Hôm nay,  

Cuộc Hội Kiến Bush- Khải

24/06/200500:00:00(Xem: 4927)
Một vài dấu chỉ cho thấy cuộc gặp gỡ Thủ Tướng Việt Cộng Phan văn Khải và TT Mỹ Geoge W. Bush không có gì lớn có thể biến bang giao đối tác Washington- Hà Nội thành đồng minh Mỹ- Việt được..
Một, về hình thức, có trải thảm đỏ thực để rước TT Khải vào như RFA nói. Nhưng không có nhân vật nghi lễ Mỹ tương xứng ra xe đón. Thủ Tướng Khải vào cửa trước nhưng ra cửa sau Phủ Tổng Thống. Không có 21 hay 19 phát súng đồng chào đón dành cho quốc khách đại diện quốc gia. Dù Khải chỉ là Thủ Tướng Chánh Phủ nhưng là quốc khách VC lớn nhứt, lần đầu đến Mỹø. Trong phòng hội kiến không có để cây cờ VNCS, là lá cờ quốc gia của đại diện quốc gia lẽ ra thường phải để. Thay vì họp báo chung ngoài Vườn Hồng của Phủ Tổng Thống như dự trù và thông lệ khi có quốc khách đến, lại họp báo trong phu - chắc vì cuộc biều tình của người Mỹ gốc Việt kết hợp với cựu quân nhân Mỹ và thành [pphần chống Cộng đa quốc ở Mỹ..

Hai về thái độ, Thủ Tướng Khải tỏ ra bị gò bó tinh thần một cách "cực kỳ." Thay vì nói qua nói lại với TT Bush sau khi nghe dịch, cử chỉ thoải mái, hành động ung dung như một quốc khách, TT Khải cầm giấy đọc, tay gần như rung rung, mỗi khi trả lời điều quan trọng TT Bush đề cập. Tưởng không phải vì TT Khải cảm động gặp được vị lãnh đạo đệ nhứt siêu cường thế giới như thần tử diện kiến long nhan vì dù sao Thủ Tướng Khải học ở Liên xô cũng biết nhiều cách giao tế Tây Phương, làm thủ tướng rất lâu, có nhiều nước trên thế giới, từng tiếp kiến nhiều lãnh đạo quốc gia, có nhiều kinh nghiệm nghi lễ. Mà có nhiều khả năng vì TT Khải bị quá nhiều áp lực tâm lý do phe muốn đi với Tàu trong nội bộ của chóp bu Đảng. Nên Ông không dám để lỡ một lời, sai một chữ những điều mà Bộ Chánh trị đã viết ra thành văn như tiêu lịnh điều hành - nên Ông phải đọc thay vì đối đáp với TT Bush.

Bốn, về nội dung những gì đạt được của Ô. Khải. Thông cáo chung của Bush và Khải không có gì mới mẻ, sâu xa, khả dĩ làm bang giao chuyển đến một giai đoạn thân thiện hơn. Toàn những vấn đề chung chung và cũ rích mà người Mỹ gốc Việt nào cũng đã hơn một lần nghe nói đến. Và cách nói theo kiều dùng chữ, và lối nói nhiều ngoại giao mà thiếu thực chất. Có 7 đoạn, trừ hai đoạn mở đầu và kết thúc chung chung, 5 đoạn còn lại chỉ đề cập những vấn đề cũ. Không một vấn đề gì lớn có thể làm tương quan bang giao đối tác như hiện tại thành tương quan đồng minh giữa Hà Nội- Washington. Về kinh tế, TT Bushø ủng hộ Hà Nội gia nhập WTO. Điều này chánh quyền Bush đã nói nhiều lần, nhiều dịp rồi. Nhưng thực chất một mình Hành pháp không làm được vì chính Quốc Hội là nơi quyết định Hà Nội có được tối hệ quốc khau không. Đó là điều kiện tiên quyết để Mỹ nhơn danh quốc gia ủng hộ Hà Nội. Theo TNS Mc Cain người từ đầu ủng hộ bang giao và giao thương Hà Nội_ Wagshington, nhận định, với tình hình Quốc Hội hiện tại việc ban cho Hà Nội điều kiện tối huệ quốc là khó. Về chánh trị, hai bên có nói đến thỏa thuận giúp cho việc tín ngưỡng ở VN dễ dàng hơn. Thỏa thuận này đã ký hồi tháng 5 nhưng cho đến khi TT Khải qua, VNCS vẫn còn là nước bị Mỹ "quan tâm đặc biệt"-- chỉ không trừng phạt để Ô Khải có đủ điều kiện nhập cảnh Mỹ theo luật mà thôi. Còn việc TT Khải mời TT Bush viếng tham chánh thức VN nhơn khi dự hội nghị thượng đỉnh Á châu Thái Bình Dương năm 2006 cũng không có gì mới. TT Clinton đã đến VN rồi. Về nhân đạo thì nhiều, giáo dục, y tế, xin con nuôi. Cái này lợi cho người dân VN. Còn về quân sự, là yếu tố nhiều người chú ý xem Hà Nội Mỹ thân đến cỡ nào. TT Khải có gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng, Ô. nói với báo Washington Post là Mỹ sẽ huấn luyện chuyên viên quân sự. Nhưng có nhiều tin chỉ nói huấn luyện các môn phi tác chiến mà thôi. Và điều này cũng cũ rích, Bộ Trưởng Quốc Phòng của Hà Nội đã đến trước TT Khải rồi. Về an ninh, chia xẻ tin tình báo trong kế hoạch chống khủng bố toàn cầu của Mỹ, hơn phân nửa số nước trên thế giới đã ký rồi.

