Hôm nay,  

Việt Nam: Chống Tham Nhũng Như Cưỡi Ngựa Xem Hoa -- Sau 7 Năm Hoang Phí Dung Quất Vẫn Chưa Có Nhà Máy, Tại Sao?

12/05/200500:00:00(Xem: 5101)
Hoa Thịnh Đốn.- Phòng, Chống Tham nhũng là chuyện dầu sôi lửa bỏng ở Việt Nam vậy mà xem ra Quốc hội và Nhà nước lại muốn đi tà tà thủng thẳng như xem hoa, mây nước quanh hồ Hoàn Kiếm.
Chuyện này đã và đang xẩy ra như phim truyện cổ tích chiếu lại nhưng trong dịp Quốc hội họp kỳ 7, khai mạc hôm 5-5 (05), nó đã được các Đại biểu và người dân đặc biệt quan tâm xôn xao vì không ai hiểu nổi tại sao Chính phủ Phan Văn Khải lại chỉ muốn Quốc hội “cho ý kiến” đối với Dự Luật chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” "
Khi loan báo tin này trong, Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội đã không giải thích tại sao lại chỉ “cho ý kiến” mà không thảo luận để biến nó thành luật ngay trong kỳ họp này "
Tính khẩn trương và bức xúc của cử tri đối với Quốc hội đã phản ảnh rất rõ trong cuộc thăm dò dư luận của báo điện tử VnExpress. Có tới 90.5% (2,578 phiếu) muốn Chính phủ cần gửi ngay cho Ủy ban Thường vụ Quốc dự luật này. Số người nói “không nên” chỉ có 6.8% (195 phiếu) . Ý kiến khác chiếm 2,7% trong tổng số 2,850 phiếu.
Nhưng sau khi nhận được, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại không thúc đẩy thảo luận đề biến nó thành luật mà chỉ yêu cầu các Đại biều “cho ý kiến” thì đến đời nào mới có luật chống Tham nhũng,lãng phí " Trong khi ấy thì “Quốc nạn” tham nhũng đang ngày đêm thi đua sinh giòi nẩy bọ gia tăng không kiềm chế được trong khắp các cơ chế Đảng và Nhà nước.
Thái độ muốn đi thong thả của Chính phủ còn phản ảnh trong báo cáo của Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng trước Quốc hội.
Nhưng khác với các báo cáo lần trước trong đó có sự chỉ trích gay gắt các phần tử tham nhũng, lần này Dũng chỉ nói sơ sơ và chung chung về nỗ lực chống tham nhũng, lãng phí của nhà nước. Dũng nói : “ Một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên mà Chính phủ tập trung chỉ đạo là đấu tranh phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí làm thất thoát ngân sách và tài sản của Nhà nước.”
“Đồng thời với việc thực hiện các giải pháp đồng bộ khác, Chính phủ đang khẩn trương chỉ đạo tổng kết đánh giá việc thực hiện Pháp lệnh Chống tham nhũng và Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, qua đó tập trung xây dựng Dự án Luật Phòng chống tham nhũng và Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để trình xin ý kiến Quốc hội ngay trong kỳ họp này.”
Dũng còn gây ngạc nhiên cho giới quan sát tình hình Việt Nam ở chỗ không chỉ trích,lên án tình trạng cán bộ, đảng viên mất định hướng, mất phẩm chất, sống xa rời dân và tiếp tục mắc bệnh quan liêu, vẫn tiếp tục những hành động làm mất lòng dân.
Chẳng lẽ những khuyết tật này của cán bộ, đảng viên không còn nữa nên Dũng không nói với Quốc hội "
Nhưng trong cuộc trò truyện với báo chí bên hành lang Quốc hội vào chiều 5/5, Dũng nói : “ Cuộc chiến chống tham nhũng chỉ hiệu quả khi tất cả các cơ quan, ban ngành vào cuộc. Nhiều cán bộ hô chống tham nhũng nhưng hãy xem lại ngay tại đơn vị mình đã dám đấu tranh với tệ nạn này chưa "”
Trả lời câu hỏi : “Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 (tháng 10/2004), Thủ tướng đã gợi ý thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, có thể trực thuộc Quốc hội.”
