Hôm nay,  

Sao Chưa Về Đóng Góp?

08/05/200500:00:00(Xem: 4789)
Đất nước đang thay đổi từng ngày, và đang cần góp sức từ Việt Kiều. Đó là lời kêu gọi của nhà nước, và đúng vậy, ai cũng thấy vậy, rằng đất nứơc cần góp sức vào từ khối đồng bào hải ngọai. Nhưng tại sao chỉ thấy đại đa số lơ là, không nhiệt tình gì…

Không phải nhà nứơc không thấy sự lơ là của Việt Kiều. Chính bản văn nghị quyết 36 được nhiều giới chức, nhiều ban bộ góp ý, sọan ra, phổ biến và thực hiện, vậy mà số lượng trí thức Việt Kiều vẫn lơ là. Y hệt như chuyện của người khác, không phải chuyện của mình.

Báo Thanh Niên đầu tuần này có đưa tin rằng hàng năm chỉ có khoảng 200 trí thức Việt kiều về nước để đóng góp… Chỉ có 200 trí thức về đóng góp" Đúng vậy, nhưng cũng không thật là hết lòng đóng góp. Bởi vì bản phân tích cho thấy "Hầu hết thành phần này chỉ làm việc ngắn ngày tại VN, kết hợp việc giảng dạy hay thuyết trình với nhu cầu thăm thân nhân, và tự túc. Theo báo Thanh Niên, chuyên gia đầu ngành là rất ít. ủy Ban phụ trách Việt kiều ước lượng hải ngoại có khoảng 300,000 nhà chuyên môn trình độ trên đại học ở mọi ngành, gồm 150,000 tại Hoa Kỳ, 40,000 tại Pháp, Canada 20,000…"
Có nghĩa rằng, đại đa số về nứơc chỉ là chơi thôi, để kết hợp ngắn ngày làm cái gì đó cho lương tâm yên ổn. Tại sao như thế"

Đừng nói rằng họ không yêu nứơc. Người viết có quen, và có biết về một số người hàng ngày đọc tin quê nhà mà khóc vì thương nước mình nghèo, thương đồng bào khổ. Họ là những người mà người viết biết cụ thể, bằng xương bằng thịt, có trí thức và cũng có lao động. Nhưng ngay cả người thiết tha theo dõi tin quê nhà như thế, hỏi chuyện về nước đóng góp đều lắc đầu, hoặc nói để chờ.... Nhìn chung, chắc chắn rằng trong 2.7 triệu người Việt hải ngọai có nhiều người quan tâm như thế. Và họ một thời từng xuất thân từ cả hai bên bờ Bến Hải, nhưng để về góp sức dài hạn là một quyết định lớn lắm, và bây giờ thì còn lưỡng lự.

Không phải lý do rằng đất nước còn thiếu tiện nghi. Đúng là đời sống chưa thật tiện nghi. Nhưng VN đã có nhiều thương xá lớn, nhiều khách sạn 5 sao, nhiều khu đô thị mới đầy đủ tiện nghi, có mạng lưới Internet tuy chậm nhưng vẫn dùng được… Thậm chí, tháng này, VN bắt đầu tổ chức giải đánh golf tòan quốc. Đây là giải đầu tiên như thế ở nứơc này. Môn thể thao này hiển nhiên không dính gì tới đời sống thực ở phố phường VN cả. Vậy mà vẫn có đó. Nhưng người về đâu phải chỉ quan tâm về tiện nghi. Họ về là nghĩ tới việc trao cho, chứ mấy ai nghĩ chuyện thu về. Tiện nghi chỉ là chuyện nhỏ. Vì nhiều ngừơi còn sẵn sàng hy sinh thân mạng khi đất nứơc nguy biến cơ mà.

