Hôm nay,  

Kerry Và Việt Nam

28/07/200400:00:00(Xem: 4480)
Một vài bản tin trong tuần qua cho thấy người Việt có nhiều cái nhìn trái nghịch về Thượng Nghị Sĩ John Kerry, người sẽ được Đại Hội Đảng Dân Chủ tuần này chính thức đề cử tranh chức Tổng Thống Hoa Kỳ. Cái nhìn trái nghịch này thoạt tiên rất là đơn giản: ai cũng biết rằng Kerry sau thời tác chiến tại Việt Nam đột ngột trở thành một lãnh tụ phản chiến, và đòi "lính Mỹ rút tức khắc khỏi VN" khi ra điều trần trước Thượng Viện Mỹ. Họ cho rằng chính Kerry góp phần làm Sài Gòn sụp đổ. Một quá khứ không quên được đã vạch lằn ranh giữa nhiều người bênh và chống Kerry. Thế nên, bản tin AP hôm Thứ Sáu nêu lên một điểm dị thường, rằng hầu hết người Việt quốc nội đều muốn quên quá khứ, và họ tin cậy vào Kerry hơn là TT Bush, người họ xem là diều hâu hết thuốc chữa. Nếu chỉ lý luận thế, cả hai quan điểm đều thực còn quá sơ sài, nhưng chức năng một bản tin, dù của AP hay Reuters, hiển nhiên không cho ai nhiều thì giờ phân tích.
Về phía người Việt hải ngoại, nếu chỉ dựa vào các buổi nói chuyện và bài bình luận trên các đaì phát thanh và báo chí, đa số lộ lập trường bênh vực Bush thấy rõ, nhất là khi họ nhắc tới việc Bush đã cứng rắn trừng phạt các nhà nước độc tài Miến Điện và Cuba. Trong tuần trước, lại ra luật ủng hộ các tiếng nói dân chủ và sẽ tài trợ đối lập Iran, và Hạ Viện Mỹ đã thông qua dự luật nhân quyền để trừng phạt nhà nước CS Việt Nam. Nếu dự luật nhân quyền VN thành luật, thì Đài Á Châu Tự Do và các nhà hoạt động dân chủ cho VN sẽ có nhiều triệu đô la để hoạt động. Nhiều người cho rằng phương pháp đối ngoại cứng rắn đó là kiểu của ông Bush, và họ tin là cần ủng hộ Bush để "Kerry khỏi đầu hàng VC lần nữa," kiểu nói từng được tung ra ở hải ngoại.
Thực sự, không chắc gì ông Bush sẽ chọn giải pháp cứng rắn cho VN. Đây cũng là điều để tranh cãi về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao, vì trong hầu hết trường hợp thì các chế độ bị trừng phạt chỉ mạnh hơn thêm, và chỉ có dân khổ thêm... điều này đã thấy ở Bắc Hàn, Cuba, Iran... Nhưng đây cũng là một độc chiêu để Bush xem xét, vì nếu trong tháng 9 hay tháng 10, đột nhiên ông Bush, khỏi cần dự luật nào qua quốc hội hết, ký một sắc lệnh tổng thống đòi Hà Nội thả ngay các tù nhân lương tâm và những người Thượng biểu tình đang bị giam, thì cầm chắc là hốt được nhiều phiếu cử tri gốc Việt. Chiến thuật này đã xài hiệu quả đối với dân gốc Cuba mới đây.
