Hôm nay,  

Rfa Phỏng Vấn Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang Về Bản Báo Cáo Tối Mật Kinh Tế Vn

10/03/200500:00:00(Xem: 4798)
HANOI -- Một hồ sơ kinh tế siêu mật vừa phổ biến, cho biết Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh trình bày trước Bộ Chính Trị CSVN rằng đất nước đã tới ngã rẽ, cần có thay đổi quyết liệt. Sau đây là đài RFA phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang như sau.
TS Nguyễn Thanh Giang cho biết nội dung chính bản báo cáo “tối mật” về kinh tế VN (I)
2005.03.06 Việt Hùng, phóng viên đài RFA
(Một đoạn trong 13 trang bài phát biểu cuả TS Lê Đăng Doanh)
... Bây giờ tôi xin nêu điểm cuối cùng là hội nhập, sau đó tôi sẽ nêu vấn đề mà các anh có nóitrong đề cương. Về cấp độ hội nhập thì chúng ta thấy, việc sơ đẳng nhất là ký hợp đồng thương mại ưu đãi giữa hai nước như ta với Lào là tôi có thủy sản, mực khô thì ông bán cho tôi xe máy. Thế rồi nó lạm dụng đến mức là mỗi người dân Lào mỗi ngày tính ra phải ăn đến mười mấy ký mực khô, mấy ký tỏi. Dĩ nhiên là không có chuyện đó, đó là nó lấy tiền để nó buôn lậu xe máy thôi. Chưa đủ thì nó lập khu vực thương mại tự do. Khu vực thương mại tự do sẽ loại bỏ thuế quan chúng. Trong đó sẽ lập ra một mục ông bỏ thuế quan gì, tôi bỏ thuế quan gì. Nhưng nếu một thằng trong đó lại ký hiệp định bên ngoài với một thằng thứ ba, rồi thằng bên ngoài thứ ba lại cho hàng hóa nước ấy chạy đi khắp khuvực này. Giống như thằng Singapore, mình cho thằng Coca-Cola vào đầu tư với cách là công ty Singapore, hồi mình chưa bình thường hóa quan hệ, năm 92 nó đã vào đây rồi. Mình biết thừa Coca-Cola là của Mỹ, nhưng nó lấy danh nghĩa là như thế. Đến một bước nữa là liên minh thuế quan, tức là thuế quan chung đối với người trong khu vực, còn anh không được tùy tiện ký hiệp định với nước ngoài, mà thái độ thuế quan đối với nước ngoài phải được hành động chung. Xong rồi đến thị trường chung nghĩa là đến một mức nữa là dịch chuyển lao động tự do, tiền vốn tự do. Tức là trong khu vực thị trường tự do đó, thì lao động muốn đi làm chỗ nào thì làm, tiền vốn muốn đầu tư cái gì thì đầu tư. Đến liên minh kinh tếthì chúng ta thấy có chính sách kinh tế chung, có đồng tiền chung như liên minh châu Âu. Như vậy là đồng tiền chung thì không phải đổi tiền nữa,chính sách thương mại chung thì anh không thể tùy tiện bội chi ngân sách nữa. Nghĩa là tất cả thứ đó anh bị ràng buộc và sẽ tiến tới hình thành một thế giới đại đồng như Liên minh Châu Âu, có Quốc hội chung, nó sẽ dự kiến thành một Liên bang châu Âu hay Hợp chủng quốc châu Âu; rồi thì nó có chính phủ châu Âu, có chính sách chung. Thế thì, một thể chế chính trị trong khung cảnh hội nhập kinh tế phải hướng tới các giá trị chung, các quy luật chung. Chứ anh không thể nào tiếp tục cứ bảo hội nhập, nhưng quy trình hải quan anh là khác, thuế anh làm khác, mọi thứ anh làm khác. Nghĩa là nó đã kẹp chì rồi thì anh không giám sát nữa, anh đã kẹp chì rồi thì nó không phải kiểm tra nữa. Chứ còn ông hải quan cứ mở tung hết tất cả ra đểkiểm tra, kể cả kiện bông ông cũng tháo tung ra hết để kiểm tra, thế thì chết rồi. Thế rồi đi thì nó bảo là chèn bốn thước hai, thì bốn thước hai anh phải cho nó đi chứ. Đằng này anh không nói không được, phải dỡ ra. Như thế là không được. Như vậy, tôi muốn tóm lại phần mào đầu hơi dài của tôi, rằng là, chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất là lớn. Môi trường trong và ngoài nước cũng rất khác. Chúng ta đã tiến rất nhanh, đã vượt lên trước rất nhiều, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn là một nước nghèo, tốc độ phát triển chung của chúng ta vẫn chậm, pháp luật của chúng ta vẫn chưa rõ ràng. Chúng ta nhận là chúng ta có định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng bất công trong xã hội hiện nay cực kỳlớn. Cực kỳ lớn bởi vì nguồn thu của ngân sách là toàn thuế gián thu cả, 24% là thu từ bán dầu lửa, 22% là thuế nhập khẩu; sắp tới ông giảm thuếrồi thì ông thu bằng cái gì. Trong khi đó, các nước trên thế giới