Dũng cho biết : “Chính phủ đã bàn về vấn đề này và thấy rằng, chống tham nhũng là công việc của các cơ quan và người dân, không nhất thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách. Còn Quốc hội là cơ quan lập pháp quyết định những vấn đề lớn của đất nước, không thể tập trung chỉ làm công tác điều tra chống tham nhũng.”
"Tôi biết cử tri rất sốt ruột trước nạn tham nhũng nhưng cuộc chiến này chỉ hiệu quả khi tất cả các cơ quan, ban ngành vào cuộc. Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự án Luật phòng chống tham nhũng làm cơ sở răn đe, xử lý tệ nạn này", Dũng nói tiếp.
Vẫn theo báo chí trong nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện cho rằng, thành lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng không đồng nghĩa với việc ngăn chặn tệ nạn này hiệu qủa hơn.
Hiện nói: “ Hiện nay, các cơ quan chống tham nhũng chưa phát huy hết hiệu quả, nếu những đơn vị này làm tốt trách nhiệm thì nạn tham nhũng cũng sẽ giảm bớt" .
Theo Hiện, tham nhũng là một vấn đề rất phức tạp đôi khi do tâm lý, ý thức pháp luật của người dân. Ví dụ, về dịch vụ hành chính, người nước ngoài sẵn sàng xếp hàng chờ đợi, trong khi người Việt Nam ai cũng muốn xong trước. Kết quả là người dân lo lót và công chức có điều kiện tham nhũng.
Phó Chủ tịch Uỷ ban TƯ Mặt trận tổ quốc VN Đỗ Duy Thường cho biết, qua tổng hợp ý kiến cử tri, tham nhũng vẫn tiếp tục là vấn đề bức xúc của cử tri cả nước. Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ, Quốc hội phải có nhiều giải pháp mạnh để chống tham nhũng. Phần lớn các ý kiến đều kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật phòng chống tham nhũng.
Thường nói: "Chúng ta sử dụng rất nhiều từ mạnh như tham nhũng là quốc nạn, là nạn nội xâm. Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Thủ tướng cũng nói nhiều về vấn đề này. Cử tri yêu cầu phải có luật, để xác định thế nào bị coi là tham nhũng, xử lý tham nhũng ra sao.”
NỘI DUNG RA SAO "
Vậy chuyện ồn ào của “Dự luật chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” có nội dung ra sao"
Báo Tuổi Trẻ ngày 5-5-05 đã hỏi Đinh Văn Minh - phó viện trưởng Viện Khoa học thanh tra, thành viên tổ soạn thảo của Thanh tra Chính phủ:
“Dự luật lần này nhấn mạnh yếu tố “phòng” tham nhũng. Điều này được cụ thể hóa thành những cơ chế ra sao và làm thế nào đảm bảo tính khả thi, thưa ông"”
Minh đáp : “Trong dự án Luật phòng, chống tham nhũng chuẩn bị trình QH, số lượng chương, điều qui định về phòng ngừa tham nhũng khá nhiều. Trong các qui định về phòng ngừa, điều đầu tiên và nhiều điều sau đó liên quan đến vấn đề công khai, minh bạch.”
“.Một loạt các biện pháp nhằm công khai, minh bạch trong từng lĩnh vực đã được chúng tôi nêu ra trong dự luật. Nhưng điều quan trọng tôi muốn nói đó là trước hết chúng ta phải khẳng định, làm rõ với nhau thế nào là công khai.”
“Về các lĩnh vực công khai, Chính phủ dự kiến sẽ tập trung mạnh vào hai lĩnh vực: thứ nhất là vấn đề quản lý tiền bạc của Nhà nước, vấn đề đất đai, xây dựng cơ bản, mua sắm công, đấu thầu... Mảng thứ hai tuy không đụng đến tiền bạc của Nhà nước nhưng lại liên quan đến người dân, đó là việc thực hiện các thủ tục hành chính, cấp phép..”