Nhưng Bush có thể làm thế không" Nếu thực sự CIA đã mua được một số ủy viên chính trị bộ Đảng CSVN (theo lá thư của Tướng Nguyễn Nam Khánh về vụ Tổng Cục 2 quy chụp CIA mua đứt nhiều lãnh tụ CSVN), thì tại sao Bush cần làm như thế, điều chắc chắn sẽ phản ứng nghịch" Còn như Kerry lên thì sẽ đối phó với Hà Nội ra sao" Có phải là sẽ đầu hàng VC nữa hay không" Người ta không có câu trả lời nào quyết chắc được. Thêm nữa, sự thật là dân Việt mình làm biếng đi bầu, nên cả 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ không để tâm vận động nhiều. Đặc biệt, đa số dân lại cư ngụ ở California, tiểu bang bây giờ xem như hai đảng đều không ngó ngàng gì tới, vì ứng viên TT Al Gore (Dân Chủ) năm 2000 đã thắng ở Calif. tới hơn 1.3 phiếu bầu mà không tốn tiền quảng cáo gì ở Calif. (Dễ dàng đoán, đa số nhờ phiếu cử tri Mễ). Và bây giờ thì Calif. đã nằm ngoài danh sách các “tiểu bang chiến trường” (battleground states) của cả 2 đảng.
Nhưng vì tuần lễ này là tuần lễ của Kerry, trong khi ánh đèn sân khấu chiếu rọi vào Kerry và bản cương lĩnh mà Đảng Dân Chủ sắp đưa ra, chúng ta thử nhìn lại quá khứ Kerry và những góc tối và cả góc tranh tối tranh sáng của Kerry trong quan hệ với Việt Nam để có thêm dữ kiện cho các thầy bàn. Các thông tin dưới đây dựa vào nhiều tài liệu khác nhau.
John Forbes Kerry sinh ngày 11-12-1943 tại Denver. Ba mẹ có 4 con, John Kerry là thứ nhì. Một phần thời thơ ấu sống ở Aâu Châu, vì cha làm trong Bộ Ngoại Giao Mỹ. Năm 11 tuổi, được đưa vào trường nội trú ở Thụy Sĩ. Mẹ là Rosemary Forbes Kerry, thuộc gia đình tư bản vận chuyển hàng hải Forbes và là thành phần thượng lưu ở Boston. Trung học thì vào nội trú ở trường St. Paul, tiểu bang New Hampshire. Trong khi học năm cuối trung học St. Paul, Kerry cặp bồ với Janet Auchincloss, em nửa dòng máu của Jackie Kennedy, và rồi Kerry gặp Tổng Thống John Kennedy tại ngôi nhà mùa hè của gia đình cô bồ này.
Các chi tiết thời trẻ nói trên là dựa theo tờ Dallas Morning News, số 24-7-2004, bài "50 Điều Bạn Cần Biết về John Kerry." Điều nên ghi nhận về cách loan tin của báo này, bản tiểu sử không nêu rằng các trường nội trú của Kerry là các trường thuộc quản trị của đạo Catholic, mà giáo hội sau này lại có gay cấn và bất bình với giaó dân Kerry về lập trường bênh phá thai và dễ dãi đồng tính.
Tiểu sử này cũng không nêu lên rằng ông bà nội (paternal grandparents) của Kerry, đã sống ở Aùo Quốc, là người Do Thái rồi cải giáo sang Catholic. Chi tiết sau này là do báo The Guardian, số ngày 18-7-2004, nêu lên. Thế cho nên, anh em dòng họ Kerry đầy khắp bà con mang dòng máu Do Thái, và Kerry được người Do Thái ủng hộ mạnh mẽ, kể cả sau khi TT Bush đánh chận phiếu Do Thái bằng cách ủng hộ Thủ Tướng Do Thái Ariel Sharon gần như toàn bộ các quyết định cứng rắn đối với Palestine.
Đặc biệt, mới đây, Kerry còn gửi một em trai sang Do Thái để vuốt ve phiếu của người gốc Do Thái. Ông em Cameron Kerry lại là một người Catholic mới cải đạo sang Do Thái Giáo, và chuyến đi đã kết thúc hôm 17-7-2004. Trong khi gặp cả 3 lãnh tụ - Thủ Tướng Sharon, Ngoại Trưởng Silvan Shalom, và lãnh tụ đối lập Shimon Peres - Cameron Kerry chuyển lời của ông anh là John Kerry rằng sẽ ủng hộ tận lực Do Thái. Cameron đã cải đạo năm 1983, khi ông cưới Kathy Weinman, một phụ nữ Do Thái.
