Hôm nay,  

Thế Giới Sau Lễ Độc Lập Hoa Kỳ…

04/07/200500:00:00(Xem: 5003)
Sau dịp biểu dương khí thế nhân lễ Độc lập, Hoa Kỳ sẽ đối đầu với một trật tự mới - rất vô trật tự…
Trật tự mới đó không xuất phát từ bản tuyên bố chung hôm mùng một Tháng Bảy giữa Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, dù hai người có tham vọng vẽ ra một thế trận quốc tế mới cho thế kỷ 21. Trật tự mới ấy lại có vẻ vô trật tự vì chỉ là sự chuyển biến trong buổi giao thời.
Chúng ta đang ở giữa buổi giao thời, khi bắt đầu nửa năm thứ hai của 2005. Sau khi Tổng thống Bush kêu gọi dân chúng nhân lễ Độc lập, để chào mừng sinh nhật thứ 229 của Hoa Kỳ, mọi người đều bày tỏ lòng tri ân đến các binh lính ngoài chiến tuyến và ngay trên đất Mỹ, dân chúng Mỹ sẽ thấy ra buổi giao thời này trên thế giới.
Trong sáu tháng nửa năm đầu, thế giới đã gặp ba chuyển động khó thấy trước.
Thứ nhất là mối quan hệ Mỹ-Hoa, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đột nhiên căng thẳng, từ lãnh vực hối đoái và mâu dịch, mâu thuẫn gia tăng và mở sang lãnh vực chính trị và an ninh. Tiêu biểu là việc Hoa Kỳ gây sức ép về hối đoái và ngoại thương, gay gắt lên án việc Bắc Kinh tăng cường ngân sách quốc phòng trong khi Bắc Kinh đòi mua tổ hợp dầu khí Unocal của Mỹ và cùng ngày lại thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa JL-2, có thể vượt 10.000 cây số.
Thứ hai là bang giao giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga suy đồi hầu như từng ngày. Trong khi Mỹ chính thức tố cáo nạn thiếu dân chủ tại Nga thì lãnh đạo Moscow kết án việc Mỹ xúi giục cách mạng dân chủ, thực chất để chống Nga, trong vùng địa dư xưa kia thuộc lãnh thổ hay quỹ đạo của Liên bang Xô viết. Trong hoàn cảnh ấy, không ai ngạc nhiên về cái thế kết hợp giữa Liên bang Nga và Trung Quốc, thể hiện qua lời tuyên bố chung vừa qua.
Thứ ba là việc thống nhất Âu châu bỗng dưng tan tành sau hai cuộc trưng cầu dân ý tại Pháp và Hòa Lan và cuộc khủng hoảng vì Âu châu mất định hướng lại thêm trầm trọng với mối xung khắc không còn che giấu giữa Pháp và Anh về vấn đề ngân sách và nhất là về mục tiêu lâu dài của Âu châu. Giữa chủ trương tạm gọi là liên bang hóa Âu châu thành một khối thống nhất - theo quan điểm của Pháp - với đường lối kết hợp Âu châu một cách dung dị để còn gìn giữ chủ quyền và ngoại giao của từng nước - theo quan điểm của Anh - Âu châu đang do dự. Đây là ta chưa nói gì đến khác biệt giữa hai đường lối kinh tế, bao cấp theo kiểu Pháp-Đức hay tự do ("Mỹ hóa") theo kiểu Anh và các nước Đông Âu.
Trong khung cảnh ấy, Liên hiệp Âu châu chưa thể có tiếng nói hay hành động gì trong "trật tự mới" kiểu Nga-Hoa. Ngược lại, Liên Âu mất khả năng làm lực đối trọng với Mỹ và việc các nước trong khối hết nói đến việc bãi bỏ lệnh cấm vận võ khí cho Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh khó nhờ cậy gì ở Liên Âu trong tương lai. Trong ba biến cố (quan hệ Mỹ-Nga, quan hệ Mỹ-Hoa và khủng hoảng Liên Âu), biến cố thứ ba sẽ còn gây nhiều đổi thay về tương quan quốc tế trong hạ bán niên của 2005, nhất là vì kể từ mùng một Tháy Bảy, Anh sẽ lên làm Chủ tịch luân phiên của Liên Âu cho tới hết năm.
Giữa những đổi thay này, Hoa Kỳ sẽ làm gì" Và sẽ phải lo những gì"
Tại Hoa Kỳ, dân Mỹ chỉ thấy rằng tình hình Iraq chưa yên và có dấu hiệu sốt ruột, khiến tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Bush sụt tới mức mấp mé 40%. Nhưng, nếu không chỉ dán mũi vào truyền hình Mỹ với những tường thuật bi quan về Iraq, người ta có thể thấy ra nhiều điều khác, và sẽ càng ngày càng khác.

