Hôm nay,  

30 Năm Quốc Hận 30 Năm Xây Dựng Cộng Đồng

19/07/200500:00:00(Xem: 5006)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 30 Năm Quốc Hận, Sàigòn Times đã lần lượt đăng các bài thơ văn về 4 chủ đề chính: Thứ nhất, tố cáo tội ác CS; thứ hai, tái tạo các bi kịch vượt biển, vượt biên của người Việt tỵ nạn; thứ ba, vinh danh các trận đánh, các anh hùng vị quốc vong thân cách đây 30 năm; và thứ tư, xiển dương tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN. Ngoài ra, để kỷ niệm 30 năm cộng đồng người Việt định cư thành công tại Úc, kể từ số báo ngày 26/5/2005, Sàigòn Times lần lượt đăng các bài phỏng vấn qúy vị lãnh đạo CĐNVTD, để qua đó, qúy độc giả có dịp thấy được lịch sử quá trình thành lập của cộng đồng người Việt tự do tại Úc trong suốt 3 thập niên qua, đồng thời có được một định hướng về hướng đi của cộng đồng trong tương lai. Nhìn chung, các bài phỏng vấn đều có 7 câu hỏi:

1. Xin qúy vị cho biết, trong thời gian nào và hoàn cảnh nào, qúy vị chấp nhận dấn thân, lãnh đạo cộng đồng" Bối cảnh của cộng đồng vào lúc đó có những thuận lợi gì, những khó khăn gì" Ban Chấp Hành của qúy vị gồm những ai" Qúy vị đã lãnh đạo CĐ qua mấy nhiệm kỳ" Tại sao"

2. Suốt thời gian lãnh đạo CĐ, trên phương diện đối nội và đối ngoại:
2.a. Đâu là những khó khăn nhất, những thuận lợi nhất"
2.b. Những thành công nhất, những tồn đọng nhất"
2.c. Những biến cố quan trọng có ý nghĩa nhất"
2.d. Những cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tiêu biểu nhất"
2.e. Những bài học quan trọng nhất"

3. Cộng đồng người Việt tại Úc trong mỗi giai đoạn đều có những điều đặc biệt, mỗi vị lãnh đạo cũng có những điểm đặc biệt. Xin cho biết, những đặc biệt đó"

4. Nếu trở lại thời điểm đó với cùng cương vị lãnh đạo CĐ, điều gì qúy vị sẽ làm / hoặc không làm, để cộng đồng có thể thành công hơn"

5. Là những người dấn thân làm việc cộng đồng, xin qúy vị cho biết, sự dấn thân đó đã có những ảnh hưởng đến đời sống của qúy vị và gia đình như thế nào"

6. Xin qúy vị cho biết, viễn ảnh của Úc, của Việt Nam, của cộng đồng người Việt tại Úc, và của cộng đồng người Việt hải ngoại, trong thời gian 10 năm, 25 năm, và 50 năm sắp tới, sẽ như thế nào" Với viễn ảnh đó, mối quan hệ Úc, VN, cộng đồng người Việt tại Úc, và cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ phát triển ra sao" Và cộng đồng người Việt nên đóng vai trò chủ động gì, trong mối quan hệ hỗ tương này"

7. Cuối cùng, xin qúy vị chia sẻ những tâm sự đặc biệt với qúy đồng hương"

Sàigòn Times xin chân thành cảm tạ thì giờ qúy báu cùng công sức và tâm huyết của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc đã tận tình trả lời các câu hỏi của báo SGT, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả, những kinh nghiệm, tâm tư, cùng nguyện vọng của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc.

