Hôm nay,  

Trí Thức Trong, Ngòai Nước Ủng Hộ Dân Chủ Đa Nguyên

16/04/200500:00:00(Xem: 4890)
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 15.4.2005
Trong và ngoài nước ủng hộ Lời kêu gọi cho Dân chủ đa nguyên của HT. Thích Quảng Độ : các Ông Việt Hoàng, Rạng đông, Đỗ Thái Nhiên.

Ông Việt Hoàng : Vẫn đang còn một Tâm lí đang ảnh hưởng và ngự trị mạnh mẽ trong suy nghĩ của nhiều người Việt nam, kể cả những người có trình độ và hiểu biết, đó là "tôi không làm chính trị", "tôi không thích, không quan tâm đến chính trị", "chính trị là một cái gì đó bẩn thỉu, xấu xa". Tâm lí này hoàn toàn bị xua tan nếu chúng ta nghe những lời của Ngài Thích Quảng Độ "đúng nghĩa thì chính trị không phải là một cái xấu. Theo quan niệm của đức Khổng Tử thì ngài nói chính giả chính giã. Người làm chính trị là những người sửa sang việc nước, cái gì bất công thì sửa lại cho công bằng, cái gì cong queo thì uốn cho nó thẳng thắn, thì chính trị ấy là chính trị đạo đức". đúng là như vậy, bản thân chính trị không có gì xấu, ngược lại đó là những việc làm quan trọng và cần thiết trong bất cứ một xã hội nào, đó là những việc làm cao cả và vinh quang. Tiếc rằng những người cộng sản đã làm hoen ố hình ảnh tốt đẹp này.

Cư sĩ Phãt tử Rạng Đông : Trong lịch sử hoạt động của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất lần đầu tiên đã vang lên tiếng nói hào hùng của một hòa thượng mà giới phật tử cũng như các nhân sĩ trí thức văn nghệ sĩ người Việt Nam rất tâm phục. đó là lời Chúc Xuân đầu năm Ất dậu của Hòa thượng Thích Quảng Độ từ Sài Gòn -Việt Nam. Tôi chưa đề cập đến văn phong đĩnh đạc đường hòang trong lời phát biểu mà thực sự thú vị khi tìm hiểu ý cốt lõi mà hòa thượng nêu lên về quan hệ đạo và đời : "Chúng tôi không làm chính trị nhưng phải có thái độ chính trị". Tuyệt hay !

Ông Đỗ Thái Nhiên : Toàn bộ nội dung vi diệu kia chỉ xoay quanh hai trông đợi. Trông đợi thứ nhất là trông đợi dân chủ đa nguyên. Muốn có dân chủ đa nguyên, người dân phải hành động. Từ đó phát sinh ra trông đợi thứ hai: trông đợi toàn dân có thái độ chính trị đối với chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam. Hai trông đợi của Hòa-Thượng Quảng Độ có thể gom lại trong ba chữ BI, TRÍ, DŨNG.

Nhân dịp Tết Ất Dậu 2005, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi Lời Chúc Xuân đến quý vị nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ và đồng bào trong và ngoài nước. Chúc Xuân mà cũng là lời kêu gọi cho Dân chủ đa nguyên như giải pháp tối hậu nhằm khai thông tình trạng bế tắc của đất nước từ 30 năm qua.

Lời kêu gọi cho Dân chủ đa nguyên đã được đồng bào trong và ngoài nước nhiệt liệt hoan nghênh. đặc biệt là sự lên tiếng của giới sĩ phu Thăng Long. Chúng tôi đã đăng bức thư của Nhà văn Hoàng Tiến và Cư sĩ Pháp Thiện ở Hà Nội gửi Hòa thượng Thích Quảng Độ trong Thông cáo báo chí ngày 28.2.2005. Tiếp đến, Thông cáo báo chí ngày 7.3.2005, là các lời ủng hộ của Giáo sư Hoàng Minh Chính, Phong trào Hưng Ca Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tại đức quốc. Và qua Thông cáo báo chí ngày 25.3.2005, chúng tôi đăng các phát biểu tán dương và ủng hộ của Thượng tọa Thích Viên định, Linh mục Phan Văn Lợi, Nhà báo Lê Văn Ấn và bài xã luận trên Thông Luận. Bạn đọc có thể tìm xem các tiếng nói đồng tâm này tren đây nơi Trang nhà Quê Mẹ : http://www.queme.net

Hôm nay, chúng tôi xin tiếp tục đăng tải hai tiếng nói ủng hộ cất lên từ trong nước : Ông Việt Hoàng, Cư sĩ Phật tử Rạng Đông, và ông Đỗ Thái Nhiên ở Hoa Kỳ.

Cảm Nghĩ Về Lời đề Nghị của HT Thích Quảng Độ

Những dư âm ngọt ngào của Tết Ất Dậu đã đi qua, mỗi người trong chúng ta đã phải trở về với công việc thường nhật của mình. Năm Ất Dậu đã mở ra cho chúng ta nhiều hy vọng về một tương lai tốt đẹp. Một trong những sự kiện được cộng đồng người Việt nam khắp nơi chăm chú theo dõi và là một món quà Xuân đầy í nghĩa đó là lời kêu gọi DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN cho Việt nam trong năm 2005, qua lá thư chúc Xuân của một Vị đại Hòa Thượng, tức Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ là một khuôn mặt quen thuộc và gần gũi không những với những người Phật tử mà còn nổi tiếng trong cộng đồng Việt nam trong nước và Hải ngoại, với cả dư luận tiến bộ khắp Thế giới. Hòa Thượng được biết đến và ghi nhận như là một biểu tượng bất khuất trong việc đấu tranh cho Tự do Tôn giáo tại Việt nam. Ngoài ra Hòa thượng còn là người vận động không mệt mỏi cho nền Tự do và Dân chủ tại Quê nhà.

