Hôm nay,  

Tiến Trình Dân Chủ Hóa

7/8/200500:00:00(View: 5669)
Trên bình diện dân chủ hóa VN, thất vọng, đắng cay là dư vị còn đọng lại trong lòng người Mỹ gốc Việt đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN, sau cuộc hội kiến của TT Bush với Thủ Tướng VC Phan van Khải. Những gì nghe thấy được nơi TT Bush trong cuộc hội kiến có vẻ phản lại tinh thần chính sách và lời hứa dân chủ hóa mà TT Bush đã long trọng lập đi lập lại trong diễn từ nhậm chức và diễn văn Tình Trạng Liên bang 2005: "Bất cứ ai đang sống dưới sự áp bức và tuyệt vọng nên biết rằng: Mỹ sẽ không làm ngơ trước tình trạng bị áp bức của quí vị và sẽ không tha thứ những kẻ đàn áp quí vị... Khi quí vị đứng lên vì tự do của mình, Mỹ sẽ đứng cùng quí vị."

Nhưng trên bình diện dân chủ hóa toàn cầu, trước khi TT Khải dến Mỹ, báo Times có sơ kết tiến trình 4 tháng dân chủ hóa thế giới trong nhiệm kỳ hai của TT Bush có vẻ khả quan. Walter Russell Mead, chuyên viên phân tích hàng đầu của Hội Đồng Chánh sách Đối ngoại Mỹ viết, nhiều người ngoại quốc đã bắt đầu thấy Mỹ đang trên đường thay đổi chánh sách ngoại giao. Trung Đông đã thấy đó là một sáng kiến mạnh của Mỹ.Thủ Tướng Ai Cập Ô. Ahmed Nazief đã cảm nhận sâu sắc điều đó trong chuyến công Mỹ du 7 ngày. Ai cập là một nước có nhiều ảnh hưởng đối với vùng Trung Đông. TT Bush và phu nhân liên tiếp vừa phê bình vừa khuyến khích Ai Cập cải thiện chế độ.

Hình ảnh không đẹp của Mỹ do Chiến Tranh Afghanistan và Iraq cũng bớt lại dưới cái nhìn của dân chúng hai nước này. Còn trong nước và trong chánh quyền Mỹ cái nhìn bi quan của giới thư lại đối với chiến tranh cũng bớt bi quan hơn sau những sáng kiến và thành quả ban đầu của chánh sách thân dân chủ của TT Bush..

Những nhà tư tưởng và làm chánh sách trong chánh quyền tam lập Mỹ bớt bi quan hơn và dành nhiều thì giờ hơn cho chương trình dân chủ hóa thế giới. Tại Bộ ngoại Giao Mỹ, chuyên viên hàng đầu là Ô. Krasner nói bây giờ 75% thì giờ của Ông là dành cho kế hoạch dân chủ hóa. Ông là một đồng nghiệp thân cận của Bà Ngoại Trưởng Condi Rice lúc ở ĐH Stanford. Con gái của Phó TT Cheney người phụ trách chương trình dân chủ hóa Trung Đông, một người trẻ nhiều sáng kiến, làm việc đắc lực và hữu hiệu cho kế hoạch dân chủ hóa. Bộ Ngoại Giao thành lập một cơ quan mới đặc trách điều hợp và báo cáo cho Ngoại Trưởng chuyên về chương trình dân chủ hóa..Usaid từng mang tiếng tốn tiền mà không hiệu quả chánh trị ở Ai Cập cũng đổi mới, đi sát với chính sách dân chủ hóa hơn. Các tòa đại sứ Mỹ, văn phòng tùy viên chánh tri được chỉ thị phải hoạt động sâu sát hơn với chánh quyền nơi mình làm việc.

TT Bush cũng như Bà Rice đi bất cứ nước nào, hội nghị nào cũng đạt vấn đề dân chủ hóa, một cách thẳng thắn, không cả nể, không ngoại giao như xưa. Thí dụ điễn hình là chuyến đi Nga, Ông sẵn sàng và không vị nể TT Putin, đích thân đến thăm các nước ly khai khỏi Nga sớm nhứt sau khi Liên xô sụp đổ mà Nga không muốn nhắc đến. Bà Rice chú mục vào nước Belarus nhiều hơn, nơi mà Âu Châu gọi là nước độc tài cuối cùng của Âu châu. Các nhà phân tích chánh trị cho rằng việc đổi chánh sách thân dân chủ trong ngoại giao có lợi lâu dài vì một đồng minh dân chủ lâu bền với Mỹ hơn một nước độc tài.

Sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến việc TT Bush mời và tiếpThủ Tướng CS Hà Nội ở Mỹ. Việc làm đó bên ngoài có vẽ là một việc làm tréo cẳng ngỗng dưới cái nhìn của đa số người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS. Nhưng một số người khác xem đó là chuyện bình thường trong ngoại giao. Song hành với Ô Khải đi Mỹ thì Ô. Nông Đức Mạnh đi Pháp, Ô Trần Đức Lương đi Trung Cộng. Hà Nội và Washington đã bang giao 10 năm và giao thương 3 năm rồi. Hà Nội cần mở rộng giao thương và gia nhập Tổ Chức Mậu dịch Thế giới vì thường xuyên bị cắt giảm hạn ngạch xuất cảng sang Tây Âu, Bắc Mỹ. Đổi lại nhu cầu chiến lược -- Mỹ cần VN ở Đông Nam Á trong việc be bờ TC -- Mỹ hứa giúp VC vào WTO, nhưng đó cũng là một con dao hai lưởi. Vào đó cơ chế pháp lý, tài chánh, phải đổi và minh bạch, làm sao Nhà Nước lấy ngân sách chi cho Đảng, cho Đoàn. Mỹ làm chánh trị thực dụng, dùng củ cà rốt WTO để " động viên" thúc đẩy VC trên đường dân chủ hóa, và be bờ TC. Thế nhưng CS Hà Nội bên ngoài đánh trống thổi kèn cho chuyến đi ấy chứng tỏ Mỹ đã ủng hộ chế độ CS của họ và có thể tiến đến nhiều hợp tác như đồng minh. Thủ Tướng VC Khải là lãnh tụ quốc gia duy nhứt trên thế giới đi tới đâu bị kiều bào biểu tình chống đối quyết liệt tới đó, thế mà " báo đài" trong nước chuốc hồng như Khải là một Tô Tần đi du thuyết "đại thành công".

