Hôm nay,  

Quốc Hận 30-4-2006, Nhớ Tới Công Đức Dựng Nước Của Tiền-nhân Quốc Kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ Vn, Thắm Đầy Huyết Lệ

05/04/200600:00:00(Xem: 27031)
- (kính tặng những ân nhân đả và đang tranh đâu cho sự hiện hữu của lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ trên thế giới và riêng tại Hạ Uy Di.)

Nếu tính từ thời các vị vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay, sinh mệnh của dân tộc Việt đã có hơn mấy ngàn năm lịch sử. Để có được một giang sơn cẩm tú đẹp đẻ như hiện tại, tổ tiên ta bao đời đã không ngừng dùng máu nước mắt và thân xác, tranh đấu dũng liệt để ngăn chận, chống lại ngoại xâm, nhất là giặc Tàu phương Bắc. Nhờ vậy dân tộc Hồng Lạc mới được trường tồn

Ngày 30-4-1975, cọng sản quốc tế Hà Nội vào Sài Gòn, gây nên một cuộc đổi đời mạt kiếp, tồi tệ và kinh hoàng nhất qua các thời đại lịch sử, không thua gì 10 thế kỷ Bắc thuộc hay 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Ba mươi năm qua vẫn không có gì thay đổi dưới sự cai trị của một chế độ toàn trị bạo tàn, vẫn cướp bốc giết người, đàn áp tôn giáo, trả thù người sống không thuộc băng đảng phe nhóm. Cũng vẫn cầy mồ dầy mã người chết và tệ mạt hơn hết là Bắc Bộ Phủ dám đem đất đai biên giới, đảo biển của đất nước, bán nhượng cho Tàu cộng cũng như khoáng nhượng thế chấp lãnh thổ khắp nước cho tư bản, mục đích cũng chỉ để củng cố đảng cọng sản và thu thập tiền vàng chia nhau hưởng thụ.

Tóm lại trong dòng sinh mệnh của dân tộc, người VN chưa bao giờ bị một chính quyền nào, kể cả thời phong kiến quân chủ, chà đạp nhân cách, bóc lột tài sản và khốn khổ thân xác, cho bằng đã sống dưới chế độ cọng sản, qua danh từ hoa mỹ là ' xã hội chủ nghĩa'. Thời nước Việt bị giặc Tàu, giặc Tây đô hộ, cũng đâu có cảnh dân chúng đã phải bỏ quê làng, mồ mả tổ tiên một cách tập thể, để di cư từ đất Bắc vào miền Nam hay vượt biển ra nước ngoài để trốn giặc. Thật là:

'đôi dép râu giẫm nát đời son trẻ

mũ tai bèo khép kín nẻo tương lai

Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý

Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do..'

Bỗng dưng thấy thấm thía tận cùng, khi vô tình đọc được một bài ca dao cổ, mà các bà mẹ VN bao đời thường hát để ru con:

'gió Động Đình mẹ ru con ngủ

Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh

Tiết trời thu lạnh lành lanh

Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông

Bống bồng bông, bống bồng bông

Võng đào mẹ bế, con Rồng cháu Tiên..'

Cách đây mấy chục thế kỷ, các tổ Hùng Vương đã mở nước Văn Lang và bao đời, tiền nhân ta tiếp nối xây dựng, bảo tồn và gìn giữ đất nước. Từ năm 1945 tới nay, trong cuộc chiến ngăn chống sự xâm lăng đồng hóa của chủ nghĩa duy vật cọng sản, đã có không biết bao nhiêu thế hệ thanh niên VN đã gục ngã trước súng đạn và bạo lực. Tuy vậy, trưa ngày 30-4-1975 vì tuân theo lệnh của Dương Văn Minh, QLVNCH đã buông súng rã ngũ nhưng hầu hết các chiến binh không đầu hàng và chẳng có ai bị cảm hoá hay tẩy não, dù đã bị giặc cầm giam tại các trại tù khắp nước, trong nhiều năm.

Tại hải ngoại, suốt ba chục năm qua (1975-2005), người Việt dù đang sống kiếp lưu vong trên khắp các nẻo đường thế giới, nhưng ai cũng khắc ghi trong tâm khảm lời thề phải quang phục TỔ QUỐC, lấp kín cái vũng bùn ô uế tanh hôi của thiên đàng cọng sản, để ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc và người Việt mới có thể, ngẩn mặt sánh vai với thế kỷ văn minh của nhân loại.

