Hôm nay,  

Nhật Hoàng Và Quyết Định Đầu Hàng Đồng Minh!

12/08/200500:00:00(Xem: 5653)
Đúng 60 năm trước, ngay khi trái bom nguyên tử thứ hai nổ tại Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945, hội đồng chỉ đạo chiến tranh tối cao của Nhật (JSWDC - Japanese Supreme War Direction Council) đang họp tại Đông Kinh để bàn thảo xem, trước những thiệt hại khủng khiếp tại Hiroshima, liệu Nhật có nên đầu hàng vô điều kiện hay không. Trong số 6 thành viên hiện diện có ba người chấp thuận đầu hàng còn ba người quyết chiến đấu đến người lính cuối cùng, viên đạn cuối cùng. Trong số ba người chủ hàng có ngoại trưởng Nhật là ông Togo và thủ tướng Nhật Suzuki. Người then chốt nhất trong phe chủ chiến là tướng Anami, Tổng trưởng chiến tranh.
Vì thái độ quyết chiến của tướng Anami nên hội nghị đi đến chỗ bế tắc. Tuy nhiên ngoại trưởng Togo và thủ tướng Suzuki lúc đó nhất định muốn chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá kể cả việc chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Vì vậy, hai vị liền bí mật hội kiến với Nhật Hoàng Hirohito và khẩn cầu Nhật Hoàng ban chiếu chỉ bắt hội đồng JSWDC phải mở cuộc họp thứ hai với sự hiện diện của Nhật Hoàng. Kết quả, Nhật Hoàng chấp thuận và cuộc họp thứ hai của hội đồng JSWDC đã được thực hiện ngay dưới hầm trú bom của Hoàng Gia vào lúc quá nửa đêm, tối ngày 9 tháng 8,
Sau khi trải qua phần nghi lễ triều kiến Nhật Hoàng, thủ tướng Suzuki đứng lên đọc các điều khoản của Đồng Minh trong bản tuyên cáo Potsdam. Kế đến, ngoại trưởng Togo lên tiếng yêu cầu mọi người nên chấp nhận các điều khoản trong bản tuyên cáo với điều kiện duy nhất: đặt Nhật Hoàng và vương quyền Nhật ngoài vòng phán quyết của Đồng Minh.
Ngoại trưởng Togo vừa dứt lời, tướng Anami lớn tiếng phản đối và cho rằng hành động đầu hàng là một sự sỉ nhục đối với truyền thống bách chiến bách thắng của quân đội Nhật. Trong suốt thời gian gần hai tiếng đồng hồ kế đó, cả hai phe tiếp tục tranh cãi bất phân thắng bại trong khi Nhật Hoàng vẫn ngồi bất động lắng nghe lời qua tiếng lại của cả hai bên.
Cuối cùng, Nhật Hoàng lên tiếng trong một giọng xúc động:
- Trẫm nghĩ rằng... tiếp tục cuộc chiến tranh trong hoàn cảnh hiện nay chỉ dẫn đến những tổn thất khủng khiếp cho thần dân Nhật và kéo dài sự chịu đựng đầy đau đớn đối với tất cả các dân tộc... Trẫm thấy rõ ràng đã đến lúc đất nước này, dân tộc này, không thể nào tiếp tục cuộc chiến, và khả năng bảo vệ bờ cõi quốc gia quả thực đã đến lúc kiệt quệ...
Lúc đó, mọi người hiện diện đều đứng im lìm lắng nghe lời của Nhật Hoàng trong một dáng điệu cực kỳ cung kính và trên gương mặt ai cũng lộ rõ vẻ xúc động vô cùng. Có người nước mắt chảy dòng dòng trên hai gò má. Ánh đèn trong căn hầm lúc tỏ lúc mờ cộng với tiếng bom nổ ì ầm từ xa vọng lại khiến khung cảnh vừa trang nghiêm lại vừa thê lương, chua xót...
Nhìn mọi người, Nhật Hoàng thở dài đau đớn rồi cất tiếng: "Đã đến lúc... chúng ta phải chịu đựng điều không thể chịu đựng nổi, phải chấp nhận điều tưởng chừng không thể chấp nhận nổi."
Sau đó, Nhật Hoàng ra lệnh cho ngoại trưởng Togo chấp thuận điều kiện đầu hàng vô điều kiện cùng những điều khoản đã đề cập trong bản tuyên cáo chung Postdam. Văn bản chấp thuận của chính phủ Nhật được gửi cho hai vị đại sứ Nhật tại Thụy Sĩ và Thụy Điển vào ngày 10 tháng 8.