Tới đây chợt nhớ lại câu nói để đời của người thân với Mỹ hết mình, là Cố TT Nguyễn văn Thiệu. Đại ý, làm kẻ thù của Mỹ thì dễ nhưng làm bạn với Mỹ rất khó. Có thể Mỹ cần Hà Nội trong việc bao vây Trung Cộng. Nhưng nhu cầu đó chưa đủ sớm, chưa đủ cần để một chánh quyền, một tổng thống vừa mới hô hào dân chủ hóa là TT Bush và chánh quyền do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo có thể tiến đến tình đồng minh với CS Hà Nội. Biết đâu đó là việc chánh quyền nổi của Mỹ đi sâu sát với CS Hà Nội hơn để tạo điều kiên cho chánh quyền ngầm của Mỹ CIA với nghiệp vụ tình báo chánh trị tinh vi, phương tiện tình bào giàu nhứt thế giới, bất cứ giá nào cũng mua được, có thể biến Thủ Tướng Phan văn Khải thành một Gorbachov, biến Nguyễn tấn Dũng Phó Thủ Tướng thành một Boris Yeltsin - không chừng.

Phải công tâm xét rằng nếu không có bang giao và giao thương của Mỹ, thì các tôn giáo VN, đồng bào Thượng, các nhà trí thức ở VN, người dân VN hãy còn ăn gạo sổ và đã liệt bại hết rồi, chớ đừng nói đấu tranh như hiện tại. Đứng trên phương diện củng cố quyền hành độc tôn của Đảng CS, việc Ô Khải đi Mỹ hại nhiều hơn lợi cho CS Hà Nội trong trường kỳ./.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bạn cứ thử tưởng tượng đi: Tác giả qua Mỹ lúc mới 11 tuổi, đã lớn lên và thành đạt trong ngành y khoa ở quê người, nhưng có lẽ vì ‘đam mê thơ văn từ nhỏ’ như tác giả tâm tình, nên năm 1986 cũng đã xuất bản tập thơ ’Khi Bóng Chiều Rơi’, và bây giờ là một Tuyển Tập Truyện Ngắn & Thơ đầy tính tự sự và cảm xúc bằng ngôn ngữ của lời ca dao Mẹ.
The Guardian trong này 21/10 đã đưa ra những hình ảnh đáng buồn cho quân đội Mỹ tại bắc Syria. Họ đã phải rút quân trong sự la ó phản đối, và người dân còn ném thức ăn vào đoàn quân xa khoảng 100 chiếc của Hoa Kỳ.
Thời gian gần đây, “văn hóa đọc” dường như đã trở thành một mỹ từ thường xuyên được nhắc đến với nhiều bài viết rất tha thiết, rất nhiệt tình cổ xúy chuyện đọc sách giấy, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.
WESTMMISTER (VB) – Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập của nhật báo Việt Báo đã được đại gia đình Việt Báo và bạn hữu xa gần chúc mừng đại thọ 80 và tái bản phát hành Nhã Ca Hồi Ký và truyện dài Phượng Hoàng trong đêm Thơ Nhạc và Bạn Hữu rộn ràng tiếng cười và đầy ắp tình thân tại hội trường Việt Báo
Dưới cái nhìn của nhà nước Bắc Kinh, Hồng Kông kể như món đồ nằm sẵn trong túi, dù có biểu tình cỡ nào cũng khó tách rời.
Khoảng giữa tháng 10/2019, Samsung Display công bố kế hoạch đầu tư hơn 11 tỷ USD (13,100 tỷ won) vào hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất tấm nền QD-OLED dành cho TV.
SEOUL - Đối thoại quốc phòng hàng năm giữa Trungh Cộng và Nam Hàn sắp tái tục sau 5 năm gián đoạn.
TAIPEI - Vào ngày 20/10, Đảo quốc Taiwan tuyên bố không chấp nhận kẻ giết người Chang Tong-kai nộp mình tại Đài Loan, và khẳng định thẩm quyền Hong Kong phải giải quyết mọi thủ tục pháp lý cần thiết trước khi.
BEIJING - Phát biểu tại hội thảo an ninh hàng năm gọi là Xiangshan Forum ngày 20/10, bộ trưởng quốc phòng Wei Fenghe đả kích Hoa Kỳ kích động cách mạng màu tại các nước bằng chiến lược tầm xa, để gây ảnh hưởng nội bộ các nước này, trong đó có Trung Cộng.
Thủ  Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hôm Thứ Hai tuyên bố rằng ông không có thể thành lập chính quyền Do Thái mới, và rằng ông đang trả lại nhiệm vụ thành lập liên minh cho Tổng Thống euven Rivlin, đắp đường cho ứng viên khác để cố tắng thành lập chính quyền là lần đầu tiên trong hơn một thập niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.