có 40% là thuế bất động sản, 40% là thuế thu nhập; còn lại 20% là các thứ khác. Chứ đằng này, ông không điều tiết được chút nào cả. Thuế thu nhập của Việt Nam đóng được 2% vào tổng thu ngân sách trong đó phần lớn là tiền người nước ngoài ở Việt Nam và người Việt Nam làm việc cho nước ngoài. Chênh lệch giàu nghèo đấy là mới được đo bằng tiêu dùng, chứ hiện nay chưa biết được chênh lệch về tài sản là bao nhiêu. Gần đây có một tổ chức quốc tế có hỏi tôi, lúc bấy giờ tôi có làm cố vấn để điều tra về vấn đề chênh lệch giàu nghèo, về tiêu dùng và về tài sản như thế nào. Thế thì bây giờ lấy cái gì để đo chênh lệch giàu nghèo về tài sản trong một đất nước mà không có khai báo mọi việc đều là bằng tiền mặt và không có công khai minh bạch. Cho nên, nếu chúng ta không có một bước tiến trong chuyện công khai, minh bạch thì nguy cơ lớn lắm. Tôithấy nói về nguy cơ ta mới chỉ nói tới những méo mó hay mặt trái của kinh tế thị trường. Theo tôi, nguy cơ quan liêu, tham nhũng, bộ máy nhà nước bất lực không thu được của anh giàu ví như những anh giàu bất chính bằng cách đầu tư đất đai. Xin báo là nguồn tiền tiết kiệm trên địa bàn HàNội một năm là: 144 nghìn tỷ đồng, tiết kiệm ở TP. Hồ Chí Minh chỉ 7 nghìn tỷ đồng. Thế mà kinh tế Hà Nội chỉ bằng một phần tư kinh tế TP. HồChí Minh, chưa kể TP. Hồ Chí Minh một năm kiều hối gửi về 1,2 tỷ đô la. Thế thử hỏi ông Hà Nội làm sao mà lãi nhiều tiền tiết kiệm thế. Chính vì thế, ông không có cách gì đứng ra kinh doanh, ông chỉ đi mua đất cát, đẩy giá bất động sản lên làm cho giá đất như ở Hàng Gai lên đến 4 nghìn dôla một mét vuông, cao nhất thế giới, cao hơn cả Tôkyô. Nến như chúng ta không làm được điều tiết định hướng xã hội chủ nghĩa, mọingười đều kinh doanh, anh nào có lãi anh chia sẻ, đóng góp cho xã hội; xã hội ngày càng phát triển thì rất nguy. Người không đáng hoan nghênh một tý nào là ông tham nhũng, là ông lạm quyền, là ông đi chiếm đất mà không đóng thuế, bóp méo thị trường bằng cách ông nâng giá lên. Hiện nay chúng ta đang đứng trước một thách thức rất lớn là chúng ta có trở thành Nhà nước pháp quyền được không, có trở thành một Nhà nước màpháp luật có hiệu lực không, chúng ta có điều tiết được không. Nếu không, tôi thấy nước Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường. Đạihội X đang đứng trước ngã ba đường. Nếu tiếp tục đi con đường này thì những mâu thuẫn và thách thức nội bộ ở nước Việt Nam sẽ rấtlớn. Thách thức và cơ hội trên thế giới có thể giải quyết được nên Việt Nam mạnh, phát huy được nội lực lên, phát huy được trí tuệlên. Nhưng thách thức cũng rất lớn. Một chức năng nữa của Nhà nước là kịp thời phát hiện những mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn lợich. Những chuyện như vụ Trảng Cát vừa rồi, có đáng gì đâu. Có phải là người ta không kêu đâu. Kêu suốt cả năm rồi. Nhưng bộ máycủa anh không làm được việc đó. Hiện nay trong Đảng có hai loại đảng viên. Một loại đảng viên có chức có quyền và một đảng viên không có chức có quyền. Hai loại đảng viên này xa cách nhau lắm, xa cách nhau rất nhiều. Tôi không biết anh chị có gặp mấy chiến hữu cựu chiến binh, mấy anh em đang phò tá anh Nguyễn Nam Khánh viết thư này khác đấy. Mấy anh em đó rất có tâm huyết. Họ sinh hoạt có trí tuệ, họ có những suy nghĩ có thể là hơicố một chút vì họ chưa hiểu đầy đủ nguyên lý của kinh tế thị trường v.v... Nhưng họ rất tâm huyết. Những anh em đấy, hiện nay đi đâu họ cũng đều phải đút lót hết và làm gì cũng phải đút lót. Ra đến phường, bị quát nạt bởi một cô phục vụ bé tý vừa mới ra trường nhưng bởi vì làcon ông bí thư. Các anh nói là nó không làm gì được cả, ngay cả bộ máy của phường cũng kinh con bé này luôn, đụng đến nó không khéo nó vềton hót với bố nó thì mình chưa dọn được nó, nó đã dọn mình đi rồi. Thế thì, một bộ máy như vậy, một sự méo mó như vậy dẫn đến những hànhvi mà nó không thể hiện bản chất chế độ của chúng ta. Cho nên, điều đầu tiên tôi thấy muốn báo cáo là trước những sự thay đổi rất sâusắc của kinh tế trong nước, đã xuất hiện những lợi