Đúng 12 giờ trưa ngày 15 tháng 8 năm 1945, đài phát thanh trên toàn nước Nhật yêu cầu tất cả mọi thần dân Nhật đứng nghiêm trang để lắng nghe lần đâu tiên trong lịch sự lập quốc Nhật Bản lời tuyên bố của chính Nhật Hoàng.
Sau khi nhạc quốc ca Nhật Bản chấm dứt, Nhật Hoàng lên tiếng bầy tỏ niềm đau xót của ông trước những tang thương của đất nước, những tổn thất không gì hàn gắn nổi của thần dân vô tội. Nhật Hoàng cho rằng, chính những tổn thất đó là nguyên nhân khiến Ngài ra lệnh chính phủ đầu hàng. Nhật Hoàng cũng bầy tỏ niềm hy vọng tất cả mọi thần dân Nhật cùng cố gắng vượt qua giai đoạn hiểm nghèo nhất của lịch sử để xây dựng Nhật Bản trở thành một quốc gia phú cường trong tương lai...
Trong khi tiếng nói của Nhật Hoàng được lan truyền trên khắp nước Nhật, đông đảo thần dân Nhật đã òa khóc nức nở. Nhiều người đã qùy xuống đấm ngực, đập đầu khiến máu chảy đầm đìa... Nhiều người vừa chạy vừa la hét trong một tâm trạng đầy phẫn uất, đau đớn. Nhiều người lặng lẽ ôm con vào lòng rồi âm thầm khóc không thành tiếng. Nhiều ông già, bà lão đã khóc hu hu như con nít trong khi có những trẻ thơ lại trầm ngâm tư lự như những ông già... Thậm chí nhiều gia đình cả vợ chồng, con cái và tất cả đầy tớ trai gái đều cùng tự tử. Tại nhiều quốc gia Á Châu, trong đó có Việt Nam, tin Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đã khiến nhiều sĩ quan, binh lính Nhật phẫn uất mổ bụng tự tử...
Chính trong những giờ phút đau đớn, xót xa, tủi nhục của một quốc gia chiến bại đó, cả trăm triệu thần dân Nhật đều nghiến răng thầm nguyện, sẽ cố gắng hy sinh bằng mọi giá trong tương lai, dân tộc Nhật sẽ chinh phục thế giới một lần nữa, nhưng lần này không phải bằng sức mạnh của súng đạn, của bạo lực, mà bằng sức mạnh của kinh tế, của đồng Yên...
Quả nhiên, không đầy hai thập niên sau, từ trong tro tàn cùng phóng xạ bom nguyên tử của một quốc gia chiến bại, dân tộc Nhật Bản đã đứng dậy và trở thành một siêu cường kinh tế của thế giới.


Từ Lựu Đạn đến Bom Nguyên Tử!

Trái bom đầu tiên được thả từ phi cơ trong cuộc chiến tranh Balkans vào năm 1912. Tuy gọi là bom nhưng thực sự khi đó chỉ là những trái lựu đạn được chế tạo lớn hơn loại lựu đạn thường dùng trong bộ binh. Mãi đến 1916, Anh quốc mới chế tạo loại bom đặc biệt dùng cho phi cơ.
Thời gian Đệ Nhị thế chiến, kỹ nghệ chế tạo bom đã phát triển rất nhanh. Khi cuộc thế chiến bùng nổ vào năm 1939, trái bom lớn nhất chỉ nặng 227 kí với chiều cao một thước tám, đường kính 33 phân. Nhưng đến năm 1945 khi cuộc chiến sắp kết thúc, các quốc gia Đồng Minh đã chế tạo được những trái bom khổng lồ nặng 10 tấn với chiều cao 7 thước 6 và đường kính tới thước mốt. Nhưng dù những trái bom thường có khổng lồ mấy chăng nữa, sức tàn phá cũng không thấm vào đâu so với một trái bom nguyên tử.