Mặc dù đã biết và nghe tên tuổi của Hòa Thượng đã lâu nhưng qua lá thư Chúc Xuân của Hòa Thượng cũng như hai phần trả lời phỏng vấn đài Á Châu Tự Do do phóng viên Ỷ Lan thực hiện, tôi thật tình khâm phục và kinh ngạc về kiến thức uyên bác của Hòa Thượng. Gần 30 năm nay, Hòa thượng sống trong cảnh bị quản thúc, theo dõi, nhưng hiểu biết của Ngài về cuộc sống hiện tại của người Dân Việt nam, về chính quyền cộng sản cũng như tình hình Thế giới thật là đầy đủ, khách quan và chính xác.

Lời kêu gọi của Hòa Thượng đã được tất cả những người Việt Nam có lương tâm và yêu nước nồng nhiệt đón mừng. Từ trong nước, hai nhà Dân chủ hàng đầu của Việt nam là Nhà Văn Hoàng Tiến và giáo sư Hoàng Minh Chính đã lên tiếng hoan nghênh và ủng hộ lá thư của Hòa Thượng. Ở Hải ngoại cũng vậy, nhiều nhà trí thức cũng bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình.

Hai mươi năm xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Miền Bắc và 30 năm sau ngày thống nhất đất nước, đảng cộng sản Việt nam vẫn còn loay hoay với một thứ chủ nghĩa và học thuyết đã bị loài người từ bỏ đã lâu, đó là học thuyết và chủ nghĩa Mác-Lênin, sau này còn chế thêm hai món nữa là "tư tưởng Hồ chí Minh và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN". Rõ ràng, chủ nghĩa cộng sản và học thuyết Mác-Lênin với nền tảng của nó là "đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản" đã không mang lại hạnh phúc và no ấm cho nhân dân , ngược lại nó chính là nguyên nhân gây ra nhiều khổ đau và nhục nhã cho dân tộc ta, một Dân tộc có lịch sử nghìn năm văn hiến. Con đường duy nhất để phục hưng đất nước đó là Dân chủ và đa nguyên. Ba mươi năm qua, biết bao nhiêu người Việt nam, bao nhiêu là tổ chức Chính trị& ưu tư với vận mệnh của Tổ quốc đã đi tìm cho mình một con đường, con đường đó đã có, đúng như lời của Ngài "Chúng tôi suy nghĩ từ bản thân qua hàng chục năm lưu đày, tù ngục và quản chế, thì thấy không còn con đường nào khác ngoài con đường dân chủ đa nguyên để tái thiết đất nước". Cho dù giữa các lực lượng dân chủ vẫn còn nhiều khác biệt, nhưng cơ bản đã thống nhất trên một lập trường chung : Dân Chủ đa Nguyên và đấu tranh bằng con đường Chính nghĩa, Bất bạo động. Ngài khẳng định rằng "Xu thế địa cầu ngày nay, khắp năm châu nổi lên ý lực hợp tác, chia sẻ, đối thoại, qua phong trào Toàn cầu hóa Kinh tế và Toàn cầu hóa Dân chủ". đó là Chân lí, là Thời đại, là khát vọng ngàn đời của mọi Dân tộc, mọi Con người.

Vẫn đang còn một Tâm lí đang ảnh hưởng và ngự trị mạnh mẽ trong suy nghĩ của nhiều người Việt nam, kể cả những người có trình độ và hiểu biết đó là "tôi không làm chính trị, tôi không thích, không quan tâm đến chính trị, chính trị là một cái gì đó bẩn thỉu, xấu xa". Tâm lí này hoàn toàn bị xua tan nếu chúng ta nghe những lời của Ngài Thích Quảng Độ "đúng nghĩa thì chính trị không phải là một cái xấu. Theo quan niệm của đức Khổng Tử thì ngài nói chính giả chính giã. Người làm chính trị là những người sửa sang việc nước, cái gì bất công thì sửa lại cho công bằng, cái gì cong queo thì uốn cho nó thẳng thắn, thì chính trị ấy là chính trị đạo đức". đúng là như vậy, bản thân chính trị không có gì xấu, ngược lại đó là những việc làm quan trọng và cần thiết trong bất cứ một xã hội nào, đó là những việc làm cao cả và vinh quang. Tiếc rằng những người cộng sản đã làm hoen ố hình ảnh tốt đẹp này. Giờ đây, cứ mỗi khi nghe nói đến chính trị, người ta nghĩ ngay đến cái gọi là chính trị chế độ cộng sản đang thi hành . Và tất thảy đều rùng mình, kinh sợ vì đã chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh tranh giành quyền bính, vu khống, hãm hại, tiêu diệt lẫn nhau giữa những người mà người ta gọi nhau bằng những cái tên rất mỹ miều như đồng chí, anh em v.v... Một vụ việc đang trở thành thời sự vỉa hè của tất cả những người Dân quan tâm đến chính trị đó là vụ án T4, tức vụ án do Tổng Cục 2 dựng lên, vì quyền lợi của phe nhóm mình mà những người cộng sản chóp bu như Cựu chủ tịch nước Lê đức Anh sẵn sàng vu khống hãm hại người khác, bất kể người đó là ai, kể cả đệ nhất Công thần của chế độ như đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Trong lời kêu gọi cho một thể chế Dân chủ, đa nguyên của mình, Hòa Thượng đã đề cao vai trò của giới Sĩ phu, Trí thức mà không phân biệt thành phần giai cấp, xuất thân, miễn là người đó có trình độ và hiểu biết "Thế giới ngày nay tiến bộ, tiến rất nhanh, đòi hỏi con người lãnh đạo đất nước phải có đầu óc tỉnh táo, nhạy bén để đương đầu, thích ứng với những biến sự xẩy ra từng giờ, từng phút, chứ không phải từng ngày. Nếu mình không thích ứng được thì mình tụt hậu. Bởi thế cho nên người lãnh đạo ngày nay cần phải có trình độ trí tuệ đáng kể. Như thế là bình đẳng chứ không phải phân chia giai cấp, như kiểu giai cấp đấu tranh của Cộng sản đâu& đã vào giới lãnh đạo là phải tối thiểu có một trình độ trí tuệ". Quả thật là như thế, làm chính trị hay lãnh đạo đòi hỏi phải có một trình độ, hiểu biết nhất định. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu cũng đã khẳng định rằng "lực lượng lãnh đạo luôn là lực lượng ưu tú nhất". Lãnh đạo đất nước là một công việc nặng nề, khó khăn mà không phải ai cũng có thể làm được. Họ sẽ bị vất vả, mệt mỏi, chịu bao nhiêu điều ngang trái, và có thể sẽ rất cô đơn, nhưng chính họ sẽ là người thay đổi vận mệnh của đất nước và nhân dân sẽ ghi nhớ công ơn của họ. Lực lượng duy nhất để canh tân đất nước đó là tầng lớp sĩ phu, trí thức. Chính họ chứ không còn ai khác phải làm việc đó, tức là Cứu Nước.