ích khác nhau. Vì mỗi cá nhân tự kinh doanh thì lợi ích sẽ khác nhau. Bây giờ không phải lấylàm ngạc nhiên là một tỉnh có những lợi ích khác nhau. Anh không nên hy vọng rằng là mọi việc, mọi người đều nói thật với anh hết. Anh không nên hyvọng là bằng phê bình, tự phê bình, mọi việc anh đều có thể giải quyết được hết cả. Chuyện ấy là quá ngây thơ. Mô hình sinh hoạt ấy của thời kỳ đảng hoạt động bí mật thì rất tốt; bởi vì lúc bấy giờ là gươm kề cổ, thằng nào làm không đúng quy định thì nó tống cổ anh luôn. Bâygiờ lại là trong kinh tế thị trường. Trời ơi, cơ hội là đi ra nước ngoài, nó gửi tiền ra nước ngoài, nó làm mọi thứ. Tất cả việc đó Đảng khôngkiểm soát được, thế mà bảo là máy cứ phê bình, tự phê bình. Thế tức là anh đề cao một công cụ mà hiệu lực của nó ngày càng thu hẹp lại, bởi vì mức độ thông tin và hoạt động của người ta càng mở rộng ra mà thông tin mình có được lại càng thu hẹp lại. Thế tức là mình sẽ dẫn đến mộttình hình là sinh hoạt nó rất dữ, nhưng hiệu lực không tương xứng. Có thể đi đến một kết luận là: Hệ thống chính trị của chúng ta đang bộc lộ ngày càng nhiều những bất cập để giải quyết những vấn đề lâu dài, cơ bản, cấp bách của dân tộc và của đất nước. Theo tôi, sứ mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam phải là sứ mạng của Đảng cầm quyền là phải chỉ ra một chiến lược, chỉ ra một cương lĩnh, tạo cơ hộiphát triển cao độ nhất tính sáng tạo của dân tộc để đất nước này đi lênh nhanh và thực hiện được công bằng, dân chủ, thực hiện được quyền tự do kinh doanh, tự do phát triển của mỗi con người. Đấy là câu mà ông Mác đã viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cơ mà. Đó là sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi người. Mỗi một người có tự do thì mọi người mới được tự do, chứ khôngphải một vài người có điều kiện tự do ông muốn đi đâu cũng được. Tôi muốn Ban Tổ chức Trung ương nắm tình hình để báo cáo ra.Hiện nay, ở Hà Nội mức chênh lệch giàu nghèo là khủng khiếp luôn. Chỗ nhà tù Hỏa Lò cũ, nó có một nhà trẻ quốc tế, giá là 2.800 đô la một tháng.Quá 16h30 mà anh không nhận trẻ thì nó giữ lấy cho anh, nhưng mỗi giờ nó đòi thêm anh 4 đôla. Có một cô người nước ngoài tưởng rằng là giá cao thếchắc không đến lượt người Việt Nam nên cô ấy đến chậm một chút. Cô ấy gặp tôi bảo là có 20 chỗ thì người Việt Nam làm hết rồi,không đến chỗ cho con bà nữa, lại phải đi kiếm nhà trẻ khác. Thế tức là 2.800 đô la không là cái gì. Các anh chị cứ xem mà xem, có rất nhiều người đikhám bệnh ở Singapore, đi nghỉ, đi chữa bệnh luôn xoành xoạch, rồi giám đốc đi Macao đánh bạc luôn xoành xoạch. Thử hỏi các cơ quan xuất nhập cảnh báo cáo xem nào, những ai đi nhiều, đi đâu lúc này chúng ta sẽ biết. Thì đấy là một điểm. Điểm thứ hai nữa là, việc xây dựng một hệ thốngchính trị có hiệu lực, mỗi một bộ phận có chức năng phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập là điều rất quan trọng. Trong đó, có mộtdiểm rất quan trọng đối với Đảng cầm quyền là phải biết được thông tin, nguyện vọng hiểu được tâm tư của người dân một cách kịp thờinhất. Cái đó, nếu đưa vào báo cáo thì theo tôi là rất hạn chế, vì từ trước tới nay chúng ta đã có quá nhiều ví dụ về việc ấy rồi. Về bản chất thìkhông có gì ngạc nhiên cả bởi vì kinh tế thị trường nó có những lợi ích riêng, nó có thể có một lợi nhuận nào đấy dù là hợp pháp hay không hơ.ppháp. Mọi người đều hành động, rằng là theo đúng điều lệ của Đảng, chính sách của nhà nước ấy, nhưng có một cái cục mà ông không nói ra là cục lợi ích. Cái cục đó là nặng lắm chứ và điều đó cũng là điều bình thường thôi. Thế bây giờ mình phải làm sao thiết kế một cơ chế và để chothông tin phải thông suốt, phải có một kênh độc lập để nó giám sát phát hiện và để nó đưa lên kịp thời. Nếu mà chúng ta muốn hạn chế kênhdó không muốn nghe kênh đó thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều vu. Tây Nguyên. Mà vì Tây Nguyên có phải anh em người ta không báo đâu, báo từlâu lắm rồi, có sách đã xuất bản rồi chứ, từ năm 1996 người ta đã viết