãnh đạo cộng đồng hiện nay và mai sau, ngoài những đặc điểm trên đây, còn cần có khả năng quản trị khoa học, sức hội nhập mau lẹ và quyết tâm bảo tồn cũng như phát huy văn hóa Việt tộc thật cao, đưa thế hệ con em về nguồn gốc dân tộc với các phong tục và tập quán tốt của dân Việt.

CÂU BỐN

Với tuổi đời chồng chất và sau 7 năm học hỏi quý vị lãnh đạo Cộng Đồng, trẻ tuổi hơn ở Tiểu bang NSW, nếu trở lại thời điểm trước đây lúc còn phục vụ cộng đồng người Việt tại Nam Úc, chắc chắn tôi sẽ phục vụ cộng đồng tốt đẹp hơn, biết kết hợp tất cả các thành phần của cộng đồng, tôn trọng các dị biệt và phát huy các tương đồng của mọi thành phần trong cộng đồng; nhất là áp dụng triệt để các phương pháp quản trị khoa học, phân công phân nhiệm rõ ràng, tận dụng được tất cả khả năng của mọi người mọi giới.

CÂU NĂM

Dấn thân phục vụ cộng đồng, chắc chắn có nhiều ảnh hưởng đến đời sống của con người kể cả tốt và xấu. Về mặt tốt, tôi có niềm hãnh diện vô bờ bến là được phục vụ đồng bào, quốc gia dân tộc tại hải ngoại; Điều này những tưởng đã bị chôn vùi trong ngục tù của chế độ CS. Các con tôi tự hào với tấm lòng hy sinh cho dân tộc của tôi, nên đã cố gắng học hành, ngày nay tất cả 4 đứa con đều thành nhân và thành công trong nhiều lãnh vực, nhất là Y khoa. Mặc dù phải chịu thiệt thòi về mặt tài chánh, vì suốt 14 năm phục vụ cộng đồng và 7 năm vừa qua tôi chưa hề có một đồng lương đem về cho vợ con, nhưng so với thành quả của tất cả cộng đồng người Việt tại Úc châu trong đó có con cái chúng tôi, thì tôi vẫn sung sướng với tình trạng “vô sản chí cốt” của tôi hiện nay.

CÂU SÁU

Theo qui luật vạn vật biến thiên, thì trong 10, 25 và 50 năm nữa, nước Úc, Việt Nam, cộng đồng người Việt hải ngoại phải thay đổi rất lớn với thời gian. Theo ý của tôi:
Nước Úc: Dù vẫn giữ chế độ quân chủ lập hiến hay đại nghị hoặc chuyển qua thể chế Cộng Hòa cũng vẫn còn giữ được những đặc điểm của một nền dân chủ tốt đẹp như các quốc gia khác. Theo pháp chế sử thì thể chế dân chủ hiện đang áp dụng tại các quốc gia tiến bộ như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Canada vẫn có nhiều ưu điểm hơn thể chế đã có của nhân loại từ trước cho đến nay.
Việt Nam: Theo đà tiến triển chung của nhân loại, dù có ngoan cố cách mấy, lãnh đạo của Việt Nam trong tương lai gần hoặc xa cũng phải biến thể như các nước Đông Âu và Liên Xô; Có như thế họ mới có thể sống còn trong một nước Việt Nam mới tự do thực sự và dân chủ đa nguyên, đưa đến thái hòa vĩnh cửu.
Cộng đồng người Việt tại Úc và hải ngoại: Thế hệ người Việt đầu tiên sẽ từ từ qua đi hoặc lui vào bóng tối. Lúc đó cộng đồng người Úc gốc Việt hoặc Anh, Pháp, Mỹ, Canada,.... gốc Việt, có mức độ hội nhập với cộng đồng bản xứ cao hơn, nhưng chắc chắn vẫn giữ được một phần bản sắc, văn hóa Việt tộc do thế hệ cha anh truyền lại, mức độ cao hay thấp tùy theo công sức của cha anh, các thế hệ đi trước để lại.
Trong tương lai mối quan hệ của Úc và VN càng ngày càng thân thiện vì một khi VN dứt bỏ ách thống trị độc tài đi vào tự do dân chủ thì sẽ cùng Úc và cộng đồng thế giới mạnh tiến trên đà phát triển. Lúc đó cộng đồng người Úc gốc Việt và các cộng đồng khác cùng Việt Nam sẽ có một mối quan hệ mật thiết vì cùng tương quan chủng tộc. Hậu duệ của những người Việt tÿ nạn khắp nơi trên toàn thế giới sẽ cùng nhau về xây dựng lại một nước Việt Nam mới cường thịnh thái hòa vĩnh cửu.

CÂU BẢY

Thưa quý vị đồng hương người Việt tại Úc, chúng ta đều là những người buộc phải bỏ nước ra đi, tản mạn khắp nơi trên thế giới, hãy sống cho xứng đáng là con Lạc cháu Hồng; cố gắng truyền tử lưu tôn những giá trị quý báu của văn hóa Việt tộc cho những thế hệ tương lai tại hải ngoại. Hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng người Việt vững mạnh tại nơi mình đang cư ngụ, để mọi người an vui sinh sống tại hải ngoại và cùng góp phần vào việc canh tân một nước Việt Nam mới có tự do và dân chủ thực sự.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.