Khi đế cập đến tài sản của cán bộ, Minh tiết lộ: “ Với dự luật này, không chỉ nói kê khai mà chúng tôi muốn nhấn mạnh vấn đề minh bạch hóa tài sản của cán bộ, công chức. Từng bước, anh cán bộ phải có trách nhiệm với phần kê khai của mình, trong trường hợp có những dấu hiệu nghi ngờ nào đó, cơ quan chức năng có thể tiến hành thẩm tra, xác minh.”
Theo báo Hà Nội Mới thì “Dự án Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” trong lĩnh vực công có 11 chương với 80 điều nhằm vào “chi tiêu của Nhà nước”, trong đó có các điếu khoản tìm cách ngăn chặn lãng phí trong các chương trình xây dựng cơ bản đang gây nhức nhối trong nhân dân. Theo báo cáo của Nhà nước thì có khoảng 16,000 tỷ bạc, của mồ hôi nước mắt của nhân dân đã bị cán bộ xà xẻo, chia nhau bỏ túi trong các năm qua không còn chứng minh được !
Trả lời cuộc phỏng vấn của báo Nhà báo và Công luận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội Đặng Văn Thanh nói rằng “ Trong điều kiện các chế tài của Luật chưa bao quát và có lẽ khó bao quát hết được các hành vi lãng phí, thì mục tiêu cao nhất của Luật là nâng việc tiết kiệm trở thành ý thức tự giác, kỷ luật của toàn dân, đặc biệt là cán bộ, công chức. Tính tự giác và kỷ luật sẽ khiến công chức không sử dụng phương tiện làm việc của Nhà nước vào việc riêng. Khi tiết kiệm đã trở thành ý thức thì người ta sẽ coi việc thực hành tiết kiệm và giám sát thực hành tiết kiệm vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi.”
Đây chính là ‘ ‘tính chung chung ” của dự luật nên báo Nhà báo và Công luận mới viết : “Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dự án Luật lần này còn mang tính chung chung, mới chỉ dừng lại ở mức điều chỉnh hành vi, nâng cao ý thức của cán bộ công chức với việc sử dụng tài sản công chức chưa thực sự là "cây gậy pháp lý hữu hiệu, để trấn áp tệ lãng phí.”

Lê Ngọc Hà, phòng Hành chính-Bộ Ngoại giao nhận định về tính thực thi của Luật chống lãng phí : "Nếu thủ trưởng cơ quan gương mẫu thì sẽ hạn chế được tình trạng lãng phí."
Nhưng gương mẫu ở Việt Nam bây giớ có bao nhiêu người " Hà nói tiếp : « Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã phê phán gắt gao, thậm chí là chỉ đích danh tên của các cơ quan sử dụng xe công vào mục đích tư lợi. Tôi cho rằng đó là phát súng đầu tiên mở màn cho cuộc chiến chống lãng phí mà đáng ra chúng ta phải thực hiện từ lâu... Tuy nhiên, đó chỉ là một trong rất nhiều yếu tố lãng phí tài sản công. Một vấn đề cũng đang gây rất nhiều bức xúc hiện nay là tình trạng gọi điện tràn lan tại nhiều cơ quan được bao cấp. Theo tôi được biết, có nơi, hóa đơn điện thoại lên gần 100 triệu đồng một tháng. Nếu nhân lên với hệ thống các cơ quan được bao cấp khác thì thật khủng khiếp. »
GIÁM SÁT AI, AI GIÁM SÁT "
Theo báo Hà Nội Mới ngày 5-5-05 thì Cử tri Hà Nội đòi: “Cần xử lý nghiêm tình trạng tham nhũng, thất thoát tài sản của nhân dân, của Nhà nước. Cần nghiêm trị các hành vi tham ô, tham nhũng để giáo dục, răn đe các trường hợp khác. Đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật chống tham nhũng. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế tài nhằm xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ khiếu nại, tố cáo sai, gây mất uy tín của Đảng, của chính quyền các cấp, và của cá nhân.”
Người dân Hà thành cho biết : “Còn nhiều dự án, công trình vẫn chưa triển khai hoặc thực hiện không đồng bộ, dở dang gây lãng phí tiền của của Nhà nước, đề nghị Chính phủ kiểm tra và chỉ đạo thực hiện thí điểm các dự án trên.”