Ký giả Silla Brush ghi nhận rằng, vợ đầu của John Kerry là Julia Thorne khi hai người còn ở Đại Học Yale thường giễu Kerry là "Pterodactyl," tên một loại khủng long thời cổ, vì khuôn mặt Kerry dài hệt như con vật này. Nhưng các bạn trong đội túc cầu cũng ở Yale thì gọi Kerry là "Camel" (Lạc Đà) vì chiều cao quá khổ và kiểu chạy lềnh khềnh.
Kerry tình nguyện đăng lính Hải Quân khi đang học năm cuối đại học, và bỏ lớp để học lái phi cơ. Trong khi dự huấn luyện ở căn cứ Naval Training Center ở San Diego, Kerry thuê một căn chung cư gần biển để khỏi bị ràng buộc vì nội quy gắt gao cho các học viên ngủ trong trại, và để có thể ra biển lướt sóng.
Sang tham chiến VN, Kerry chỉ huy một tàu tốc đỉnh và được 3 huy chương Purple Heart, một Ngôi Sao Đồng và một Ngôi Sao Bạc. Bây giờ Kerry vẫn còn 1 miểng đạn ghim trong cẳng chân. Từ VN về Mỹ, Kerry trở thành phản chiến; khi điều trần trước Uûy Ban Quan Hệ Đối Ngoại Thượng Viện tháng 4-1971, Kerry nổi tiếng với câu nói, "Làm sao quý vị có thể yêu cầu một người làm kẻ cuối cùng chết cho một lỗi lầm""
Phản chiến thời đó có khi gắn liền với híp-pi, hút ma túy... Kerry thú nhận rằng ông từng hút cần sa vài lần, nhưng không hề đụng tới nữa kể từ 1972. Một trong những món đồ ông thích nhất là các con voi sứ mà Kerry mang về từ VN.
Kerry thua cuộc tranh cử vào quốc hội lần đầu năm 1972. Sau khi tốt nghiệp luật từ Boston College, Kerry vào văn phòng công tố Quận Middlesex County, Mass., với vai trò phụ tá cao nhất đã nổi tiếng khi tăng gấp 3 khối lượng hoạt động, thành lập các tổ chuyên biệt và thắng được trong vụ kết án kẻ bị tình nghi là hung thần "Torso Killer" của tiểu bang.
Ly thân với vợ đầu, Julia, năm 1982 và ly dị năm 1988. Bà này viết trong cuốn "A Change of Heart" in năm 1996 rằng, "Chính trị trở thành đời sống của chồng tôi. Tôi cố gắng hạnh phúc cho anh, nhưng sau 14 năm làm vợ chính khách, tôi đã đồng hóa chính trị với giận dữ, sợ hãi và cô đơn."
Hai con gái Kerry, Alexandra, 30 tuổi, và Vanessa, 27 tuổi, nói chuyện với cha ít nhất một lần một ngày khi họ không đi vận động. Alexabdra là đạo diễn, còn Vanessa là sinh viên y khoa. Các con trai đời chồng trước của vợ hiện nay là Chris và Andre Heinz sẽ cùng 2 cô con gái lên sân khấu Đại Hội Dân Chủ tuần này.
Kerry trở thành Phó Thống Đốc Massachusetts, dưới quyền Michael Dukakis từ 1982 tới 1984, khi trở thành nổi tiếng toàn quốc trong cuộc chiến chống lại mưa acid. Năm 1984, được bầu vào Thượng Viện, nơi ông thúc đẩy một loạt cuộc điều tra từ quốc hội - vào điều nghi là mạng lưới ma túy chỉ huy bởi loạn quân Nicaraguan Contra, số phận của MIA/POW tại Việt Nam, và vụ tahm nhũng ở Bank of Credit and Commerce International.

