Hôm nay,  

Mừng Sinh Nhật Ngài

06/07/200500:00:00(Xem: 5343)
Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 70 tuổi vào ngày 6-7-2005. Một tháng Bảy để nhiều ghi nhớ. Một vị sư đơn giản, như lời ngài tự nói về mình, nhưng cũng là vị sư gánh vác nhiều trọng trách của thời này, như vai trò lịch sử đã trao cho ngài.

Đối với dân Tây Tạng, các lễ mừng sinh nhật của ngài đã tiến hành từ tháng 6, với nhiều lễ hội, kinh nguyện, khóa tu… trong nhiều cộng đồng lưu vong rải rác khắp thế giới. Như tại Seattle, tiểu bang Washington, Tu Viện Sakya đã mừng với một lễ hội vào ngày 4-6-2005. Hơn một tháng trứơc ngày sinh nhật thứ 70 của ngài.

Dân Tây Tạng đều mừng sinh nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và phần lớn vẫn hồi hộp với nỗi lo về cái chết của Ngài: những gì xảy ra sau khi ngài từ trần, và chính phủ Bắc Kinh có dàn dựng chọn một em bé nào để phù phép lên thay ngài hay không" Nhưng cái chết thì không ai tránh được. Và cả thế giới đều biết, tới sau ngài sẽ là một trận sóng thần đối với dân tộc Tây Tạng.

Hội Nghị Quốc Tế Tâm Lý Trị Liệu Ý Thức (International Congress of Cognitive Psychotherapy) lần thứ 5 tại Gothenburg, Thụy Điển, trong bản tin ngày 13-6-2005 ghi nhận rằng trong lễ khai mạc đã bắt đầu bằng bài hát chúc mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma, do tất cả những tham dự viên đồng ca – họ là các khoa học gia, giáo sư, quan khách từ hơn 40 quốc gia. Hội nghị năm nay có chủ đề “Gặp Gỡ Của Tâm” (Meeting of the Minds), và có 1,400 chuyên gia tham dự.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cảm ơn, và trình bày trong hội nghị rằng với tư cách là một vị sư Phật Giáo, ngài không ăn mừng sinh nhật làm gì, và rằng đối với ngài thì cứ mỗi buổi sáng đều hệt như một ngày sinh nhật. Và đối trứơc các tham dự viên trong hội nghị, ngài gửi lời rằng, “Chúc mừng sinh nhật tới tất cả quý vị.” Vì ngài thấy rằng, không riêng với ngài, thì ngày nào cũng là ngày sinh nhật đối với tất cả mọi người.
Chúng ta còn có thể nhớ rằng, mới mấy tuần trứơc, Hoa Lục lại chụp mũ Đức Đạt Lai Lạt Ma là chủ trương ly khai, bất kể ngài chỉ xin cho Tây Tạng tự trị về văn hóa, và yêu cầu ngài phải thành khẩn tuyên bố rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Tại sao Bắc Kinh lại móc chuyện Đài Loan vào đây" Đơn giản, trong tháng 7, Đài Bắc sẽ có nhiều lễ hội để mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong đó có cuộc triển lãm kéo dài súôt cả tháng nhan đề “Bước Đi Với Từ Bi và Trí Tuệ Trong Bảy Mươi Năm” (Travelling with Love and Wisdom for Seventy Years), nơi đây sẽ trưng bày những gì đẹp nhất của văn hóa Tây Tạng và các hồ sơ riêng về ngài.

Bảy mươi năm, thật là dài nhưng cũng thật là ngắn. Nhưng sau ngài, sẽ còn có một Đạt Lai Lạt Ma nào nữa không"
Theo truyền thống, vai trò lãnh đạo dân tộc Tây Tạng, về cả giáo quyền lẫn vương quyền, được trao truyền từ đời Đạt Lai Lạt Ma này sang đời vị sau, và các vị kế nhiệm được tin là hậu thân, hay kiếp sau, của vị tiền nhiệm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay là đời thứ 14, sinh ra với tên là Lhamo Dhondrub vào ngày 6-7-1935 và vài năm sau thì được hội đồng giáo trưởng Phật Giáo Tây Tạng tìm gặp. Ngài được đưa về thủ đô Lhasa để lên ngôi Đạt Lai Lạt Ma đời 14 khi mới 4 tuổi, vào ngày 22-2-1940.

