Hôm nay,  

Ủy Ban Điều Tra 911

26/07/200400:00:00(Xem: 4587)
19 tháng làm việc. 1200 nhân chứng bị chất vấn và tường trình hữu thệ. 2.5 triệu trang tài liệu thẫm tra. 5 thành viên Cộng Hoà và 5 thành viên Dân Chủ. Chừng ấy thời gian, công việc, nhân sự, Ủûy ban điều tra cuộc Khủng bố 911 đã hoàn tất công tác. Kết quả điều tra xác định chánh quyền đã "thất bại" trong việc chống khủng bố và đề nghị nên lập ra một chức vụ chỉ huy thống nhứt tình báo quốc gia. Chánh quyền đã không nhận thức nổi nguy cơ khủng bố. Còn cơ chế tình báo đã thiếu "óc tưởng tượng". Không chỉ trích cá nhân, không đổ tội sơ xuất cho TT Clinton lẫn TT Bush. Nhưng trong hai thời tổng thống, "mọi người người đảm nhiệm chức vụ cao trong chánh quyền đều có một phần trách nhiệm". Đã công khai tường trình cho nhân dân trên truyền thông đại chúng, Chủ tịch Thomas Lean trình bày, Phó Chủ tich Lee Hamilton bỗ túc. Đã khuyến cáo và đề nghi Hành Pháp, Chủ tịch đích thân đến và TT Bush cũng đích thân tiếp.
Thực sư ban đầu TT Bush cũng không muốn có một Uûy ban như vậy. Đó là chuyện dĩ nhiên vì đâu có vị Tổng Thống nào muốn bị điều tra về việc điều hành quốc sự của mình. Nhứt là cuộc khủng bố 911 là một vấn đề vô cùng nhậy cảm -- lần đầu tiên nước Mỹ bị tấn công trong nội địa, tấn công một cách xúc phạm vào hai kinh đô kinh tế và chánh trị, giết hại một lần cả 3.000 người. Nhưng nhiều áp lực, áp lực từ nhiều phiá, TT Bush phải đồng ý thành lập Uûy Ban 911. Và dĩ nhiên trong mùa tranh cử, mỗi ứng cử viên và mỗi đảng cầm quyền và đối lập đều tìm cách lợi dụng tối đa cuộc điều tra này. Cộng Hoà và nội các cố gắng làm thế nào cho Bush thoát ra khỏi trách nhiệm, không bị văng miểng. Dân Chủ cố gắng chứng minh TT Dân Chủ Clinton thấy rõ nguy cơ khủng bố hơn TT Bush, TT Bush vì có tư thù với Hussein mà không coi trọng nguy cơ khủng bố, và liên kết Hussein với Bin Laden là sai. Chánh quyền Clinton và Bush cũng như các cơ quan tình báo đã dùng những phương pháp thời Chiến Tranh Lạnh để đối phó với một loại chiến tranh hình thái hoàn toàn mới.

Nhưng 5 ủy viên Cộng Hoà và 5 Uûy viên Dân chủ trong Uûy ban 911 không để mình lọt vào "ý đồ" chánh trị bầu cử của Bush và Kerry. Quí vị này muốn ôn cố tri tân, muốn tìm cái dở của dĩ vãng để tương lai hay hơn, trong cuộc chiến chống khủng bố. Quí vị ấy không để cho hai dối thủ chánh trị sữ dụng Uûy ban làm bung xung để đấu đá nhau. Uûy viên nào tỏ ra phe phái là bị ngăn chận.. Uûy ban vừa điều tra vừa tổ chức một cuộc tham khảo ý kiến sâu rộng của nhiều ngưòi trong lãnh vực an ninh quốc phòng và chánh trị, đông đến 1.200 người. Uûy ban cũng không ngần ngại tạo ra tranh luận giữa thành viên ủy ban, giữa Uûy ban với ngườøi được chất vấn và giữa những người khác ngành với nhau. Từ đó Uûy Ban thấy rõ sự vô hiệu trong nội bộ của các ngành tình báo Mỹ, đã có 15 cơ quan như hiện hữu. Vô hiệu vì kình chống nhau. Kinh chống trong nội bộ và giữa cơ quan tình báo bạn của các ngành, mà Bộ Quốc Phòng giành thế thượng phong nhờ uy lực tạo được từ thời Chiến tranh Lạnh cách đây nữa thế kỷ. Kình chống giữa nhu cầu an ninh quốc phòng và quyền tự do và riêng tư của công dân, nền dân chủ Mỹ bị ảnh hưởng, nếu không khéo dung hoà nền dân chủ Mỹ có thể bị lâm nguy.
Vấn đề chót còn lại là liệu xem chừng nào và làm sao giải quyết những đề nghị của Uûy Ban. Việc làm một Hành Pháp không, một Đảng cầm quyền Cộng Hoà không làm không được, mà cần sự cộng tác của cả chánh quyền tam lập và lưỡng đảng. Riêng TT Bush trong cuộc tiếp kiến Chủ tịch Uûy ban, đã nói rõ và thẳng. Những gì liên quan đến cuộc chống khủng bố, Oâng sẽ xăn tay áo lên để làm. Việc đặt ra một chức vụ ngang hàng bộ trưởng có nhiệm vụ điều hợp và quyền lãnh đạo thống nhứt 15 cơ quan tình báo Mỹ, có nhiều ý kiến chống binh, xoay quanh vấn đề có thể tạo thêm cả một hệ thống quan liêu nặng nề, chậm lụt, làm trì trệ việc khai thác tin tức.
Nhưng niềm vui trước mắt và nỗi mừng cho nền dân chủ Mỹ là, như lời vị Chủ Tịch Uûy Ban nhấn mạnh: "Cộng Hoà và Dân Chủ đoàn kết lại vì chánh nghĩa này: làm cho đất nước chúng ta an toàn hơn." Và những người có trách nhiệm đối với đất nước Mỹ đang bị đặt trước toà án lương tâm và trước trách nhiệm đối với đất nước. Quí vị ấy không thể trốn trách nhiệm dưới cơ chế hay quan niệm tình báo lỗi thời nữa. Quí vị ấy phải chứng tỏ là người có "khả năng tưởng tượng, chánh trị, thẩm quyền, và quản trị."
Để đánh giá lợi ích của bao nhiêu nhân tài vật lực Mỹ đã đổ ra để hoàn thành cuộc điều tra, rút tỉa kinh nghiệm, và đề ra các biện pháp cho tương lai chống khủng bố trên phương diện tình báo, có lẽ lời bình luận này của Nhựt báo Le Monde Pháp, ngoài Mỹ, ít xúc động, tương đối vô tư và độc lập, là đáng chú ý. "Danh dự thuộc về nền dân chủ, đang xảy ra trong nền dân chủ Mỹ, là biết thừa nhận những sai lầm và thiếu sót..... Hy vọng một ngày nào, tại Pháp, có những ủy ban thực sư độc lập và đủ quyền đòi hỏi tất cả tài liệu và chứng cứ thích đáng, đặc trách khảo sát những biến cố trọng đại của lịch sử chúng ta."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.