Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Rồi Hết Chiến Tranh (bis)

30/05/200500:00:00(Xem: 24577)
Khi được hỏi "âm thanh của hai chữ hoà bình gợi lên điều gì cho ông", thi sĩ Viên Linh đã trả lời rằng:"Tiếng máy xình xịch của xe hoả, khói phun trắng xoá đường rầy, để tôi có thể làm như Tản Đà, chán Sài gòn thì nhẩy tầu ra Hà Nội. Chán Hà Nội thì nhẩy tàu vô Nam. Và dừng lại chiếc ga xép nơi tôi đã ra đời, đã chơi đùa với con tầu sắt suốt thời niên thiếu:ga Đồng Văn" (Nguyễn Nam Anh, "Đi Xa Với Viên Linh," Văn, Mar. 1972).
Thưở ấy, nhà thơ của chúng ta còn trẻ - rất trẻ, rất đỏm dáng (trong cách ăn mặc, cũng như ăn nói) và cũng rất ngây thơ về thời cuộc. Viên Linh không phải là người duy nhất ngây thơ như thế. Trước đó, không lâu, Trịnh Công Sơn cũng đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình (làm say đắm lòng nguời) một cách hồn nhiên không kém:"Một đoàn tầu đi khói trắng toả hai bên đường ..."
Rồi hoà bình đến thật, và quả nhiên là có những đoàn tầu Thống Nhất xuôi ngược Bắc / Nam - đúng như ước mơ của cả hai ông. Tuy thế, vào giờ phút cuối,Viên Linh đổi ý. Thay vì hân hoan thơ thới "nhẩy lên tầu hoả ra Hà Nội", ông đã hốt hoảng nhẩy xuống tầu thủy để chạy khỏi quê hương. Nhờ Trời (và xin cảm ơn ngài), thi sĩ của chúng ta chạy kịp. Nếu không, văn học Việt Nam sẽ thiếu mất Thủy Mộ Quan - một tác phẩm bi tráng và tầm vóc.
Viên Linh ra đi, nơi này vẫn thế. Những kẻ ở lại, như Trịnh Công Sơn, vẫn sống khỏe thôi. Ông vẫn "là người đàn ông ở Việt Nam trong ba thập niên qua có nhiều bộ sưu tập về giầy, áo quần, đồng hồ, mắt kính, bút viết, tranh và ruợu thuộc loại sang trọng nhất
(http://www2.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx"ArticleID=68433&ChannelID=58).
Chỉ có những hành khách trên những chuyến tầu Thống Nhất thì (xem chừng) không được khoẻ gì cho lắm. Họ có rất nhiều lý do để phải âu lo.
Kẻ lo bị móc túi, nếu có tí tiền. Người lo bị công an xét hỏi và tịch thu hàng hoá, nếu là dân buôn lậu. Và tất cả đều lo sợ bị đá ném vào đầu. Những hòn đá xanh, to bằng nắm tay, được trẻ con dọc hai bên đuờng - đợi xe lửa đi qua - thi nhau ném vun vút vào cửa sổ! (http://www.danchimviet.com/cacbaotruoc/dcv_46_RoiHetChienTranh.shtml ).
"Tình trạng này xẩy ra trên tất cả các tuyến. Theo xí nghiệp toa xe Sài Gòn, hơn một tháng (kể từ 13 /06/02) đã xẩy ra 46 vụ tầu bị ném đá vỡ kính cửa sổ và cửa lên xuống. Trong đó có 5 vụ gậy thương tích cho hành khách và nhân viên phục vụ. Để giảm thiểu tình trạng này, ông Vũ Tiến Hạnh, Trưởng phòng bảo vệ quân sự, Xí nghiệp liên hiệp đường sắt khu vực 3, đề nghị :'Phải đưa nghị định 39/CP của Thủ tướng Chính phủ về trật tự an toàn giao thông đường sắt đến từng trường học, từng nhà dân ở các khu vực có tuyến đường sắt đi qua' (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2002/09/3B9C02a8/).
