Hôm nay,  

Vai Trò Quan Yếu Của Người Việt Hải Ngoại Cho Tự Do Tôn Giáo Bên Nhà

18/03/200500:00:00(Xem: 4973)
Chánh phủ Bush cần thêm vài tuần để quyết định vấn đề Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam .
Vào thời hạn chót là ngày 15 tháng 03 năm 2005 , bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải quyết định là đề nghị Tổng thống chính thúc rút Việt Nam ra khỏi danh sách những nước cần đặc biệt quan tâm, hay xếp Việt Nam vào loại này và ban hành một số biện pháp chế tài cho đến khi nào Hà Nội cải thiện được thái độ của họ đối với quyền tự do tín ngưỡng của người dân Việt Nam .
Chánh phủ của Tổng thống Bush hôm 15/03/2005 đã yêu cầu Quốc Hội cho thêm vài tuần để quyết định về việc có áp đặt các sự trừng phạt đối với các nước bị đặt vào danh sách vi phạm tự do tôn giáo là Việt Nam Eritrea và Saudi Arabia .
Ngày 14/03/2005 đại sứ CSVN Nguyễ^n tâm Chiến và vợ được TT Bush và phu nhân tiếp tại Tòa Bạch ốc nhưng không có tuyên bố nào được đưa ra sau đó .
Một nhà ngoại giao cao cấp lên tiếng với báo chí tại buổi tường trình ngày 15/03/2005 này nói rằng cuộc thảo luận với Việt Nam đem lại nhiều hứa hẹn hơn cả. Việt Nam là nơi mà đại sứ lưu động của Hoa Kỳ về quyền tự tôn giáo, ông John Hanford, đã mở các cuộc thảo luận với các giới chức cao cấp trong tuần quạ
Nhiều chỉ dấu trái ngược sau đây được ghi nhận :
1- Hồi đầu tháng, Thủ tướng CSVN Phan văn Khải cũng ban hành chỉ thị về việc đối xử với những người theo đạo Tin Lành, cho phép họ được hành đạo tại giạ
Tất cả những hoạt động có vẻ vội vàng đó được giới quan sát quốc tế xem là nhằm để tránh cho Việt Nam khỏi bị Hoa Kỳ áp đặt thêm một số biện pháp chế tài về kinh tế, vào khi Việt Nam chưa gia nhập WTO và đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
2- Mới hồi tuần trước, đại sứ Hoa Kỳ đặc trách về tôn giáo, ông John Hanford đã đến Việt Nam trong nỗ lực sau cùng, thảo luận với các giới chức liên quan, trong đó có thượng tướng Nguyễn văn Hưởng, ủy viên bộ Chính trị, thứ trưởng Công an nhưng ông Brad Adams, giám đốc vùng Á châu của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, cho rằng chuyến đi của ông John Hanford khó đạt được kết quả nào cụ thể. Trong buổi thảo luận nầy phía VN đã nêu với phía HK vấn đề các tổ chức chống CSVN đang hoạt động tại Mỹ .
3- Ủy ban Hoa Kỳ về Quyền Tự do Tín ngưỡng Quốc tế, gởi thư cho Ngoại trưởng Condoleeza Rice, yêu cầu không cho phép nhập cảnh vào Mỹ bất cứ viên chức Việt Nam nào có trách nhiệm, hoặc trực tiếp thi hành những hành vi chà đạp quyền tự do tín ngưỡng của người dân VN có thể gồm từ cấp bộ trưởng hoặc cao hơn và yêu cầu chính phủ Bush giành ra ngân khoản 1 triệu đôla tài trợ cho những chương trình trực tiếp cổ võ cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cùng những quyền tự do cơ bản khác tại Việt Nam .
4- Cùng với các nổ lực ngoại giao dồn dập từ cả 2 phía HK lẫn VN , tin của Đài RFA vừa phổ biến là một phái đoàn của Lảnh Sự Mỹ tại Sàigòn đang có mặt tại Tây nguyên để làm việc với chánh quyền địa phương về Quyền Tự Do Tôn Giáo - TDTG- của các Dân tộc thiểu số tại đây . Cũng như ông Nguyễn Văn Hưởng nêu vấn đề các tổ chức chống CSVN với ông đại sứ John Hanford, thì giới chức CSVN tại Tây Nguyên cũng lại nêu lên vấn đề sự liên hệ giữa các cuộc bạo động của Dân tộc thiểu số tại Tây nguyên trước đây với các tổ chức người Thượng đang sống tại Hoa Kỳ . Được biết là giới chức Lảnh sự Mỹ đã khẳng định là HK không ủng hộ bất cứ nổ lực ly khai nào tại Tây nguyên (ngụ ý nói là VN đừng lẫn lộn việc đàn áp người thiểu số Tây nguyên vì họ đòi quyền Tự Do Tôn Giáo với việc VN đàn áp họ với lý do đòi ly khai ) .