Trong văn phòng Thượng Viện, Kerry treo tấm hình Kerry đang đứng bên cạnh nhạc sĩ John Lennon trong 1 cuộc biểu tình phản chiến ở New York, và 1 tấm ảnh Kerry đang đứng trong quân phục rằn ri trên dòng Sông Cửu Long.
Kerry và Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John McCain, cũng là 1 cựu chiến binh VN, thành bạn thân trong thời 1990s khi họ điều tra về MIA/POW và rồi tìm cách lập bang giao Việt-Mỹ dưới thời TT Clinton. Tình thân này dẫn tới tin đồn từ giới báo chí, có phần cố ý hỏa mù từ cả nhiều phía, là McCain sẽ ứng cử Phó Tổng Thống cho Kerry và lập liên danh lưỡng đảng. Nhưng tình thân giữa McCain và Kerry đặc biệt sâu đậm hơn, khi nhiều gia đình MIA liên tục la mắng 2 người về bản tường trình với kết luận là “không chứng cớ về việc lính Mỹ còn sống bị CSVN giam sau ngày trao trả tù binh...” Vài thập niên sau, nhiều người Mỹ vẫn tin là CSVN còn bí mật giam giữ nhiều tù binh Mỹ, và họ nổi gịận khi McCain và Kerry thúc đẩy bang giao Việt-Mỹ. McCain sau này kể lại, ông mang ơn Kerry đã liên tục an ủi ông, khi McCain mệt mỏi vì hàng loạt cú phone vào văn phòng chửi mắng về bản tường trình “không có chứng cớ tù binh Mỹ nào còn sống ở VN.”
Khi mẹ chết năm 2002, Kerry tài sản chủ yếu nhờ lương nghị sĩ 133,600$/năm, và một tín quỹ chưa tới 100,000$. Năm 1995, Kerry cưới Teresa Heinz, quả phụ giàu có của John Heinz, thượng nghị sĩ Pennsylvania và là người thừa kế đại công ty nước sốt cà cùng tên.
Trên đường đi lại, Kerry mang một xâu chuỗi để cầu nguyện, một sách kinh nguyện và một mề đay mang hình Thánh Christopher, vị thánh bảo hộ người lữ hành, chiếc mà Kerry mang trong thời Cuộc Chiến VN.
Kerry nổi tiếng toàn quốc là nhờ đứng trong ánh đèn phản chiến thời đầu thập niên 1970s, và được giới truyền thông đối xử ở vai trò làm tin cỡ như tài tử xi nê. Nhưng hào quang này không giúp gì cho Kerry trong cuộc tranh cử dân biểu liên bang ở Khu Vực 5, vùng Lowell, theo nhận xét của Dale Russakoff trong bài "Loss Overcome By Discipline And Ambition," trên tờ Washington Post ngày 25-7-2004. Theo bài này, sau khi Kerry điều trần ở Thượng Viện ngày 22-4-1971, mặc binh phục và đeo huy chương kêu gọi rút quân ngay ra khỏi VN, chương trình truyền hình "60 Minutes" làm ngay về cuộc đời Kerry, được mời đứng chung sân khấu với Lennon trong biểu tình phản chiến ở New York và được các giám đốc TV mời đứng riêng 1 chương trình talk show đứng tên Kerry, coi như đại biểu thế hệ '60s ở Mỹ. Nhưng Kerry đã từ chối.
Lúc đó, TT Richard M. Nixon nhìn Kerry như một sức mạnh mới cần cân nhắc, theo các băng ghi âm Bạch Oác. Lúc đó, theo báo Boston Globe, sau khi Kerry điều trần, cố vấn Nixon là Charles W. Colson viết xuống dòng chữ, "Phải xóa sổ thằng nhóc mị dân này trước khi nó trở thành một Ralph Nader mới."