1- GHI NHỚ CÔNG ĐỨC DỰNG NƯỚC CỦA TỔ HÙNG VƯƠNG:

Theo Việt sử, Họ Hồng Bàng là triều đại đầu tiên của nước ta, có quốc hiệu là Văn Lang. Qua truyền thuyết được ghi trong tất các bộ sử ký nước Nam, từ trước tới nay thì nước Văn Lang truyền được 18 đời vua, mới bị mất nước về tay Thục Phán, cũng là một người Việt trong nhóm Bách Việt.

Đó là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân - Au Cơ, Hùng Quốc Vương, Hùng Việt Vương, Hùng Hi Vương, Huỳng Huy Vương, Hùng Chiêu Vương, Hùng Vị Vương, Hùng Định Vương, Hùng Uy Vương, Hùng Trinh Vương, Hùng Vũ Vương, Hùng Anh Vương, Hùng Hiền Vương, Hùng Tạo Vương, Hùng Nghị Vương và Hùng Tuấn Vương.

Thục Phán đánh bại vua Hùng thứ 18, vào khoảng thế kỷ thứ III trước tây lịch. Do nhà vua là người thuộc nhóm Âu Việt, nên đổi tên nước là Âu-Lạc ( tức là Lạc Việt và Âu Việt), xưng hiệu là An Dương Vương, dời kinh đô từ Phong Châu về Cổ Loa, thuộc Huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên (Bắc Phần).

Riêng về danh xưng quốc tổ Hùng Vương của VN, đã có sự bàn cãi sôi nổi của nhiều học giả trong cũng như ngoài nước, cũng chỉ vì các danh từ Lạc Hầu, Lạc Tướng nên phải có Lạc Vương, chứ không phải Hùng Vương. Đầu tiên là một học giả Pháp tên Henry Maspéro, tiếp theo có Sở Cuồng Lê Dư, Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Dào Duy Anh (miền Bắc), Phạm Hoàng Mỹ, Trần Viên Chung (miền Nam)..trước tháng 5-1975. Chung qui cũng vẫn quanh vấn đề, phải gọi vua nước Văn Lang là 'Hùng vương hay Lạc Vương"'

Vì nước ta bị Bắc Thuộc cả ngàn năm, nên hầu như các nguồn sử liệu trước đó, đã bị mất mát hay tiêu hủy, nên chẳng có một chứng tích nào sót lại, ngoài sử do người Tàu thời đó viết, để minh chứng xác thực. Mãi cho tới thời vua Trần Thái Tôn vào năm 1217, sử gia đầu tiên của nước ta là Lê Văn Hưu, mới soạn bộ 'Đại Việt Sử Ký', gồm 30 quyển nhưng cũng chỉ bắt đầu, từ thời vua Triệu Vũ Đế (207 trước TL) của Nhà Nam Việt, cho tới cuối nhà Hậu Lý (vua Lý Chiêu Hoàng ) mà thôi.

Thời Vua Lê Thánh Tôn, quan Lễ Bộ Thượng Thư là Ngô Sĩ Liên, mới tom góp, sưu tầm và ghi chép lại những huyền thoại, truyền thuyết trong dân gian, qua hai tác phẩm 'Việt Điện U Linh 'của Lý Tế Xuyên và 'Lĩnh Nam Chích Quái' của Trần Thế Pháp, để viết bộ 'Đại Việt Sử Ký Toàn Thư', gồm 15 quyển, chia thành hai phần, trong đó 5 quyển đầu gọi là 'Ngoại Kỷ' chép từ đời Hồng Bàng cho tới năm 938 sau TL, Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán, mở nền tự chủ cho dân tộc VN tới ngày nay.

Cũng từ đó, nước ta qua các triều đại, đều làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương, vào ngày mồng mười tháng ba (10-3) âm lịch hằng năm. Truyền thống trên bao đời đã khắc sâu vào tâm trí của người Việt cả nước, và phát sinh ra câu phong dao mà ai cũng đều thuộc lòng:

'Dù ai đi ngược về xuôi

nhớ ngày giỗ Tổ, mồng mười tháng ba.'

