Hôm nay,  

Dù Muôn Dặm Có Bao Xa

20/06/200500:00:00(Xem: 5664)
Khu vườn rộng mênh mông, từ lâu không được chăm sóc nên chẳng có gì để báo hiệu mùa xuân đến, ngoài một cây đào ở góc cuối. Cây đào đứng đó, chắc từ lâu, hẳn là rễ đã tìm được mạch nguồn trong lòng đất để tồn tại. Cây đào đơn độc trong khu vườn rộng, nay càng đơn độc hơn khi đám cỏ dại được khai quang. Hai chiếc ghế mây được khệ nệ mang ra, đặt dưới gốc đào. Tôi nói với anh : "mình làm bạn với nó ".
Mỗi chiều, pha bình trà thơm ngát, cùng anh, và những trang thơ, những tập truyện, lao xao với trời xuân tĩnh lặng...
Tình cờ, rất tình cờ, anh mở tập thơ của Phạm Thiên Thư và đọc những giòng bạt: "...Lớn lên giữa núi xanh rì. Cỏ hoa như thể tứ chi cận kề. Sao ta biền biệt chưa về. Lưng đồi sim tím bốn bề chim ca. Dù muôn dặm có bao xa. Mà trong gang tấc vẫn là thiên thu..." .
Đôi se sẻ từ đâu bay về, đậu trên cành đào, ríu rít chào mừng những nụ hồng vừa chớm bên lá xanh non. Tách trà thơm đưa lên môi, lại đặt xuống...
Gì vậy anh"
- " Dù muôn dặm có bao xa. Mà trong gang tấc vẫn là thiên thu...". Em có nghe thấy gì không"
- ".."..
Nhạc. Âm thanh. Âm thanh của lời gọi giữa hoang vu.. Như trăng gọi sao. Như nắng goiï gío. Như Quê hương gọi người...
Như hiện tại gọi qúa khứ hay như người gọi người trong cõi trăm năm...
Chúng tôi cùng nâng tách trà. Rồi anh bắt đầu gừ gừ "Dù muôn dặm có bao xa...". Không được. " Dù muôn dặm... có..." . Tiếng "có" phải cao, phải vút lên, phải vỡ ra thống thiết, cực kỳ thống thiết để rồI "...Mà trong gang tấc vẫn là...thiên thu ". " Thiên thu" sè chùng xuống, mang mang, bất tận...
Đó là mùa xuân năm 83, dướI gốc cây đào trong khu vườn của căn nhà nhỏ mớI thuê, anh bắt đầu viết trường canh đầu tiên bài "Động Hoa Vàng" phổ từ tập thơ mang cùng tên của thi-sĩ thiền-sư Phạm Thiên Thư. Bản nhạc khởI đi từ hai câu lục bát "Dù muôn dặm co bao xa. Mà trong gang tấc vẫn là thiên thu..."
Động Hoa Vàng vớI 100 đoản khúc chứa đựng 400 câu lục bát của Phạm Thiên Thư đã được nhạc sĩ Phạm Duy nhặt ra những câu hay, phổ thành nhạc, và đặt tựa là "Đưa em tìm động hoa vaØng" mà chúng ta, ít ai không một lần nghe qua; Sao nay anh lại tìm đường khó mà đi vậy"
Anh nói:
- Có chi đâu, chơi thôi mà! Để xem Bố Gìa có để sót lại đoạn nào không.