Chúng ta có thế dễ dàng thấy được hiện thực xã hội mà chúng ta đang sống ngày hôm nay. Một xã hội bần cùng, nghèo khó, nhân cách và đạo đức suy đồi. Sự dối trá và lừa lọc ngự trị trong mọi tầng lớp xã hội. Thu nhập của người Việtnam thuộc hàng thấp nhất thế giới, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tự do của con người bị đẩy xuống mức thấp nhất: người dân không dám nghĩ, không dám nói, không dám bàn luận, không dám nói thật những điều đang nghĩ. Chính Hòa Thượng đã phải thốt lên rằng "Tôi thấy về mặt tinh thần, nhân quyền bị chà đạp, phẩm giá con người bị coi thường. Về mặt vật chất, thì nhân dân phần nhiều đói khổ, tụt hậu, kinh tế không phát triển được". Thử hỏi tương lai nào đang chờ đón chúng ta" Tương lai nào cho người Dân Việt" Theo quan sát của tôi thì dường như hiện nay chỉ có một con đường hữu hiệu duy nhất cho thanh niên Việt nam lập nghiệp, đó là đi làm thuê cho Nước ngoài! Nếu có học hành đàng hoàng thì cũng đi làm thuê cho các công ty nước ngoài vì biên chế nhà nước thì con cha cháu ông chiếm hết cả rồi. Còn nếu không học hành đến nơi đến chốn thì cũng chỉ có một con đường duy nhất là vào làm thuê trong các Khu chế xuất, Khu công nghiệp với đồng lương rẻ mạt so với công sức bỏ ra. Dân tộc Việt nam đang có nguy cơ biến thành một Dân tộc nô lệ, nô lệ chính ngay trên quê hương mình.

Trước bao cảnh đời ngang trái đó, người Dân Việt đã phản ứng ra sao" giới trí thức phản ứng ra sao" tinh thần Dân tộc của một đất nước ngàn năm văn hiến như thế nào" để một người như ông Nguyễn Hải Sơn phải đau đớn thốt lên "vụ TQ bắn người, cướp xác ngư dân VN; chẳng có thằng sinh viên nào dám hó hé. Anh hùng chỉ là anh hùng& rơm. Ra đường quẹt nhau, xe chưa trầy nước sơn đã đánh nhau vỡ đầu chảy máu. Một dân tộc có nhân cách như vậy, không làm nô lệ cho thằng này cũng làm tôi tớ cho thằng khác mà thôi (Nguyễn Hải Sơn- Hòa Lộc một vụ khiêu chiến đầy chủ đích- điện thư số 40)". Chẳng lẽ người Việt nam cứ hành xử như vậy mãi sao" Tinh thần Dân tộc đâu cả rồi" Ai sẽ là người mang lại niềm tin cho chúng ta" Không ai khác đó là những người trí thức, sĩ phu, những người có lương tâm và hiểu biết. Những người biết đau cái nỗi đau của đồng bào mình, biết nhục cái nhục của đất nước mình, biết xót xa cho thân phận bọt bèo của người mình. Có như vậy đất nước mới hồi sinh và con cái chúng ta mới có cơ hội ngẩng đầu lên với bè bạn bốn phương.