Trước năm 1945, giỗ Tổ Hùng Vương được quan Lễ Bộ Thượng Thư, thay mặt nhà vua làm chủ tế, tại đền 18 Tổ Hùng được xây dựng từ thời Hậu Lê (hậu bán thế kỷ XV) và liên tiếp được tu bổ nhiều lần vào thời nhà Nguyễn. Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc đế đô Phong Châu của nước Văn Lang. Miền này nay là xã Hy Cương, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ (Bắc Phần).

Phong Châu là đia linh nhân kiệt, phong cảnh hùng liệt diễm tình, phía trước có nhiều sông lớn tụ hội, hai bên có nhiều núi cao chầu hầu. Tại đây đất đai từ trên gò xuống tới bãi, đều màu mỡ xanh tốt. Đúng là nơi định đô lập nghiệp muôn đời của một dân tộc tuyệt luân phi thường, anh hùng bất khuất nhưng tâm hồn phong thái vẫn hòa nhã yêu chuộng hòa bình.

Phong Châu cũng là Bạch Hạc ngày nay, nằm bên tả ngạn sông Lô (Thao), cũng là nơi đã chứng kiến nhiều chiến công của dân tộc trong dòng sử Việt, mà gần nhất là chiến thắng sông Lô trong cuộc chiến tranh Việt-Pháp. Do các yếu tố phong thổ đặc biệt trên, nên khi còn tại vị, các Tổ Hùng đã dựng đền trên núi Nghĩa Lĩnh hay núi Hùng. Nghĩa Cương, Hùng Lĩnh hay Hy Cương đều chung một danh xưng chỉ núi Hùng, cao 175m, nằm trong thôn Cổ Tích.

Núi Hùng chung quanh được bao bọc bởi 99 ngọn đồi Voi Phục, với cây cối quanh năm xanh tươi mát mẻ. Đền Hùng là nơi tế tự trời đất, thổ thần và tiên tổ của dân tộc Hồng-Lạc. Đền này, từ đó về sau, trải qua các triều đại trong lịch sử, đều được chọn làm Đền Tổ Hùng Vương.

Phong cảnh đền Hùng muôn đời hùng vĩ, trời xanh nắng ấm vào tiết Thanh Minh nhằm vào tháng ba âm lịch hằng năm. Trong dịp này, Đền đã có dịp soi bóng trên dòng nước xanh của dòng Bạch Hạc, là vị trí giao lưu.

Trên đường lên Đền Hùng, dưới chân nuí có Đền Giếng, trong đó tới nay vẫn còn chiếc Giếng Ngoc, mà theo truyền thuyết là nơi, mà các vị công chúa con vua Hùng, thường tới tắm gôi, chải tóc và tô môi. Rời Đền Giếng phía ngoài, qua một một cổng xây bằng đá, để vào Đền Hạ. Theo sử liệu được ghi chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, thì chính nơi đây, quốc mẫu Âu Cơ của Đại Việt, một lúc sinh trăm trứng rồi nở thành trăm người con trai. Sau đó mẹ chia phân nửa cho cha là Lạc Long Quân, rồi dẫn những con còn lại lên núi. Phần Lạc Long Quân cũng nhường ngôi vua cho con trưởng là Hùng Quốc Vương làm vua nước.

Trong Đền Hạ có chùa Thiên Quang với gác chuông, bia đá cổ, trên đó ghi khắc công đức dựng nước của Tổ Hùng. Chung quanh chùa còn nhiều đại thụ như thông, tùng rất lâu đời nhưng vẫn xanh tốt, thân cây vài người nối tay ôm không hết, đã nói lên sự thách thức với thời gian của cây, đồng hành là sự tồn tại của dân tộc Hồng Lạc, trong dòng sử Việt, từ ấy đến nay.

Rời Đền Hạ, leo 168 bậc đá là tới Đền Trung. Theo truyền thuyết, Đền Trung là chỗ mà các vị Tổ Hùng luận bàn việc nước với triều thần, mà thời đó được gọi qua danh xưng Lạc Hầu, Lạc Tướng. Đây cũng là nơi vua Hùng thứ sáu, truyền ngôi là Hoàng Tử Lang Liêu, là người đã trúng giải nhất trong cuộc thi, với hai thứ bánh Chưng và bánh Dầy, món ăn quốc hồn quốc tuý của dân tộc Việt.

