Hôm nay,  

Hoa Kỳ Và Liên Hiệp Quốc

05/08/200500:00:00(Xem: 5357)
Hoa Kỳ là đế quốc, nhưng nhờ "hội chứng Đào Cốc Lục Tiên", một đế quốc không đáng sợ… Có khi lại đáng yêu.
Hoa Kỳ có thể là một đế quốc, nhưng là một đế quốc bất đắc dĩ.
Vụ khủng bố 9-11 khiến lãnh đạo quốc gia này kết luận, rằng khi mình đã chẳng lý vào thiên hạ sự mà thiên hạ vẫn lý vào chuyện của mình thì an ninh và quyền lợi vẫn bị đe dọa. Từ đấy, chính quyền của Tổng thống George W. Bush cương quyết ra tay. Một số nhân vật thuộc trường phái "tân bảo thủ" đã kết hợp cùng phe "bảo thủ thực tiễn" trong ban tham mưu đưa ra lập luận biện minh cho chủ trương chủ động can thiệp vào chuyện của thế giới để bảo vệ quyền lợi và an ninh Hoa Kỳ.
Nước Mỹ bắt đầu có hành động rồi có lý luận của một đế quốc.
Điều ấy tất nhiên gây khó chịu cho nhiều quốc gia. Sau hơn 10 năm sống mơ hồ trong một thế giới hết chiến tranh lạnh và chỉ còn một siêu cường, các nước thấy siêu cường ấy quyết liệt sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao của mình để giải quyết một lúc hai vấn đề: nạn khủng bố của xu hướng Hồi giáo cực đoan và phát huy dân chủ trên toàn cầu để tiến tới một thế giới hòa bình, có tự do kinh tế và dân chủ chính trị.
Cuộc thử lửa tiêu biểu của trật tự mới, một thứ "Pax Americana", không là trận chiến chống khủng bố mà là những gì đang xảy ra trong vùng ngoại biên xa xôi của Trung Á. Vì nhu cầu diệt trừ khủng bố - Taliban và al Qaeda - tại Afghanistan, Hoa Kỳ tiến sâu vào Trung Á, với các căn cứ quân sự được thiết lập ngay trong vùng ảnh hưởng của Liên bang Nga và ở sân sau của Trung Quốc. Nhưng, cũng ngay tại đây, nhu cầu phát huy dân chủ lại gây phản ứng ngược khiến các nước Cộng hòa Trung Á như Kyrgyzstan hay Uzbekistan khó chịu về sự can thiệp của Mỹ và bắt đầu đòi Mỹ triệt thoái dần khỏi các căn cứ quân sự họ đã cho Mỹ thuê từ năm 2003.
Giữa hai nhu cầu là an ninh chiến lược và phát huy dân chủ, chính quyền Bush đang phải chọn. Hoặc là nhắm mắt bỏ qua nạn thiếu dân chủ tại Trung Á và hành xử như trước đây, là hợp tác với các chế độ độc tài miễn là được việc cho mình. Hoặc là chấp nhận những tổn thất nhất thời khi đòi hỏi dân chủ khiến Mỹ gặp ác cảm và sự phản đối của các nước, để mất luôn cơ sở can thiệp vào chuyện thế giới.
Đó là chuyện bên ngoài. Bên trong, chính quyền Bush không phải không gặp khó khăn. Ta trở lại "hội chứng Đào cốc Lục tiên".
Trong truyện võ hiệp Kim Dung (Tiếu Ngạo Giang Hồ), sáu anh em họ Đào là những kẻ võ công trùm đời, nếu liên thủ với nhau thì ít ai địch nổi, họ có thể xé sác đối thủ làm sáu mảnh. Khốn nỗi, họ hiếm khi đồng ý với nhau, chuyện lớn nhỏ gì cũng cãi cọ chọc phá nhau, nhiều khi phi lý, thường thì khôi hài và họ hay đánh trống bỏ dùi một cách vô trách nhiệm khiến nhiều người oan mạng.
