Hôm nay,  

Hồi Ký Đoàn Duy Thành: Làm Người Là Khó!

21/06/200500:00:00(Xem: 7591)
Trong thời gian gần đây, có một tập hồi ký được lưu truyền ở trong nước mang tên là "Làm Người Là Khó." Tác giả của cuốn hồi ký dầy khoảng 500 trang này là ông Đoàn Duy Thành, một cán bộ cao cấp của đảng cộng sản nay đã hồi hưu. Ông Thành nguyên là bí thư thành ủy Hải Phòng, phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng (tương đương như phó thủ tướng), và được dự định cất nhắc lên làm tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam thay thế Nguyễn Văn Linh, nhưng công việc này không thành vì phe Đỗ Mười thắng thế. Ông Thành cũng được biết đến qua biện pháp "mua vàng để chữa bệnh lạm phát" trong thời gian làm bộ trưởng ngoại thương. Trong tập hồi ký này, ông Thành đã dùng tấm khiên Hồ Chí Minh để che chắn hầu thuật lại những chính sách bóc lột và hành động tàn ác của CSVN đối với người dân, tiết lộ những tài liệu thuộc loại "thâm cung bí sử" của CSVN về những biện pháp đấu đá trong nội bộ của đảng, cũng như vạch ra những thủ đoạn thâm độc mà phe nhóm Đỗ Mười đã từng áp dụng đối với ông. Chúng tôi xin gửi dến qúy dộc giả trích doạn một số chương chính của tập hồi ký này qua nhiều phần. (VNN)
***
"Làm người là khó, làm người xã hội chủ nghĩa còn khó hơn nhiều"
(Đoàn Duy Thành - Hồi ký - Lưu hành nội bộ)
Tr.147- Về công tác tại văn phòng thành uỷ (HF)
(t.148) - Đồng chí Đỗ Mười, Bí thư Khu uỷ, vừa được đề bạt làm UV TW dự khuyết khoá II, (cùng 4 đ/c Xuân Thuỷ, Trần Hữu Dực, Bùi Quang Tạo, Nguyễn Thị Thập), được cử làm Trưởng ban chỉ đạo tiếp quản khu "chu vi 300 ngày," trực tiếp làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.
Trong một buổi về thôn Vũ Xá làm việc với Thành uỷ Hải Phòng, làm việc xong, mọi người còn có mặt cả, đồng chí Đỗ Mười bảo đồng chí Hoàng Mậu: "Cho đồng chí Thành về giúp việc tôi tiếp quản Hải Phòng...."
Tôi vừa ngỡ ngàng vừa sững sờ không hiểu ai đã giới thiệu tôi với đồng chí Đỗ Mười mà đồng chí biết tôi một cách đột ngột như vậy. Đồng chí Hoàng Mậu hơi lúng túng nói: "Có một cậu nó đang làm quen với công việc, anh lấy đi chưa có người thay!"
Anh Mười đứng phắt ngay dậy tuyên bố: "Cứ cho cậu Thành lên giúp việc tôi, nếu Hải Phòng có gì xảy ra tôi chịu trách nhiệm..."
Anh Mậu lặng im. Tôi đứng dậy thưa với anh Mười: "Tôi mới ở tù ra, mới đi chỉnh huấn về, mới được xác minh, còn nhiều anh em biết tôi nhưng chưa về, sợ rằng sau này có vấn đề chính trị sẽ phiền cho anh."
Anh Mười nói to: "Cậu muốn lấy lý do để không đi giúp việc mình. Cậu phải biết tôi là Bí thư Khu uỷ. Chủ tịch UBKCHC Khu, Tư lệnh kiêm chính uỷ khu, Trưởng ban tổ chức, Trưởng ban tuyên huấn, ai thế nào mình biết hết, địch ta ai lừa dối được mình." Anh Mậu nhìn tôi có vẻ e dè, sợ anh Mười, khẽ gật đầu. Tôi nói: "Nếu anh đã nói như vậy tôi xin đi giúp việc anh."
Anh Mười và đoàn tuỳ tùng ra về. Anh Mười dặn lại tôi: "Mai lên Hải Dương gặp tôi... Lúc đó khu đóng ở thành phố Hải Dương mới giải phóng."