Có những việc làm rất đáng hoan nghênh trong thời gian qua đó là nhân vụ án chính trị siêu nghiêm trọng (T4, Tổng Cục 2) đã có rất nhiều tiếng nói đã cất lên từ những Cựu chiến binh, các Vị Lão thành cách mạng, các Cựu quan chức cao cấp của chế độ, mà mới đây nhất là thư của các Ông Hai Xô, Ông Bảy Cống, Ông Năm Thi (ở Miền Nam) và kể cả Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Họ đều là những người có công và uy tín lớn với chế độ, sau khi nghỉ hưu quay trở lại với đời thường, có điều kiện tiếp xúc với nhiều tầng lớp Nhân dân khác nhau Họ đã thấy nhiều điều bất công và ngang trái mà trước đây họ không (hoặc chưa) thấy được. Do nhiều liên hệ ràng buộc chặt chẽ với chính quyền mà những lời đề nghị của Họ không hẳn dứt khoát và mạnh mẽ được như lời đề nghị của đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, thế nhưng những tiếng nói yêu cầu lãnh đạo đảng cộng sản phải tôn trọng và thực thi Luật pháp (của chính chế độ cộng sản) một cách công minh và rõ ràng cũng là những tác động rất tốt đến công cuộc đấu tranh cho Dân chủ và Tự do của nhân dân Việt nam. Rất mong rằng sẽ có nhiều tiếng nói khác được cất lên bởi những người có uy tín và lương tâm trong chính hàng ngũ của đảng cộng sản. Sự cam đảm nói lên những suy nghĩ đúng với lương tâm này sẽ làm cho Họ được thanh thản và không phải hổ thẹn khi về thế giới bên kia, danh dự của Họ, của con cháu Họ sau này sẽ còn mãi, còn nếu cứ cố tình ngậm miệng ăn tiền thì chắc chắn rằng trong sâu thẳm tâm hồn họ sẽ có những lúc ăn năn, xấu hổ. Chẳng lẽ lại mang theo những mặc cảm này đi về cõi Vĩnh hằng sao"

Tất cả những người Việt nam đấu tranh chân chính cho nền Dân chủ và Tự do đều khước từ bạo lực, đều muốn mang lại sự thay đổi trong Hòa bình và êm thắm, không ai muốn đổ máu và nội chiến cả. Vì vậy sự thay đổi chỉ đến với Việt nam khi đại đa số nhân dân Việt nam ý thức được sự cấp thiết của dân chủ, và tất cả sẽ cất lên tiếng nói của mình, từ những người thường Dân cho đến các bậc sĩ phu, trí thức, công chức, công nhân, nông dân, tư sản, sinh viên, học sinh, kể cả các chức sắc Tôn giáo. Khi tất cả người Dân đều nói lên chính kiến và suy nghĩ của mình một cách mạnh mẽ thì sẽ tạo ra được áp lực buộc chính quyền phải thay đổi. đó là sự thay đổi trong hòa bình, không có gì xấu xa hay ghê gớm cả. Diễn Biến Hòa Bình là quá trình đấu tranh bền bỉ, cao cả, vất vả và nhân văn của mọi tầng lớp Nhân dân Việt nam, chứ không phải là âm mưu thâm độc của bất cứ kẻ thù nào.

"Không còn con đường nào khác ngoài con đường dân chủ đa nguyên để tái thiết đất nước", đúng như vậy, đó là con đường duy nhất để mang lại hạnh phúc cho nhân dân ta. Không có Dân chủ sẽ không có Tự do, không những với Dân thường mà kể cả với Tôn giáo. Sự Tự do của tôn giáo chỉ có được khi có Dân chủ thật sự. Bằng chính cuộc đời mình Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã khẳng định rằng "Pháp nạn của Giáo hội chúng tôi, trừ ra có chế độ đa đảng dân chủ, nếu không thì Giáo hội thường xuyên bị đàn áp, chẳng biết bao giờ được chấm dứt. Còn chế độ độc đảng Cộng sản như thế này, Giáo hội còn bị đàn áp, bởi vì từ bản chất Cộng sản đã không dung chấp tôn giáo, thường xuyên là một chính sách đấu tranh giai cấp, luôn luôn tranh đấu đến khi nào tiêu diệt được tôn giáo mới thôi". đấu tranh cho một nền Dân chủ đích thực sẽ là công việc của cả Dân tộc, không phân biệt thành phần xuất thân hay Tôn giáo, cho dù chúng ta có không muốn dây dưa với chính trị thì chính trị cũng sẽ ảnh hưởng đến chúng ta từng ngày, từng giờ. Từ chuyện cảnh sát ăn tiền, làm luật đến chuyện chầu trực xin chứng nhận một loại giấy tờ gì đó, từ Phường, Xã cho đến Trung ương.(Có một câu chuyện mới đây trên báo Tuổi trẻ là con một ông Bộ trưởng hay Thứ trưởng gì đó muốn xin đăng kí kết hôn cũng phải chạy toát mồ hôi, qua 8 cửa ải mới làm xong thủ tục rất đơn giản này, như vậy không chỉ Dân đen là nạn nhân của chế độ mà kể cả con cái của các đại quan cũng chịu chung số phận đau buồn này).

Có những câu hỏi mà nhiều người trong giới sĩ phu vẫn đang tìm câu trả lời, đó là: Thời cơ bao giờ đến" Vận mệnh của đất nước bao giờ mới đổi thay" Hoà Thượng Thích Quảng Độ cũng ưu tư về cái thời, cái vận của dân tộc, ngài viết : "đất có tuần, dân có vận. Vận nước tuần hoàn đi rồi lại lại. Sự tuần hoàn như thế xác định mọi sự trên thế giới đều chuyển biến, thay đổi không ngừng, chẳng có gì tồn tại vĩnh viễn. đạo Phật chúng tôi gọi lẽ ấy là vô thường. Nhờ vô thường, mà con người có thể tham dự, như tác nhân, để chuyển hóa nghịch cảnh : hạnh phúc có thể tái tạo, tự do có thể thiết lập, nô lệ có thể chấm dứt. Cho nên kẻ sĩ phu theo thời mà thông biến. Lịch sử nước ta trải dài nhiều nghìn năm cho thấy sĩ phu là giới hiểu thời vụ, nhờ hiểu thời vụ mà ra tay chuyển hóa thời đại làm cho quê hương thoát cơn luân hiểm, sinh dân được an lạc".