Nhưng Việt Nam mới là các vết hằn lên người Kerry, theo ghi nhận từ phóng viên Bill Lamretch trong bài "Vietnam Etched Kerry's Outlook" trên tờ St. Louis Post-Dispatch ngày 24-7-2004. Dưới đây là các dữ kiện trích dịch từ bài này.
Trong tuần này, các chiến hữu của Kerry sẽ lên sân khấu Đại Hội DC kể lại chuyện xưa, trong đó có một lính Biệt Kích Mũ Xanh mà Kerry, trong khi tự mình đang bị thương vẫn cứu được Biệt Kích này ra khỏi mưa đạn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều cựu chiến binh kịch liệt chống Kerry, nhiều người trong đó phẫn nộ vì lời điều trần của Kerry 33 năm trước, khi Kerry gọi lính Mỹ ở VN đang rơi vào chỗ tội phạm hình sự, giết chết thường dân vô tội... Trong nhóm này có 1 cấp chỉ huy cũ của Kerry, Đô Đốc hồi hưu Roy "Latch" Hoffman, tuần này sẽ lên quảng cáo TV thách thức khả năng lãnh đạo của Kerry và ngay cả các chiến công. "Hoffman nói trong 1 cuộc phỏng vấn, "Hắn có 1 mục tiêu xấu xa. Đó là vào VN, lấy huy chương, rồi bỏ chạy."
Douglas Brinkley, tác giả cuốn "Tour of Duty: John Kerry and The Vietnam War" mới in năm nay, nói trong cuộc phỏng vấn rằng Cuộc Chiến VN đóng vai trò thấy rõ trong việc hình thành niềm tin và cá tính Kerry. Brinkley tin là Cuộc Chiến VN khác với Thế Chiến 2, khi cựu chiến binh về nước và được ca ngợi, tôn sùng. Oâng nói, "Với nhiều người, Việt Nam không bao giờ kết thúc... nó là vết thương mở ra. Vaì người gọi đó là thế hệ bị thương. Vài người gọi là thế hệ bị ám ảnh. Nhưng thực sự, họ là thế hệ VN."
Stephen Gardner, một người khác chống Kerry, là chiến binh đầu tiên bị thương trên chiếc giang tốc đỉnh của Kerry. Cuốn "Tour of Duty" của Brinkley mô tả về cách Kerry đưa vội Gardner từ 1 con kênh dọc Sông Cổ Chiến nơi cuộc giao chiến xảy ra, để tới 1 quân y viện dã chiến ở Đồng Tâm và ở với ông trong khi ông được chữa trị vì 1 vết đạn AK-47 ghim vào cánh tay.
Bất kể được Kerry chăm sóc, Gardner 36 năm sau không muốn nói gì tốt đẹp về Trung úy Kerry, vị cựu chỉ huy của mình. Y hệt như nhiều người chống Kerry, cảm xúc Gardner nằm với những người Cộng Hòa. Nhưng Gardner khẳng định rằng Kerry thường có những quyết định dở - ngay cả vào ngày Gardner trúng đạn, ngày 29-12-1968.
Gardner hét lớn, báo cho Kerry từ nơi ông giữ ổ súng đaị liên .50 ly trên chiếc giang tốc đỉnh, "Tôi trúng đạn rồi. Nhưng vẫn còn OK."
Gardner kể lại, "Đó là cuộc chạm súng, và tôi bị ghim một lỗ đạn vào cánh tay. Tôi không tìm cách trở thành John Wayne hay thứ gì đó, nhưng tôi quấn băng vào vết thương và ôm ổ súng .50 nhả đạn tiếp. Kerry biết là tôi vẫn OK. Nhưng thiệt cà chớn, vậy mà ổng lại quay thuyền giữa khi giao chiến và lái chạy ra khỏi con kênh. Vì ổng làm thế, tôi không thể bắn thêm kẻ thù nào nữa, nhưng VC lại có thể bắn đuổi theo chúng tôi. Nhưng nhờ Trời cứu, chúng tôi thoát được."