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, trái bom nguyên tử đầu tiên với sức công phá 20 kilotons (tương đương 2000 trái bom 10 tấn) đã được Mỹ chế tạo và thả xuống thành phố Hiroshima khiến cả thành phố với diện tích trên 100 cây số vuông trở thành bình địa và hàng trăm ngàn người chết, mấy chục ngàn người bị thương.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về mức độ công phá là sự khác biệt về cách thức giải tỏa năng lượng giữa hai loại bom. Với bom thường, thuốc nổ là một hỗn hợp bao gồm các hóa chất khác nhau. Bình thường, thuốc nổ không gây tai hại hay nguy hiểm gì. Nhưng khi gặp phải tia lửa nhỏ, thuốc nổ bùng cháy dữ dội khiến năng lượng và áp suất gia tăng trong chớp nhoáng. Nếu quá trình bùng cháy tạo áp suất xảy ra trong ruột một viên đạn hay một trái bom, sẽ tạo nên một lực đẩy khổng lồ đẩy đầu đạn ra khỏi nòng súng hoặc làm trái bom vỡ tan từng mảnh vụn. Với bom nguyên tử, những trung hòa tử (neutrons) sẽ được xử dụng để phá vỡ các nhân của một chất đồng vị phóng xạ (radioactive isotope) gọi là uranium 235 khiến mỗi nhân của chất này tách ra làm đôi đồng thời tạo nên từ hai đến ba trung hòa tử mới. Sau đó, các trung hòa tử mới lại tiếp tục phá vỡ nhân của các đồng vị phóng xạ uranium khác, và cứ như vậy tạo nên một phản ứng dây chuyền (chain reaction) trong thời gian chớp nhoáng. Tiến trình phản ứng dây chuyền như vậy sẽ đột ngột sản sinh một năng lượng khủng khiếp tương đương hàng ngàn tấn thuốc nổ TNT (Tri Nitro Toluene). Toàn bộ phản ứng tạo năng lượng nguyên tử này được gọi là phản ứng phân hạch (fission). Phản ứng này nếu được kiểm soát như trong các lò nguyên tử lực, nhiệt năng do phản ứng phân hạch tạo ra sẽ được dùng để biến thành điện năng phụng sự cho đời sống và hòa bình. Trái lại, nếu không được kiểm soát, phản ứng phân hạch sẽ dẫn đến những tàn phá ghê gớm về nhân mạng, tài sản và hậu quả khủng khiếp do phóng xạ nguyên tử để lại.
Khi một trái bom nguyên tử trung bình phát nổ, trong vòng bán kính 5 cây số, sắp thép đều bị bốc thành hơi, đất thành gạch; từ 5 cây đến 6 cây số, sắp thép bị chảy; từ 6 đến 13 cây số, gỗ, cao su, nhựa đều bốc cháy; từ 13 đến 24 cây, người bị cháy thành than, vải vóc đều bốc lửa; từ 24 đến 40 cây, người và động vật đều bị bỏng ở cấp một và hai. Từ 40 cây trở đi, đều có nguy cơ bị nhiễm phóng xạ và đều cảm thấy hơi nóng táp vào mặt không khác chi đứng trước một chiếc bếp lò đang đỏ lửa.
Sau khi Mỹ thành công trong việc chế tạo bom nguyên tử vào năm 1945 thì đến năm 1949, Nga thử thành công trái bom nguyên tử đầu tiên.


Năm 1967, Hoa Kỳ chế tạo thành công hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử Pershing với sức công phá 400 kilotons và tầm hoạt động 740 cây số.
Năm 1970, Hoa Kỳ cho hạ thủy 15 tàu ngầm Poseidon, mỗi chiếc trang bị 100 đầu đạn nguyên tử, mỗi đầu đạn mạnh gấp bốn lần trái bom nguyên tử Hiroshima, nâng tổng số sức mạnh nguyên tử của 15 tàu ngầm Poseidon lên gấp 6000 lần trái bom nguyên tử thả tại Hiroshima.
1974, Nga chế tạo được hỏa tiễn xuyên lục địa SS-18 với sức công phá 24 megatons (mạnh gấp 1200 lần trái bom nguyên tử Hiroshima) và tầm hoạt động 10 ngàn cây số.
Sau đó, Hoa Kỳ chế tạo tàu ngầm Polaris trang bị 16 hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử với sức công phá tương đương tổng số bom đạn của tất các phe phái dùng trong cuộc Đệ Nhị Thế Chiến.
Cho đến hiện nay tuy Nga và Mỹ đã phá hủy một số vũ khí nguyên tử nhưng tổng số vũ khí nguyên tử hai quốc gia hiện còn vẫn đủ sức biến thành bình địa 500 ngàn thành phố cỡ Hiroshima. (Phạm Thái Lai sưu tầm).


500 năm trước, Nostradamus đã biết bom nguyên tử sẽ nổ tại Hiroshima, Nagasaki!

Lịch sử mỗi quốc gia nói riêng cũng như nhân loại nói chung, ở thời đại nào cũng có những người ngoại hạng với kiến thức siêu đẳng cùng tầm nhìn xa trông rộng vượt lên trên tất cả những người cùng thời nên lường trước được những sự kiện, những diễn biến sẽ xẩy ra trong thời gian từ vài thập niên cho đến vài thế kỷ.