Nhưng, ngài có thật là kiếp sau của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 hay không"
Chức vị Đạt Lai Lạt Ma thành lập từ thế kỷ thứ 15, và hai thế kỷ sau thì vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 từ chức vụ thuần túy tôn giáo đã kiêm nhiệm luôn vai trò lãnh đạo chính trị của Tây Tạng.
Các vị Đạt Lai Lạt Ma được chọn theo tin tửơng rằng cậu bé đó là kiếp sau của vị tiền nhiệm. Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 hiện nay bày tỏ ngờ vực khi trả lời phỏng vấn của AFP.

“Một vài hậu thân không đúng,” theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với báo Anh ngữ Hindustan Times. Nhưng ngài thêm rằng ngài có lẽ là hậu thân của vị đời thứ 5, người đã giữ chức vị đó trong 67 năm sau khi lên ngôi Đạt Lai Lạt Ma năm 1617.

Ngài nói ngài khi còn là một cậu bé đã có những giấc mơ rõ ràng sống động về kiếp trứơc. Ngài nói, “Thêm nữa, mặc dù tôi là một cậu bé rất lười biếng, tôi luôn luôn biết nhiều như các thầy dạy của tôi về các môn học như triết lý Phật Giáo. Như thế, chỉ có thể được giải thích là tôi có một ký ức về kiếp trứơc.” Ngài nói, nhưng ngài không phải hậu thân của vị đời thứ 13. Ngài nói, mặc dù vị thứ 13 đã để lại lời chỉ dẫn chi tiết về nơi để tìm vị thứ 14, và cuộc tìm kiếm đã dẫn tới ngài, vị đương nhiệm, nhưng ngài nó như thế không có nghĩa ngài là 1 tái sinh của vị thứ 13. Ngài cười, “Có lẽ, vị tiền nhiệm đã thuê tôi làm việc này.”

Trong quan điểm của ngài, các vị Đạt Lai Lạt Ma không luôn luôn tái sinh đúng thứ tự, nên không nhất thiết là vị sắp tới sẽ là kiếp sau của ngài.
Nhưng, ngài đã có biết về nơi mà vị Đạt Lai Lạt Ma sắp tới sẽ sinh ra, hệt như tiền nhiệm của ngài đã biết về ngài" Không, ngài nói, chưa có ý kiến nào. Nhưng khi tới lúc cận tử, và nếu ngài còn ở Dharamsala, thì ngài sẽ biết.

Vấn đề chỉ là, ngài nói, ngài có thể là Đức Đạt Lai Lạt Ma cúôi cùng. “Nếu tôi chết trong vài tháng tới, hay là trước khi chúng ta có thể trở về Tây Tạng, thì sẽ có một Đạt Lai Lạt Ma mới. Nhưng nếu chúng tôi không còn là một cộng đồng tị nạn, và có thể sống trong một nứơc Tây Tạng dân chủ, thì tôi không nghĩ là nên có một người kế nhiệm tôi sau khi tôi chết…”

Nghĩa là, có thể sẽ không có một Đức Đạt Lai Lạt Ma nữa, nếu có một Tây Tạng dân chủ. Ngài đã nói tới dân chủ, và một ước mơ dân chủ cho Tây Tạng. Dân chủ thực sự quý giá biết chừng nào, khi ngài nói là lúc đó không cần tới cương vị cao quý thiêng liêng này nữa.

Ước mơ cho Tây Tạng dân chủ… và rồi chúng ta, với ứơc mơ cho Việt Nam dân chủ… Quý giá biết chừng nào, khi ngôi vị Giáo Chủ sẵn sàng đẩy vĩnh viễn vào quá khứ luôn. Tấm lòng ngài thương dân không kể xiết được.


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.