Không hẳn chỉ vì họ còn àng buộc gia đình. Đúng là có những người còn các ràng buộc gia đình chưa thu xếp, nên chưa thể về góp sức. Nhưng hãy suy nghĩ như thế này. Có rất nhiều Việt Kiều đã từng về thử, đi nhiều nơi, nghe nhiều chuyện, tiếp cận nhiều người trong thời lượng vài tuần, vài tháng, và thậm chí có người ở tới vài năm. Không thuần túy là chuyện làm ăn, mà có khi chỉ vì muốn hít thở không khí quê nhà, muốn nghe các âm thanh sáng trưa chiều tối, muốn nhìn núi rừng phố thị… và rồi lại rời VN.
Và trong Việt kiều đã có, đang có rất nhiều trí thức đã về hưu, nhưng tại sao chưa về… Thậm chí, nhiều Việt Kiều tại Mỹ sẵn sàng xin về hưu non, ở tuổi 50, tuổi 55… để về góp sức xây dựng cho quê nhà - nghĩa là họ có thể về VN sống cho tới già, trong khi mỗi tháng vẫn lãnh tiền hưu từ Mỹ gửi về. Nhưng đa số vẫn thấy không thật vui để về. Tại sao vậy"

Đó là chưa nói tới các hội đòan từ thiện, có liên hệ hoặc không liên hệ về tôn giáo. Nhiều hội đòan đã về rồi, và vẫn còn đang góp sức trong lĩnh vực riêng của họ. Nhưng nhìn chung, các giáo hội và các hội đòan từ thiện vẫn chưa dốc hết sức, hoặc chưa mời gọi tận lực. Đâu có phải vì họ không múôn giúp, họ đã xuất túi để cho ra cơ mà… Cứ gõ cửa bất kỳ chùa nào, nhà thờ nào ở hải ngọai mà xem. Họ muốn đổ tiền về, đưa ngừơi về lắm chứ. Đó là hạnh phúc lớn nhất của họ mà. Thậm chí, ngay tới quý thầy, quý linh mục, quý mục sư cũng chỉ mời gọi giúp từ thiện nhỏ giọt, chứ không dám mở chương trình tổng lực về xây dựng đất nứơc, chứ đừng nói gì chuyện các tu sĩ chính thức xin Việt Kiều về giúp cho các ngành khoa học, ngành y tế, ngành sản xuất… ở quê nhà. Lòng các tu sĩ từ bi là thế, sao vẫn ngại ngần, và cứ lơ lửng bên này"

Muốn biết nhiệt tâm khát khao về nước đóng góp lớn như thế nào thì cứ ghé vào bất kỳ đài truyền hình, chương trình phát thanh nào, và bất kỳ tòa sọan báo nào, các trung tâm băng nhạc… Hỏi thử xem. Không cần tới nhà nứơc mời. Họ cũng sẵn sàng tình nguyện về đóng góp cho đồng bào chứ, sẽ bán nhà bán cửa để dốc cạn tiền ra cho việc của họ làm chứ… đâu cần gì ưu đãi thuế hay tạo điều kiện gì khác. Vậy thì tại sao các chương trình TV, radio, báo chí chưa về được"

Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Khu Công nghệ cao TP.SG, nói với tờ Tuổi Trẻ trên số ngày 29-4-2005 rằng "Muốn thu hút chuyên gia Việt kiều, không có cách nào khác hơn là phải cải cách chính sách tiền lương, ưu đãi về nhà ở." Bản thân tiến sĩ cùng là Việt Kiều về nứơc.
Thực sự không phải thế. Vì rất nhiều người không nghĩ tới chuyện lương cao, hay ưu đãi nhà ở khi họ tính chuyện về nứơc đóng góp. Đối với rất nhiều người, khi đã tính về, thì lương với nhà chỉ là chuyện nhỏ, chuyện phụ.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị tuần trứơc còn nêu khía cạnh khác:
"Với nhiều trí thức Việt kiều, vấn đề còn ở chỗ cách "mời". Trước đây, chương trình Tokten quy định trí thức nào muốn về nước làm việc thì đăng ký lý lịch và yêu cầu của mình, sau đó sẽ được xét duyệt. Có người nêu ý kiến rằng cách làm này mang tính chất ban ơn, nếu trong nước có sẵn một danh sách trí thức Việt kiều "sống", nắm được chuyên môn của họ, gửi thư mời đích danh từng người thì hiệu quả sẽ cao hơn vì người được mời có cảm giác khả năng của mình được nhìn nhận, tôn trọng…"