Đền Trung hiện tại là địa điểm đặt TỔ ĐÌNH NAM BANG, thờ kính Mười Tám Vua Hùng. Trên cùng nơi đỉnh nuí là Đền Thượng với tấm bảng vàng khắc bốn đại tự: 'NAM QUỐC SƠN HÀ'. Đây chính là nới Các Tổ Hùng hằng năm tới làm lễ Tế Trời Đất và Thần Nông, Cũng tại Đền Thượng vào đời vua Hùng thứ sáu, Phù Đổng Thiên Vương tức là Thánh Gióng đã đánh thắng giặc Ân. Phía bên trái đền, có một ngôi mộ đá rất cổ kính và được mọi người tin là chốn an nghĩ nghìn thu của Hùng Vương thứ 6. Tại đây nhìn chung quanh, có nhiều núi lớn nhỏ, với hình tượng rất giống bầy voi đang hường đầu quỳ về.

Trải qua bao đời, hằng năm dân tộc Việt đều củ hành giỗ Tổ Hùng rất trang trong vào ngày mồng mười tháng ba âm lịch. Đây được coi là ngày hội lớn nhất của đất nước ta, theo đó dân tộc Việt vốn là Con Rồng Cháu Tiên, qua truyền thuyết L5c Long Quân-Âu Cơ.

Trong suốt thời gian tồn tại của VNCH, tại thủ đo Sài Gòn cũng có Đền Hùng, đê con cháu hằng năm tới làm lễ cúng giỗ. Chánh phủ Miền Nam đã có một dự án lớn, xây dựng Đền Hùng trên đỉnh nuí Chứa Chan, gần ngã ba ông Đồn, thuôc quận Xuân Lộc tỉnh Long Khánh. Tiếc thay chương trình xây dựng bị hủy bỏ theo vận nước vào ngày 30-4-1975. Hiện nay Đền Hùng đã theo chân người Việt tị nạn khắp các nẻo đường hải ngoại tạm dung, vì người Việt còn thì ngày giỗ Tổ Hùng vẫn miên viễn không ai có thể xoá hay thay thế bằng một danh xưng nào khác, mà ông cha ta đã dựng lên từ mấy ngàn năm trong dòng sử Việt:

'Bia đá chẳng mòn tòa miếu cũ

Văn Lang muôn thuở tỏ Hùng Vương'

2- QUỐC HIỆU VÀ QUỐC KỲ VIỆT NAM:

Theo sử liệu, thì quốc hiệu VIỆT NAM chính thức xuất hiện vào niên lịch 1802 là năm mà Đức Gia Long đã có công thống nhất được toàn cõi sơn hà từ Ải Nam Quan cho tới Mũi Cà Mâu, sau hơn 300 nội chiến triền miên giữa các dòng họ Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn.

Thật ra từ thế kỷ thứ XIV, hai tiếng Việt Nam đã thấy xuất hiện trong nhiều tác phẩm lúc đó như Nam Thế Chí của Hồ Tông Thốc , Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú, Du Địa Chí của Nguyễn Trải, Trình Tiên Sinh Quốc Ngữ Văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm..Ngoài ra, các nhà khảo cồ sau này, còn tìm thấy nhiều bia đá có niên lịch ghi trước thế kỷ XVIII ở Bắc Việt. Trong tất cả các bia ký này, đều thấy có khắc hai chữ Việt Nam. Theo nhận xét của các học giả, sử gia hiện tại, thì hai chữ Việt-Nam lúc đó, mang chung ý nghĩa rất thiêng liêng, nhằm chỉ về một nước Việt ở Nam Phương. Để đối chọi với sự mai mỉa khinh nhờn của người Tàu phương Bắc, mà suốt dòng lịch sừ, luôn coi VN như một quận huyện bản xứ, qua danh từ miệt thị 'An Nam hay Giao Chỉ.'