Nhưng vấn đề đang gây nhức nhối hiện nay là tình trạng “Cha chung không ai khóc” của tệ nạn tham nhũng ngút trời ở Việt Nam. Từ lâu, luật pháp đã ấn định rõ quyền giám sát cán bộ của người dân, nhưng trong thực tế thì người dân chưa dám làm chuyện này vì họ không được ai bảo vệ khi đứng ra tố cáo tham nhũng, lãng phí nên cứ ngậm miệng mà chịu.
Mới đây,Phan Văn Khải đã ký quyết định số 80/QĐ-TTg ban hành Qui chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
Báo trong nước viết : “ Theo Qui chế, người dân tham gia giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn xã thông qua tổ chức đoàn thể của cộng đồng hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.”
Nhưng liệu các tổ chức này có bảo đảm được mạng sống cho người dân không hay chúng còn làm cho người dân sợ hãi hơn, bởi vì Mặt trận Tổ quốc là của Đảng, do người của Đảng hay được đảng chọn điều hành công việc. Trong khi các chương trình xây dựng cũng do đảng làm và người của đảng điều hành thì chuyện cán bộ đảng tố cáo,bắt nhau là điều rất hiếm.
Tuy vậy, Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc vẫn lạc quan : “Tôi cho rằng nếu các cơ quan nhà nước giám sát nhau thì có thể xảy ra chuyện thông đồng, còn nhân dân giám sát thì rất hiếm xảy ra chuyện đó. Nhân dân không lệ thuộc vào ai, tất nhiên là hiệu quả giám sát sẽ khách quan và tốt hơn”.
Duyệt còn tiết lộ chuyện động trời : “Thời gian qua, không chỉ người dân mà ngay cả bộ máy chính quyền địa phương, đảng ủy, Mặt trận cũng chưa có vai trò gì trong việc giám sát. Nhưng cũng không phải vì thế mà tỉ lệ thất thoát ở các công trình xây dựng cao. Tôi muốn nói ở đây trách nhiệm của người quản lý. Tôi coi trọng việc giám sát nhưng cũng rất coi trọng trách nhiệm quản lý, công tác tổ chức chỉ đạo, chủ trương đầu tư, việc công khai cho các cơ quan hữu quan. Nếu công khai tất cả, đầy đủ thì mới nói đến giám sát chứ không phải cái gì chưa làm cũng đòi giám sát.”
Đây là điều gây ngạc nhiên không ít cho những ai hiểu rõ về trách nhiệm của Mặt trận. Theo Luật tổ chức Mặt trận thì tổ chức này không những có quyền giám sát việc làm của Nhà nước mà cả đảng nữa.
Nhưng chuyện này lại chưa bao giờ xẩy ra như Duyệt đã thú nhận.
CHUYỆN DÀI DUNG QUẤT
Cũng trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét tại sao đã tốn phí nhiều tỷ bạc mà nhà máy lọc dầu Dung Quất vẫn chưa được xây dựng.
Báo Thanh Niên (6-5-05) viết : “ Sự chậm trễ tới 7 năm trong triển khai thực hiện dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (NMLDDQ) là một nội dung được Quốc hội xem xét trong chuyên đề giám sát tại kỳ họp lần này. Trao đổi với chúng tôi ngay trong ngày khai mạc kỳ họp, một số đại biểu Quốc hội đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này.”
Ông Dương Trung Quốc (ĐBQH đoàn Đồng Nai): "Lãng phí lớn nhất là thời gian".
“Lần này dự án NMLDDQ phải đưa ra QH bàn thì cũng có nghĩa là có vấn đề rồi. Ở dự án này, có thể thấy sự lãng phí lớn nhất, gây nhiều thiệt hại về vật chất là lãng phí thời gian. Chúng ta là nước xuất khẩu dầu, trong thời điểm giá dầu đang tăng, ai cũng nghĩ rằng chúng ta sẽ thu được rất nhiều lợi ích quốc gia. Nhưng trong bao nhiêu năm nay, chúng ta vẫn phải nhập xăng, dầu công nghiệp.”