là với tiết mục là cứ ào ạt lên lấy đất như thế này thì chắc chắn sẽdẫn tới một xung đột trong xã hội mà không thể nào giải quyết được. Tôi lên Tây Nguyên gặp anh em nói rồi, về báo cáo lại rằng là ngườiTây Nguyên chưa có đất đâu. Các anh cứ để ý mà xem, khi mà đi ngoài đường thấy có dân tộc gùi một gùi măng, đang đi có một cái ôtô đỗ xịch, xuống mua mấy ký măng trả có 1.500 đồng. Tôi bảo sao các vị trả rẻ thế. Cô ta nói, các ông bênh gì bọn mọi đó. Mọi thì trả thế là tốt rồi. Vậymình có phải đối xử với người dân tộc bình đẳng như anh em đâu. Mình cứ nói thế thôi, không phải như thế. Thế bây giờ làm sao đưadược người đồng bào dân tộc ấy tham gia vào kinh tế thị thường, họ phải đứng trên chân của họ, phải được kinh doanh thì mới được. Chứ bâygiờ với trình độ của họ như vậy, cho họ vay tiền thì họ để trong ống nứa gác lên gác bếp. Thế thì, với tình hình hiện nay, theo tôi phải có mộtsư. nhận chân về cơ hội và thách thức; nhận thức được thực trạng dù có thể nhiều người không thích nghe, không muốn chấp nhận và cho rằngnếu nói về nguy cơ này thì hơi quá đáng. Theo tôi, hệ thống chính trị của chúng ta có nhiều điểm không còn phù hợp, bất cập và kém hiệu quả,dang tự tạo ra nhiều khuyết tật, tự tạo ra nhiều vấn đề, kết hợp với mặt trái của kinh tế thị trường thì dẫn tới sự chệch hướng rất lớn. Nếu chúng takiểm điểm một cách nghiêm túc rằng chúng ta có tạo ra được công bằng xã hội không thì xin báo cáo với các anh là không. Thuế thu nhâ.p1,2% là không. Bộ máy Nhà nước này đã bất lực, thất bại trong việc điều tiết những người có thu nhập cao. Những người đó là những người cóchức, có quyền hay là có hiểu biết, có trí tuệ kiếm ra tiền. Nếu kiểm tra tiền thì anh phải góp vào xây dựng đất nước chứ sao anh lại thế.
....
Việt Hùng, phóng viên đài RFA phỏng vấn TS Nguyễn Thanh Giang
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, một chuyên gia kinh tế hàng đầu của chính phủ Việt Nam, từng giữ vai trò cố vấn cho cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Nguyễn Duy Trinh, và các cựu Tổng Bí Thư như ông Nguyễn Văn Linh và ông Đỗ Mười. Chức vụ cuối cùng trước khi về nghỉ hưu là cố vấn cho Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư.
Để tìm hiểu thêm về tài liệu mà Bộ Chính Trị coi là "tối mật" này, Việt Hùng đã hỏi chuyện Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và được ông cho biết nội dung chính của bản báo cáo như sau:
Nguyễn Thanh Giang(NTG):
Sỡ dĩ có cái buổi nói chuyện đó là do ông Trần Đình Hoan, Ủy viên Bộ chính trị BCHTƯ Đảng, trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, có viết thư đề nghị ông Lê Đăng Doanh trình bày để cho những người chuẩn bị các Văn kiện cho Đại hội 10 sắp tới nghe. Bài nói chuyện của ông Lê Đăng Doanh thì gồm có 3 phần. Phần thứ nhất là ông tóm tắt về tình hình và thực trạng của Việt Nam, phần thứ hai là nói về một số vấn đề về kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập của Việt Nam, và phần thứ 3 là nêu lên những yêu cầu cần thiết để cải cách hệ thống chính trị ở VN để cho nó phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.
Việt Hùng(VH): Dạ kính tiến sĩ, cho đến nay cái bài nói chuyện của TS Lê Đăng Doanh, dư luận cả ở trong và ngoài nước có thể nói là hầu như là chưa có được biết đến. Trong phần nhận định về tình hình thực trạng của Việt Nam thì TS Lê Đăng Doanh đã đề cập đến những vấn đề gì ạ"

NTG: Khi nhìn nhận về xã hội VN, tình hình kinh tế VN thì TS Lê Đăng Doanh đã có ghi nhận rằng là đã có rất nhiều tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong những năm đổi mới kể từ sau Đại hội 6. Từ chỗ nhập khẩu từ chiếc xe máy cho đến bánh xà phòng. Xuất khẩu thì chỉ được mấy tấn than và cho đến lúc vươn lên được 5 năm xuất khẩu thì mới cộng lại được 2 tỉ đô la. Thế mà sau chỉ một ít năm thì lượng xuất khẩu đã tăng lên gắp 5 lần. Đến năm vừa qua là năm 2004 tức là được đến 25 tỉ đô la. Tuy nhiên cho đến nay, đất nước VN vẫn là một nước còn quá nghèo và vẫn tụt hậu ngày càng xa so với thế giới.