Tôi tin rằng không phải tự nhiên mà đại Lão Hòa Thượng khẳng định như vậy, Ngài là người uyên bác và thông hiểu kinh sử. Tuy Ngài không nói rõ là thời thế ra sao nhưng cứ nhìn vào những gì đang xảy ra trên Thế giới thì chúng ta có thể tin rằng Ngài rất có lí khi nói rằng thời cơ đã đến, vận nước đã đến, "kẻ sĩ phu cứ theo thời mà thông biến". Năm 2004 đã khép lại với làn sóng Dân chủ diễn ra mạnh mẽ trên Toàn cầu, bắt đầu từ Grugia, đến Cộng hòa Ucraina. Tại khu vực Trung đông, vị Tân Tổng thống Palestin Asbas yêu chuộng hòa bình đã và đang làm mọi cách dẹp bỏ các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan, tiến tới hòa đàm và chung sống với Irxael. Tại Libăng chính phủ độc tài thân Sirya đã phải từ chức trước sức ép của các cuộc biểu tình rầm rộ của Dân chúng sau vụ ám sát cựu Thủ tướng đối lập Hariri. Iran và Bắc Triều Tiên đang chịu sức ép ngày càng lớn của Thế giới, không riêng gì Mỹ mà cả Châu Âu cũng có cùng quan điểm này, cho dù rằng quan hệ Hoa Kỳ - Châu Âu đang lạnh nhạt và bất đồng trên nhiều điểm. Một sự kiện mà chúng ta cũng cần chú ý đến đó là những lời tuyên bố mạnh mẽ và dứt khoát của Tổng Thống Mỹ Bush trong diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ 2 của mình: Ủng hộ mạnh mẽ cho Dân chủ và Tự do trên khắp thế giới. Tổng thống khẳng định rằng Tự do của Hoa Kỳ ngày càng tùy thuộc vào Tự do của các vùng đất khác. đài RFA cũng bình luận: "Bài diễn văn đọc trong lễ tuyên thệ của Tổng thống George W. Bush có thể nói là một bản tuyên ngôn của tự do và của cuộc chiến đấu cho tự do gửi đến toàn thế giới".

Đó là những lí do khách quan, còn về chủ quan thì trong nước người Dân ngày càng oán thán chế độ, niềm tin của nhân dân với chế độ hầu như không còn nữa "Dân chẳng còn tin vào nhà nước nữa vì tham nhũng, nhà nước cũng chẳng tin dân nữa. Nếu đưa ra trưng cầu dân ý mọi vấn đề và để dân quyết, thì nhà nước này khó lòng đứng vững. Mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân ngày càng xa rời thì còn đâu là một nhà nước mạnh (Hoàng Tùng Bách-Việt nam)". đảng cộng sản đang chuẩn bị cho đại hội 10, trong khi đó nếu không thể giải quyết được vụ T4, Tổng cục 2 thì đại hội khó lòng diễn ra suôn sẻ, nhiều tiếng nói phản đối đã được cất lên từ những người là cán bộ cao cấp, công thần của chế độ. Việc thăng cấp Trung tướng cho một nhân vật đầy tai tiếng như Nguyễn Chí Vịnh cũng gây ra nhiều ngạc nhiên và bất bình cho giới Cựu Chiến Binh, Tướng Lĩnh và Sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt nam. Rồi việc bổ sung và hoàn chỉnh các bộ luật cũng như sự thực thi các điều khoản cam kết với các nước để nhanh chóng gia nhập WTO, cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém khiến chính phủ phải thừa nhận rằng không thể vào WTO trong năm 2005 được.

Ngoài ra còn một mối nguy nữa, tuy chưa rõ nét nhưng chúng ta cũng phải đề phòng đó là lời nhận định của Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa là có thể trong năm nay Trung Quốc sẽ bị khủng hoảng về Kinh tế, sau đó sẽ là khủng hoảng Chính trị và khi đó thì "các chính quyền độc tài bị yếu thế thì lãnh đạo thường thổi lên chủ nghĩa quốc gia dân tộc, thực chất là chủ nghĩa phát xít và có khi gây hấn với bên ngoài để trấn áp chống đối bên trong. Trường hợp ấy mà xảy ra ở Trung Quốc thì đài Loan và Việt nam có khi lãnh họa" (Mối lo từ Trung Quốc-RFA) Vụ tấn công và giết hại 9 ngư phủ của Việt nam trên Vịnh Bắc Bộ, vụ đụng độ trên Biển đông giữa tàu tuần tiễu Trung Quốc và đài Loan khiến 2 người Trung Quốc thiệt mạng (BBC), việc Quốc hội Trung quốc chuẩn bị thông qua một đạo luật chống đài Loan ly khai đang củng cố thêm cho nhận định này của Ông Nguyễn Xuân Nghĩa.

Con đường nào để Việt nam thoát ra khỏi những khó khăn và thách thức đó" Chỉ có một con đường duy nhất đó là DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN, như đúng lời Hòa Thượng Thích Quảng Độ "Con đường tương lai duy nhất phải đi, toàn dân tộc phải đi, không có con đường nào khác. Không trì hoãn được. Trước sau gì rồi cũng phải cởi mở. Trước sau gì rồi cũng phải đi đến: Con đường Dân chủ đa nguyên".

Một năm mới với nhiều hy vọng đang đến với nhân dân Việt nam. Chúng ta có quyền tin rằng rồi Hạnh phúc, Tự do và Dân chủ sẽ đến với Dân tộc Việt nam.

Năm mới xin được phép gửi đến Hòa Thượng Thích Quảng Độ lời kính chúc sức khỏe, chúc Hòa Thượng mãi anh minh và sáng suốt để dẫn dắt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đấu tranh cho đến ngày có Tự do Tôn giáo trên Quê hương Việt Nam dấu yêu của tất cả chúng ta.

