Hôm nay,  

Thánh Lễ An Táng Một Vị Thánh

09/04/200500:00:00(Xem: 5119)
Làm sao chôn cất một bậc thánh" - Trong lòng người. Tang lễ của Đức Giáo hoàng có thể cho thấy điều đó, một biến cố hy hữu trong lịch sử….
Nhiều người, trong đó có một vị Hồng y Hoa Kỳ, dự đoán rằng Đức Giáo hoàng Gioan Phaolồ Đệ nhị sẽ sớm được Vatican phong thánh, theo thủ tục "khẩn cấp". Điều đó có thể là đúng, nhưng vẫn chỉ về thủ tục, sau khi trải qua tiến trình nghiên cứu và phân tách kỹ lưỡng. Về thực tế, ngài đã được đông đảo dân chúng trên thế giới phong thánh vào mùng tám vừa qua, trong Thánh lễ an táng tại Đại giáo đường Thánh Phê rô.
Thiên Chúa nghĩ sao, muốn gì, loài người trần tục chúng ta không thể hiểu được. Nhưng có thể cảm được, khi trời đất đổi mùa chỉ vài phút trước khi tang lễ chính thức tiến hành. Chín giờ sáng, giờ Roma. Mọi người đều ngợi ca là trời biết chiều lòng người khi buổi sáng đó nắng hoe vàng rực rỡ. Nhưng, một phút trước khi thánh lễ mở màn, cách cả cây số - hay ngàn dậm qua truyền hình - mọi người cũng đều thấy một vầng mây kéo qua vòm cao của Giáo đường. Và gió nổi lên, phần phật thổi trên cuốn Phúc âm đặt trên linh cữu của Đức Giáo hoàng, như muốn lật lên từng trang giấy, trước khi úp lại cuốn sách bìa đỏ. Có một đấng thần linh nào đó đang chứng giám tang lễ và trìu mến vuốt ve linh cữu của Gioan Phaolồ.
Linh cữu được 12 người kê vai kính cẩn đặt trước quảng trường. Ba lần quan quách, ngoài cùng là gỗ bách mộc mạc, trên mặt chỉ in dấu thánh giá và chữ M. Tên Mẹ Maria.
Trong chúc thư của ngài, được Đức Giáo hoàng ghi rải rác từ năm 1979 - một năm sau khi tấn phong Giáo hoàng - cho đến tháng Ba năm 2000, Gioan Phao lồ đã mở đầu và kết thúc với lời gửi gấm dâng lên Thiên chúa. Câu cuối cùng của di chúc, bằng tiếng Latinh - In manus tuas, Domine, commendo spiritum meum - là lời ý nghĩa: "trong tay Người, thưa Thiên Chúa, con xin giao thần trí của con."
Ngài nghĩ đến tinh thần đang sa sút của mình nên không thể là vị chủ chiên như ý Chúa"
Ngài nghĩ đến ngôi thứ hai, Đức Chúa Thánh Thần"
Ngài nghĩ đến trí tuệ của cả Tòa thánh để dìu dắt giáo dân dưới trần thế này"
"Thần trí" có thể là khái niệm diễn tả được ý Gioan Phaolồ, vị Giáo hoàng có trí tuệ siêu tuyệt để làm thay đổi bộ mặt thế giới. Nhưng trí tuệ ấy là một ân sủng, của trời cho. Đấy là về phần trí tuệ của ngài.
Cả triệu người tụ tập quanh Thành đường Thánh Phêrô hôm ấy đã nhỏ lệ không hẳn vì đức trí mà vì lòng nhân của Gioan Phaolồ. Những nhà nghiên cứu và các học giả đa sự có thể chú ý đến một khía cạnh tâm lý, là ngài mồ côi từ nhỏ, nên quyến luyến với thân mẫu, với một người chị đã mất khi ngài chưa ra đời, và luôn luôn tự đặt mình trong vòng tay từ ái của Đức Mẹ Đồng trinh. Người Việt Nam thì quên được lòng ưu ái đặc biệt của Gioan Phaolồ với Đức Mẹ Lavang. Lòng nhân của ngài xuất phát từ đấy chăng" Chúng ta khó biết được.