Theo Quốc thì : “ Nguyên nhân của sự lãng phí ở đây chắc cũng có nhiều, nhưng tôi cho vẫn là do tầm nhìn cục bộ. Quyết định lựa chọn địa điểm chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những giải pháp gặp phải những vấn đề rất phức tạp về sau này. Tôi không biết rằng chúng ta còn phải trả giá như thế nào nữa. Nếu kỳ này QH ra nghị quyết thì chắc cũng chỉ thúc giục làm nhanh hơn, hiệu quả hơn chứ chưa chắc đã bàn đến việc đặt đúng chỗ của nó vì chúng ta đã lỡ đầu tư quá nhiều vào hạ tầng rồi.”
Ông Đỗ Trọng Ngoạn (ĐBQH tỉnh Bắc Giang): "Năm 2009 NMLDDQ sẽ hoạt động" Tôi tin là khó !"
“Tôi đã từng đến khu vực NMLDDQ, địa thế thì đẹp lắm, nhiều gói thầu của khu kinh tế làm xong hết cả rồi, nhưng đáng tiếc nhà máy vẫn chưa ra đời được. Nay có vấn đề đặt ra là phải chăng vị trí đặt NMLDDQ là không đúng" Trong đó có một lý do là cảng biển ở đây nông quá. Có một luồng của sông Thu Bồn vào đây, nếu cứ vét cát đi được một chút nó lại bồi lên.”
“Điều đáng tiếc là đất nước chúng ta đã thống nhất nhưng tư duy của chúng ta vẫn còn bị hằn lên những dấu ấn của lịch sử. Lẽ ra nền kinh tế phải là nền kinh tế thống nhất thì vẫn còn những tính toán chưa thể hiện tính thống nhất ấy. Còn sự phát triển đồng đều của đất nước cũng là điều hết sức chính đáng nhưng không nhất thiết phải chọn những giải pháp ưu tiên cho vùng này, vùng kia mà bỏ qua những yếu tố hết sức kinh tế, những yếu tố khách quan.”
“Trước đây, khi tôi chất vấn về công trình này, ông Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư) bảo đang làm con đê để ngăn. Tôi cũng đã đến xem con đê đó rồi nhưng mấu chốt là cảng biển đó chỉ có thể cho tàu nhỏ vào thôi, mà dầu khí thì nhất định phải là cảng lớn. Đáng nhẽ phải cân nhắc hơn nữa việc đặt nhà máy ở vị trí ấy. Theo tôi, cơ quan nào chuẩn bị dự án, đề xuất thực hiện thì cơ quan đó chịu trách nhiệm về sự chậm trễ. Hiện nay có ý kiến khẳng định là năm 2009, nhà máy sẽ hoạt động nhưng tôi tin là khó. Về phần QH, theo tôi, lẽ ra phải giám sát với công trình này chặt chẽ hơn, ở tầm cao hơn. QH đã không có sự phản biện chính xác về công trình này.”
Tuyên bố của các Đại biểu này cùng thống nhất một điều mà đến bây giờ họ mới dám nói trắng ra,đó là : Lựa chọn địa điểm Dung Quất ở Quảng Ngãi đế xây nhà máy lọc dầu, khu kỹ nghệ là một hành động chính trị chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của phe cánh miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam – Quảng Ngãi trong đảng đứng đầu bởi Trần Đức Lương (quê ở Quảng Ngãi). Nhiều hãng thầu nước ngoài, kể cả Nga, đã bỏ cuộc. Chỉ riêng những con người lạc quan tếu của Việt Nam thì cứ tiếp tục chúi đầu xuống cát để “nướng tiền” của dân, dù biết đã vô vọng!
Thế mới biết sự hiểu biết về khoa học-kỹ thuật của đảng CSVN nó nông cạn đến mức nào!
Có ai ngờ tính địa phương, phe cánh trong đảng qua thái độ cực đoan, duy lý và tư tưởng lạc hậu tưởng như đã chết , sau bài học đau lương làm cho dân nghèo, nước mạt trong suốt 10 năm đầu sau khi chiếm được miền Nam, nay lại đang sống mạnh., sống hùng ở Dung Quất. -/-
Phạm Trần (5/05)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.