Hôm nay,  

Một Vị Giáo Hoàng Mới...

05/04/200500:00:00(Xem: 5006)
Một vị Giáo Hoàng về nước trời. Một vị giáo hoàng mới sẽ lên ngôi. Tất cả những chuyển biến này không chỉ làm xúc động, và chuyển biến tới sinh hoạt và hướng đi của một giáo hội có hơn 1 tỉ tín đồ, mà còn ảnh hưởng và làm thay đổi cả hướng đi lịch sử sắp tới của thế giới.

Hướng lịch sử sắp tới, giữa những mịt mù sóng gió thời khủng bố, những vụ nổ bom tự sát, những cuộc chiến bất ngờ và cả những vận động dân chủ hóa tại các nước độc tài. Tòa Thánh Vatican trên nguyên tắc đứng ngoài các sinh hoạt chính trị địa phương, nhưng thực tế vẫn tác động tới nhiều sinh hoạt -- bên cạnh các hoạt động bình thường phải có như mục vụ, giáo dục, từ thiện, y tế... và rồi đôi khi cả chính trị, như một thời Đức Giáo Hòàng John Paul II đã giúp xô ngã chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu.

Vấn đề nóng bỏng bây giờ là ai sẽ được bầu làm vị tân giáo hoàng" Da trắng, da đen, hay da vàng, hay da nâu" Biết bao nhiêu là câu hỏi, và biết bao nhiêu là thầy bàn quốc tế đang viết đầy giấy mực báo chí thế giới mấy hôm nay. Ngài sẽ là ai" Ngài cấp tiến, hay bảo thủ, hay lưng chừng trung tả hay trung hữu" Thân Mỹ hay chống Mỹ" Tiếp cận với Hồi Giáo ra sao" Tập trung quyền lực hay phân quyền địa phương" Cho phụ nữ phong linh mục" Cho xài bao cao su" Vân vân và vân vân.

Trên nguyên tắc, vị tân giáo hoàng sẽ là món quà Thiên Chúa ban cho Hội Thánh, cho nên đó là ý trời, mà hành vi bầu chọn của 117 vị hồng y chỉ là thể hiện thiên ý. Nhưng dù sao đi nữïa, thế giới vẫn suy đóan trong khi chờ đợi, và báo hàng ngày vẫn phải in ra...

Thêm nữa, cũng chính từ quý Hồng Y gợi ý cho các nhà bình luận. Như trên tờ Financial Times hôm 4-4, phóng viên Tony Barber từ La Mã ghi nhận rằng Đức Hồng Y Pháp Bernard Panafieu (Tổng Giám Mục Giáo Phận Marseilles) tiết lộ rằng vị kế nhiệm ĐGH John Paul II có thể gây ngạc nhiên, vì ngài có thể là từ Phi Châu, Á Châu hay Mỹ Latin, nơi giáo dân Catholic bây giờ đã đông hơn tại Bắc Mỹ và Âu Châu.
Hồng Y Panafieu nói, “Mọi chuyện đều có thể.” Tất nhiên, ngài không có chuyện nói chơi, và ngài cũng biết là giây phút này nói như thế chỉ như tiếp giấy mực cho các thầy bàn.

Nhưng còn một thực tế, rằng Âu Châu có tới 58 vị trong nhóm 117 vị hồng y sẽ tham dự bỏ phiếu, mà ngày sớm nhất có thể là 17-4-2005. Hiển nhiên rằng, không phải quý ngài gốc Âu Châu là sẽ bầu cho Âu Châu, nhưng cũng là nền tảng cho một số suy nghĩ về lập trường vị giáo hoàng tương lai mà quý ngài mong muốn có.

Có một khía cạnh khác để nhìn về hướng đi tương lai: các hồng y Âu Châu thường có khuynh hướng cởi mở về một số vấn đề, trong khi các hồng y Phi Châu và Mỹ Latin thì thường bảo thủ, không chỉ về các vấn đề thần học như vai trò phụ nữ nên làm linh mục hay không, hay là chuyện dùng bao cao su... mà còn cả về cách quản trị giáo hội, khi nhiều vị hồng y Phi Châu và Mỹ Latin từng bày tỏ không hài lòng với việc tập trung quyền lực về trung ương ở Vatican.