Là một xứ dân chủ, với trình độ chủ quan rất cao của tầng lớp lãnh đạo chính trị và truyền thông, Hoa Kỳ cũng có chứng tật của Lục tiên. Chuyện gì cũng có thể đem ra tranh luận, công khai cãi cọ và có khi đảo ngược quyết định ban đầu, khiến những ai chẳng may liên hệ đến Mỹ bị lúng túng, thậm chí bị phản bội, trở thành thù ghét Mỹ.
Một quốc gia đa nguyên đến mức độ ấy thì chẳng thể nào là một đế quốc, dù khách quan thì đang có sức mạnh độc bá.
Người ta có thấy điều ấy vào tuần qua, khi Tổng thống Bush phải chật vật vận động Quốc hội ủng hộ Thỏa ước Tự do Mậu dịch Trung Mỹ (CAFTA - giữa Hoa Kỳ với năm nước Trung Mỹ và Cộng hòa Dominican). Là quốc gia đề cao tự do mậu dịch và đòi hỏi các nước giải tỏa hệ thống bảo vệ ngoại thương để phát triển trao đổi hàng hóa trên toàn cầu, Hoa Kỳ luôn luôn gặp phản ứng bảo hộ mậu dịch bên trong. Tuyệt đại đa số đảng viên Dân chủ - với một số không nhỏ bên đảng Cộng hòa - đã chống tự do mậu dịch vì muốn bảo vệ quyền lợi cục bộ của một số thành phần cử tri của mình, hoặc ngụy biện rằng họ chống CAFTA để bảo vệ lao động và môi sinh của các nước nghèo. Thỏa ước CAFTA chỉ được thông qua với đa số có hai phiếu mong manh! Bảo rằng Hoa Kỳ muốn tư bản hóa thế giới và ép các nước phải cùng theo trào lưu tự do mậu dịch là chưa hiểu gì về những mâu thuẫn bên trong xã hội Mỹ.
Việc bổ nhiệm ông John Bolton làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc cũng vậy.

Chính quyền Bush muốn cải tổ lại các định chế quốc tế, đa số thành lập ngay sau Thế chiến II như Liên hiệp quốc, và chọn nhân vật đầy sắc cạnh và có lập luận chống Liên hiệp quốc làm Đại sứ tại Liên hiệp quốc. Tám tháng sau việc chỉ định ông Bolton vào chức Đại sứ, để "phát huy vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong việc cải cách Liên hiệp quốc," Tổng thống Bush cuối cùng phải đợi Quốc hội mãn khóa họp mới thi hành được việc ấy, bằng cách "bổ nhiệm tạm", giữa hai kỳ họp của Quốc hội. Đại diện cho đệ nhất siêu cường, được đưa vào Liên hiệp quốc để cải cách định chế này, lại phải bước vào bằng cửa sau! Chỉ vì một nhóm Nghị sĩ Dân chủ đã viện hết lý do này đến đòi hỏi khác nhằm cản trở Thượng viện bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm ấy.
Một đế quốc dân chủ phải chấp nhận quy luật dân chủ ở nhà trước khi ra ngoài giở ngón đế quốc!
John Bolton là người dám nói và dám làm nên chẳng nề hà gì về vấn đề hình thức và lập tức xăn tay áo vào việc, ngay trong những giờ đầu tiên tại trụ sở Liên hiệp quốc. Nhưng, nhìn từ bên ngoài, nhất là từ Á châu với trò "đăng đàn bái tướng" để lập uy, người ta có ngạc nhiên. Đệ nhất tiên phong tiến vào mặt trận Liên hiệp quốc mà lại bị Lục tiên điểm huyệt! Và kết luận rằng Hoa Kỳ không mạnh như người ta nghĩ.
Đấy là một kết luận sai.