VH: Với đà phát triển kinh tế của VN trong năm ngoái, năm 2004, thì mức tăng trưởng mà Việt Nam trình làng với thế giới là trên 7%. Vậy thì cái nguyên do nào mà trong bài nói chuyện của TS Lê Đăng Doanh lại nói đến vấn đề đề cập đến vấn đề tụt hậu của của nền kinh tế Việt Nam.
NTG: Nói là xuất khẩu năm qua đạt đến 25 tỉ đô la thì thấy rõ là bằng năm bằng mười năm ngoái thật đấy, nhưng thực tế nếu mà không cần so sánh với ai xa lạ mà chỉ so với mấy nước trong khu vực thôi thì nước Thái Lan, như mấy nước Trung Á thì đã là không có danh dự rồi. Mấy nước này mỗi năm đã xuất khẩu vào khoản hơn trăm tỉ cho đến vài tăm tỉ đô la. Mà nói đến mức độ tăng trưởng cao, mấy nước Trung Á tăng trưởng nhanh hơn nhiều. Trong vòng 15 năm qua thì Kazactan mỗi năm tăng được 10%, nền kinh tế Singapore so với Việt Nam, đó là nước tăng trưởng chót vót("), mà đối với những nước đã tăng trưởng cao như thế thì nhít thêm 1,2 % cũng chật vật lắm. Vậy mà vừa qua Singapore cũng tăng trưởng được 11 %. Thế rồi nói GDP đạt được trên 40 tỉ đô la thì đã quá vĩ đại so với ngày xưa, nhưng dù với con số ấy thì nền kinh tế Việt Nam chỉ mới bằng 0,36% nền kinh tế toàn cầu thôi. Nói rằng GDP bình quân đầu người chỉ 500 đô la nhưng do giá cả hàng hóa rẽ, giá nhân công rẽ, nhân tính theo sức mua tương đương thì cái GDP là Việt Nam khá cao cũng không đúng. Tính theo sức mua tương đương thì ta xếp thứ 130 trên 175 nước. Nếu mà xếp theo trị giá nữa thì ta xếp thứ 149 trên 203 nền kinh tế. Năm 2003 thì xếp thứ 109 trên 175, năm 2004 thì tụt xuống thứ 112 trên 177 nước. Vì thua thiệt quá lâu rồi, tăm tối quá lâu rồi cho nên khi mở cửa cho ánh sáng bùng lên một chút thì đã thấy như đổi đời. Thật ra ta tiến còn chậm lắm, chậm so với nhu cầu của đất nước, so với thiên hạ cho nên thực tế cho thấy rằng vẫn ngày càng tụt hậu. Như so với Thái Lan chẳng hạn, năm 1950 thì thu nhập bình quân đầu người của ta bằng 80,5 % của họ, năm 1999 thì chỉ còn gần 20%. So với Hàn Quốc thì năm 1950 thu nhập bình quân đầu người của ta bằng 85,5% của họ, cho đến năm 1999 thì ta chỉ còn 11% của họ. Trung Quốc thì năm 1950 ta giàu có hơn họ, thu nhập bình quân đầu người ta gắp rưỡi họ, nay chỉ còn bằng 1 phần 5 của họ. Cho nên ông Lê Đăng Doanh thì đề nghị đừng so ta với quá khứ của ta mà phải so với thiên hạ thì mới thấy ta tụt hậu.
VH: Mới đây thủ tướng Phan Văn Khải đã tuyên bố là Việt Nam ngoài việc phấn đấu để năm 2005 trở thành thành viên của Tổ chức Thượng mại Thế Giới. Ổng còn nói rằng là Việt Nam phải quyết tâm để trở thành một nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Thế giới OACD, thì với những chuyện như vậy trong bài nói chuyện của TS Lê Đăng Doanh, có đề cập đến những vấn đê hay không và...
NTG:
Vâng, Việt Nam là một nước nhỏ, nhưng diện tích cũng đạt được đến 330.990 km vuông, về dân số cũng được đến 81,3 triệu người. Riêng về quy mô quốc gia thì ta cũng xếp vào hàng thứ 13, 14 trị giá trên thế giới. Theo ông Lê Đăng Doanh, để trở thành thành viên OACD, thu nhập bình quân đầu người phải đạt được 10.000 đô la, nay thì ta chỉ mới được 530 đô la. Mà cứ cái đà này thì 10 năm nữa thì sẽ được 1060, hai mươi năm nữa được 2120 đô la. Mà nếu không có cách mạng, không có phương thức nào khác hẳn thì chừng đến OACD thì cách phải tính bằng thế kỷ.