Không phải thế. Nhìn thế là sai rồi. Đa số trí thức Việt Kiều múôn về chứ, không cần chi chuyện trải thảm đỏ. Thậm chí cũng không cần nhà nứơc biết nữa, họ sẵn sàng âm thầm về mở hãng kinh doanh hay mở trừơng dạy sử dụng điện tóan chứ… Thậm chí, họ còn sẵn sàng hy sinh nhiều thứ, vì biết rằng làm nước giàu dân mạnh là nhu cầu khẩn cấp để ngăn chận các tham vọng lãnh thổ từ phương Bắc. Mỗi ngừơi góp một chút sức, cần vô cùng. Bản thân người viết có một anh bạn thân, bạn học từ nhỏ, một thời làm luật sư ở Washington DC rồi dẫn vợ về, hồi chục năm trước, bỏ hết bên này cho con, hy vọng góp sức đẩy quê nhà lên. Vài năm sau thì phải dội ra. Vậy mà những trừơng hợp như thế không phải là ít.

Điều hết sức cổt tủy rằng, họ về là để đóng góp cho đồng bào, cho dân tộc, vì thật tâm múôn dân giàu nứơc mạnh. Họ chấp nhận thiếu tiện nghi, chỉ cần tiện nghi tạm được thôi. Một mái nhà để có chỗ về ngủ mỗi đêm, mà chắc chắn Việt kiều nào cũng tự thu xếp được.

Hãy suy nghĩ như thế này, chỉ cần Hòa Thượng Quảng Độ, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, cụ Lê Quang Liêm... chính thức lên truyền hình nhà nước, lên radio nhà nước kêu gọi Việt Kiều hải ngọai góp sức, góp tiền, góp chất xám để xây dựng đất nứơc thì chắc chắn có gì mà không vượt qua nổi.

Mà thực sự vẫn đơn giản hơn, chưa cần tới Việt Kiều về, chỉ cần nhà nứơc nói rằng cho ra báo tự do,cho in ấn xuất bản, cho làm phát thanh tự do, gỡ bức tường lửa Internet, tất nhiên vẫn theo luật pháp riêng trong nứơc, thì tức khắc tự thân ngành truyền thông và văn học quốc nội sinh động liền. Tự họ làm thôi, chưa cần sức từ hải ngoại giúp. Bởi vì hiện nay đã có rất nhiều nhà báo, nhà văn quốc nội đầy đủ tài năng, ngòi bút sắc bén... Cứ đọc truyện ngắn, thơ, hay các trang báo quốc nội mà xem. Đầy tài năng đó chứ. Và còn hứa hẹn nhiều tiềm năng sáng tạo khác nữa. Rồi khi hợp lực được trong và ngoài nước thì việc gì mà không làm nổi, dù là bất cứ ngành nào.

Hãy thấy: Trở ngại lớn nhất chính là tự thân chính phủ. Người dân, trong và ngoài nứơc, đa số vẫn không có cảm giác đang được mời xây dựng đất nứơc, mà chỉ có cảm giác đó là lời mời gọi xây dựng chế độ độc đảng tòan trị. Nơi đây, dân không có quyền chọn lựa chế độ, không có quyền chọn lựa chính phủ, không có quyền chọn lựa dân cử. Không tự do báo chí, không tưự do tôn giáo, không tự do đi lại hay các quyền căn bản khác. Với người đã từng sống ở Mỹ-Âu mà về là thấy dị ứng rồi.

Mọi chuyện trong nước đều đã định sẵn rồi. Không ai được bứơc ra ngoài vòng. Từ trang báo được phép đọc, tới trang web được phép vào, tới việc tập họp trong chùa, nhà thờ... đều đã định sẵn rồi. Tất cả đều phải nằm dưới bóng mát Lăng Mộ Oâng Hồ. Bất kể mọi chuyển động của thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.