***
Tr 155 - Về tiếp quản Hải Phòng
(t.160) - Mọi việc chuẩn bị rất khẩn trương. Hàng ngày tôi đi Hà Nội, qua quê, nhìn cây gạo đầu làng cao nhất vùng đang mùa hoa nở đỏ ối, tôi thấy nhớ vợ, nhớ nhà da diết. Vì từ khi bắt đầu Cải cách ruộng đất, cán bộ không được phép về thăm nhà. Tôi cho xe đi chầm chậm mỗi khi qua quê. Tôi nhìn mọi người sao thấy họ đều lo âu, trầm tư. Cũng có người nhìn thấy tôi, khẽ nghiêng đầu chào thầm lặng. Tôi biết là tình hình đấu tranh rất căng thẳng. Chiều từ Hà Nội về, mới khoảng 16 giờ mà đã vắng tanh, không ai qua lại đường 5, chỉ còn những chiếc xe ôt tô lác đác chạy ngược xuôi Hà Nội - Hải Phòng. Ít ngày sau đó, tôi được tin xã tôi đã bắn ông Đào Quang Xương, một lái trâu thuần có hơn một mẫu ruộng. Cả nhà cụ tổng Toạ, gia đình toàn đi kháng chiến, con gái lớn là cô Đàm làm Chủ tịch, con gái thứ hai là cô Địch làm Xã đội trưởng, chiến đấu rất dũng cảm, vì nhà có ba mẫu ruộng cũng bị đấu tố, sỉ vả... Không chịu được sự oan ức, sáng sớm ngày mồng một Tết năm đó, cả nhà giả vờ đi tát nước sớm, đến bờ sông Tường, bốn người nhảy xuống sông tự tử. Riêng cô Bùi Thị Địch, khi chết hai chân còn để trên bờ. Mọi người đoán là cô Địch bố trí cho bố, mẹ và chị nhảy xuống tự tử trước, còn cô Địch nhẩy xuống sau. Nhưng do quá uất ức nên chân còn trên bờ, đầu đâm xuống nước chết ngay!
Đối với tôi, tôi còn phải gọi cô Đàm, cô Địch bằng dì, hai cô với mẹ tôi là con cô, con cậu ruột. Trước khi CCRĐ, có lần tôi về nhà, hai dì đến nhà tôi chơi có hỏi: "Tình hình CCRĐ sắp đến, chắc gay go lắm" Cậu Quảng (tức Phạm Chí Dũng, nay là Đại tá về hưu, là em cùng bố khác mẹ với các dì), đã viết thư về đoạn tuyệt với gia đình." Hai dì bảo tôi cho vài lời khuyên. Tôi nói: "Gia đình ta chỉ có ba mẫu ruộng, cụ chỉ có chức phó tổng mua, gia đình hiền lành tử tế, đều tham gia kháng chiến rất tích cực, hai dì chiến đấu ở xã ai mà chẳng biết. Theo ý cháu, đối chiếu với chính sách, gia đình chỉ là phú nông là cùng thôi. Hai dì cứ yên tâm, tin tưởng vào chính sách CCRĐ và Bác Hồ..." Hai dì vẫn tỏ ra rất buồn, nhất là chuyện cậu em ruột viết thư đoạn tuyệt gia đình. Hai dì ngồi suy nghĩ hồi lâu rồi đứng dậy ra về: "Anh nói tôi cũng thấy tin, nhưng ông bà (ý nói cụ ông, cụ bà tổng Đàm) thì vẫn lo lắm anh ạ." Tôi động viên hai dì mấy câu và gửi lời thăm hai cụ. Rất thương là hai dì đều chưa có gia đình. Khi CCRĐ, không phải ai xa lạ mà chính là bà vợ hai với cô con dâu (vợ cậu Quảng) là cốt cán CCRĐ đấu tố hai cụ quyết liệt nhất...