Đề nghị (hết sức) chính đáng này đuợc thực hiện, không lâu, sau đó. "Ngày 14 tháng 4 năm 2003, ngành đường sắt đã ký với đại diện 18 xã và 1.250 hộ dân dọc hai bên đường sắt hai bên du"ng s"t t"i nam t"nh: Bình Thu"n, Quảng Nam, Quảng Bình, Phú Th", Thừa Thiêên - Huế … cam kết không ném đất đá lên các đoàn tầu, không đặt chướng ngại vật lên đường sắt. Ngành còn tổ chức tuyên truyền, học tập về Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 39/CP của chính phủ tại 251 trường học kết nghĩa; tổ chức cho 7.000 học sinh ký cam kết không ném đá đất lên tầ" (http://www.nhandan.org.vn /vietnamese/thoisu/150403/tinkh_18xa.htm).
Nghị định 39/CP, cũng như hàng ttrăm những nghị định ban hành trước và sau nó, xem chừng, không mang lại những hiệu quả mong muốn. Đúng một năm sau, báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 6 tháng 4 năm 2004, tường thuật rằng:" Chỉ trong ba tháng đầu năm đã xẩy ra 482 vụ ném đất đá lên tầu (tăng 34 vụ so với cùng kỳ năm ngoái) gây thương tích cho ba khách hàng, làm vỡ 564 cửa kính toa xe, thiệt hại gần 500 triệu đồng."
Cùng lúc, ngoài những tin tức ghi nhận được qua báo chí, người ta còn có thể có thể đọc được nhiều bài phóng sự viết về vấn đề này - nơi website vnexpress.net - như:
- Tái Diễn Nạn Ném Đá Lên Tầu.
- Những Đoàn Tầu Oằn Mình Trước Nạn Ném Đá.
- Thiếu Chế Tài Xử Lý Đối Tượng Ném Đá Lên Tầu.
- Chống Ném Đá Lên Tầu Cũng Phải Làm Mạnh Như Với Cơm Tù.

- Lúng Túng Trong Việc Xử Lý Trong Việc Ném Đá Lên Tầu.
- Nạn Ném Đá Lên Tầu: Tại Cả Nhà Tầu Và Địa Phương.
- Hành Khách Đi Tầu Vẫn Khổ Vì Nạn Ném Đá.
Qua loạt bài này độc giả biết thêm rằng thủ phạm chính là hàng chục ngàn những đứa bé chăn trâu, sống dọc theo đường tầu. Lý do thường được các em nêu ra nêu ra là "vì chai lọ, rác rưới, thức ăn thừa thãi trên tầu vứt xuống nên tụi con đôi đá trở lui"; hay, giản dị hơn, chỉ là :"thấy mấy đưá kia ném thì con cũng ném luôn … cho vui!" Niềm vui đơn sơ của các em, đôi khi, còn được cổ võ bởi người lớn. Những gia đình nông dân sống dọc theo đường tầu, dường như, không tìm ra được thú giải trí nào hào hứng hơn thế nữa!
Trò chơi tập thể này, tiếc thay, đã không được những giới chức có thẩm quyền chấp nhận. Tất cả, kể cả giới truyền thông, đều đồng lòng lên tiếng rằng "cần có những hình thức sử phạt nghiêm khắc, có chế tài cụ thể đối với trẻ vị thành niên ném đá." Nhưng làm thế nào để bắt được tội phạm, và "sử phạt nghiêm khắc" hay "chế tài cụ thể" ra sao thì không ai có câu trả lời - kể cả ông Nguyễn Hữu Bằng, Tổng Giám Đốc Công Ty Đường sắt VN . Cứ theo như lời của nhân vật quan trọng hàng đầu này thì mọi chuyện lại hoá ra (vô cùng) giản dị:"muốn chống ném đá lên tầu một cách triệt để cần có sự …chỉ đạo của Thủ tướng" (http://vnexpress.net/Vietnam/Xahoi/2004/05/3B9D264/"q=1).