Và cũng khó biết được vì sao Thánh lễ an táng Gioan Phaolồ toát ra hình ảnh một buổi lễ của nam giới, để long trọng chôn cất một người của phái nam. Ta thấy vắng bóng phụ nữ trước bậc thềm của Giáo đường, trong hàng giáo phẩm, trong số những người lên cầu kinh, đọc phúc âm hay thuyết giảng. Chỉ có vài thiếu nữ từ các nước khác, mỗi người một ngôn ngữ, lên bày tỏ lòng tiếc thương của mình. Chúng ta thấy vắng bóng một người mẹ. Và nhớ lại một lần, cách đây mấy năm, mà quảng trường Thánh Phêrô có đông đảo giáo dân tụ tập. Đó là lễ tấn phong Á thánh cho Mẹ Theresa. Trong khi ở dưới, giữa đám bá tánh từ thập phương đổ về dự tang lễ và ở rất nhiều nơi khác trên thế giới vào cùng lúc ấy, ống kính truyền hình thu được hình ảnh và giọt lệ của cả triệu người nữ.
Người Mỹ thường nhắc đến một biến cố khiến ai cũng nhớ lại là khi biết tin ấy thì mình đang làm gì. Đó là vụ Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát tại Dallas năm 1963. Thế giới sau này sẽ nhớ đến tang lễ Gioan Phaolồ Đệ nhị, một biến cố thực sự toàn cầu, được hai tỷ người - một phần ba nhân loại - cùng trực tiếp theo dõi trên màn ảnh truyền hình. Tại chỗ, chỉ có triệu người tham dự và cũng theo dõi trên màn ảnh lớn được thiết trí khắp nơi. Trên toàn cầu, nhờ hệ thống truyền hình, người ta nhìn thấy rất nhiều góc cạnh khác nhau cùa thánh lễ. Thế giới sau này sẽ nhớ đến rừng cờ muôn màu trên quảng trường và đám đông đã vượt cây số ngàn, qua nhiều biên giới, để có mặt ngày hôm ấy, ở nơi ấy, trong ba giờ đồng hồ thiêng liêng và cảm động nhất của đời người.
Một phần tư thời gian, nhất là trong những phút đầu, ống kính truyền hình chú trọng đến thành phần quan khách. Đại diện hay lãnh đạo của cả trăm quốc gia đã đến dự tang lễ. Đấy là những người có quyền, kể cả quyền sinh sát, nhưng đều nghiêng mình trước một nhân vật chỉ có quyền uy tinh thần. Đấy là những người, trong một hoàn cảnh khác có khi chẳng muốn nhìn mặt nhau, nhưng đều trịnh trọng đến nơi. Dư luận bàn tán rằng vì một sự bố trí mỉa mai hay ý nghĩa nào đó mà Tổng thống Mỹ sẽ phải ngồi gần Tổng thống Mohamad Khatami của Iran, hoặc chú ý đến một vị trưởng giáo Do Thái đứng bên các trưởng giáo Đạo Hồi hay các lãnh tụ Ả Rập. Mà không nói gì với nhau. Và họ cũng chẳng nói gì với Tổng thống Hamid Karzai của A Phú Hãn.

Thực ra, người hiếu kỳ thì lại để ý đến các Đệ nhất Phu nhân hay Hoàng hậu, đều khoác khăn choàng đen. Đẹp nhất, như một tài tử điện ảnh Mỹ, là Hoàng hậu Raina của xứ Jordan. Nghiêm chỉnh nhất là Hoàng hậu Paola của Bỉ và Phu nhân Tổng thống Pháp Bernadette Chirac. Sinh thời Đức Giáo hoàng đã bảy lần thăm viếng nước Pháp, có lẽ là nhiều nhất trong các quốc gia, bằng với số lần thăm viếng Hoa Kỳ. Dịu dàng và kín đáo là Ngoại trưởng Condoleezza Rice của Hoa Kỳ. Phái đoàn Mỹ bước vào sau cùng, chỉ vào phút trước khi tang lễ khai mạc, và được mời ngồi hàng ghế thứ hai. Rất đẹp.
Hàng ghế thứ nhất, ở vào cận cảnh của ống kính, là các lãnh tụ tôn giáo khác, nổi bật là các trưởng giáo của Đạo hồi và Chính thống giáo. Một sự thiếu vắng đáng tiếc là không có Đức Đại Lai Lạt Ma của Tây Tạng, khi ấy, ngày đang ở Tokyo. Ngài có được mời hay chăng, ta không biết nhưng có tiếc. Một sự thiếu vắng đáng chú ý khác là vị Tăng thống Alexiy Đệ nhị của Chính thống giáo Nga. Khi còn tại thế, Gioan Phaolồ đã nhiều lần muốn vào Nga để gặp mà bị từ chối. Đại diện cho Nga là Thủ tướng Fradkov. Đại diện cho Trung Hoa là Tổng thống Trần Thủy Biển của Đài Loan, chứ Trung Quốc thì vẫn lắc đầu không công nhận Giáo hội và chả có liên hệ ngoại giao gì với Vatican. Phía Việt Nam cũng vậy, nên vắng bóng Hà Nội trong khi rất nhiều người Việt đã lặn lội đến nơi dự tang lễ. Dân đi trước, nhà nước đi sau…
Vì lý do an ninh, quan khách đi vào Giáo đường bằng cổng sau, trước khi trổ qua cổng trước, trên thềm cao của quảng trường Thánh Phêrô. Không ai nhìn thấy gì nhưng đều biết rằng tang lễ được tổ chức cực kỳ nghiêm mật và tinh vi. Minh ước NATO, cảnh sát và mật vụ Ý lẫn nhân viên an ninh của Tòa thánh đã khiến một biến cố nghiêm trọng và dễ bị khủng bố chú ý nhất đã tiến hành hoàn toàn êm ả, giữa một biển người đem theo nào túi ngủ, ba lô, cờ quạt. Ngoài Địa Trung Hải và trên không phận Roma, mọi việc đều được kiểm soát và bảo vệ đến tối đa, mà không ai thấy gì.