Tờ Wall Street Journal hôm 4-4 ghi nhận rằng nhiều vị thân tín của ĐGH John Paul II cũng nói rằng đã tới lúc giáo hội phải đáp ứng trực diện các thách thức lớn -- trong đó, có vấn đề thiếu linh mục, vấn đề Hồi Giáo cực đoan đang lan rộng, và căng thẳng gây ra bởi sức nặng của các giáo hội Catholic ở Phi Châu và Mỹ Latin.

Giáo hội Thiên Chúa La Mã, hay Catholic, đang có 1.08 tỉ giáo dân toàn cầu. Riêng cơ chế Vatican đang có khoảng 4,000 nhân viên, và gần 1.2 triệu linh mục, và các tu sĩ nam và nữ toàn cầu. Ngân sách cho quốc gia Vatican chưa tới 500 triệu đô, nhưng tiêu xài toàn cầu kể cả các nhà thờ địa phương thì lớn hơn nhiều.

Riêng tổng chi phí cho toanøn bộ các giáo xứ tại Mỹ đã là 6.6 tỉ đô trong năm 2000, và con số đó vẫn chưa tính tới 230 Đại Học, 8,500 trường học và 585 bệnh viện của Giáo Hội Catholic Hoa Kỳ. Nghĩa là, nếu cộng đầy đủ vào thì sẽ là hết sức khổng lồ.

Từ khi ĐGH John Paul II lên ngôi năm 1978, thế giới Catholic đã đổi màu da: Bây giờ có hơn 60% giáo dân đang sống ở Mỹ Latin, Phi Châu và Á Châu.
Một vị tân giáo hoàng tới từ Thế Giới Thứ Ba chắc chắn là gây chia rẽ và tranh cãi. Nhưng thực tế là sức mạnh tương lai giáo hội có vẻ như không còn ở Âu Châu nữa: mảnh đất để truyền giáo đã sang Thế Giới Đang Phát Triển, nhưng không được chú ý đúng mức. Cha Jean Ilboudo, nguyên là dân gốc Burkina Faso và bây giờ là phụ tá đặc trách về Phi Châu cho Dòng Tên (The Jesuits) ở La Mã, nói, “Một trong những khó khăn chủ yếu là ở La Mã, họ không nghĩ rằng chúng tôi có cái gì để đóng góp.” Và trong khi các cha tại Âu Châu than phiền về hiện tượng giáo dân rời bỏ nhà thờ, “thì chúng tôi phải mở thêm các giáo xứ liên tục. Hiện tượng bùng nổ,” theo lời Cha Ilboudo.

Cha nói, “Tại Montreal, chúng ta có một thư viện với 100,000 sách mà không ai dùng tới.” Nhưng nỗ lực của Cha muốn chuyển một số sách sang Phi Châu lại bị bác bỏ.
Còn chuyện lạm dụng sex ở giáo hội Hoa Kỳ nữa, đã làm tốn 500 triệu đô để thương lượng cho các nạn nhân và phải gỡ bỏ 700 linh mục bị cáo buộc sách nhiễu giáo dân, hầu hết là trẻ em. Các viên chức hội thánh nhìn nhận là Vatican có phản ứng chậm, sau nhiều thập niên che giấu rồi mới giải quyết -- nhưng đây cũng là vấn đề thần học, vì không ai có quyền lấy đi chức linh mục, vì chức này là của thiên chúa ban tặng.

“Giáo Hội Catholic ngày càng phân cực,” theo lời Cha Keith Pecklers, một linh mục Dòng Tên và là giáo sư thần học ở Học Viện Giáo Hoàng Gregorian tại La Mã.
Và vai trò của vị tân giáo hoàng chắc chắn là phức tạp hơn, nặng nề hơn, cần sự khéo léo hơn giữa một thế giới lúc nào cũng như sắp bùng nổ. Vị tân nhiệm, nếu không có sức thu hút như của ĐGH John Paul II để có thể bác bỏ mọi tranh luận đòi cởi mở, thì phải có nhiều khả năng khác để thuyết phục. Và nếu vị tân nhiệm là một vị Mỹ Latin, hay Phi Châu... thì sức mạnh thuyết phục hẳn nhiên là phải nhiều lần hơn các vị tiền nhiệm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.