5- Mặc dù Tổng thống George W. Bush có quyền quyết định tối hậu là không áp dụng biện pháp nào đối với Việt Nam, nhưng Ủy ban Hoa Kỳ về Quyền Tự do Tín ngưỡng Quốc tế viết rằng “nếu Tổng thống sử dụng quyền đó thì sẽ làm tiến trình tư pháp của Hoa Kỳ trở nên vô nghĩa . Đồng thời cũng phế bỏ chủ trương quốc gia của Mỹ là cổ súy quyền tự do tín ngưỡng khắp thế giới”.
Với các chỉ dấu trên , vấn đề Tự Do Tôn Giáo tại VN , một trong những quyền căn bản trong các quyền Tự Do tự nhiên của con người , không những là vấn đề quan tâm của Hoa Kỳ mà còn cả của các Tổ chức Nhân Quyền quốc tế . Với chủ trương dân chủ hóa toàn cầu của Mỹ , sự nhượng bộ nếu có về Tự Do Tôn Giáo tại VN được coi như là bước mở đầu mở đường cho các quyền Tự do tự nhiên khác của người dân Việt Nam và trong một ý nghĩa tích cực khác đó cũng là chỉ dấu cho các quyết tâm của nhà cầm quyền VN trong việc muốn hội nhập và chấp nhận các tiêu chuẩn căn bản xã hội của thế giới tiến bộ .
Cho dù có một số hoài nghi về thiện chí , về tính khả hữu phải chấp nhận Tự Do Tôn Giáo của CSVN trong khi lật lọng vẫn còn là bản chất cố hữu của họ . Nhưng nếu quan sát vấn đề nầy với sự bình tĩnh khách quan , chúng ta có thể nhận diện các thực tiễn sau đây .
1- Không phải như hối thập niên 1970 khi CSVN đối diện với Mỹ trên chiến trường , nay CSVN đang phải công khai trực diện với Mỹ trên chính trường , mà mục tiêu chính là mang lại quyền Tự do Tôn giáo và các quyền Tự do tự nhiên khác của người dân Việt Nam mà sự hiện hữu của nó - có hay không có - không ai có thể che dấu được trong điều kiện toàn cầu hóa internet . Cũng trên đấu trường nầy chính nhà nước CSVN đang đứng vào vị trí tội phạm (hạn chế , tước đọat các quyền TDTG ) còn Mỹ và thế giới tiến bộ là bên chủ tố .

2- Nhà nước CSVN không những chỉ phải đương đầu với Hoa Kỳ trên chính trường mà còn phải đối đầu với Mỹ trên thương trường một lảnh vực mà tương quan lực lượng quá bất lợi cho VN không những trong việc tiếp cận vào các thị trường lớn như Liên Âu , Mỹ kể cả khả năng thu hút Tư bản của họ vào VN .

3- Khi chấp nhận mở cửa , chế độ CS tại VN đang phải đối phó với cả nguy cơ từ trong lẫn bên ngoài mà hệ quả của nó là làm xuy yếu guồng máy thống trị đưa đến xụp đổ chế độ . Một mặt thì dân chúng trong nước rất bất mãn vì kềm kẹp , áp bức trấn lột , tiện nghi căn bản cho đời sống rất thiếu thốn nên càng đòi hỏi tự do , mặt khác sức ép của tư bản từ bên ngoài về tự do dân chủ , tự do thông tin , tự do tôn giáo ... để đổi lấy các nhu cầu tất yếu về kinh tế cho nhu cầu đổi mới và gia nhập WTO .

Trước thế lưỡng nan nầy của CSVN lui cũng không được mà tiến tới thì cũng lâm nguy đang đẩy chế độ CS tại VN đi vào thế bế tắc và đó cũng là các cơ hội thuận lợi cho việc tranh đấu đòi hỏi dân chủ tự do bên trong nước .
Do đó nếu khối người Việt ở hải ngoại nói chung , đặc biệt là đại khối người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ với quyết tâm tranh đấu sẳn có biết cách vận dụng phối hợp chặt chẽ linh động và sáng tạo các sức mạnh chánh trị tại sân nhà như Quốc Hội liên bang , tiểu bang , chánh quyền địa phương , các tổ chức nhân quyền , tôn giáo , nhân đạo từ thiện để tấn công chế độ cộng sản tại VN về từng vấn đề liên hệ để ép buộc CSVN phải nhượng bộ để đổi lại VN mới có được các quyền lợi trên thương trường tại Mỹ ... đó là các đóng góp rất thiết thực và quan yếu để thúc đẩy sự chuyển hóa cần thiết từ độc tài sang dân chủ ở bên nhà .
Lưu Vân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.