Theo Dự Am Thi Tập của Phan Huy Chú viết năm 1792, cho biết vào năm Quang Trung thứ 5 nhà Tây Sơn, đã ban chiếu đổi quốc hiệu An Nam thành Việt Nam. Tiéc thay nhà Tây Sơn đã tồn tại trong dòng sử Việt quá ngắn ngũi, nên viện xử dung quốc hiệu VN cũng theo vận nước trôi vào quá khứ.

Riêng hai tiếng VN cũng đâu có khác gì thân phận của dân tộc Hồng-Lạc nhược tiểu, luôn trôi nổi trong dòng sinh mệnh lịch sử. Năm 1802 ngay khi thống nhất được đất nước, vua Gia Long đã cử Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định đi sứ sang nhà Thanh, trả lai ấn phong của vua Quang Trung và xin nhận quốc hiệu cũ là Nam Việt.

Ta biết Nam Việt là quốc hiệu của VN thời nhà Triệu (207-111 trước tây lịch), có lãnh thổ rộng lớn, bao gồm Vân Nam, Lưỡng Quảng, Hải Nam, Bắc Việt và ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tỉnh phía bắc Trung Phần. Do đó, chừng nào vua Càn Long mới chịu chấp nhận. Bởi vậy cho tới năm Gia Long thứ 3 (1804), nhà Thanh mới sai Tế Bá Sâm, mang quốc ấn và chiếu phong vua Gia Long, đồng thời cũng chấp nhận quốc hiệu của nước ta vào thời nhà Nguyễn là Việt Nam thay vì Nam Việt. Tuy nhiên phải đợi tới cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hai tiếng VN mới được cả trong và ngoài nước, sử dụng với tất cả ý nghĩa thiêng liêng và toàn bích.

Riêng về lá quốc kỳ VN hiện tại, lại càng thêm phức tạp vì VN ngày nay đang sử dụng hai lá cờ : Đảng cọng sản quốc tế đệ tam đang đô hộ VN, được Bắc Bộ Phủ tại Hà Nội, xài lá cờ máu đỏ sao vàng, nhái theo lá cờ của đảng cong sản Trung Hoa tỉnh Phúc Kiến, ngoài ra còn xài thêm lá cờ đảng giống cờ nước VN xã nghĩa có vẻ thêm búa liềm, theo nguyên mẫu lá cờ của Liên Bang Xô Viết cũ.

Còn quốc dân VN thì chính thức sử dụng lá cờ màu vàng ba sọc đỏ, xuất hiện từ ngày 2-6-1948 cho tới tháng 7-1954, đất nước bị chia đôi nhưng chính phủ VNCH ở phía nam vĩ tuyến 17, từ Đồng Hà-Quảng Trị, vào tới Mũi Cà Mâu, vẫn tiếp tục sử dụng quốc kỳ cũ của quốc dân VN. Từ sau ngày 30-4-1975, tuy đất nước VN bị cọng sản quốc tế đô hộ nhưng cũng từ đó, trên khắp mọi nẻo đường hải ngoại, hơn ba triệu ngươì Việt tị nan cọng sản, vẫn theo truyền thống của ông cha, trân quý và chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ, như một biểu.

Căn cứ theo tác phẩm 'Quốc Kỳ Việt Nam' của Quốc Duy Nguyễn Văn An, thì lịch sử hình thành lá quốc kỳ của dân tộc, được khởi đầu từ sáng kiến của Phan Thanh Giản. Năm 1863 khi làm Chánh sứ hướng dẫn phái đoàn đi sứ sang Pháp, để xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Phần là Gia Định, Biên Hòa và Định Tường, đã bị thực dân Pháp cưỡng chiếm vào năm 1862. Khi tàu vào tới hải cảng, Pháp yêu cầu phái bộ VN treo quốc kỳ, để họ tổ chức bắn súng đại bác chào đón theo nghi cách ngoại giao quốc tế. Vì không chuẩn bị trước, nên Phan Thanh Giản phải lấy tạm chiếc khăn lụa màu vàng và dùng son đỏ viết trên đỏ bốn đại tự 'Đại Nam Khâm Sứ'. Cũng từ đó, lá cờ trên đã trở thành Cờ Long Tỉnh, tượng trưng cho Triều Đình Nhà Nguyễn, với lãnh thổ còn lại gồm Bắc và Trung Phần.