Người đứng đón quan khách là Tổng giám mục Stanislaw Dziwisz, Thư ký riêng và cũng là nhân vật thân tín nhất của Đức Giáo hoàng. Hai người kết bạn từ hơn 40 năm nay và không hề rời nhau trên con đường phụng sự Thiên chúa. Người bắt tay và nói lâu nhất là Thái tử Charles của Hoàng gia Anh. Chắc là để chia buồn và nhân tiện phân trần về đám cưới của mình, bị dời lại một ngày để chàng kịp đi dự tang lễ! Phái đoàn Hoa Kỳ vào sau cùng, Tổng thống Bush bước tới hàng ghế của mình bắt tay mọi người, sau cùng mới xoay qua Tổng thống Chirac của Pháp. Hai người ngồi cách nhau giữa hai bà và trước sau không nói gì với nhau. Ngay sau tang lễ, phái đoàn Mỹ đã lên máy bay trở về. Không biết là trong máy bay, hai cựu đối thủ là George H. Bush và Bill Clinton có nói chuyện gì với nhau chăng" Hai ông gặp nhau đã nhiều khi là đồng chủ tịch của Ủy ban Cứu trợ nạn nhân Sóng thần Á châu. Theo đúng phép ngoại giao và để bày tỏ lòng kính trọng với người đã khuất, quan khách không thể nhân tang lễ mà nói chuyện… phàm tục, dù là chuyện quốc gia đại sự, quốc tế chiến lược, chuyện áo cơm hay súng đạn. Hình ảnh ấy được thấy rõ nhất trên hàng ghế quan khách. Nghiêm và buồn. Trừ một người, như ngồi không yên và cứ đan lượn giữa các quan khách cho đến lúc cuối là Tổng thống Luiz Inacio Lula de Silva của Brazil.
Đẹp nhất là hình ảnh của các vị Hồng y, với áo choàng đỏ, mũ miện trắng, phất phới bay trong gió. Chủ lễ là vị niên trưởng của các Hồng y. Trong bài thuyết giảng bằng tiếng ý mà ta có thể gọi là vài điếu văn kỳ diệu nhất, Hồng y Joseph Ratzinger, người Đức, đã 13 lần ngừng nói. Những lời cảm động của ngài đã khiến dân chúng vỗ tay, điều khá lạ lùng nếu người ta không quen tánh ấy của dân Ý. Khi đức Hồng y nhắc đến Giáo hoàng, và chỉ lên ngôi cửa sổ mà Gioan Phaolồ thường xuất hiện, mọi người đều chết lặng. Chúng ta nhớ đến lần cuối khi thấy ngài, chỉ vài ngày trước khi Đức Thánh cha tạ thế. Và chúng ta cũng nhớ đến một lần khác, vào đầu năm, khi bồ câu trắng bỗng từ ngoài bay vào khuôn cửa sổ cuốn quít lấy ngài. Dấu hiệu của Thiên Chúa"
Làm sao chúng ta biết được. Nhưng chỉ biết rằng đây là tang lễ lớn nhất, đông nhất, của hai ngàn năm lịch sử của Giáo hội. Lần trước, được coi là đông người nhất, là tang lễ của Phaolồ VI, năm 1978. Năm đó, có 100 ngàn người tham dự. Tổng thống Bush có lý, khi nói rằng tang lễ là một trong những biến cố ý nghĩa nhất trong sự nghiệp tổng thống của ông.
Một biến cố mà nhiều người sẽ còn nhớ mãi. Hơn tất cả những gì mà truyền hình thế giới cùng trình chiếu một lúc. Trong khoảng khắc, Vatican trở thành thủ đô của Thế giới, trái tim của nhân loại.
Và những người bình thường đếu thấy rằng mình vừa vĩnh biệt một vị thánh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.