Trong khi chờ đợi thủ tướng "chỉ đạo" thì đất đá (và đôi khi có cả phân người) vẫn cứ tiếp tục rào rào ném lên tầu khiến bà Nguyễn Thị Minh Hà - Giám đốc Xí Nghiệp Vận Dụng Toa Xe Khách Hà Nội trở nên (vô cùng) bức xúc :"Xót xa lắm, mỗi đoàn tầu về đến ga đều phải thay kính. Có đoàn về anh em báo cáo vỡ tới 8 kính. Thiệt hại vật chất một phần, nhưng điều đáng lo ngại là tệ nạn này làm suy giảm lòng tin của hành khách."
Người ta "xót xa" vì chuyện kính vỡ và "lo ngại tệ nạn này làm suy giảm niềm tin của khách hàng" nhưng không ai (kể cả giới truyền thông) băn khoăn hay quan tâm gì về sự mất dậy của những đứa bé chăn trâu. Đất nước đã hoà bình và thống nhất ba muơi năm rồi, sao những lớp trẻ thơ - sinh trưởng trong lòng cách mạng - không có cơ hội ngồi trong lớp học mà cứ đứng vẩn vơ suốt ngày, giữa đồng không (cùng với bò trâu) như thế"
Hàng chục ngàn gia đình của những đứa trẻ chăn trâu - sống dọc theo đường tầu qua các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Bình, Phú Th" … - chỉ là phần nổi của một tảng băng sơn. Phần chìm còn lại là cả một khối mấy chục triệu nông dân VN cùng quẫn, cùng với vô số những mảnh đời ấu thơ (đang) sống vất vưởng trên khắp các nẻo đường đất nước"
Báo Tuổi Trẻ, số xuân Aát Dậu (số đặc biệt "Kỷ Niệm Ba Mươi Măm Giải Phóng") nơi trang 5, có đăng lại báo cáo giám sát toàn cầu năm 2004 của UNESCO. Theo đó, giáo dục VN được xếp ở mức trung bình: 64/127 nước.
Cho dù là sự thực có đúng như vậy chăng nữa, câu hỏi vẫn cần phải đặt ra là bao nhiêu phần trăm ngân sách giáo dục của quốc gia đã đến được những đưá bé thơ ở thôn quê - như hàng chục ngàn đưá bé chăn trâu - đang không ngừng ném đá lên tầu dọc theo đường sắt" Với lợi tức bình quân một Mỹ Kim (mỗi ngày/ cho một đầu người) thì phần một đưá bé chăn trâu ở VN được cỡ mấy cent" Và cần phải bao nhiêu trăm ngàn (hay bao nhiêu triệu) dollars mới đủ cho một cô chiêu hay cậu ấm đi du học (bằng xe Lexus) và ở trong một ngôi nhà mua bằng tiền mặt"
Theo báo cáo của UNICEF, vào ngày 9 tháng 12 năm 2004, có 17 triệu trẻ em VN không có nước sạch để dùng, 10 triệu không biết TV, radio hay báo chí là gì, 10 triệu em khác thiếu ăn thiếu mặc, và gần 1,2 triệu em nghèo đói cùng cực (Thời Luận Dec. 15, 2004, 1-7).
Cứ nhìn vào cái trò chơi ném đá của những đứa bé chăn trâu - sống dọc theo đường tầu qua các tỉnh Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Bình, Phú Th" … - là có thể hình dung ra được đời sống cơ cực, lầm than ở nông thôn Việt Nam hiện tại. Và hình ảnh "Những Đoàn Tầu Oằn Mình Trước Nạn Ném Đá", đang xuôi ngược Bắc/ Nam, chính là dự báo về sự bạo loạn sẽ diễn ra ở VN - trong tương lai gần - khi mà sự phân cực giữa giàu và nghèo, giữa nông thôân và thành thị đã đi đến hết cỡ của nó.
Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.