Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Lệ Làng Và Nguyễn Thanh Giang (bis)

28/04/200500:00:00(Xem: 23584)
Dù không tin tử vi, tướng số, và bói toán, tôi vẫn không chối được rằng "đường tình duyên" của mình rất là … lọng cọng. Nói theo ngôn ngữ (đương đại) của âm nhạc Việt Nam, sự nghiệp ái tình của tôi bao gồm toàn là những chuyện tình không may: tình lỡ, tình xa, tình nhớ, tình sầu, tình hận ... Những chuyện tình buồn lẻ tẻ này, nghĩ cho cùng, đều là chuyện nhỏ. Tôi không vì thế mà bớt hãnh hãnh diện về quan niệm tự do luyến ái của thời hiện đại.
Tôi luôn nghĩ đến Romeo - Juliet, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Thúy Kiều - Kim Trọng, Lan và Điệp... với rất nhiều ái ngại. Tôi ghét những cuộc tình trắc trở (và lôi thôi) theo kiểu đó. May thay, chuyện "chia loan rẽ thúy" không còn nữa. Tôi vô cùng sung sướng, vì tin tưởng rằng chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhân loại đồng lòng “ép dầu ép mỡ, chứ không (còn) ai nỡ ép duyên”.
Tưởng vậy là … trật lất, và kể như là tưởng năng thối!
Mới đây, có một đôi tình nhân người Ấn bị ném đá cho đến chết. (India Lovers Stoned To Death. Nguồn: Associated Press 31 March 1999). Mấy tuần sau, mẩu tin ngắn ngủi này được viết thành một bài báo - với nhiều chi tiết thương tâm. (Barry Bearak.”Shimla Journal; A Tale of 2 Lovers, and a Taboo Recklessly Flouted.” New York Times 9 April 1999: A4).
Chàng 23 và nàng 17 tuổi. Cả hai đều là dân làng Shimla, thuộc tiểu bang Haryana, Bắc Ấn. Nơi đây, theo lệ, trai gái trong làng không được phép lấy nhau. Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm … cũng không được luôn. Cậu Desh Raj và cô Nirmala (nhất định) không đồng ý với làng về tập tục cổ hủ và vô lý đó.
Họ cứ yêu nhau cho bằng được mới chịu. Thế là cả hai bị gia đình cô gái đánh đập bằng gậy gộc và cào xé bằng liềm cắt lúa cho đến chết. Cảnh tượng đẫm máu này được cả làng chứng kiến. Sau đó, bố Nirmala vác xác con gái đi vội đến hỏa táng. Còn thi thể của Desh Raj thì bị kéo lê lết trên đường làng...
Theo bình luận của AP, qua bản tin vừa dẫn, hiện tại ở Ấn Độ "luật vua(vẫn) thua lệ làng." (India's offcial judicial system has little standing in tradition -bound villages where local justice often prevails). Tuy thế, mười lăm người dân Ấn - những kẻ tham dự trực tiếp vào chuyện giết người - đều đã bị bắt dữ và cáo buộc vì tội sát nhân. Để câu chuyện được nguồn ngạnh hơn, tưởng cũng nên nhắc qua một vài dữ kiện - có liên quan đến lịch sử và bối cảnh hiện tại của xã hội Ấn.
Sau Trung Hoa, Ấn Độ là quốc gia có dân số đông thứ nhì của thế giới (cả tỉ người), bao gồm nhiều chủng tộc phức tạp, và vẫn mang nặng tinh thần kỳ thị đẳng cấp (caste). Bẩy mươi ba phần trăm dân chúng sống bằng nghề nông, trong vô số những ngôi làng biệt lập, và nói một ngàn sáu trăm ngôn ngữ hoặc thổ ngữ khác nhau. (India - Encarta Online Concise, 1998).