VH: Qua sự trình bày của Tiến Sĩ về bài nói chuyện của TS Lê Đăng Doanh, thì có vẻ như nền kinh tế Việt Nam là tụt hậu và tiến rất là chậm. Thế nhưng mà có ý kiến lại nói rằng là Việt Nam chậm nhưng mà chậm chắc. Vậy thì cái vấn đề đó sẽ, trong bài nói chuyện của TS Lê Đăng Doanh thì như thế nào"
NTG: Nền kinh tế VN hiện nay là nền kinh tế sỏi, nó hiện tồn tại được là nhờ chủ yếu mấy nguồn sau đây:
Bán tài nguyên đất nước, bán khoán sản, bán dầu khí, bán thủy hải sản, bán sức lao động của công nhân và nhân dân ra nước ngoài. Rồi đi vay, đi xin và trông chờ ở khoản tiền gởi về, nay số tiền đó đã lên đến khoản 3 tỉ đô la. Bán tống bán tháo tài nguyên khoáng sản với dầu thô là coi như đổ của đi, làm cạn tuyệt tài nguyên quốc gia của con cháu sau này. Con người Việt Nam thì thông minh, cần cù, tài hoa, khéo tay đến mức thầy giáo , chuyên gia lúc nào cũng khen ngợi. Nhưng xuất khẩu thì bán sức lao động thì chỉ được giá rất rẽ mạt, vì trong tất cả các lao động xuất khẩu từ các nước, thì lao động Việt Nam thuộc loại ít được đào tạo nhất. Khi mà đánh giá về độ lượng định tài chính, về khả năng tin cậy về tín dụng, thì ta được xếp loại 1, con B+, tất nhiên là hơn Bắc Triều Tiên thì hơn hẳn rồi. Độ ("") tài chính, tức là tổng số tiết kiệm ngân hàng trên GDP của ta vào khoản 44%. Tổng lượng tín dụng trên GDP khoản chừng 48%, trong khi Trung Quốc là 162%. Thị trường chứng khoán đã ra đời cách đây 3 năm nhưng nay vẫn chưa đứng lên đi được mà chỉ bò lê bò lết trên con số 1,6%.
Do quyền lực bị Đảng thao túng tuyệt đối để trao cho các đảng viên có chức có quyền, nhưng tham nhũng và lảng phí diễn ra tràn lan và hết sức thậm tệ, dẫn đến phân hóa giàu nghèo rất cách biệt, dẫn đến bất công một cách tàn bạo, nhưng xã hội chấp chứa nhiều bức bối có nguy cơ bùng nổ một cách đồng khởi, đồng loạt những Thái Bình, những Tây Nguyên, những Kim Nổ
VH: Trong bài nói chuyện của TS Lê Đăng Doanh, khi mà nhận định về những đề nghị để mà cải cách hệ thống chính trị của Việt Nam thì TS Lê Đăng Doanh đã đề cập tới những vấn đề gì ạ"
NTG: Sau khi đưa ra một con số về Tổ chức Minh Bạch Quốc tế xếp hạng tham nhũng ở Việt Nam đứng thứ 23(") trên 145 nước thì TS Lê Đăng Doanh có nêu lên một dẫn chứng: Trong tòa tháp Hà Nội dựng lên ở trên đất nhà tù Hà Nội cũ thì có một nhà trẻ (""), giá gởi một cháu mỗi tháng là 2800 đô la trong giờ quy định, nếu ngoài giờ quy định mà cháu nào còn ở lại nhà trẻ thì cứ mỗi giờ bố mẹ phải trả thêm 4 đô la. Có một người nước ngoài phàn nàn với TS Lê Đăng Doanh rằng có một số người nước ngoài như cô muốn đăng ký gởi mà không gởi được vì đã kín chỗ. Trong cái số mà đã gởi thì đã có 20 người Việt Nam. Nhìn nhận cái hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay, nguyên văn lời của TS Lê Đăng Doanh như thế này: "Cái hệ thống chính trị của ta có nhiều điểm không còn phù hợp, bất cập và kém hiệu quả nặng. Ta tự tạo nhiều khuyết tật, tự tạo nhiều vấn đề, kết hợp những mặt trái kinh tế thị trường sẽ dẫn đến ("") lớn. Nhược điểm lớn nhất của thể chế chính trị của chúng ta là chế độ đảng trị, chuyên chế và mất dân chủ rất nặng nề".
Có cảnh báo rằng là là, nếu mà anh đè nén dân quá làm cho nó tích tụ lại, đến lúc nào đấy thì nó sẽ diển ra cái việc gì đó mà am am như việc Liên Xô hay Cộng Hòa Dân Chủ Đức, hay như là đâu đấy. Tôi nghĩ rằng tình hình của Việt Nam cũng như Trung Quốc hiện nay cũng có những nguy cơ giống hệt nhau.
VH: Thưa TS Nguyễn Thanh Giang, cái bài phát biểu của TS Lê Đăng Doanh như vậy là cũng đã hơn 3 tháng nay. Tiến Sĩ ghi nhận trong hàng ngũ đảng viên hay là những hàng ngũ trí thức ở tại Việt Nam thì mọi người nhận định về bài nói chuyện của TS Lê Đăng Doanh như thế nào a"
NTG: Cái bài đó thì mãi gần đây mới lọt ra ngoài, nhưng mà trong vòng mấy hôm nay tôi thấy rằng các người quan tâm đến tình hình đất nước đi xin nhau, đi photo, cho nhau rồi biết rất nhiều. Nhiều người đến hỏi tôi và họ thích thú, họ cho rằng cái bài nói ấy là cái bài nói được gan ruột, được ý nghĩ, được tình hình thực tế hiện nay và nó chứng tỏ một sự bức bối mà nó cần phải bung ra từ trong nội bộ. Nó thể hiện bây giờ cái suy nghĩ đa chiều, nó khác nhau, nó cọ sát nhau, chứ không thể bưng bít nhau được nữa. Và nếu mà cứ duy ý chí mà cứ bưng bít nó lại, bóp chặt nó lại thì nó sẽ bùng nổ dữ dội lắm.