Vì bàn tay Hoa Kỳ trong một cơ chế như Liên hiệp quốc không chỉ có John Bolton. Trước khi ông Bolton vào ngồi trong trụ sở Liên hiệp quốc, định chế này đã thực sự lăn bánh cải cách, do những áp lực và nhân sự khác, cũng của Hoa Kỳ, dưới sự điều động của Ngoại trưởng Condi Rice. Văn phòng Tổng thư ký được giản lược và vai trò quản trị của Văn phòng được trao cho một công chức cao cấp người Mỹ, ông Christopher Burnham. Kế tiếp, Cao ủy Nhân quyền của Liên hiệp quốc cũng đang cải tổ, để khỏi có sự hiện diện của các quốc gia vẫn thường nhét nhân quyền dưới ghế ngồi, như Sudan, Lybia hay Cuba! Yêu cầu phát huy dân chủ của Mỹ cũng sẽ được thể hiện với việc lập ra một "Quỹ Dân chủ Liên hiệp quốc " tới nay đã được nhiều quốc gia ủng hộ.
Ly kỳ nhất là chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Bush đẩy ông Bolton vào Liên hiệp quốc nhân khi Quốc hội mãn khóa thì, hôm 28 vừa qua, Tổng thư ký Kofi Annan đã bổ nhiệm một Giáo sư Mỹ tại Harvard làm Đặc sứ về Nhân quyền và Công ty Đa quốc, ông John Gerard Ruggie.
Nếu John Bolton là cây cột thu lôi để lãnh búa rìu dư luận trong nỗ lực cải cách Liên hiệp quốc thì John Ruggie là tay hiệp khách tàng hình: kín đáo mà hữu hiệu trong việc đảo lộn luật chơi trên trường quốc tế.
Một tháng sau khi Mỹ chỉ định John Bolton làm Đại sứ thì Cao ủy Nhân quyền của Liên hiệp quốc đã ra nghị quyết, vào tháng Tư, để lập ra chức vụ Đặc sứ bên Tổng thư ký có nhiệm vụ nghiên cứu và xác định tiêu chuẩn trách nhiệm của các doanh nghiệp hay cơ chế đa quốc trong lãnh vực nhân quyền. Giáo sư John Ruggie được mời vào chức vụ ấy để sẽ góp phần làm thay đổi cả công pháp quốc tế lẫn luật lệ quốc gia và vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGO) lẫn các doanh nghiệp.
Đây là một ý niệm mới, sẽ chi phối việc đầu tư, kinh doanh, luật lệ lao động và an sinh xã hội lẫn bảo vệ môi sinh trong một thế giới toàn cầu hóa, giữa các nước giàu và các nước nghèo. Một chính quyền như Hà Nội mà làm ngơ cho một doanh nghiệp Nam Hàn ngược đãi công nhân viên chẳng hạn, là điều sau này sẽ không thể chấp nhận được. Vì nhu cầu đầu tư kiếm lời mà một tổ hợp Hoa Kỳ lại làm ngơ với nạn vi phạm nhân quyền tại Miến Điện hoặc đàn áp tôn giáo tại Việt Nam cũng là điều sẽ không thể chấp nhận được. Một doanh nghiệp mà bị canh chừng kỹ lưỡng như vậy thì tất nhiên cũng đòi hỏi là các doanh nghiệp khác sẽ phải tuân thủ cùng quy luật ấy và chung cuộc thì điều này sẽ có lợi cho nhiều người.
Vì vậy, trong khi dư luận chỉ chú ý đến Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, nhiều động lực khác đang vận chuyển, với sự hỗ trợ kín đáo mà hữu hiệu của Hoa Kỳ, để quy cách hành xử của các nước và các tổ chức quốc tế hay doanh nghiệp đa quốc sẽ được nâng lên trình độ cao hơn. Đó là cái mặt âm nhu kín đáo của "đế quốc Mỹ", không hung hăng dễ ghét như của chính quyền Bush nhưng thực sự sẽ làm thay đổi bộ mặt thế giới.
Chúng ta nên theo dõi biến chuyển này, và rút ra kết luận thích hợp về hoàn cảnh Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.