Ngày 16-4-1945, học giả Trần Trọng Kim được Quốc Trưởng Bảo Đại, ủy nhiệm lập Chính Phủ với nội cac gồm 10 Bộ Trưởng. Ngày 2-6-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim quyết định chọn quốc kỳ mới cho VN. Đó là lá cờ nền vàng, ba sọc đỏ theo hình quẻ Ly (---)trong kinh Dịch. Ngày 30-6-1945, Ông lại chọn bài Đăng Đàn Cung làm Quốc Thiều.

Tháng 2-1946, D'Argenlieu được cử làm Cao Ủy Đông Dương, mục đích tái lập lại sự đô hộ trên ba nước Việt-Miên-Lào, mà Pháp đã bĩ quân phiệt Nhật đánh đuổi khỏi vùng vào ngày 3-9-1945. Để tiến tới ý đồ bất lương tên, thực dân mưu toan nhiều lần tách hẳn Nam Kỳ của VN, để nhập vào lãnh thổ Pháp , đồng thời cai trị Bắc và Trung Phần như trước tháng 3-1945. Tuy nhiên âm mưu xảo trá và nguy hiểm của giặc, lần lượt bị quốc dân VN phát hiện và chống trả, khến cho các chính phủ Nguyễn Văn Thinh và Lê Văn Hoạch, cũng lần lượt sụp đổ theo ý đồ thâu tóm đất đai của người Việt.

Ngày 8-10-1947, Nguyễn văn Xuân làm Thủ Tướng và lập nội các mới, trong đó Trần Văn Ân được cử làm Thứ Trưởng Thông Tin. Trong giai đoạn này, hầu như tất cả các vị trí thức yêu nước cũng như những đảng phái quốc gia, đều cực lực chống lại chiêu bài chia cắt Nam Phần thành một miền tự trị thuộc Pháp.

Nương theo lòng dân lúc đó, cụ Trần Văn Ân qua tư cách của một chính khách kiêm Thứ Trưởng Chính Phủ, thẳng thắn đề nghị Thủ Tướng Xuân, xủ dụng danh xưng 'Nam Phần VN', để thay thế cái gọi là 'Nam Kỳ Cộng Hòa Tự Trị', mà thực dân Pháp và bọn Việt Gian lúc đó đã ngụy xưng một cách trơ trẽn. Ngoài ra ông cũng đã chọn Quốc Ca và Quốc Kỳ cho cả nước.

Vào thời điểm 1948, lúc đó trên lãnh thổ VN đang sử dụng năm lá cờ khác nhau: Ba lá của ba kỳ Bắc-Nam-Trung, một của đạo Cao Đài và lá thứ năm của Phật Giao Hòa Hảo.

Cũng qua tài liệu dẫn chứng trên, trong Ủy Ban chọn Quốc Ca và Quốc Kỳ cho nước VN độc lập, có Nguyễn Hữu Thiều làm chủ tịch, cùng các đại diện Đổ Quang Giai (Miền Bắc), Trần Văn Lý (Miền Trung), Nguyễn Văn Xuân (Miền Nam) cùng hai đại diện của Phật Giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài. Cuộc triển lãm năm mẫu cờ tại Phòng Khánh Tiết Sài Gòn, cuối cùng Uỷ Ban đã quyết định chọn Lá Cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ, làm Quốc Kỷ của Quốc Dân và Quốc Gia VN.

Sự kiện lịch sử trên, về sau được Cựu Hoàng cũng là cựu Quốc Trưởng Bảo Đại, đề cập tới trong tác phẩm 'Con Rồng Việt Nam (Le Dragon D'Annam)', xuất bản năm 1990. Ngày 5-6-1949, trên chiến hạm Duguay Trovin, bỏ neo trong vịnh Hạ Long. Lúc đó trên tàu có sự hiện của Quốc Trưởng Bảo Đại, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân, Cao Uỷ Pháp tại Đông Dương là Emile Bollaert đại diện nước Pháp, thừa nhận nền độc lập của VN, mà quốc kỳ là lá cờ vàng ba sọc đỏ như chúng ta hiện tại đang trân quý trên khắp mọi nẻo đường lưu vong hải ngoại và cả trong hồn tim của triệu triệu người VN trong nước đang sống nơi xã nghĩa thiên đàng.

