Hôm nay,  

Chuyện Con Hươu

07/03/200500:00:00(Xem: 5011)
Hươu là loài thú hiền lành, chỉ ăn cỏ xanh, lá cây để sống. Khi bị thú dữ đuổi thì chỉ chạy trốn. Khi bị thú dữ bắt ăn thịt, thì chỉ biết kêu những tiếng kêu tang thương... Vậy Khương Thái Công mới ví bách tính trong thiên hạ thiện lương như hươu; và những cuộc tranh đoạt thiên hạ là chuyện "Đuổi Hươu ở Trung Nguyên"....

*

(Tiếp theo...) Chiều Chủ Nhật, Con Hươu nằm khểnh ngoài vườn Lái Thiêu, chân gác lên bụi mía xương gà, đầu gối lên hòn gạch bát tràng, cạnh luống rau dấp, thần thái phiêu diêu, tưởng như được trở lại mái tranh nghèo bên dòng sông Châu, tận hưởng cơn gió nồm nam mát rượi của quê nhà... Giữa lúc đang thiu thiu phiêu bồng trong gió mát, bỗng có tiếng nói oang oang như chuông:
- Tuần rồi, đọc báo Sàigòn Times, ta mới thấy khoan khoái làm sao khi được thưởng thức hùng tâm tráng khí, sẵn sàng ghé vai gánh vác việc nghĩa trong thiên hạ, của Võ Long Ẩn đại nhân qua bài viết y gửi Hồng Anh chủ bút Tivi Tuần San. Cha chả, xưa nay trên giang hồ, chẳng ai muốn vác chiếu hầu tòa, dù là vác chiếu đi kiện thiên hạ, hay vác chiếu hầu kiện; thậm chí ngay cả chuyện ra tòa làm nhân chứng đi nữa, cũng là những chuyện lôi thôi, mua thù chuốc oán, giăng mắc không biết đến khi nào. Vậy mà Võ Long Ẩn đại nhân đã dám xả thân làm cái chuyện nhân nghĩa đó thì quả thực đáng cho tâ tâm phục, khẩu phục. Vậy mà trước đây, bao nhiêu lần được hân hạnh "truyền âm nhập mật" trò chuyện với đại nhân mà ta có mắt như mù, không thấy được thái sơn trước mặt, không biết được ngọc qúy trong đá. Đáng tiếc, đáng tiếc... Một người có tấm lòng hành hiệp trượng nghĩa, chấp nhận ra làm nhân chứng như vậy, mà Hồng Anh chủ bút dám viết bài hăm dọa, thì quả thực là đáng trách, đáng trách.
Nghe những lời hào hiệp trượng nghĩa, Con Hươu giật mình mở mắt, tỉnh ngủ ngay. Nhìn ra, Con Hươu thấy ngay một vị đại hiệp trẻ măng, mà sao tướng mạo oai phong, khí vũ hiên ngang, đang đứng bên cạnh hãn huyết thần câu thiên lý mã. Chưa kịp cất tiếng chào, đại hiệp đã hỏi ngay:
- Ta nghe Nhan Vương Nữ Hiệp nói, ở gầm trời nam phương này có hai đại thi sĩ, vừa có tài nhả ngọc phun châu, bảy bước làm một bài thơ, vừa có hùng tâm tráng khí, quyết noi gương bà Nữ Oa, mang tài ba thiên phú để lấp biển vá trời. Tuần trước, ngươi đã giới thiệu thơ của một vị tên là Việt Phong. Vậy còn vị thứ hai cao danh qúy tánh là gì, thơ phú làm sao, mau mau cho ta biết"""...
Nghe tiếng vị đại hiệp quen quen, nhưng Con Hươu chưa biết là ai. Liếc nhìn thấy hai chữ Thiên Hư viết theo lối thảo trên đốc kiếm, và chữ Nhật Tân trên yên ngựa, Con Hươu giật mình kính cẩn:
- Thưa ngài có phải Vũ Trọng Phụng tiền bối, nổi tiếng vua phóng sự thời tiền chiến hay không"
Vũ đại hiệp cất tiếng cười rền vang như long ngân hổ tiếu:
- Khá lắm, khá lắm! Không ngờ ta một mình một ngựa, rong ruổi cả 5 châu lục bốn đại dương suốt 6 tháng qua, không một ai nhận ra chân tướng ta. Vậy mà nay gặp ngươi, chỉ thoáng trong một cái chớp mắt phù du, ngươi đã nhận ra ta là Vũ Trọng Phụng vua phóng sự thì quả thực ngươi cũng là người có lai lịch...
Con Hươu vừa mừng, vừa ngượng:
- Kính thưa Vũ tiền bối, tại hạ xin thú thực là có biết chút ít chữ hán, nên thoáng đọc được chữ Thiên Hư và Nhật Tân, mới chợt nhớ ra, tác phẩm đầu tay được tiền bối ký bút hiệu Thiên Hư đăng dài dài trên báo Nhật Tân cách đây 70 năm là Cạm Bẫy Người...
Vũ đại hiệp khoái trá, ngửa mặt lên trời cười ha hả. Tiếng cười của đại hiệp lần này hàm chứa nội lực đầy rẫy, khiến lá cây bỗng dưng trút xuống như nước, mây đang tụ bỗng tán.... làm hãn huyết thần câu thiên lý mã cũng rướn cổ nhìn trời hí vang một hồi...
- Nghe ngươi nói ta vô cùng cảm khái. Chẳng nói giấu gì ngươi, suốt hai ngày nay, ta một mình một ngựa trực chỉ Nam Bán Cầu chỉ mong chuyến đi này trước là được gặp Nguyễn Thuyên tiên sinh để thỏa lòng mong ước của ta với Tam Lang Vũ Đình Chí đại ca; sau là muốn có đôi lời dậy dỗ Hồng Anh chủ bút và Lão Ngoan Đồng để họ biết trên kính dưới nhường, coi chuyện văn chương chữ nghĩa, viết báo làm văn hóa là điều vô cùng quan trọng, đừng có khinh suất, buông tuồng chữ nghĩa mà rồi chuốc phải tiếng nhơ khôn rửa, cùng tiếng cười chê muôn đời của hậu thế...
Được Vũ Trọng Phụng tiền bối giãi bầy phế phủ, Con Hươu khoan khoái vô cùng, vội vã giập đầu kính cẩn:
- Kính thưa Vũ tiền bối, những lời dậy dỗ của tiền bối quả là khuôn vàng thước ngọc cho đám hậu bối tại hạ noi theo. Nay tiền bối đã giáng lâm Úc Châu và có lòng tốt muốn dậy dỗ nhị vị Hồng Anh và Lão Ngoan Đồng, thì xin cho tại hạ gửi bài thơ khuyên bảo Hồng Anh của Tín Lăng thi sĩ...
Vũ Trọng Phụng gật đầu, cầm trang thơ Con Hươu đưa, liếc mắt qua, rồi gật gù vẻ khoái trá, và cất tiếng sang sảng đọc:

Nghề cầm bút

(Gởi Hồng anh Chưởng Môn)

Nghiệp bút mực phải cần thận trọng
Bán văn chương đâu phải nghề hèn
Đừng vì tiền để não trạng đen
Văn lếu láo, toàn lời thô tục

Dẫu đã biết dòng đời vẩn đục
Nếu yêu nghề gạn lọc cho trong


Ngước mặt lên không thẹn với lòng
Lúc cúi xuống chẳng cần trâng tráo

Nghề cầm bút, văn chương tải đạo
Tránh bị cuồng bán rẻ lương tâm
Chớ ẩn thân đêm tối âm thầm
Đem nhân cách bán rao rẻ mạt

Kià đất mẹ, khung trời tan tác
Mảnh hình hài khốn khổ gian truân
Thấy gì không ngoài chữ "Vô luân"
Bút quằn quại, mực nghiên ứa lệ

Đời thác loạn nên nhiều ngã rẽ
Kiếm cho mình một lối đi thơm
Để mai sau khỏi vướng tủi hờn
Lúc quá vãng lưu danh thiên cổ

*

Trước việc làm đầy nghĩa lớn của Nguyễn Thuyên tiên sinh, và việc xúc phạm mạ lỵ Nguyễn Thuyên tiên sinh một cách ác ý đầy vô lý của Hồng Anh chủ bút và Lão Ngoan Đồng, Con Hươu thấy dư luận người Việt tại Úc vô cùng phẫn nội, và không phải chỉ có một mình Võ Long Ẩn đại nhân lên tiếng, mà còn rất nhiều vị có uy tín tại Sydney, Melbourne... Thậm chí ngay cả Bác Sĩ Nguyễn Chương, là con trai của Nguyễn Thuyên tiên sinh, cũng đã viết thư gửi Hồng Anh chủ bút, trình bầy niềm tự hào của ông đối với thân phụ, và sự phẫn nộ của ông đối với Hồng Anh chủ bút. Sau đây là một số đoạn chính yếu trong lá thư của Bác Sĩ Nguyễn Chương.