Nhưng nếu những tiên tri hay những chiêm tinh gia của nhân loại thông thường có được tầm nhìn một vài chục năm tới một, hai thế kỷ, và những điều tiên đoán của họ thường có đúng có sai thì trái lại trong thời gian năm thế kỷ trở lại đây nhân loại có cơ hội biết đến nhà tiên tri Nostradamus, người đã có tầm nhìn vượt lên trên tất cả những nhà tiên tri khác khiến tư tưởng của ông chắp cánh bay đến những chân trời hoang lạ, bến bờ của những sự kiện, những hiện tượng sẽ xẩy ra không phải chỉ trong tương lai một vài thế kỷ mà có thể nói hàng thiên niên kỷ.
Trong số hàng trăm sự kiện được Nostradamus tiên tri một cách chính xác có cả những chuyện động trời như cuộc Cách Mạng Pháp 1789; sự thịnh vượng và suy thoái của Anh; nguyên nhân cùng diễn biến của hai cuộc Thế Chiến; sự thịnh suy của Nã Phá Luân Đại Đế và Hitler; cuộc ám sát tổng thống Kennedy; sự thay đổi tình nghĩa hết thù sang bạn của hai siêu cường Nga Mỹ, sự tan rã của đế quốc cộng sản Nga; và kể cả chuyện hai trái bom nguyên tử được thả tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki trong thời Đệ Nhị Thế Chiến cùng những hậu quả về phóng xạ nguyên tử đối với những người còn sống sót.
Cụ thể, trong bài sấm ký Thứ Sáu của Chương Thứ Hai, Nostradamus đã tiên đoán: Rồi có một ngày, hai thành phố ngay cạnh đại dương sẽ trải qua một tai họa khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Tai họa sẽ từ trên trời dội xuống và tai họa này sẽ khiến người còn sống sót phải chịu đựng những đau đớn còn thê thảm hơn cả những người đã chết trong khi thân thể của những người đã chết thì cháy đen tựa hòn than.
Điều lạ lùng là tại sao và làm thế nào ông có thể tiên đoán được những chuyện khủng khiếp đó từ 5 thế kỷ trước" Cho đến nay, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới vẫn đành khoanh tay bất lực không thể trả lời được câu hỏi trên ngoại trừ những gì chính ông đã tiết lộ về phương pháp tiên tri của ông.
Theo sự trình bầy của Nostradamus trong bài sấm ký thứ nhất và bài sấm ký thứ hai thuộc Chương Thứ Nhất, thì phương pháp thức ngộ tương lai thế giới của ông là phương pháp được Iamblichus mô tả trong tác phẩm De Mysteriis Aegyptiorum xuất bản vào thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên.
Với phương pháp này, mỗi đêm vào lúc thanh vắng nhất, khí trời thanh tịnh nhất, ông đều leo lên căn gác xép được sửa thành phòng làm việc và ngồi một mình một bóng bên ngọn đèn, trước mặt là giấy bút sẵn sàng cho những ý tưởng mà ông phát hiện được. Cạnh ông là chiếc kỷ đôn nhỏ ba chân bằng đồng. Trên chiếc kỷ đôn là một chén nước trong vắt, không pha một tạp chất hay một hương vị gì. Sau khi trải qua những giây phút tĩnh tâm để tâm hồn hoàn toàn chay tịnh và thoát tục, Nostradamus khẽ cầm một chiếc que nhỏ nhúng chút nước trong chén và vẩy nhẹ vào quần áo và bàn chân. Sau đó ông chăm chú nhìn vào chén nước với toàn bộ tinh thần cùng sự minh triết của ông... Ông sẽ nhìn trong trạng thái xuất thần như vậy cho đến khi chén nước trong vắt từ từ trở nên vẩn đục tạo nên những áng mây và những hình ảnh đa dạng luôn luôn biến đổi. Lúc đó ông sẽ nhìn thấy bóng dáng cùng những hình ảnh, những sự kiện sẽ xẩy ra trong tương lai. Một khi nhận thức được những sự kiện đó, Nostradamus sẽ viết xuống thật tóm tắt trong sự pha trộn của nhiều ngôn ngữ chứa đựng những bí ẩn tương lai sẽ phơi bầy. Trong số đó, có thảm họa bom nguyên tử tại Hiroshima & Nagasaki! 500 năm trước, Nostradamus đã biết bom nguyên tử sẽ nổ tại Hiroshima, Nagasaki!