***
Tr 175 -... sang làm trưởng ban taì mậu Thành ủy
Sang đầu năm 1969, tôi đi học lớp chính trị cao cấp khoá V, trường Nguyễn Ái Quốc. (t.177) -....Nói về tăng gia, tôi phải nhắc đến đồng chí Đặng Văn Việt, con ông Đặng Hướng, Tổng đốc Nghệ An. Cải cách ruộng đất qui gia đình đồng chí Việt là đại địa chủ, cường hào gian ác. Đồng chí Việt lúc ấy là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cao Bắc Lạng, nổi tiếng một thời đánh Pháp trên đường số 4, đoạn Cao Bằng - Lạng Sơn được gọi "Vua đường 4." Vì thành phần, đồng chí Việt phải chuyển ngành sang Tổng cục Thủy sản. Trong học tập, đồng chí rất chăm chỉ, cùng học tiếng Anh với tôi nhưng đồng chí rất giỏi tiếng Pháp nên cũng giúp tôi được nhiều. Ưu điểm nổi bật nhất là thành tích tăng gia trồng rau. Cứ tối đến, anh tranh thủ xách cái thùng lấy phân sang khu tập thể của Ban Lịch sử Đảng phía bên kia đường, đối diện với Trường Nguyễn Ái Quốc, lấy phân bắc về bón rau. Đồng chí chịu khó cả lao động lẫn học tập. Tôi với đồng chí Việt ngày nào cũng nấu canh rau đủ loại. Chúng tôi lấy cơm tập thể của trường để về phòng nấu thêm thức ăn. Nhất là năm thứ hai, các lớp khác bế mạc nên học viên được ở nới rộng 2 người/phòng thay vì 4 người/phòng. Có phòng chỉ có một người, nên cuộc sống tinh thần, vật chất của trường được cải thiện rõ rệt. (Nay đồng chí Đặng Văn Việt đã hơn 80 tuổi, người rất khỏe và đánh tennis rất giỏi, thỉnh thoảng vẫn lại chơi với tôi và cho sách mới viết của đồng chí).
***
Tr 202 - Thăm Côn Đảo sau thống nhất đất nước
(t.204) - Tối hôm đó, Thành ủy Sài Gòn chiêu đãi... anh chị Lãnh bảo tôi tường thuật câu chuyện vượt đảo. Nghe xong, anh chị Cao Hồng Lãnh cũng ngậm ngùi tiếc cho cuộc vuợt đảo không thành. Anh nói: "Các đồng chí dũng cảm mưu trí hơn chúng tôi thời kỳ 1930-1945." Tôi nói: "Thưa anh, chúng tôi là tù binh, có điều kiện hơn các anh thời trước. Các anh đều là cán bộ chính trị. Còn mưu trí, dũng cảm thì cũng thế cả...." Anh cười vui và nói: "Hậu sinh khả uý..." Thế mà sau này một số người xấu vu khống tôi, họ đặt điều: "Sau ngày giải phóng miền Nam, tôi vội vàng vào miền Nam và ra Côn Đảo để sắp xếp che giấu..!""
***
Tr 260 - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V
(t.265)- Trong khi phong trào đang lên, biết bao nhiêu đoàn các địa phương, các ngành đến Hải Phòng học tập, rút kinh nghiệm tổng kết, thì giữa năm 1983, đồng chí Đỗ Mười, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cử 3 đoàn sắp xếp công nghiệp về 3 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn về Hải Phòng do đồng chí Tô Duy làm trưởng đoàn. Về Hải phòng trong lúc tình hình chính trị, tư tưởng và các mặt hoạt động rất tốt đẹp... Đồng chí Tô Duy xuống làm việc với Thành ủy mà chỉ làm việc với UBND thành phố. Đồng chí Tô Duy còn nói với đồng chí Bắc, cán bộ Văn phòng Ủy ban và một số đồng chí trong đoàn là: "Tôi không gặp anh Thành, anh Thành có đến gặp tôi thì gặp." Đồng chí Tô Duy cử đồng chí Phí Đức Phong, cán bộ của đoàn đến gặp tôi nói: "Kỳ này đoàn xuống sắp xếp công nghiệp để giúp Hải Phòng phát triển cả công, nông nghiệp.."