Cho nên Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ có một ý nghĩ khác biệt với Lá Cờ Máu của Cọng Sản VN, vì nó không phải là của riêng bất cứ ai, từ Bảo Dại tới Nguyễn Văn Xuân, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương hay Dương Văn Minh. Trong khi đó là cờ máu sao vàng, từ hình thức tới nội dung là tài sản riêng của đệ tam quốc tế, của Liên Xô, Trung Cộng và Việt Cộng. Đó cũng là lý do thiêng liêng mà người Việt qua mọi giai đoạn, từ trong nước cho tới cuộc sống lưu vong, vẫn quyết tâm gìn giữ và đấu tranh để quốc tế công nhân, dù hiện nay ngươi Việt quốc gia không có lãnh thổ, từ sau ngày 30-4-1975, quốc hận, gia vong, đổi đời người xuống thành chó, súc vật lên làm chánh quyền, cai trị cả nước.

Lá quốc kỳ VN là biểu tượng cao quý nhất trong linh hồn người Việt. Tháng 7-1954 hơn hai triệu người đất Bắc và các tỉnh miền trung bên kia vĩ tuyến 17 vì công nhận lá cờ vàng ba sọc đó của quốc dân, nên cắt ruột gạt nước mắt, bỏ xứ vào Nam tìm tự do dưới bóng lá quốc kỳ màu vàng. Ngày 30-4-1975 người Việt lại bỏ nước ra đi vì không sống nổi đưới lá cờ máu của đảng cọng sản, cho tới ngày nay, lập trường chính trị vẫn không hề thay đổi.

Lá Cờ của quốc dân VN hiện tại, nền màu vàng, hình chữ nhật bề ngang bằng nửa chiều dài. Trên nền vàng, ở phần giữa là ba sọc đỏ có kích thước bằng nhau. Màu vàng của lá cờ tượng trưng cho dân tộc VN, trong cộng đồng các dân tộc Châu Á da vàng. Màu đỏ tượng trưng cho sự đấu tranh gian khổ, đẫm đầy huyết hận, nước mắt đoanh tròng, trong suốt chiều dài của lịch sử chống ngăn ngoại xâm. Riêng Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba phần của đất nước VN. Lúc đó, chính ký giả Nguyễn Kiên Giang (tên thật Lý Thanh Cần ), giữ chức Giám Đốc Phòng Báo Chí thời Thủ Tướng Xuân. Ông là người được chính phủ giao phó thực hiện lá quốc kỳ. Song song Thủ Tướng Xuân còn chấp nhận bài hát 'Thanh Niên Hành khúc ' của Lưu Hữu Phước sáng tác, lúc đó đương sự cũng như hằng triệu triệu thanh niên nam nữ VN yêu nước, đang dấn thân đấu tranh chống thực dân Pháp, trong hàng ngũ Việt Minh..

Ngoài ra trong tác phẩm 'Việt Nam Nhân Chứng', cựu tướng Trần Văn Đôn cũng có viết là chính ông ta và tướng Lê Văn Kim, là tác giả đã đề nghị thực hiện quốc kỳ và quốc ca VN hiện tại. Nhưng sự xác nhận trên, chẳng những bị cụ Trần Văn Ân là nhân chứng, tác giả cờ và quốc ca, cực lực phản đối, mà còn bị nhiều người gạt bỏ không tin là sự thật. Bởi vào năm 1948, Trần văn Đôn cũng như Lê Văn Kim..chỉ là sĩ quan cấp nhỏ trong quân đội, thì chừng nào mới tới phiên được mời vào phòng hội, để nghị sự một vấn đề trong đại của quốc gia lúc đó, chỉ có Nguyên Thủ, các cấp Bộ Trưởng, Thủ Hiến ba kỳ và lãnh đạo cao cấp của của các giáo phái ..mời được mời họp với ý kiến và quyết định.

Trong suốt cuộc chiến VN kéo dài gần 20 năm (1955-1975), những ai đã từng là người dân trong vùng chiến nạn, xôi đậu, bị giặc chiếm hay là lính trận chiến đấu nơi sa trường, đồn nghĩa quân cheo leo miền biên tái, những biệt chính, biệt kích cảm tử hoạt động riêng rẽ và các quân nhân bị thất lạc trong lúc đụng trận, mới cảm nhận được sự thiêng của lá cờ và bản quốc ca hùng tráng, được thổi lên khi xung trận. Quốc kỳ VN như mợt ngọn đuốc, soi đường mở lối đấu tranh cho thanh niên nam nữ miền Nam trong suốt 20 năm đoạn trường máu lệ, vì đất nước bị cọng sản đệ tam xâm lăng cướp đoạt.