Việt Hoàng
(trích điện thư số 42 - Câu Lạc Bộ Dân chủ Việt Nam)

--

Tâm Sự Của Một Phật Tử Trên Quê Hương Việt Nam

Trong lịch sử hoạt động của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất lần đầu tiên đã vang lên tiếng nói hào hùng của một hòa thượng mà giới phật tử cũng như các nhân sĩ trí thức văn nghệ sĩ người Việt Nam rất tâm phục. đó là lời Chúc Xuân đầu năm Ất dậu của Hòa thượng Thích Quảng Độ từ Sài Gòn -Việt Nam. Tôi chưa đề cập đến văn phong đĩnh đạc đường hòang trong lời phát biểu mà thực sự thú vị khi tìm hiểu ý cốt lõi mà hòa thượng nêu lên về quan hệ đạo và đời : "Chúng tôi không làm chính trị nhưng phải có thái độ chính trị". Tuyệt hay !

Một phật tử đang thực hiện một kiếp người trên trần gian này là phải sống đầy đủ bổn phận và quyền của một kiếp người, bởi vậy không thể làm ngơ trước bất công trà đạp với chính con người được . Vấn đề còn lại là tỏ ra cùng thế gian rõ "thái độ chính trị" như thế nào cho hợp chung nhân tâm, hợp vận của trời đất " Thái độ của Hòa thượng cũng đã rõ : đó là lời khuyên với các chúng sinh (kể cả thế lực điều khiển quốc gia) là thực hành quyền dân chủ tự do. Cụ thể hơn và nói thẳng nói rõ : Thực hiện nền dân chủ đa nguyên cho Việt Nam . đó là chân lý của thời đại, là chính đạo của Tạo hóa, là con đường phải đi phải đến của nhân gian ở ngay tại thời điểm lịch sử này.

Từ bi bác ái như được khơi thêm mạch sức sống mới .

Rạng Đông

---

TRÔNG đỢI

Đỗ THÁI NHIÊN


Như vậy là mùa Xuân năm Ất Dậu đã gần tàn. Thế nhưng với tấm lòng yêu thương vô hạn đối với đồng bào Việt Nam, Hòa-Thuợng Thích-Quảng-Độ Viện-Truởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn mong ước: "Làm sao cho Xuân qua rồi mà hoa vẫn hàm tiếu, người đến bên cây rừng mà chim không kinh sợ bay xa: Xuân khứ hoa hoàn hạm, nhân lai điểu bất kinh" (Thư chúc Tết đề ngày 03/02/05 của Hòa-Thượng Quảng Độ).

Giấc mơ hoa vẫn hàm tiếu, loài người và muôn chim kết tình bằng hữu tuyệt vời đến độ Hòa-Thượng Thích-Quảng-Độ đã kết thúc thư chúc Tết của Ngài bằng hai ý nghĩ dung dị nhưng sâu sắc, đơn sơ nhưng rất thiết tha: "Thư đã dài mà ý chưa hết. Chưa gửi đi nhưng lòng đã trông đợi."

Hòa-Thượng Quảng Độ trông đợi những gì" Thưa rằng có hai trông đợi:

Trông đợi thứ nhất: dân chủ đa nguyên.

"Chúng tôi suy nghĩ từ bản thân qua hàng chục năm lưu đày, tù ngục và quản chế, thì thấy không còn con đường nào khác ngoài con đường dân chủ đa nguyên để tái thiết đất nước. Lẽ giản dị là nhiều ý kiến vẫn hơn một ý kiến độc tôn, nhiều thành phần chính kiến tôn giáo, xã hội đồng tâm hiệp lực xây dựng quê hương vẫn hơn một đảng phái độc quyền bao cấp quản lý".

Mong đợi thứ nhất của Hòa-Thượng Thích-Quảng-Độ hàm ngụ các ý nghĩ sau đây:

1/. Từ vài thập niên qua Cộng sản Việt Nam vẫn bám vào luận cứ rằng: họ có công mang lại "độc lập" cho Việt Nam nên họ: có quyền không cần biết đến dân chủ đa nguyên, có quyền độc chiếm ngôi vị lãnh đạo vô thời hạn. Luận cứ này cần phải bị bác khước không một chút dè dặt bởi ba lý do:

a/. Các quốc gia như Thái Lan, Mã Lai Á v.v... không cần sự có mặt của Cộng sản Việt Nam, họ cũng vẫn có độc lập. Các quốc gia kia còn đạt đến độc lập nhanh chóng hơn Việt Nam, không đổ máu thảm sầu như Việt Nam. Như vậy làm sao Cộng sản Việt Nam lại có thể kể công là đã mang lại độc lập cho Việt Nam"