Mới mấy tháng trước đây, đồng chí Tô Duy xuống Hải Phòng gặp tôi rất thân mật. Nhất là đầu năm 1982, khi tôi làm Bí thư Thành ủy, đồng chí Tô Duy cùng với vợ là chị Lê Thu, các cháu đến thăm Hải Phòng, chúc mừng tôi. Trong bữa cơm thân mật, chị Lê Thu còn nói: "Mình với Duy có nhiều kỷ niệm với cậu Thành lắm! Sau đám cưới chúng mình, chúng mình còn đến thăm cậu ở Hồ Lao (nơi căn cứ địa của Thành ủy Hải Phòng thời kháng chiến ở huyện Sơn Động, Bắc Giang). (......) Trong các năm sau, mỗi năm một vài lần lên Hà Nội công tác, tôi thường vào thăm đồng chí Tô Duy. Năm 1980, khi tôi học lớp quản lý kinh tế khoá 1... lúc đó tôi là Chủ tịch UBND Tp Hải Phòng, đồng chí Tô Duy còn mời tôi về Xuân Cầu chơi, còn trực tiếp trẩy bưởi mời tôi ăn. Khi đi trên chiếc cầu tre vào Xuân Cầu, tôi còn dắt đồng chí vì đồng chí nói với tôi đang bị 6 bệnh nên chân đi bị run. Khi tôi ra về, đồng chí đề nghị tôi giúp cho 60 tấn xi măng để làm cây cầu này và sửa chữa nhà lưu niệm của đông chí Tô Hiệu là chú ruột mình. Tôi giải quyết ngay cho xã về Hải Phòng lấy xi măng sau một tuần. Lúc đó xi măng mua khó khăn lắm! Hải Phòng dùng ngoại tệ mua than "cốc," gia công cho Nhà máy xi măng để đổi thành phẩm mới. Đồng chí Tô Duy rất phấn khởi.


Cả một quá trình thân thiện với nhau, đột nhiên có cuộc sắp xếp công nghiệp, đồng chí Tô Duy làm Tổ trưởng với thái độ "bất thường" đối với tôi... Tất nhiên tôi phải đánh dấu hỏi trong đầu, đồng chí Tô Duy đã có thời kỳ là cấp trên của tôi, tôi gặp đồng chí chủ tịch Nguyễn Dần dặn làm việc, hợp tác chặt chẽ với đồng chí Tô Duy. Qua giao ban hằng tuần với đồng chí Nguyễn Dần, tôi biết được là các đồng chí sắp xếp công nghiệp thì ít, nhưng xuống nông thôn, tìm hiểu điều tra tình hình thì nhiều, với thái độ cố tình moi móc khuyết điểm.. Qua báo cáo của các đồng chí bí thư, chủ tịch các huyện mà đoàn đồng chí Tô Duy đến làm việc, thì thấy ý định của đoàn không phải trọng tâm sắp xếp công nghiêp, họ tìm hiểu tình hình nông nghiệp là chính.
Cuối năm 1983 đầu năm 1984 thì đoàn rút về Hà Nôị, sau cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy. Trong cuộc họp vui vẻ, thân mật, đồng chí Tô Duy nhắc lại ý đồng chí Phí Đức Phong là: giúp Hải Phòng phát triển công nghiệp như nông nghiệp... rất thiện chí!

Sau ít ngày, đồng chí Đỗ Mười mời tôi và đồng chí Nguyễn Dần lên số 8 Chu Văn An làm việc. Trưa hôm đó, đồng chí Đỗ Mười mời cơm chúng tôi rất chu đáo. Buổi sáng làm việc, khi đọc báo cáo của Tổ sắp xếp công nghiệp, tôi thấy rõ ý đồ của Tổ, trong đó có câu: "Hải Phòng chú trọng phát triển nông nghiệp là chệch hướng, sai đường lối của Đảng." Khi phát biểu với đồng chí Đỗ Mười, tôi phân tích Hải Phòng là thành phố công nghiệp, Thành ủy rất coi trọng phát triển công nghiệp, đồng thời rất coi trọng phát triển nông nghiệp để giải quyết lương thực cho công nhân là đúng với thực tế. Khoán sản phẩm, một mô hình đã được Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng cho thực hiện trong toàn quốc, sao lại bảo Hải Phòng đi chệch hướng" Thái độ của tôi nói rất găng, nhưng đồng chí Tô Duy hơi mỉm cười, khiến tôi phải đánh dấu hỏi trong đầu lần thứ 2. Sau đó tôi xin phép anh Mười ra về vì chiều có cuộc họp. Anh Mười bảo tôi ăn cơm rồi hãy về và nói: "Bí thư về thì làm việc với ai"" Tôi báo cáo anh Mười có Phó bí thư, Chủ tịch và Văn phòng ở lại ghi chép, ý anh thế nào tôi sẽ thực hiện nghiêm chỉnh.
Nhưng rút cục tôi chỉ biết về báo cáo của Tổ sắp xếp công nghiệp còn ý anh Mười thế nào tôi không được biết.