*

BÀI NĂM: Phỏng Vấn Luật Sư Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch CĐNVDUC-NSW 1999-2001

Tiểu sử Tóm Tắt Luật sư Nguyễn Văn Thân:

Sinh năm Mậu Thân 1968
Vượt biên khỏi VN tháng 12 năm 1983 tới đảo tỵ nạn Bidong Mã lai
Tới Úc tháng 12 năm 1984
Tốt nghiệp Cử Nhân Văn Chương / Cử Nhân Luật 1994 Đại học NSW
Tốt nghiệp Cao Học Luật 1997 Đại học NSW
Mở văn phòng riêng hành nghề luật sư tại Cabramatta từ năm 1997
Phó chủ tịch kế hoạch BCHCĐNVTD/NSW 1997-1999
Tổng Thư Ký Ban Quản Trị TTSHCĐ 1998-1999
Chủ tịch BCHCĐNVTD/NSW 1999- 2001
Chủ tịch Ban Quản Trị TTSHCĐ 2000-2002
Tổng Thư Ký Ban quản Trị TTSHCĐ 2002-

LTS: Do vị trí địa lý, khí hậu cũng như hoàn cảnh lịch sử, NSW đã là tiểu bang đầu tiên của lịch sử lập quốc Úc Đại Lợi, đồng thời cũng là nơi quy tụ đông đảo người Việt tỵ nạn ngay sau thảm kịch 30-4-75. Trong suốt 30 năm phát triển sức mạnh đấu tranh của cộng đồng người Việt tại Úc, cộng đồng người Việt tại NSW luôn luôn giữ một vai trò quan trọng, với những đóng góp vô cùng tích cực. Có được như vậy là nhờ ở tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của đông đảo người Việt, cùng sự lãnh đạo tài tình và khéo léo của các vị chủ tịch, các ban chấp hành tại tiểu bang NSW. Trong số đó, ta không thể không kể đến Luật sư Nguyễn Văn Thân, người đã đắc cử chức Chủ tịch BCHCĐNVTDUC-NSW nhiệm kỳ 1999-2001. Với kiến thức của một luật sư, cùng kinh nghiệm sống của một người tự lập thân khi một mình tới Úc năm 16 tuổi, sự dấn thân của LS Thân đã tạo cho cộng đồng người Việt tại NSW có những chuyển hướng quan trọng trên phương diện pháp lý, thống nhất nhân tâm. Sau đây, Sàigòn Times xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài phỏng vấn LS Chủ tịch Nguyễn Văn Thân, trong đó có câu mở đầu, "Vào tháng 4 năm 1975, LS đang ở đâu, làm gì, và đã đến Úc trong hoàn cảnh nào""

CÂU MỞ ĐẦU

Lúc đó tôi chỉ mới 7 tuổi. Tôi sống với mẹ, chị và em trai tại Ngã Bảy, Sài gòn. Ba tôi đã qua đời vào năm 1972. Tôi chỉ nhớ được hình ảnh của nhiều chiếc phi cơ bay lợn trên vòm trời, tiến súng nổ từ xa và các chiến sĩ quân nhân VNCH hớt hải chạy ngang qua cửa.
Tôi đi vượt biên một mình và tới trại tỵ nạn Paula Bidong Mã Lai vào cuối năm 1983 và được thân nhân bảo lãnh sang Úc vào tháng 12 năm 1984. Tôi được công nhận như là một đứa con của chính phủ NSW (a Ward of the State of NSW) vì không có cha mẹ và anh em.
Tới năm 1987, khi tôi đang lang thang đi kiếm chỗ ở thì bất ngờ gặp lại người thầy dạy ở trường Cabramatta Intensive Language Unit, nơi mà tôi học Anh văn trong mấy tháng đầu tiên tới Úc. Tôi dọn về sống chung với gia đình vị ân nhân này. Cũng chính vị ân nhân này đã xin học bổng cho tôi học trường Sydney Grammar năm 1987. Tôi thi HSC năm 1988 và ghi danh học Văn Chương và Luật (Arts/Law Combined degree) năm 1989 tại Viện Đại học NSW. Tôi bảo lãnh mẹ, chị và em trai di dân sang Úc năm 1992.