Anh nhẩn nha đọc khi tôi bắt đầu đan chiếc áo len mầu nâu non. Thỉnh thoảng ngẫu hứng, anh cất giọng ngâm nga khiến bầy chim hoảng sợ, cất cánh vụt bay. Không biết đã bao buổI chiều qua, bao bình trà đã cạn mà Ðộng Hoa Vàng của anh vẫn chỉ có hai câu. Những nụ đào đã nở, hoa lê bên vườn hàng xóm trắng muốt suốt hàng giậu thưa, rực rỡ cùng hương xuân bát ngát đất trờI. Chiếc áo len mầu nâu non sắp hoàn thành, tôi bảo anh đứng lên cho tôi ướm thử. Anh như không nghe thấy tôi nói. Anh bảo :" Đây rồi, đây rồi em ơi. Các đoạn 34 tớI 38, em nghe xem này:
Mùa xuân bỏ vào suối chơi,
Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa
Múc bình nước mát về qua
Ghé thôn mai nọ hỏi trà mạn xưa
Chim từ bỏ động hoa thưa
NgườI từ tóc biếc đôi bờ hạ đông
Lên non kiếm hạt tơ đồng
Đập ra chợt thấy đôi giòng hạc bay
NgườI về đỉnh núi sương tây
Ta riêng nằm lại đợi ngày mướp hoa
Bến Nam có phố Giang-hà
Nghiêng nghiêng nậm ngọc dốc tà huy say
Tình cờ anh gặp nàng đây
Chênh chênh gót nguyệt vóc gầy liễu dương
Qua sông có kẻ chợt buồn
Ngó hoa vàng rụng bên đường chớm thu
Mốt mai em có bao giờ
Bãi dâu vãng mộ cho dù sắc không.
Tôi buông chiếc áo len đan dở xuống. Và tớI phiên tôi đọc lại giòng thơ mượt mà, bát ngát hương xuân đó. Tôi đã đọc Động Hoa Vàng nhiều lần, rất nhiều lần, nhưng ngừng lại ở một đoạn nào đó để rung động vớI từng chữ, để hít thở từng mùi hương, để chắp cánh theo từng làn gió... thì niềm rung động thật tràn đầy, như có thể ôm cả đất trờI bát ngát.
Anh gẩy những nốt vu vơ nhưng tôi đã nghe được bước chân khoan thai của "Muà xuân bỏ vào suốI chơi. Nghe chim hát núi gọI trờI xuống hoa..." Khi tôi pha thêm bình trà sen bưng ra thì anh nhìn tôi, mỉm cườI mà hát "Múc bình nước mát về qua. Ghé thôn mai nọ hỏi trà mạn xưa.." Chỉ mấy trường canh đó, anh đàn, rồI hát, rồI gọt, sửa...
Xuân qua, hạ tớI, thu chớm về. Chiếc áo len đã đan xong, cả khăn quàng cổ cùng mầu cũng sắp hoàn tất, anh mớI chỉ tạm yên lòng vớI nốt LA, rồI láy lên RẾ, rồI trở về SOL để diễn tả câu " Múc bình nước mát về qua..." . Anh say sưa nói vớI tôi rằng, múc đây là múc tơ trờI, phải nhẹ như hương hoa chứ không phải là tát nước gầu sòng. Này, nghe anh hát thử xem em có mường tượng được bước chân đất nhẹ tênh của thiền-sư, mùa xuân bỏ vào suốI, trái tim mở rộng vớI thiên nhiên...
Tôi ngừng đan, chờ nghe. Giòng nhạc chở đầy âm hưởng dân ca nồng nàn ấm áp, bỗng quấn quít, nôn nao ở trường canh thứ mười bốn " Ghé thôn mai nọ hỏi trà mạn xưa..."