Lịch sử mỗi quốc gia nói riêng cũng như nhân loại nói chung, ở thời đại nào cũng có những người ngoại hạng với kiến thức siêu đẳng cùng tầm nhìn xa trông rộng vượt lên trên tất cả những người cùng thời nên lường trước được những sự kiện, những diễn biến sẽ xẩy ra trong thời gian từ vài thập niên cho đến vài thế kỷ.
Nhưng nếu những tiên tri hay những chiêm tinh gia của nhân loại thông thường có được tầm nhìn một vài chục năm tới một, hai thế kỷ, và những điều tiên đoán của họ thường có đúng có sai thì trái lại trong thời gian năm thế kỷ trở lại đây nhân loại có cơ hội biết đến nhà tiên tri Nostradamus, người đã có tầm nhìn vượt lên trên tất cả những nhà tiên tri khác khiến tư tưởng của ông chắp cánh bay đến những chân trời hoang lạ, bến bờ của những sự kiện, những hiện tượng sẽ xẩy ra không phải chỉ trong tương lai một vài thế kỷ mà có thể nói hàng thiên niên kỷ.
Trong số hàng trăm sự kiện được Nostradamus tiên tri một cách chính xác có cả những chuyện động trời như cuộc Cách Mạng Pháp 1789; sự thịnh vượng và suy thoái của Anh; nguyên nhân cùng diễn biến của hai cuộc Thế Chiến; sự thịnh suy của Nã Phá Luân Đại Đế và Hitler; cuộc ám sát tổng thống Kennedy; sự thay đổi tình nghĩa hết thù sang bạn của hai siêu cường Nga Mỹ, sự tan rã của đế quốc cộng sản Nga; và kể cả chuyện hai trái bom nguyên tử được thả tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki trong thời Đệ Nhị Thế Chiến cùng những hậu quả về phóng xạ nguyên tử đối với những người còn sống sót.
Cụ thể, trong bài sấm ký Thứ Sáu của Chương Thứ Hai, Nostradamus đã tiên đoán: Rồi có một ngày, hai thành phố ngay cạnh đại dương sẽ trải qua một tai họa khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Tai họa sẽ từ trên trời dội xuống và tai họa này sẽ khiến người còn sống sót phải chịu đựng những đau đớn còn thê thảm hơn cả những người đã chết trong khi thân thể của những người đã chết thì cháy đen tựa hòn than.
Điều lạ lùng là tại sao và làm thế nào ông có thể tiên đoán được những chuyện khủng khiếp đó từ 5 thế kỷ trước" Cho đến nay, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới vẫn đành khoanh tay bất lực không thể trả lời được câu hỏi trên ngoại trừ những gì chính ông đã tiết lộ về phương pháp tiên tri của ông.
Theo sự trình bầy của Nostradamus trong bài sấm ký thứ nhất và bài sấm ký thứ hai thuộc Chương Thứ Nhất, thì phương pháp thức ngộ tương lai thế giới của ông là phương pháp được Iamblichus mô tả trong tác phẩm De Mysteriis Aegyptiorum xuất bản vào thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên.
Với phương pháp này, mỗi đêm vào lúc thanh vắng nhất, khí trời thanh tịnh nhất, ông đều leo lên căn gác xép được sửa thành phòng làm việc và ngồi một mình một bóng bên ngọn đèn, trước mặt là giấy bút sẵn sàng cho những ý tưởng mà ông phát hiện được. Cạnh ông là chiếc kỷ đôn nhỏ ba chân bằng đồng. Trên chiếc kỷ đôn là một chén nước trong vắt, không pha một tạp chất hay một hương vị gì. Sau khi trải qua những giây phút tĩnh tâm để tâm hồn hoàn toàn chay tịnh và thoát tục, Nostradamus khẽ cầm một chiếc que nhỏ nhúng chút nước trong chén và vẩy nhẹ vào quần áo và bàn chân. Sau đó ông chăm chú nhìn vào chén nước với toàn bộ tinh thần cùng sự minh triết của ông... Ông sẽ nhìn trong trạng thái xuất thần như vậy cho đến khi chén nước trong vắt từ từ trở nên vẩn đục tạo nên những áng mây và những hình ảnh đa dạng luôn luôn biến đổi. Lúc đó ông sẽ nhìn thấy bóng dáng cùng những hình ảnh, những sự kiện sẽ xẩy ra trong tương lai. Một khi nhận thức được những sự kiện đó, Nostradamus sẽ viết xuống thật tóm tắt trong sự pha trộn của nhiều ngôn ngữ chứa đựng những bí ẩn tương lai sẽ phơi bầy. Trong số đó, có thảm họa bom nguyên tử tại Hiroshima & Nagasaki! (Phạm Thái Lai sưu tầm)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.