b/. điều được Cộng sản Việt Nam tôn xưng là "công lao mang lại độc lập cho Việt Nam" cần được cân đo lại trên ý nghĩa của hai chữ độc lập. Dưới thời Pháp thuộc, Cộng sản Việt Nam đã đẩy hàng triệu sinh linh Việt đi vào cõi chết chỉ để mang Việt Nam ra khỏi ách nô lệ Pháp nhằm đặt Việt Nam dưới ách nô lệ Nga Tầu. Nói ngắn và gọn: Cộng sản Việt Nam chỉ thay đổi "chủ nô" đối với Việt Nam, chứ không hề mang lại độc lập cho Quê Hương. Hơn thế nữa tin tức về bang giao Việt Trung từ 1999 cho đến nay đã ghi nhận: Cộng sản Việt Nam hiến đất, dâng biển cho Trung Quốc, Cộng sản Việt Nam vòng tay cúi đầu trước hàng loạt biến cố xẩy ra trong vịnh Bắc Bộ của Việt Nam: Trung quốc tập trận bằng đạn thật, Trung quốc ngang nhiên thăm dò các túi dầu khí, Trung quốc bắt giam, bắn giết ngư dân Việt Nam, Trung quốc độc chiếm toàn bộ vịnh Bắc Bộ. Các sự kiện vừa nêu hiển nhiên tố cáo tội ác phản quốc của Cộng sản Việt Nam. Gọi là phản quốc bởi lẽ Cộng sản Việt Nam vì quyền lợi của kẻ cầm quyền đang cấu kết với Trung quốc để tái lập chế độ Bắc thuộc tại Việt Nam. Lịch sử Việt Nam cho thấy dân tộc Việt Nam đã phải sống 1000 năm dưới ách Tầu thuộc, 1000 năm kia bao gồm ba giai đoạn:

_ Bắc thuộc thứ nhất: từ năm 111 trước tây lịch đến năm 39 sau TL. Năm 40 là năm Trưng Nữ Vương xuất hiện.

_ Bắc thuộc thứ nhì: từ năm 43 đến năm 544. Năm 545 là năm Lý Bôn xuất hiện lập nên nhà Tiền Lý.

_ Bắc thuộc thứ ba: từ năm 603 đến năm 939. Năm 940 Ngô Quyền xuất hiện chấm dứt non 1000 năm bị giặc tầu đô hộ.

Nói tóm lại, do mải mê chạy theo những quyền lợi riêng tư, Cộng sản Việt Nam đã mang dân tộc Việt Nam vào vòng lệ thuộc Nga Tầu trước 1975. Ngày nay Cộng sản Việt Nam lại mang dân tộc Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa của Bắc thuộc thứ tư. điều oái oăm nằm ở sự thể: do "công lao mang tai họa đến với dân tộc," Cộng sản Việt Nam đòi hỏi quần chúng Việt Nam phải biếu không và biếu vĩnh viễn chiếc ghế lãnh đạo quốc gia cho họ như một hình thức "trả công". Câu chuyện khó tin nhưng có thật: kẻ cướp cưỡng bách khổ chủ phải trả công cho đương sự về "công lao" đã đánh cướp tài sản của nạn nhân.

2/. Nhằm bám chặt chiếc ghế lãnh đạo, Cộng sản thường tuyên truyền rằng Cộng sản Việt Nam ngày nay không còn là Cộng sản nữa, họ đã chấp nhận kinh tế thị trường và rằng Cộng sản Việt Nam đang có khả năng phát triển kinh tế, Cộng sản Việt Nam đang cởi trói tôn giáo v.v... Các luận địêu tuyên truyền vừa kể hoàn toàn không đáng để cho người Việt Nam phải quan tâm, lại càng không đáng để người Việt Nam mất thời giờ tranh cãi lẫn nhau chung quanh câu hỏi: có nên để Cộng sản Việt Nam tiếp tục cai trị đất nước hay không" Là người Việt Nam yêu nước, chúng ta chỉ nên tập trung nỗ lực đòi hỏi Cộng sản Việt Nam phải tuyệt đối tôn trọng một nguyên tắc lớn: đất nước là đất nước của toàn dân, toàn dân hiển nhiên có quyền xử dụng lá phiếu để chỉ định cấp lãnh đạo.

Nói tới lá phiếu tức là nói tới dân chủ đa nguyên. Một số người cho rằng đa nguyên là đa đảng. Hòa-Thượng Thích Quảng Độ đã giảng giải đa nguyên một cách hoàn toàn chính xác và đầy đủ. Theo ngài, nhiều ý kiến, nhiều thành phần xã hội, nhiều tổ chức tôn giáo... họp thành khối đa nguyên. Dân chủ đa nguyên đòi hỏi ý kiến của tất cả các nguyên trong xã hội không kể nguyên đa số hay nguyên thiểu số đều được ghi nhận, được thảo luận, được lượng giá để cuối cùng đạt đến đồng thuận về một giải pháp thích nghi nhất. Nói cách khác, dân chủ đa nguyên là chế độ dân chủ vận hành theo nguyên tắc tự do của một người được giới hạn bởi tự do của mọi người. Một người chỉ thực sự có tự do khi mọi người đều có tự do. Dân chủ đa số rất dễ mang phe đa số rơi vào tệ nạn đa số chuyên chế. Dân chủ đa nguyên chính là dân chủ đa số đi kèm với nguyên tắc tôn trọng sự tham dự của đa nguyên.Dân chủ đa nguyên là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc hóa giải mọi va chạm lớn nhỏ giữa hoạt động của:

-- Cá nhân và xã hội.

-- Thần quyền và chính quyền.

-- Các luồng văn hóa khác nhau.

-- Các chính kiến dị biệt.

-- Hành pháp, lập pháp, và tư pháp.

Nhìn ra bản chất uyển chuyển nhưng chặt chẽ và công bằng của sinh hoạt dân chủ đa nguyên, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Độ khẳng định: "Chúng tôi suy nghĩ từ bản thân qua hàng chục năm lưu đày, tù ngục và quản chế, thì thấy không còn con đường nào khác ngoài con đường dân chủ đa nguyên để tái thiết đất nước".