CÂU MỘT

Kính thưa anh Hữu Nguyên và Ban Biên Tập báo Sài Gòn Times,
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn anh Hữu Nguyên và Ban Biên Tập báo Sài Gòn Times đã cho chúng tôi cơ hội trình bày ý kiến với độc giả của quý báo về quá trình tham gia cộng đồng và cái nhìn của cá nhân chúng tôi về một hướng đi khái quát tương lai cho cộng đồng nhân dịp kỷ niệm 30 năm định cư của Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.
Vào khoảng cuối năm 1997, tôi bỗng nhận được điện thoại từ Bác Sĩ Võ Văn Phước. Bác sĩ Phước cho biết BCHCĐ đương nhiệm có nhã ý muốn mời chúng tôi và một số anh em trẻ khác tham gia vào BCH. Bác sĩ Phước mời tôi tham dự một buổi ăn tối tại nhà hành Bạch Đằng Canley Vale để BCH có cơ hội giải thích rõ thêm về các sinh hoạt của BCH và của cộng đồng.
Tôi đến tham dự buổi ăn tối đó với nhiều ưu tư vì những gì chúng tôi nghe được và biết được về cộng đồng vào thời gian đó rất là giới hạn, đa số qua báo chí và ấn tượng chung về cộng đồng của cá nhân tôi vào thời điểm đó có thể nói là xa lạ và bỡ ngỡ. Trong buổi ăn tối hôm đó có sự hiện diện của ông Võ Minh Cương, Chủ tịch BCH đương nhiệm, Đại diện một số Hội Đoàn Đoàn Thể và một số bạn trẻ mà theo trí nhớ của tôi gồm có Luật Sư Đức, Luật sư Diệu Khương, Bác sĩ Đào Quang và anh Kế toán gia Lê Tuấn. Sau khi trao đổi với ông Chủ tịch và Đại diện các Hội Đoàn, tôi rất ngạc nhiên nhận thấy là quý vị trong BCHCĐ và Đại diện các Hội đoàn Đoàn thể rất thoải mái, cởi mở và rất là tha thiết với các anh em trẻ trong việc giao trách nhiệm tham gia và đóng góp cho cộng đồng. Ông chủ tịch Võ Minh Cương cho biết là BCHCĐ thiếu nhân sự và rất cần các tài năng trẻ đóng góp để đối phó với những thử thách và khó khăn sắp tới của cộng đồng. Tưởng cũng nên nhắc lại đúng thời điểm này có sự xuất hiện của Bà Pauline Hanson và Đảng One Nation. Bà Pauline Hanson và chính sách của Đảng One Nation đã làm nhiều người lo ngại về phong trào kỳ thị người Á đông nói chung, và người Việt chúng ta nói riêng tại Úc ngày có thể ngày càng trầm trọng hơn.


Sau đó không lâu, BCH đề cử Luật sư Đức làm Phó Chủ tịch Ngoại Vụ, cá nhân chúng tôi làm Phó chủ tịch Kế hoạch và một số anh trẻ khác giữ các vai trò ủy viên khác trong BCH. Rất tiếc là sự tham gia và đóng góp của các bạn trẻ khác đã không được kéo dài theo ý muốn.
Sau 2 năm làm phó Chủ tịch Kế hoạch trong BCH do ông Võ Minh Cương làm Chủ tịch, cũng như được sự khuyến khích của BCH đương nhiệm và một số Hội đoàn Đoàn thể, chúng tôi quyết định lập liên danh tranh cử và đã đắc cử BCH nhiệm kỳ 1999-2001. Thành viên của BCH đắc cử của chúng tôi gồm có cá nhân chúng tôi chức vụ Chủ tịch, ông Văn Tấn Thạch (Phó chủ tịch nội vụ), ông Nguyễn Vĩnh (phó chủ tịch ngoại vụ), BS Võ Văn Phước (Phó chủ tịch Kế hoạch), ông Bruce Lý (Thủ Quỹ) và Bà Trần Anh Thư (Tổng thư ký). Ngoài ra, BCH cũng có một số Ủy viên tham gia và hợp tác gồm có BS Nguyễn Mạnh Tiến (Chủ tịch CĐNVTDUC đương nhiệm và cựu Chủ tịch CĐNVTDNSW nhiệm kỳ 2001-2003), ông Phan Đông Bích (Chủ tịch CĐNVTD/NSW), Bà Phạm Ánh Linh (sau này thay thế Bà Trần Anh Thư trong chức vụ Tổng Thư Ký), các anh chị Nga Đỗ, Khoa Đỗ, Võ Trí Dũng (hiện là Phó chủ tịch ngoại vụ CĐNVTD/NSW), Phạm Huy Hân và Vũ Tuấn Khanh (thay thế ông Bruce Lý trong chức vụ Thủ Quỹ).
Nhiệm kỳ của chúng tôi kết thúc năm 2001. Trên thực tế, bất cứ một cá nhân nào đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nhiều nhiệm kỳ là một điều khó khăn vì nó đòi hỏi rất nhiều thời gian. Các chức vụ trong BCH hoàn toàn thiện nguyện. Trong khi đó, trách nhiệm và kỳ vọng của cộng đồng đối với vị Chủ tịch và của BCH cũng tương đối khá cao. Về đối nội BCH phải liên hệ với gần 100 Hội đoàn, Đoàn thể. Về đối ngoại phải giao tiếp với các cấp chính quyền, các đảng phái chính trị chuyên nghiệp, các cơ quan truyền thông Úc có nhiều tài lực và nhân lực. Trong khi BCH không có một ngân sách nào hết, ngoài số tiền lời ít ỏi từ Hội Chợ tết hàng năm mà BCH phải trích ra một phần lớn để đóng góp chi phí xây cất Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng. Theo tôi, chúng ta cũng không nên kỳ vọng các vị Chủ tịch phải phục vụ nhiều hơn một nhiệm kỳ. Điều quan trọng là các vị chủ tịch và các thành viên trong BCH vẫn tiếp tục sinh hoạt và đóng góp cho cộng đồng sau khi mãn nhiệm.