VH: Với cái nhìn của Tiến Sĩ thì do đâu mà TS Lê Đăng Doanh lại có cái bài phát biểu như vậy, dài 32 trang trong một cái hội nghị [khép kín] mà có thể nói là quan trọng như vậy"
NTG: Cái tôi nói là sở dĩ ông Lê Đăng Doanh được đứng lên đăng đàn là do Ủy viên Trung ương Bộ Chính Trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng Trần Đình Hoan có lời yêu cầu, thì ông mới được đăng đàn. Nhưng mà khi được đăng đàn như thế này thì cái điều lý thú tức là ông Lê Đăng Doanh đã chóp lấy thời cơ đó để bày tỏ tất cả những suy nghĩ nung nấu của mình trong suốt thời gian dài vừa qua phục vụ Đảng, phục vụ các cán bộ cao cấp của Đảng và tất nhiên trước đây thì ông gần các ông khác thì ông biết được tất cả những rận ở trong chăn, ông biết tất cả những cái đó. Nhưng khi ông còn ngồi phụ tá cho ông Phạm văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn văn Linh thì ông không dám nói, nhưng giờ thì ông đã nghỉ hưu rồi thì ông quy gốc với con người trí thức của ông mới sống lại hoàn toàn và ông nói thẳng, nói thật. Tôi cho rằng chính là vì như thế mà bây giờ TS Lê Đăng Doanh trở thành người được toàn Đảng toàn Dân hâm mộ và ông đang thực sự đóng góp cho việc xây dựng Đảng một cách tích cực nhất trong công cuộc cải tổ này.
VH: Tiến Sĩ vừa mới nói rằng tài liệu đó thì bây giờ dư luận ở Hà Nội mới bắt đầu biết được đến. Nguyên do nào mà tài liệu đó lại được giữ kín đến mức độ như vậy" Phải chăng là vì những nhận định và những điều mà TS Lê Đăng Doanh viết là không đúng theo cái ý của Đảng hay sao"
NTG: Thì tất nhiên là mấy ông lãnh đạo thì cũng thấy rằng cần phải nghe. Muốn nghe đấy, nhưng mấy ông chỉ muốn một mình mấy ông nghe thôi, độc quyền nghe thôi. Cho nên tôi thường bị công an răn dạy rằng: "Thưa anh, anh viết gì thì anh viết, không ai cấm anh, nhưng anh viết xong thì anh chỉ nên gởi cho mấy ông lãnh đạo thôi, và gởi cho chúng tôi, chứ anh không nên gởi ra ngoài". Thế thì đối với ông Lê Đăng Doanh thì nói bên trong thì được, nhưng mà họ bóp nó lại, họ chận nó lại, chỉ để trong lòng họ nghe, họ biết để tìm cách đối phó thôi. Cho nên đây là một tài liệu hết sức mật. Mức độ mật của nó cũng không kém gì bức thư của ông Nguyễn Văn Khánh cả. Nhưng tôi cho rằng vì tình hình nội bộ bây giờ nó đã nức vỡ rồi, không chỉ nức vỡ ở phía dưới, mà nức vỡ ở trên thượng đĩnh rồi cho nên chả có cái gì bí mật được đâu, chả có cái gì giữ gìn được đâu. Tôi chỉ nói một ví dụ mà gần đây tôi rất ngạc nhiên. là Hội nghị sáu ông ngồi bàn với nhau, rồi có thêm ông Đỗ Mười, ông Lê Đức Anh dự. Có ý kiến của ông Lê Đức Anh là khai trừ ông Võ Nguyên Giáp, ý kiến ông Đỗ Mười thì đòi khai trừ ông Nguyễn Văn Khánh, tôi nghĩ đại hội đó thì rất hẹp lắm chứ nhưng làm sao mà cũng lọt ra được ngoài. Thế mà nó lọt ra ngoài, thì chứng tỏ rằng là từ trên chóp bu là đã có một cái gì bằng họăc không bằng lòng mà người ta không nói thẳng ra mặt đâu, nhưng mà tìm cách để người ta... thậm chí là sắp tới người ta sẽ tìm cách để chọc vào lưng nhau, người ta thụi vào mặt nhau.
VH: Nhưng mà trong một tinh thần mà Đảng vẫn kêu gọi là nói thẳng, nói thật, chẳn hạn như là nhiều ý kiến cá nhân nhiều lần đóng góp cho đảng nhưng mà thường thường những ý kiến đó thì nhiều người nói rằng: Vâng thì chỉ việc gởi cho cấp lãnh đạo thôi nhưng mà gởi cho cấp lãnh đạo thì bị bỏ trong học tủ, bỏ xó, không được sự hồi âm mà thậm chí là bị dán cho cái mát là có những ý tưởng coi như là chống lại đảng.