Ngày 28-2-1969, trong khi chở lính VNCH tới 1 điểm nóng dọc Sông Đồng Cung, họ trực diện với 1 du kích VC đang vác khẩu B-40. Nhưng tay này lóng cóng, không bắn được phát nào, nên bỏ chạy mà vẫn vác khẩu phóng lựu đó. Súng maý từ giang tốc đỉnh của Kerry ghim trúng 1 phát vào chân du kích này. Luật về hành quân giang tốc ngăn cấm thủy thủ đoàn rời tàu, nhưng Kerry lúc đó xách khẩu M-16 từ chiếc giang tốc đã cặp bờ, nhảy liền lên mặt đất, rượt theo du kích và bắn VC này chết ngay.
Tư Lệnh lúc đó của Kerry là George Elliott, mới tuần trước kể rằng lúc đó ông chần chừ, không biết nên đưa Kerry ra tòa quân sự hay không, hay là nên đề nghị tặng huy chương. Elliott chọn giải pháp sau, trao tặng Huy Chương Đồng.
Hai tuần sau đó, Kerry cứu một người khác nữa, và được huy chương Purple Heart và một Huy Chương Bạc.
Jim Rassman, một Biệt Kích Mũ Xanh, trong nhóm lính ngồi sau chiếc giang tốc trên Sông Bay Hap thì đụng thủy lôi và tức khắc mưa đạn phục kích bắn xối xả. Rassman rớt xuống sông, và Kerry bị thương ở cánh tay khi bị tàu tung bật lên dữ dội trên boong. Trong lúc các tàu giang tốc bỏ chạy hỗn loạn, Kerry lái chiếc tàu của ông lui về nhiều trăm yard dọc dòng sông và dùng cánh tay đã bị thương kéo Rassman lên bình yên. Gardner bây giờ vẫn cho rằng chuyện này có phóng đại, vì "sau khi thủy lôi nổ thì lúc đó không có súng đạn nào bắn ra từ bờ cả."
Nhưng Rassman, một đảng viên Cộng Hòa và là cựu Phó Cảnh sát Trưởng Quận Los Angeles, nói rằng chuyện đó đúng như thật, chẳng ai phóng đại gì cả. Rassman tuần này sẽ lên sân khấu Boston, tin rằng người đã thò tay kéo ông ra khỏi dòng sông lúc đó bây giờ xứng đáng làm Tổng Thống Hoa Kỳ.
Những gì mà Kerry sau đó điều trần đã làm ông mất nhiều bạn. Thí dụ như George Elliott, cựu Tư Lệnh của Kerry ở VN, vẫn còn sôi máu khi trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ Delaware, "Cái chuyện mà Kerry đứng trước thế giới và nói, chúng tôi bắn giết mọi thứ trước mắt thiệt không chỉ là sai, mà còn đáng phẫn nộ và mất danh dự."
Học giả Charles O. Jones từ Đaị Học Wisconsin, người từng tham dự Cuộc Chiến Triều Tiên, quan sát rằng có thể khó mà biết mọi thứ kinh nghiệm Việt Nam ảnh hưởng tới Kerry ra sao, khi Kerry từng giết và từng nhìn thấy người khác chết. Nhưng hiển nhiên là từ cuốn nhật ký của Trung Uùy Kerry, thì sự chết, dù của người mà Kerry chưa từng quen biết, đã in dấu ấn đậm sâu. Sau khi nhìn một chiến binh VNCH chết chậm rãi một ngày, Kerry ghi tên người này vào nhật ký và ghi, "Như dường là phi lý, một người đàn ông nằm hấp hối cô đơn trên đất nước của anh ta. Tôi muốn khóc, nhưng tôi nghĩ là tôi không thể tự mình làm thế, vậy mà nước mắt cứ trào ra. Bây giờ tôi ngạc nhiên là tại sao tôi đã không [muốn khóc], và tôi rất là tiếc."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.