CÂU HAI

Tôi còn nhớ ngày chúng tôi giới thiệu liên danh tranh cử với các Hội Đoàn Đoàn thể thì ngay buổi sáng hôm đó đã có Đại hội bầu cử Hội Đồng Tư Vấn và Giám sát. Chúng tôi biết được xém chút là có ẩu đã xảy ra trong Đại hội và sau đó đã có người thưa kiện xin trát tòa AVO (cấm không được hành hung hoặc tới gần nguyên đơn). Trong lúc giới thiệu ra mắt liên danh, chúng tôi cảm nhận được có một số đại diện Hội đoàn đã chất vấn chúng tôi một cách rất hằn học, làm như đã có thù oán với nhau lâu năm, trong khi cá nhân chúng tôi tham gia sinh hoạt cộng đồng không được bao lâu, chưa làm hoặc đóng góp được gì nhiều và cũng chưa va chạm với ai. Sau này, tôi mới hiểu được nhiều khúc mắc khó khăn của cộng đồng xuất phát từ những xích mích va chạm cá nhân với nhau từ nhiều năm trước.
Về đối nội, BCH chúng tôi có những thay đổi như áp dụng những phương thức sinh hoạt tập thể như hợp thức hóa thẻ hội viên, yêu cầu các Hội viên Hội đoàn đóng niên liễm theo nội quy, cung cấp cho các Hội đoàn kẹp hồ sơ bao gồm các văn kiện quan trọng như nội quy của CĐNVTD/NSW, danh sách Hội viên, nghị trình biên bản Đại hội thường niên. Chúng tôi cho xuất bản và phân phát Bản tin Sinh hoạt Cộng đồng một năm 2 lần trong đó gồm báo cáo công tác của BCHCĐ, công bố ngân sách dự thu dự chi, tường trình tài chánh qua những đợt gây quỹ chợ Tết, biểu tình 30 tháng 4 với sự kiểm chứng của Auditor và với quan niệm là BCH thẳng thắn trình bày về tài chánh chi tiết không cần chờ có thắc mắc.
Một hiện tượng mà tôi cảm nhận được là trong các phiên họp CĐ hầu như các Hội đoàn chia ra 2 nhóm: một bên ủng hộ BCH và một bên đối lập. Các phiên họp cộng đồng được tổ chức thường xuyên hơn, và thường hay có những tranh cãi "mạnh mẽ" trong các phiên họp. Có một số người cho rằng đây là một sự rối loạn, chia rẽ hoặc là "người Việt mình không có đoàn kết". Cá nhân chúng tôi không quan niệm như vậy. Chúng tôi cho rằng trong một tập thể như CĐ chúng ta cần có những tiếng nói đối lập thẳng thắn và đa dạng, để các quyết định chung của CĐ được cân bằng và không độc đoán. Điều quan trọng là chúng ta tranh luận và bất đồng ý kiến, chớ không đả kích và thù oán cá nhân.