Trông đợi thứ hai: Toàn dân tham gia vào "mọi nỗ lực chính trị nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn minh nòi giống" (Thư chúc Tết của Hòa-Thượng Quảng Độ ngày 03/02/05)

Dân chủ đa nguyên không thể đến với Việt Nam theo kiểu quả sung rơi vào miệng của kẻ lười biếng nằm dưới gốc cây sung. Dân chủ đa nguyên phải được hiểu là kết quả của "mọi nỗ lực chính trị nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn minh nòi giống" (Thư đã dẫn). Nhắc tới hai chữ "chính trị", một vài người đã phản ứng theo kiểu "đỉa phải vôi". Họ vội vàng khẳng định: "chúng tôi là khoa học gia, là nhà văn hóa, là doanh gia, thương gia, là người phục vụ nghệ thuật ... chúng tôi không làm chính trị". đối diện với ý chí từ chối làm chính trị một cách gay gắt như vừa kể, Hòa-Thượng Thích Quảng Độ vừa biểu đồng tình với những người không làm chính trị vừa nhấn mạnh: mọi công dân đều có nghĩa vụ thể hiện thái độ chính trị. Ngài từ tốn giải thích: "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và trong cương vị tăng sĩ, chúng tôi không làm chính trị. Nhưng chúng tôi phải có thái độ chính trị. Thái độ này thể hiện giáo lý nền tảng của đạo Phật là cứu chúng sinh ra khỏi ách nạn, khổ đau để tạo điều kiện giác ngộ."

Thế nào là thái độ chính trị" Hòa-Thượng Quảng Độ trả lời câu hỏi này bằng thực tiễn lịch sử: "Ở nước ta, các quốc sư Phật Giáo dưới các triều đinh, Lê, Lý, Trần, Lê đã hành hoạt theo gương đức Phật. Gặp lúc biến, các thiền sư cũng tham gia chống ngoại xâm. đuổi xong giặc, các ngài lại trở về nơi thiền viện, lo việc an tâm và giáo hóa."

"Làm chính trị" bao gồm mọi nỗ lực nhằm nắm giữ guồng máy quyền lực của quốc gia. Mỗi công dân đều có quyền làm chính trị hoặc từ chối làm chính trị. Thế nhưng đạo làm người, nghĩa vụ làm dân xác định không ai được phép tránh né, biểu tỏ thái độ chính trị trước những tình huống khó khăn của đất nước. Thái độ chính trị là thái độ "cứu chúng sinh ra khỏi nạn ách khổ đau", thái độ "tham gia chống ngoại xâm", thái độ đi theo tiếng gọi của đạo đức. Xa lánh thái độ chính trị hiển nhiên là chỉ dấu của tư tưởng phản đạo đức.

Mặt khác, dưới nhãn quan của nhà Phật, phẩm giá của mỗi người được đánh giá theo ba chuẩn mực: bi, trí, dũng. Bi là lòng thương người, Dũng là can đảm. Rất nhiều khi cần phải dũng mới thể hiện được bi. Phép ứng xử trong đời sống không gì khác hơn là bi và dũng. Bi và dũng phải chừng mực, không thái quá, không bất cập. Hiểu được đời sống, hiểu được mối quan hệ giữa đời sống với bi và dũng là trí.

Thư chúc Tết của Hòa-Thượng Quảng Độ được viết ra bằng ngôn ngữ dung dị của dân gian, cú pháp nhẹ nhàng nhưng gói ghém cả một nội dung rộng bao la, cao nghi ngút, sâu thăm thẳm. Toàn bộ nội dung vi diệu kia chỉ xoay quanh hai trông đợi. Trông đợi thứ nhất là trông đợi dân chủ đa nguyên. Muốn có dân chủ đa nguyên, người dân phải hành động. Từ đó phát sinh ra trông đợi thứ hai: trông đợi toàn dân có thái độ chính trị đối với chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam. Hai trông đợi của Hòa-Thượng Quảng Độ có thể gom lại trong ba chữ BI, TRÍ, DŨNG.

Đời người được hình thành và phát triển bởi hai yếu tố: tính và mệnh. Tính là: thất tình, lục dục, là hiểu biết, là tư tưởng. Mệnh là đi, đứng, nói, cười, là hành động sống cụ thể. Tu tính là học hỏi trong kinh sách, trong đời sống hàng ngày để đạt đến hiểu biết tròn đầy về bi, trí, dũng. Tu mệnh là tôi luyện ý chí để có đủ sức mạnh tinh thần nhằm mang bi, trí, dũng đi vào thực tiễn sinh hoạt xã hội. Tu tính và tu mệnh gắn bó chặt chẽ với nhau gọi là chân tu. Con người dầu xấu hay tốt, sang hay hèn, không ai không ngưỡng vọng bậc chân tu. Ở cương vị được ngưỡng vọng kia, Hòa-Thượng Thích Quảng Độ đã khiêm tốn gửi đến cho chúng sinh Việt Nam thư chúc Tết ngày 03/02/05. Chúng sinh ở đây bao gồm cả chúng sinh nhân dân bị trị và chúng sinh Cộng sản thống trị.

_ đối với chúng sinh nhân dân bị trị, ngài Quảng Độ kêu gọi đồng bào Việt Nam cùng khổ hãy vận dụng chữ DŨNG để mang lại dân chủ đa nguyên cho Việt Nam.
_ đối với chúng sinh Cộng sản thống trị, ngài Quảng Độ kêu gọi thành phần này hãy vận dụng chữ DŨNG để nghe theo tiếng nói của lương tâm, của lẽ phải, để trao trả dân chủ đa nguyên, vốn của nhân dân, về với nhân dân.

Chừng nào thư chúc Tết của HòaThượng Viện trưởng Thích-Quảng Độ được toàn dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước hưởng ứng, chừng đó: "Xuân đã qua rồi mà hoa vẫn hàm tiếu, người đến bên cây rừng mà chim không kinh sợ bay xa".
Đỗ Thái Nhiên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.