Tương tự như Việt Nam, Ấn Độ có lịch sử là một thuộc địa. Họ giành được độc lập từ Anh Quốc năm 1947. Khác với giới cầm quyền (thổ tả) ở Việt Nam, chính phủ Ấn đã nỗ lực không ngừng để cải thiện đời sống dân chúng về nhiều mặt.
Hiện tại Ấn được xếp loại là một trong mười cường quốc kỹ nghệ của thế giới. Y tế và giáo dục đều miễn phí. Họ theo đuổi chính sách giáo dục cưỡng bách đối với trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, cấp đại học được khuyến khích và mở rộng cho mọi giới người. Ấn được coi như là một quốc gia đông dân số nhất thế giới đang theo đuổi chính thể dân chủ. Cùng với Ấn Ngữ và Anh Ngữ, hiến pháp (1950) của họ công nhận tính cách chính thống của mười bốn ngôn ngữ nữa. Nó cũng dung chấp và thừa nhận quyền bình đẳng tự do của mọi tôn giáo. (Inidia - Grolier Multimedia Encyclopedia, 1997).
Hiện tại còn 500.000 cái làng ở Ấn Độ. Nói cách khác là nước Ấn hiện có năm trăm ngàn "tiểu văn hóa" dị biệt. Với chủ trương dân chủ tản quyền (democratic decentralization), chính phủ Ấn vừa phải tôn trọng "lệ" của nửa triệu ngôi làng nhưng - cùng lúc - vẫn phải có bổn phận sẵn sàng dùng luật can thiệp vào những tục lệ đã trở thành hủ tục, để bảo vệ tính mạng và tài sản của dân chúng.
Vụ án ở làng Shimla chỉ là một trong những khó khăn nho nhỏ, điển hình, trong muôn vàn khó khăn, mà chính phủ Ấn Độ phải đương đầu để cải tiến đất nước. Tôi tình cờ biết thêm đôi điều nhỏ nhặt về nước Ấn rồi liên tưởng đến hoàn cảnh của quê hương mình mà (không dưng) muốn rơi nước mắt.

Theo tin của RFA (nghe được hôm 19 tháng 4 năm 2005) thì ông Nguyễn Thanh Giang, một công dân Việt Nam, vùa bị một số người đến nhà hăm dọa và sách nhiễu. Lý do, theo họ, ông là một phần tử “cần phải loại trừ khỏi đời sống xã hội.”
Ngôn ngữ và thái độ hung hãn của những người này - theo như lời của ông Giang trình bầy với phóng viên RFA - khiến tôi không khỏi liên tưởng đến những nông dân ở làng Shimla Ấn Độ. Sau vụ thảm sát xẩy ra hôm 30 tháng 3 năm 99, họ vẫn nghĩ rằng đây là một trường hợp "giết người có lý do chính đáng" (understandable killing), và xác nhận rằng "chúng tôi giết con nhỏ để bảo vệ danh dự (We killed her to protect our honor)" - theo như ghi nhận của phóng viên, qua bài báo dẫn thượng.
Tôi đồ chừng rằng ông Nguyễn Thanh Giang cũng đã làm một điều gì đó "xúc phạm đến danh dự" của những người dân thuộc "làng Ba Đình" ở Hà Nội, Việt Nam. Nếu là người Ấn Độ, trong trường hợp này, khi bị sách nhiễu, đe dọa hay bạo hành, ông Nguyễn Thanh Giang (hoặc thân nhân) có thể kêu cứu nơi chính quyền, vì chính phủ Ấn chủ trương dùng luật để can thiệp vào lệ - khi cần, và nếu xét ra hợp lý.
Tiếc thay, ông Giang lại không phải là người Ấn. Ông ta vô phúc sinh vào nước Việt. Dù cũng là một quốc gia có hiến pháp, chính phủ CHXHCN Việt Nam lại không quen áp dụng luật pháp vì đã tự cho mình đặc quyền ở ngoài pháp luật. Họ chỉ hay dùng lệ và đã quen như thế từ lâu.