Ngày 14-4-1984, BCT và BBT triệu tập tôi lên Hà Nội làm việc hai ngày. Tổng BT Lê Duẩn chủ trì, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ... cùng dự. Anh Mười không đến dự nhưng cử người của Văn phòng đến theo dõi tình hình hội nghị... Qua nghe báo cáo tình hình tôi trình bầy khoảng 2 giờ, các đồng chí phát biểu đánh giá rất cao việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, nhất là Hải Phòng đã vận dụng sáng tạo, phát triển công, nông nghiệp có bước tiến mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước, mặc dù trước đó đã có báo cáo của Tổ sắp xếp công nghiệp do đồng chí Tô Duy gửi đến, vẫn ghi như cũ: "Hải Phòng - thành phố công nghiệp mà chú trọng phát triển nông nghiêp là chệch hướng..." Hội nghị không ai nói đến vấn đề này cả. Khi các đồng chí nhắc nhiều và đánh giá cao việc phát triển nông nghiệp Hải Phòng, nhân có ý kiến hỏi, tôi báo cáo bổ sung, có nói một ý như sau: "Thế mà đồng chí phụ trách Tổ sắp xếp công nghiệp Hải Phòng lại phê bình Thành Ủy phát triển nông nghiệp là chệch hướng..." Đồng chí Lê Duẩn đồng tình với Hải Phòng và phê phán ý kiến đó. Sau khi tan hội nghị, tôi nghĩ mọi chuyện vậy là bình thường, và như vậy Trung ương đã bác bỏ báo cáo của Tổ sắp xếp công nghiệp ở Hải Phòng.
Tối hôm đó, tôi và đồng chí Trịnh Thái Hưng đến thăm anh Mười, thâm tâm tôi nghĩ chỉ có thân tình thôi. Ai ngờ hai chúng tôi đến nhà, anh Mười tỏ vẻ không bằng lòng. Anh đứng dậy đi đi lại lại nói gay gắt: "Cậu Thành phê bình mình, nói đồng chí phụ trách công nghiệp phê bình Hải Phòng đi chệch hướng, cứ nói đi nói lại mãi." Tôi và đồng chí Hưng nhìn nhau. Anh Hưng hỏi tôi: "Chúng mình có nói gì anh Mười đâu nhỉ!." Tôi rất phân vân suy nghĩ, không rõ anh Mười nghe ai phản ánh mà phẫn nộ đến thế. Tôi để anh Mười nói cho hết cơn nóng rồi mới nói: "Tôi báo cáo anh Mười, có anh Hưng làm chứng, tôi chỉ một lần nói: "Đồng chí phụ trách Tổ sắp xếp công nghiệp Hải Phòng của Trung ương phê bình Hải Phòng làm nông nghiệp là chệch hướng, không nêu tên ai."
Hai chúng tôi kể lại cuộc họp ngày hôm nay cho anh Mười nghe, mãi anh mới vui vẻ nói chuyện với chúng tôi. Khoảng 40 phút, chúng tôi xin phép ra về. (Lúc này tôi vẫn nghĩ anh Mười nghe nhầm). Hôm sau đến họp, mọi người lại chia buồn với chúng tôi về cơn lốc tối vừa qua lật úp một thuyền ở bến Bính phía bên Thuỷ Nguyên làm chết hơn 20 người... Tôi rất buồn.
Tại sao anh Mười lại nổi nóng với mình" Tôi tìm hiểu thêm ở Văn phòng trung ương mới biết chính anh Mười là người phản đối Hải Phòng, lấy nông nghiệp làm trọng là chệch hướng, coi nhẹ công nghiệp.... Tôi bắt đầu có "ấn tượng" về cách làm của Tổ sắp xếp công nghiệp do anh Tô Duy làm Tổ trưởng. Phải chăng cách làm ấy có mục đích của nó" Trên đường về, tôi nhắc anh Trịnh Thái Hưng: "Anh Mười đối với Hải Phòng không như trước nữa đâu, Anh em minh làm ăn cần thận trọng." Đồng chí Hưng cũng bổ sung cho tôi thêm một số tình hình của Tổ sắp xếp công nghiệp khi làm việc ở Hải Phòng, có nhiều hành vi soi mói, tìm khuyết điểm, giống như đồng chí Nguyễn Dần, Chủ tịch thành phố đã phản ảnh với tôi.