*

Kính gửi ông Nguyễn Hồng Anh
Chủ bút Báo Tivi Tuần San
49 Victoria Parade, Collingwood, VIC 3066
Kính Ông,

Trước hết, Tôi xin tự giới thiệu Tôi là con trai của Ông Nguyễn Thuyên, là nạn nhân của Ông qua hai bài báo đã đăng trên Báo Tivi Tuần San, số 838 ngày 17.4.2002, và số 845 ngày 5.6.2002.
Tôi đại diện cho gia đình chúng tôi, gởi đến Ông thư này, để trình bày sự việc như sau:
Trước ngày 30.4.1975, khi Cộng Sản chưa xâm lăng miền Nam Việt Nam, Cha tôi là Giáo sư Trung Học (ở Việt Nam như ông và mọi người đều rõ, là hồi trước năm 1975 dạy Trung học hay Đại học đều được gọi là “Giáo Sư” - nếu muốn rõ hơn khi cần thiết, mới phân biệt là Giáo sư Trung học, Giáo sư Đại học...), khác với Úc và tại Việt Nam sau 1975, là chức Giáo sư chỉ dành cho những người có bằng Tiến sĩ, được các đại học công nhận sau nhiều năm giảng dậy, có các công trình nghiên cứu giá trị. Còn không cũng chỉ được gọi là Giảng viên, Giảng sư...).
Tuy nhiên hiện nay tại Úc, từ lâu trong Cộng đồng Việt có tập quán tôn trọng những giá trị văn hóa cũ, nên vẫn theo phong tục của Việt Nam, mà gọi các danh chức cũ từ bên văn đến bên võ, như Đại úy A, Giáo sư B, Tiến sĩ C... để bày tỏ sự tôn trọng theo phép xã giao thông thường phổ biến.
Do đó mà bấy nay Cha tôi vẫn được các thân hữu gọi là Giáo sư Nguyễn Thuyên. Ngoài ra, Cha tôi còn được Bộ giáo dục nước Việt Nam Cộng Hòa hồi trước 1975, cấp giấy phép điều khiển một trường Trung học tại Huế.
Sau 30.4.1975, Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, đóng cửa trường tư, tịch thu toàn bộ cơ sở, giam giữ lưu đày giới trí thức, tư sản... Cha tôi đã trốn thoát, sau đó vượt biên năm 1978 tới được đảo Bidong, Mã Lai.
Tháng 6.1979 Cha tôi và gia đình chúng tôi được chính phủ Úc đón nhận, đến định cư tại tiểu bang Victoria, cho tới nay.
Qua đến Úc, Cha tôi không còn tiếp tục theo đuổi nghề dạy học vì nhiều lý do, nhất là sự khác biệt về ngôn ngữ và vai trò của người thầy tại Úc rất khác biệt với vai trò người thầy tại Việt Nam.
Cụ thể như ở Việt Nam người thầy được tôn kính như một người cha, theo truyền thống “Quân-Sư-"Phụ” tức là “Vua đến Thầy rồi mới đến Cha” trong thứ bậc trên dưới của xã hội Việt Nam nói riêng, Đông phương nói chung.
Tuy vậy, cha tôi vẫn có những đóng góp cụ thể vào công tác giáo dục trong Cộng Đồng Việt Nam, như viết sách dạy tiếng Việt, tích cực tham gia vào các lớp giảng dậy tiếng Việt của Cộng Đồng Tÿ Nạn Việt Nam...
Để có thể mưu sinh thích hợp trong hoàn cảnh mới, Cha tôi đã phải dấn thân vào nhiều ngành nghề mới mẻ khác nhau, như mở nhà hàng, làm báo, xây cất nhà cửa...
Mặc dù nơi xứ lạ quê người gặp nhiều khó khăn trong mưu sinh, cha tôi vẫn cố gắng chăm chỉ làm ăn mẫu mực chưa hề gây ra điều gì tai tiếng bị cười chê, được cộng đồng nể trọng mà vẫn kiếm tiền nuôi con cái học hành đến nơi đến chốn. Tất cả các anh chị em chúng tôi đều tốt nghiệp Đại học Úc, ra trường làm việc đóng góp công sức tích cực vào xã hội, như các công dân Úc gương mẫu khác.
Lúc trưởng thành, chúng tôi rất hãnh diện với bạn hữu, các thân chủ, khi có một người Cha gương mẫu được cộng đồng vị nể.
Nhất là với tư cách một người Tÿ nạn Chính trị, cha tôi còn bỏ ra nhiều công sức trong nhiều năm, sưu tầm tài liệu biên khảo tác phẩm “Bộ Mặt Thật Hồ Chí Minh”, nêu rõ sự gian ác của tên lãnh tụ độc tài vô luân, một cách để lý giải với người Úc và các thế hệ về sự hiện diện của người Việt Tÿ Nạn ở khắp nơi trên thế giới, đóng góp vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi tai ách Cộng Sản - mà cả thế giới đều biết đã cai trị khắc nghiệt, chà đạp nhân quyền cùng cực như thế nào.
Chính điều này khiến những người bất đồng chính kiến, đã dùng những thủ đoạn hèn kém để vu cáo, bôi bẩn thanh danh của Cha tôi một cách bất công, vô lý, mà cụ thể là hai bài viết trên Báo Tivi Tuần San.... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.