Sao chữ "hỏi" phải láy dài như thế"
Đúng. Anh phải dùng tới bát độ, từ RÊ tớI RẾ để hát chữ "hỏi", rồi xuống tới SOL, âm vực mườI hai, cho câu "trà mạn xưa" để diễn tả nỗI mong đợi xôn xao, quyết hỏi, quyết tìm cho được. Tìm chi" Hỏi chi" Trà mạn xưa, hay chính là đang đi tìm tri âm đốI ẩm"

Lõi xuân qua, hạ tới. Tóc anh rụng từng sợi theo mỗi trường canh lốc xốy của đoạn lục bát nhẹ như bông. Nhiều đêm thức giấc, thấy anh còn ngồI gò gẫm, đàn, rồI xóa, rồI vò nát. Nhiều buổI sáng, thấy sọt rác bên bàn viết anh đầy ắp...hoa vàng. Tôi không hỏi, nhưng biết vì sao anh phải nghiêm túc vớI mình như thế, vì từ sau "Đưa em tìm động hoa vàng " của Phạm Duy, không thấy ai còn nghĩ tớI mở lại tập thơ đó của Phạm Thiên Thư để tìm tòi gì nữa. Phạm Duy đã bước vào, ngắt những bông đẹp nhất rồI khai quang. Như dấu ấn đóng xuống khiến lớp sau chùng bước. Tôi lo âu lắm, vì biết anh đã bắt được rung động ở đoạn thơ này, nhưng "Đưa em tìm động hoa vàng" của Phạm Duy sừng sững đứng kia từ hơn ba thập niên, nếu nay không đến được gần, chỉ là tự hủy! Tôi không muốn thấy anh tự hủy, càng không muốn anh phải chốI bỏ rung động đã bắt được nên tôi chỉ giúp anh tạm ngưng khi chưa tìm được đúng ý nhac.
Song song, chúng tôi phôi thai những đứa con tinh thần khác. Thời điểm mười năm xa quê, anh phổ bài lục bát "MườI năm mơ bóng cờ bay". Chúng tôi hát cho thân hữu nghe. Có ngườI khóc khi nghe những câu "...MườI năm mộng ước chưa thành. Phương Nam ai tựa bên mành đợi mong. Chắt chiu nhật ký từng giòng. Lệ ta hay lệ nến chong đêm dài..." .Rồi anh viết tiếp Tống Biệt Hành phổ từ thơ Thâm Tâm, Thề Non Nước thơ Tản Đà... để hoàn thành băng nhạc "Mẹ, giọt lệ cuối cùng ", đánh dấu mười năm lưu vong.
Động Hoa Vàng tạm gác bên cội đào, nhưng nỗi băn khoăn trong anh ngày càng lớn. Lâu lâu thấy anh vộI vã mở bản thảo ra, bôi xóa một vài nốt thì tôi biết rằng anh vẫn sống trong...động, tâm thức vẫn không ngừng đào xớI, tìm tòi từng hạt sương, từng giải nắng...Có lần, từ nhà tắm chạy ra, đầu cổ còn ướt sũng, anh mở Động Hoa Vàng ra, viết, xóa, vớI tay lấy cây đàn... Tôi đã qúa quen cảnh đó, vẫn phải nhìn anh mà lắc đầHôm đó, trong tư thế...ướt át, anh tìm được một nốt đắc ý để diễn tả chữ "biếc" trong câu " NgườI từ tóc biếc đôi bờ hạ đông ". Anh hát thử cho tôi nghe về nốt nhạc vừa sửa. Tôi phải thưởng anh một tách trà thơm thôi, vì chữ "biếc" vút lên cao thật mượt mà để rồI xuống " đôi bờ hạ đông " biết bao tình tứ.
Giữa năm 89, đồng bào trong các trại tỵ nạn Đông Nam Á bắt đầu phải sống trong ác mộng vớI viễn ảnh bị cưỡng bức trở về nơi họ đã liều chết ra đi. Thế là, suốt hai năm ròng, chúng tôi bận rộn vớI những ca khúc viết về thuyền nhân, rồI dắt đoàn Gío Đông đi hát hầu hết những nơi có tổ chức đòi hỏi nhân quyền và chống cưỡng bức hồI hương. Đông Hoa Vàng chỉ thỉnh thoảng mang ra gọt, sửa. Có lúc tôi hỏi "Vẫn còn đó sao"" , thì anh áp tay lên ngực " Vẫn nằm đây, mai phục..."