Dân chủ theo kiểu quyết định nào cũng chiếm đa số 95% không hẳn là điều tốt, mà có thể mang đến hiện tượng không lành mạnh "suy nghĩ theo nhóm" (group think). Tôi chưa nghe ai than phiền nước Úc có sự chia rẽ, mất đoàn kết khi chính phủ John Howard tham gia cuộc chiến tấn công Iraq với sự phản đối của đa số người Úc. Các cơ quan truyền thông tây phương đều cho rằng Tổng thống Bush tái đắc cử vẻ vang với tỷ lệ 52% số phiếu, chớ không phải với 90% đa số. Lịch sử cũng cho chúng ta thấy những ý kiến khác thường ngày hôm nay có thể trở thành chân lý được mọi người chấp nhận vào ngày mai. Qua một vài lần trao đổi với một số chịnh trị gia, chúng tôi biết được các Đảng phái chính trị ở đây như là Đảng Lao Động, Đảng Tự Do cũng chia nhiều phe phái, phe cánh tả, phe cánh hữu, phe trung tả, trung hữu. Trong nội bộ Đảng, họ cũng tranh cãi và tranh giành ảnh hưởng với nhau kịch liệt. Tuy nhiên sau khi đã họp và có quyết định chung, thì tất cả các Đảng viên đều chấp nhận và thi hành quyết định chung đó. Tôi nghĩ rằng CĐ chúng ta chưa đạt được kỷ luật như vậy. Có nhiều lúc sau khi họp đã có biểu quyết, thì nhóm thiểu số không phục tùng chấp nhận quyết định của đa số mà vẫn tiếp tiếp tục kéo dài cuộc tranh luận trên các cơ quan truyền thông và bày tỏ thái độ bất hợp tác với quyết định của đa số. Đôi lúc, có một số thành viên vì lý do nào đó không tham dự phiên họp nhưng lại đả phá quyết định của đa số một cách gay gắt nếu quyết định đó không theo ý của họ. Trong một cuộc bầu cử BCH Hội Đồng Văn Hoá và Giáo Dục rất là náo động, tôi có phát biểu là "CĐ chúng ta vẫn còn đang tập tễnh bước vào trò chơi dân chủ". Có một Bác đứng tuổi kêu tôi ra riêng khiển trách "Chúng tôi không phải mới tập tành mà đã biết trò trơi dân chủ khá rành". Tôi tôn trọng ý kiến của Bác nhưng vẫn nghĩ rằng nếu như sinh hoạt của CĐ chúng ta có được kỷ luật như các chính Đảng, thì sức mạnh và thế đứng của CĐ chúng ta rất có trọng lượng đối với người Úc.
Một khó khăn khác cho BCH chúng tôi là phải liên tục đối đầu với nhiều "tố cáo" về tài chánh liên hệ tới BCH tiền nhiệm. Ngay sau khi đắc cử, BCH đã nhận được một lá thơ "thắc mắc", có ngụ ý tố cáo BCH tiền nhiệm "mút xén" tiền bạc từ một ngân quỹ mà chính phủ tài trợ cho CĐ từ mấy năm trước, để giúp đỡ những người thất nghiệp lâu năm tìm việc làm. Trước khi mãn nhiệm, BCH của Ông Chủ tịch Võ Minh Cương đã chuyển một số tiền còn lại của ngân khoản này qua quỹ TTSHCĐ. Sau khi nhận được thơ, chúng tôi có nhờ Văn phòng Kế toán Paul Huy Nguyen & Co kiểm chứng ngân khoản này và đi đến kết luận là không có thất thoát vào túi riêng của cá nhân nào. Sau đó, chúng tôi có tổ chức một phiên họp có sự hiện diện giữa BCH, HĐTV & GS và có mời đương sự của lá thơ tố cáo đến họp để thông qua báo cáo của Auditor. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.