Hôm nay,  

Vụ Khủng Bố Luân Đôn: Không Đáng Sợ

08/07/200500:00:00(Xem: 5213)
Vụ khủng bố tại Luân Đôn không đảo ngược nổi cục diện của al-Qaeda. Sau đây là các lý do…
Dân chúng Luân Đôn đã quen với khí hậu nóng lạnh thất thường trong buổi giao mùa.
Sau chuỗi thắng lợi ngoại giao và tài chánh của Anh trên diễn đàn Liên hiệp Âu châu, khi Anh quốc cũng bắt đầu giữ ghế Chủ tịch Liên Âu từ mùng một, một ngày sau khi Luân Đôn được chọn làm địa điểm tổ chức Thế vận hội 2012 - bảy năm nữa - và chưa đầy một ngày sau khi trùm khủng bố al-Qaeda tại Iraq Abu Musab al-Zarqawi tung ra băng ghi âm mạt sát quân đội Iraq là tay sai và lính đánh thuê cho bọn Thập tự quân (Tây phương) và than phiền về sự thoái trào của khủng bố tại Iraq, và sau cùng, trong khi lãnh tụ bảy nước công nghiệp đang họp thượng đỉnh tại Gleneagles, thuộc Scotland, thì Luân Đôn gặp nạn khủng bố, vào giờ cao điểm của dân chúng đang đi làm.
Quả là vụ khủng bố đã xảy vào một thời điểm mang nhiều ý nghĩa.
Ba trạm xe điện và một xe buýt hai tầng bị dồn dập tấn công, khiến gần bốn chục người thiệt mạng, ít ra 700 người bị thương. Chi tiết sơ khởi mới chỉ cho biết như vậy, nhưng cũng đủ làm dư luận thế giới phẫn nộ.
Từ Gleneagles, với vẻ lầm lỳ, Thủ tướng Tony Blair đã họp báo giữa các lãnh tụ G-8, và lập tức trở về Luân Đôn trực tiếp tìm hiểu nội vụ rồi quay lại họp tiếp Thượng đỉnh G-8. Bên kia Đại Tây Dương, bộ Nội an Hoa Kỳ cũng nâng cấp báo động từ màu vàng lên màu cam để phòng ngừa một đợt tấn công tương tự vào hệ thống giao thông của các thành phố lớn, kể cả New York, nhưng sau đấy loan tin là một vụ tấn công tương tự tại Mỹ sẽ khó xảy ra.
Ngay sau đợt khủng bố, một tổ chức tự xưng "Tổ chức mật của al-Qaeda" đã gửi thư tự nhận công trạng và còn hăm dọa tấn công các nước Tây phương khác, kể cả Đan Mạch và Ý Đại Lợi. Trong khi ấy, tình báo của Roma lại cho biết rằng họ không tin là al-Qaeda có liên hệ đến đợt khủng bố, văn thư tung ra trên web lại còn có quá nhiều lỗi chính tả Á Rập! Có khi đây chỉ là hành động phối hợp của nhiều nhóm Hồi giáo quá khích đang nằm vùng tại Anh. Tình hình vẫn còn quá sớm - từ vài tuần đến vài tháng - để người ta biết rõ hư thực.
Tuy nhiên, nếu nhìn cục diện trong trường kỳ, vụ khủng bố này không đảo ngược nổi thế lực đang sa sút của al-Qaeda.
Trước hết, Thượng đỉnh G-8 đang quy tụ lãnh đạo tám nước công nghiệp hàng đầu thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Ý, Gia Nã Đại và Liên bang Nga) để thảo luận về các vấn đề hệ trọng của thế giới, kể cả việc xóa nợ và viện trợ cho các nước nghèo, nhất là tại Phi châu. Biến cố duy nhất gây trở ngại cho thượng đỉnh là các nhóm cực đoan chống toàn cầu hóa, và cả thân cộng, đã biểu tình bạo động hôm trước. Vụ khủng bố 7-7 chỉ khiến Thủ tướng Blair phải vắng mặt nửa ngày trong khi thượng đỉnh tiếp tục họp. Dư luận kết luận là khủng bố không tấn công nổi những người có chức có quyền mà chỉ tàn sát lương dân, điều ấy không là một điểm son cho "chính nghĩa" của "Thánh chiến.