NTG: Vâng. Thì cái xã hội này toàn những vấn đề ngược cả chứ. Nó cứ nói, thực tế một đàng mà nó nói một nẽo, và có khi họ muốn một đàng thì họ tung hô lên một nẽo, v. v... Cho nên nó mới là cái xã hội bệnh hoạn, cái xã hội không sống trên cái công khai và cái trung thực cho nên tôi đã nói là công an răng dạy tôi là viết thì đừng có đưa, nói nhẹ nhàng rằng nếu anh rãnh thì anh chỉ đưa cho cán bộ lãnh đạo và chỉ đưa cho chúng tôi. Chứ anh đưa ra ngoài rồi mấy ông ổng lợi dụng anh rồi mấy ông tán phát làm lăng nhăng nọ kia. Tôi bảo như thế này: Tôi là một cái anh làm khoa học tự nhiên nhá. Cho nên khi mà tôi bỏ thì giờ ra tôi viết những cái bài như vậy là công phu lắm, có mồ hôi, có nước mắt của tôi, có chất xám của tôi bị bòn rút ra ghê gớm lắm thì tôi mới viết được những cái bài chính luận để góp ý kiến như vậy. Cho nên tôi viết không để mà chơi, còn chừng nào mà tôi thấy rằng là các anh, cái thói kêu ngạo, cái thói kêu ngạo cộng sản xem đời không ra gì, không thèm đọc, không thèm xét đến ý kiến của tôi một cách nghiêm túc thì tôi đành phải viết cho toàn Đảng, toàn Dân đọc. Và cho nên, tôi phải tán phát rộng rãi bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu .Tôi trực tiếp đưa lên internet.
VH: Những ý tưởng mà TS Lê Đăng Doanh trình bày như vậy, cá nhân Tiến Sĩ thì Tiến Sĩ cũng đã nhiều lần trình bày trong các cuộc nói chuyện với chúng tôi. Thì phải chăng rằng cá nhân Tiến Sĩ cũng như TS Lê Đăng Doanh có một cái nhìn chung trong một ý tưởng nào đó hay sao ạ.
NTG: Dạ vâng. Lâu nay khi mà có được bài nói chuyện này truyền tay nhau được tán phát thì nhiều cụ lão thành cách mạng, nhiều cụ chiến binh có đến nói với tôi rằng là sao nghe TS Lê Đăng Doanh nói như thế này thì người ta cũng thấy là ông TS kinh tế Lê Đăng Doanh nói cũng giống như TS địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, chỉ khác là một ông thì nói trước, một ông thì nói sau.
Ngoài lãnh vực đối nội, TS Lê Đăng Doanh đã phê phán chủ trương giải thể Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội làm mất mầm mống đa nguyên đa đảng. Ngoài những yêu cầu mà ông Lê Đăng Doanh nêu lên là phải tăng cường thanh lọc, phải xét lại giai trò chỉ đạo của kinh tế quốc doanh, v.v... Thì bây giờ phải kiểm điểm lại một số vấn đề đối ngoại và công tác nước ngoài mà xem. Vế Trung Quốc, TS Lê Đăng Doanh nhận định rằng, bây giờ tôi nhắc lại nguyên lời của TS Lê Đăng Doanh, bây giờ bạn của chúng ta là ai, ai là bạn của chúng ta. Lâm sự thì ai hợp tác với chúng ta, liệu có lâm sự không. Mà cái ông Trung Quốc, ông ấy có phải là bạn ta không hay là ông lăm lăm để thịt mình đây.
Thế rồi ông Lê Đăng Doanh cũng đề xuất một việc như thế này, là nếu ta chốt Vịnh Cam Ranh lại thì có thể kiểm soát được kinh tế dầu lửa của Trung Quốc, lúc bấy giờ TQ sẽ rất ớn, bởi vì TQ hiện nay đã làm bài toán sai lầm ,Trung Quốc rất đang đói dầu lửa. Ông Lê Đăng Doanh nói như thế này: "Ông Hoa Kỳ thì ổng nói là ta, từ trước đến nay chưa có chiếm đất của thằng nào bao giờ. Hơn nữa Hoa Kỳ với mình hai nền văn minh khác nhau, chế độ kinh tế khác nhau, tâm lý khác nhau. Cho nên để mà hiểu nhau được không phải là đơn giản. Tất nhiên là vì bài nói của ông Lê Đăng Doanh là do Ủy Viên Bộ Chính Trị, trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng đặt hàng, lại nói trước toàn những quan chức cộng sản nên ông ấy chỉ dám nói đến thế là cùng. Mà người nghe phải hiểu xâu xa hơn cả cái phần ý tại ngôn ngoại
VH: Thay mặt thính giả của đài, xin cảm ơn TS Nguyễn Thanh Giang đã giành thì giờ cho cuộc nói chuyện ngày hôm nay.
Việt Hùng, Đài Á Châu Tự Do.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.