Không rõ cơ duyên nào đã đưa chúng tôi rẽ vào một khúc quặt gập ghềnh hơn. Ðó là nhạc cách mạng. Chúng tôi vẫn thường uống trà dưới cội hoa đào nhưng không còn bình an, thanh thản nữa. Hai đứa miệt mài đọc những tài liệu về cuộc cách mạng cận đại của Việt Nam Quốc Dân Đảng, một Đảng cách mạng nêu cao ý chí sắt thép, quật cường chống ngoại xâm.
Anh bắt đầu phổ thơ của một vài thân hữu, những bài thơ mang nộI dung bất khuất, cho tới khi tình cờ có bài thơ "Nguyễn Thái Học" thì ý tưởng thực hiện trường ca cách mạng thành hình. Anh kéo tôi vào công việc vất vả đó. Tôi phải đọc sử liệu, viết ra những chi tiết đặc biệt, trích những di ngôn của Nguyễn Thái Học, viết lại những tình tiết bi tráng về sự hy sinh của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng thờI đó để chuẩn bị gạn lọc, đặt lời sao cho thật cô đọng, thật sát với sử liệu.
Rồi trường ca cách mạng dưới dạng thức "Tình Sử Nguyễn Thái Học-Cô Giang" ra đời, kỷ niệm đúng 65 năm ngày tang Yên-Bái. Trường ca này đã vắt tim óc chúng tôi gần như kiệt quệ, nhưng niềm vui thật đầy, đầy như mồ hôi nước mắt suốt hơn ba năm thường xuyên sống ngược giòng lịch sử.
Tôi tưởng đã được nghỉ ngơi, nào ngờ anh trở về Động Hoa Vàng sau hơn mười năm không hề từ bỏ. Tôi phải cằn nhằn "Hai trường ca nội dung hoàn taòn trái ngược nhau, một bi hùng cách mạng "Tình sử Nguyễn Thái Học-Cô Giang, một bán cổ điển trữ tình "Tình khúc cung Sol", chưa đủ quật ngã anh hả" .
Anh đã ngoan cố, vỗ vai tôi mà gật gù:
- Ừ, anh sắp ngã thôi, mệt qúa rồi, mình nên đi tìm Động Hoa Vàng mà... ngủ say thôi.
MườI hai năm ròng, hai mươi câu lục bát như những tế bào trong thân thể, lúc phải làm việc vớI chúng thật cực nhọc, lúc lại từ tốn nhẩn nha.Nay, Động Hoa Vàng đã hình thành. Chúng tôi gửi gấm đứa con tinh thần này cho chị Kim-Tước. Đối với anh, người viết nhạc, thì giọng chị Kim-Tước có những yếu tố toàn bích nhất để diễn tả Động Hoa Vàng vì những nốt láy từ những cung bực thật cao rơi xuống những âm điệu thật trầm mà sau đó ngườI hát vẫn phải còn đủ hơi ngân...
Buổi tối thâu Động Hoa Vàng, chị mặc áo pull xanh điểm hoa tím nhạt. Chị hát thử từng câu, anh nhấn mạnh từng ý, gửi gấm ở mỗI trường canh. Tôi ngồI dự thính, xúc động khôn cùng...không ngờ, khi giọng ca vàng của người ca-sỹ cất lên, quyện vào tiếng sáo (lời chim), tiếng dương cầm(lời suối), tiếng vĩ cầm (lời gío ngàn), thì Ðộng Hoa Vàng mà anh ấp ủ bấy lâu bỗng như chuyển mình nở rộ, để mỗI bông hoa là một cánh hạc, mỗI bông hoa là một giải suối, mỗi bông hoa là một hạt sương mai...
Ngày hoàn tất bản nhạc này, anh viết xuống, đề tặng riêng tôi, nhưng nay, nghe chị Kim-Tước hát vớI phần hòa âm của hai anh Quốc-Toản và Hồ-Xuân-Mai, tôi biết rằng tôi không có quyền ích kỷ, giữ cho riêng mình.
Xin ân cần chia sẻ cùng Bạn, những ngườI biết đón nhận.
Linh-Linh-Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.