Sau sự việc đưa Hải Phòng ra đấu về khoán sản phẩm nông nghiệp là sai đường lối phát triển của một thành phố công nghiệp không thành công, nhóm người của anh Tô Duy còn tung ra dự kiến sẽ "hạ bệ" tôi, hoặc điều về Trung ương, để đe doạ tôi. Tôi vẫn làm việc và làm việc tích cực hơn. Đối với anh Mười, tôi vẫn một mực quí trọng là thủ trưởng cũ, không nghi ngờ, dù dư luận nói đến tai tôi những điều nhận xét về tôi của anh Mười không bình thường. Anh Mười thỉnh thoảng còn gọi đồng chí Nguyễn Dần, Chủ tịch UBND lên báo cáo tình hình Hải Phòng. Anh răn đe anh Dần không được nghe Đoàn Duy Thành và nói: "Bỏ tem phiếu là có tội." Anh Dần về kể lại với tôi, tôi bảo: "Phát tem phiếu mà không có hàng bán cho dân mới là có tội, lừa dối dân, tạo cho mậu dịch viên và cán bộ tham nhũng." Đến nay anh Dần thường kể lại chuyện này...
Qua việc này và nhiều việc khác về thái độ của anh Mười đối với tôi, nhất là sau khi có những nhận xét đánh giá cao về tôi của Tổng Bí thư Lê Duẩn và Chủ tịch nước Trường Chinh cùng các đồng chí Ủy viên BCT khác, tôi cảm thấy có điều gì đó chẳng lành. Tôi bàn với nhà tôi sẽ tập trung làm việc thật tốt cho thành phố, đến 13-5-1985, kỷ niệm 30 năm Hải Phòng giải phóng, tôi xin nghỉ. Tôi đã có đơn đề nghị từ lâu, rằng sẽ làm cho đủ 40 năm tham gia cách mạng là xin về hưu. Nhà tôi hỏi tại sao" Tôi nói: "Nhân dục vô nhai" (Lòng tham vô đáy), mình cũng như người khác, phải biết dừng ở điểm nào nên dừng. Mình lại là nhà nho, thấm nhuần đạo lý của Khổng Tử, của tư tưởng Bác Hồ, mình làm chỉ vì mục đích vì dân vì nước, không vụ lợi. Làm Chủ tịch, rồi Bí thư Thành ủy một trong những thành phố đi đầu trong xuất nhập khẩu đến hôm nay nhà mình có một đồng đôla nào đâu" Anh chỉ cầm 200 USD năm 1978 làm trưởng đoàn đi thăm Nhật Bản. Được cấp 200 đôla để chi cho cả đoàn, khi về không tiêu một xu lại trả lại tài chính đủ 200 USD. Không những thế, Nhật bản còn cho mỗi người 300 USD do không phải lấy vé máy bay lượt về, do phía Nhật đài thọ, cũng đem nộp cho Ủy ban đủ 2.100 USD (đoàn có 7 người). Mình sống đến hôm nay và làm được một số việc cho dân, cho nước. Đó là hạnh phúc lắm rồi! Mình càng làm tốt bao nhiêu thì sẽ càng phát sinh đố kị kèn cựa bấy nhiêu! Đó cũng là lẽ thường tình dễ hiểu. Người quân tử biết tiến biết thoái, không nên dấn sâu vào con đường danh vọng. Nguyễn Trãi đã về nghỉ, lại nể vua ra giúp đời nên bị chết oan. Ở đời khó lắm! Nếu theo cách mạng như vây là "tiêu cực." Trong lúc dân cần ta phục vụ, đem laị lợi ích cho dân, ta lại nghỉ, phải chăng ta thoái thác công việc, cá nhân chủ nghĩa... Nói thế nào cũng được. Ta phải làm chủ mình để quyết định. Anh nghĩ ý "lên Hà Nội" chưa xuất hiện trong giai đoạn này thì hơn, không phải ai xa lạ đánh mình đâu, sẽ là những người thân đánh mình trước, em theo dõi mà xem. Cho nên ta không nên xin bất kỳ một thứ gì mang tính "lợi và danh" với anh Mười, sau này sẽ khó xử. Có xin thì xin công việc làm cho dân, cho nước... Với người khác cũng vậy thôi, không phải chỉ với anh Mười!"
Sau cuộc họp của Bộ Chính trị, ý định đưa vấn đề "Hải Phòng đi chệch hướng" của một số người không thành công, chắc chắn sẽ có những việc làm mới khác, kể cả vu khống chính trị, tôi lại nói với nhà tôi như vậy. Nhưng thực sự chúng tôi không quan tâm, chỉ mong làm sao cho dân ta giàu lên, không phải làm nô lệ ngoại bang.
(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.