Dân Anh vốn đã có kinh nghiệm, hầu như hàng ngày, về nạn khủng bố - với phong trào bạo động xuất phát từ Bắc Ái Nhĩ Lan và tổ chức IRA. Quân khủng bố có thể tính đến một "hội chứng Madrid" - vụ khủng bố Madrid ngày 11 tháng Ba năm ngoái, khiến đảng cầm quyền thất cử và đối lập lên ngôi rồi rút quân khỏi Iraq - nhưng chính quyền đảng Lao động của Thủ tướng Tony Blair lại khác, và dân Anh cũng khác. Vụ khủng bố sẽ gây công phẫn trong dư luận và khiến dân chúng thêm đoàn kết với chính quyền: vấn đề không phải là chiến dịch Iraq mà là một phong trào tàn sát mùa quáng, trên toàn cầu. Lý luận của Tổng thống Bush và Thủ tướng Blair được củng cố thêm từ vụ khủng bố 7-7.
Sau vụ khủng bố 9-11 nhắm vào Hoa Kỳ, các cơ sở của al-Qaeda tại Âu châu đã bị truy lùng và tận diệt ở Đức, Ý và Tây Ban Nha. Riêng tại Anh, quân khủng bố dường như còn cán bộ, sống trà trộn trong các cộng đồng Hồi giáo người Pakistan, Bắc Phi, Ả Rập và Kashmir… Tuy nhiên, các trưởng lão Hồi giáo nơi đây lại có một chủ trương khác: không muốn khủng bố ra tay ngay trong cộng đồng vì điều ấy khiến Hồi giáo mất cơ sở sinh hoạt, mất những ưu thế đã tranh thủ được từ nhiều thập niên: là công dân Anh, là thường trú nhân, có chiếu khán thường trực, v.v… Nếu vụ khủng bố quả là do al-Qaeda can dự, ta có thể suy đoán ràng đấy là kết quả hợp tác giữa vài tay đặc công xâm nhập từ ngoài với một số phần tử quá khích nhất trong cộng đồng Hồi giáo tại Anh.
Hậu quả chung cuộc là phản ứng dữ dội cùa dân Anh, khiến cơ sở Hồi giáo tại đây sẽ bị chấn động nặng và al-Qaeda mất luôn một số đầu mối liên lạc và yểm trợ tại chỗ. Nghĩa là vụ khủng bố không làm nước Anh rút khỏi tuyến đầu của trận chiến chống "Thánh chiến" toàn cầu mà khiến dân Anh thêm quyết tâm.
Anh quốc từng là một đế quốc toàn cầu, hiện diện ở mọi nơi trên thế giới, nhưng khi bị tấn công hoặc thấy bất lợi là họ lặng lẽ rút mà hậu phương Anh vẫn ổn định: chế độ không sụp đổ như trường hợp đã xảy ra cho Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Đế quốc Nga và cả Liên bang Xô viết. Mối lo duy nhất trong tâm trí người Anh là hải đảo lớn của mình bị tấn công từ bên ngoài. Vụ khủng bố 7-7 vừa khơi dậy mối lo ấy và sẽ khiến Vương quốc này trỗi dậy.
Trong khi ấy, dù là có thể đã nhúng tay phối hợp một đòn tấn công dồn dập theo thói quen đặc thù của mình, al-Qaeda thực ra đang bị đẩy lui và lãnh tụ Osama bin Laden hiện đang bị bao vây. Một đòn biểu diễn để chứng minh rằng mình vẫn tồn tại sẽ không đảo ngược nổi tình hình mà còn chọc giận một dân tộc vốn có máu lạnh.
Ngay sau vụ khủng bố thị trường chứng khoán Anh có bị sụt nặng, nhưng lại tăng và sau cùng chỉ mất giá 2% và hệ thống giao thông công cộng của Luân Đôn bị tạm ngưng nửa ngày để điều tra, sau lại hoạt động bình thường từ buổi chiều. Không ăn mừng về việc Luân Đôn được chọn làm địa điểm Thế vận, dân Anh vẫn tiếp tục tổ chức Thế vận, và sẽ nghiến răng đối phó với khủng bố, trước sự cảm thông của dư luận thế giới.
Thế giới có thể thấy ra điều ấy nay mai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.