Trong tuần cuối tháng Sáu, chính quyền Bush phải mở chiến dịch trấn an dư luận về Iraq để đối phó với những giao động nhất thời của công luận, chứ trên thực chất, mối lo khủng bố và ổn định Iraq đang trở thành một ưu tiên thấp.
Ưu tiên cao hơn và có hậu quả lâu dài hơn chính là nỗ lực dân chủ hóa toàn khu vực Trung Đông.
Hai trở ngại cho nỗ lực này là: thứ nhất, kết quả bầu cử bất ngờ tại Iran khiến một nhân vật thủ cựu và mờ nhạt lại đắc cử Tổng thống. Ông ta hết mờ nhạt khi một số dư luận cho rằng đây là một lãnh tụ sinh viên từng tham dự vụ bắt cóc con tin Mỹ năm 1979! Hoa Kỳ sẽ còn nhức đầu với Iran, với các Trưởng lão bảo thủ từ nay sẽ còn cứng rắn hơn sau màn ảo thuật bầu cử vừa qua. Trở ngại thứ hai là chính quyền Syria không suy sụp sau vụ Lebanon mà dường như Tổng thống al Assad còn củng cố được quyền hành.
Tuy nhiên, những trở ngại ở vòng ngoài này không làm thay đổi suy tính của Hoa Kỳ: dù bạo động còn gia tăng trong những tháng tới tại Iraq, đấu tranh chính trị giữa ba phe liên hệ - Shia, Sunni và Kurd - sẽ khiến phe Sunni phải nhập cuộc để khỏi lỡ chuyến đò, trong khi hai phe kia sẽ đảm nhiệm vai trò an ninh quan trọng hơn, thay cho lính Mỹ. Một thời điểm đáng chú ý là ngày 15 tháng Tám, kỳ hạn của bản dự thảo Hiến pháp mới. Đối với các lực lượng khủng bố Jihad, họ sẽ bị bao vậy và cô lập, trong khi các lãnh tụ Sunnite sẽ ngả theo giải pháp chính trị hơn võ trang.
Từ nay đến cuối năm, bạo động còn xảy ra nhưng cán cân nghiêng dần về đòn phép chính trị, dù có đầy những bất trắc hay lật lọïng thì cũng còn hơn nội chiến. Đấy là bước đầu của sinh hoạt dân chủ tại Iraq, có nhá nhem, lem nhem thì cũng là một tiến bộ so với trật tự hắc ám thời trước.
Tại Afghanistan, tháng Chín này sẽ có bầu cử Quốc hội và chính quyền của Tổng thống Hamis Karzai sẽ bị thách thức vì ra khỏi Kabul, tàn dư của chế độ Taliban vẫn có thể phá hoại bầu cử, nhất là tại các tỉnh miền Đông và miền Nam. Không biết khi nào Osama bin Laden mới sa lưới, nhưng dù sao, Afghanistan cũng sẽ có bầu cử, y như tại Pakistan, trong khi giao tranh vẫn tiếp tục, như biến cố tuần qua đã cho thấy. Những chuyện bầu cử lại không hấp dẫn hay gay cấn bằng tin tức giao tranh, nhưng là bước đầu cần thiết và người dân tại địa phương sẽ thực sự quyết định, cho dù truyền thông Mỹ có thể coi thường việc đó.
Nếu đã tạm đặt ra nền móng giải quyết bài toán Trung Đông, trong thời gian trước mắt, Hoa Kỳ sẽ phải chú ý nhiều hơn đến một khu vực đã được thả nổi từ nhiều năm, là Trung Nam Mỹ, nơi mà kinh tế trì trệ, chính trị ngày càng bất ổn và sẽ đe dọa cả quyền lợi lẫn an ninh Hoa Kỳ. Trật tự mới trong cách nhìn của lãnh đạo Nga-Hoa chưa thể là trật tự và các cường quốc ấy không gặp những bài toán của một siêu cường như Hoa Kỳ.
Và qua nửa năm thứ nhì, ông Bush sẽ phải chú trọng hơn đến chuyện nội chính, đến những hứa hẹn về cải cách chế độ hưu bổng, đến việc bổ nhiệm các thẩm phán, từ Tối cao Pháp viện trở xuống, để có thể duy trì được trong xã hội những di sản George W. Bush, một khi ông Bush hoàn tất nhiệm kỳ hai. Những đề mục ấy mới thực là đáng chú ý. Liên bang Nga có liên kết được với Trung Quốc hay không, chuyện ấy vẫn chưa là quan trọng vì từng nước đều vẫn phải cần tới Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.