Xin đan cử một vài thí dụ. Khi giới cầm quyền ở Việt Nam nghi ngại rằng một công dân nào đó có thể làm nguy hại đến an ninh của chế độ, đương sự sẽ không bị bắt giữ hay xét xử theo luật mà chỉ bị "xử trí" - theo lệ. Họ sẽ bị cho xe đụng chết - như trường hợp của cả gia đình Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh - vào ngày 29 tháng 8 năm 88, tại Hà Nội. Nhẹ nhàng hơn, họ chỉ bị xe tông đến bị thương - như trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Lan và linh mục Chân Tín - vào ngày 3 tháng 5 năm 98, tại Sài Gòn. Nhẹ nhàng nhất, họ chỉ bị du đãng ném đá vào nhà - như trường hợp của gia đình Hà Sĩ Phu - vào ngày 31 tháng 10 năm 98, tại Đà Lạt.
May mắn là ông Giang đã không (hay chưa) bị ném đá, bị đâm chém bằng liềm, hay bị đụng xe cho đến mức độ trọng thương hoặc tử thương. Điều đáng tiếc là ông Giang đã không nhận thức được sư may mắn (cực kỳ) này. Ông ấy vẫn cứ nằng nặc đòi tiếp tục “làm trách nhiệm của một công dân tích cực đối với đất nước …”, như tôi vừa được nghe qua cuộc phỏng vấn với phóng viên Việt Hùng - của đài RFA.
Thật đến khổ vì cái ông Giang này chứ không phải bỡn đâu, Giời ạ! Nếu ông ấy là người Ấn (tôi thực tình ước ao ông Giang biến được thành người Ấn Độ cho rồi) thì nhất định “làm trách nhiệm của một công dân tích cực đối với … đất nước” là chuyện (cũng) tốt thôi. Vì đây là vấn đề cực kỳ khó khăn - đòi hỏi thời gian cũng như sự góp sức của mọi công dân - và vì chính phủ Ân Độ thực lòng, quyết tâm muốn cho đất nước của họ bắt kịp với đà tiến hóa chung của nhân loại.
Những kẻ hiện đang nắm quyền ở Việt Nam thì khác. Hoàn toàn khác. Ai cũng biết rằng dân Việt chỉ có tám chục triệu người (chứ không phải một tỉ), nói chung một ngôn ngữ (thay vì cả ngàn), có chung một nguồn gốc chủng tộc và văn hóa, và tuyệt nhiên không có tinh thần kỳ thị vì đẳng cấp - như dân Ấn. Việc thi hành luật pháp ở Việt Nam, cũng như bất cứ chính sách ích quốc lợi dân nào khác, dễ dàng hơn ở Ấn Độ rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu luật pháp được thi hành nghiêm chỉnh ở nơi đây thì sẽ có một số người bị mất quyền lợi, và (không chừng) dám mất mạng luôn. Họ chính là những người đang ở địa vị thống trị. Những kẻ này không ngừng lạm dụng những quyền lực của họ để sống trên xương máu của người dân, và tàn phá đất nước. Họ có đủ nhẫn tâm để tháo cạn nước của một giòng sông, và đốt cháy nguyên một khu rừng khi cần vài … con cá nướng trui để nhậu lai rai! Đó là lý do tại sao họ nhất định dùng lệ thay cho luật.
Đó cũng là sự khác biệt duy nhất giữa chuyện lệ làng ở Shimla và ở Ba Đình. Một đằng dân làng nhất định duy trì những tục lệ một cách mù quáng vì ngu dốt . Còn đằng khác thì chỉ vì sự gian tham.
Khi một nhúm người đã quyết định đặt quyền lợi của họ lên trên lợi ích của cả quốc gia và dân tộc thì còn... chuyện (mẹ) gì để mà bàn cãi, tranh luận hay góp ý với họ nữa! Có ai mà lại cứ đi nói chuyện phải quấy với bọn Mafia bao giờ. D’ont press your luck so hard, doc!
Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.