Hoàn cảnh TT Khải cũng không làm gì hơn được. Giả dụ TT Bush o bế CS Hà Nội vì muốn tách CS Hà Nội ra ngoài quỹ đạo TC hay tối ưu hơn sử dụng CS Hà nội thắng bớt lại đà bánh trướng của TC ở Đông Nam Á. Sự thể là Phe Đổi Mới muốn đi với Mỹ chưa đủ mạnh trong Đảng CS cầm quyền. Phe Đổi Mới đa số người gốc Miền Nam và tương đối trẻ, chủ trương đi với với Mỹ và phe Thủ Cựu đa số gốc người Miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, già lão, muốn đi với TC có tranh chấp rất mạnh. Chuyến đi của Thủ Tướng Khải cho thấy cán cân của phe thân Mỹ có nhích lên một chút thôi. Bù lại Phe Đổi Mới phải tương nhượng, thỏa hiệp từng chữ, từng câu, nên TT Khải phải lấy giấy ra đọc trong những vấn đề khi gặp gỡ TT Bush.

Nhiều dấu chỉ cho thấy chẳng những kèn cựa nhau trong Bộ Chánh trị, Phe muốn đi với TC còn phá chuyến đi của TT Khải nữa. Điều này thấy rõ qua chuyện xúi quẩy Mã Lai, Nam Dương phá Tượng Đài Thuyền Nhân VN ở hai đảo, đúng lúc bắt đầu chuyến Mỹ du của TT Khải. Nhật báo Jakarta Post, ấn bản ngày 20-6-2005, loan tin chính Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương [sau khi đi Bắc Kinh về trước khi Khải đi Mỹ] đã áp lực Tổng Thống Indonesia "khẩn cấp đập tượng đài" nói trên. Nhà báo Fadli viết "Tượng đài đục bỏ theo yêu cầu của chủ tịch nước VN với cớ rằng nó xúc phạm tới VN" Một nguồn tin xin giấu tên cũng nói với báo Jakarta Post, rằng " lệnh phá tượng đài thực hiện theo lệnh của Tổng Thống Susilo (Indonesia), theo yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam". Và Anne Oh, người điều hợp báo điện Bold Express, nói CSVN không những chỉ đòi hủy tượng đài ở đảo Galang, nhưng cả tượng đài tương tự trên đảo Bidong,

Tại sao Ô Trần Đức Lương làm việc này. Làm để người Việt Hải Ngoại, trong đó người Việt ở Mỹ ø đông nhứt, chống Cộng mạnh nhứt, có cớ nóng hổi, có động lực mới mẻ để biểu tình chống Khải công du Mỹ.
Và chắc nhiều người biết Tổng Lãnh sự Việt Cộng ở San Fran là con trai của Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương đang cầm đấu phe muốn đi với TC. Điều đó giải thích tại sao TT Khải ghé Seatlle trước để từ đó đi Washington thay vì qua San Fran là cổng chánh Á châu vào Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.