Có còn nhớ hay không những ngày tang tóc hỗn loạn của Tết Mậu Thân (1968), mùa hè đỏ lửa 1972 tại An Lộc (Bình Long), Quảng Trị, Kon Tum, Bình Định..Rồi những ngày thi hành cái gọi là hiệp định ngưng bắn vào tháng 1-1973 và sau rốt là 55 ngày cuối cùng của VNCH vào năm 1975.

Tại chiến trường, để treo được ngọn cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của quốc gia, lên Kỳ Đài Huế trong Tết Mậu Thân, trền ngọn Đồi Đồng Long (An Lộc), Tòa Hành Chánh Kon Tum và nhất là tại Cổ thành Đinh Công Tráng-Qiuảng Trị..đã có không biết bao nhiêu sinh mạng của lính, trong mọi binh chủng từ NQ+DPQ, Bộ Binh, Biệt Động Quân, Biệt kích Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù, đã gục ngã làm thang cho đồng đội, tiếp nối hết lớp này tới đợt khác, mới đạt được thắng lợi cuối cùng. Năm 1973, cọng sản Hà Nội qua đồng thuận của Mỹ, đóng quân trên lãnh thổ VNCH theo tinh thàn hiệp ước ngưng bắn. Chúng đã cố gắng treo dán khắp nơi từ cờ lớn tới cờ nhỏ, những l1 cờ máu, khiên cho người lính VNCH, lại phải chịu nhiều thương vong, dễ bảo vệ xóm làng, dân chúng, không để mất vào tay cọng sản.

Rồi những ngày cuối cùng của tháng tư đen 1975, trong khi hầu hết bọn khoa bảng trí thức, chuyên lợi dụng sự tự do dân chủ của chế độ, để phá thối đất nước miền Nam, ùn ùn tìm đủ mọi cách bỏ chạy trước ra ngoại quốc và nay lại tiếp tục pha thối cộng đồng người Việt hải ngoại, làm lợi cho VC hầu kiếm chút danh cặn tiền bèo. Trong lúc đó, thì người lính lại chết hay bị thương, ở lại để bảo vệ thủ đô, bến tàu, phi trường, xa lộ và những bãi đáp trực thăng, giúp Mỹ và hậu phương có cơ hội chạy.

Thử hỏi trong giờ thứ 25, tính sổ lại xem có bao nhiêu tướng lãnh đã bỏ chạy" Hay nói đúng hơn gần hết đã ở lại chiến đấu với đồng đội thuộc cấp, cho tới lúc tàn cuộc. Những danh tướng Lý Tòng Bá, Lê Minh Đảo, Trần Quang Khôi, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Nguyễn Khai Nam, Trần Văn Hai, Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Tấn Nghĩa..há không có phương tiện như Nguyễn Cao Kỳ, để trốn chạy ra tàu Mỹ hay sao" Nhưng họ là quân tử thời đại, là kẻ sĩ nên coi trọng khí tiết làm tướng hôn sinh mạng một đời. Vì vậy biết ở lại sẽ chết nhưng vẫn chấp nhận hoàn cảnh, cuối cùng kẻ thì tự tử, còn người bị giam cầm nhiều chục năm nơi tận cùng biên tái, làm gương muôn đời cho hậu thế soi chung, vì hai chữ hy sinh cao quý 'lưu thủ đan tâm, chiếu hãn thanh'

Trong khi nguyên thủ bỏ chạy, nhưng quanh Sài Gòn và khắp bốn phương tám hướng, tất cả những đơn vị còn lại của VNCH, vẫn hiên ngang chiến đấu trong dơn độc. Nên không ngạc nhiên khi được đọc qua lời phê bình của Sử gia người Anh, Sir Edward S Creasy, qua danh phẩm 'Fifteen Decisive Battles of The World', cho biết tầm quan trọng của một cuộc chiến, không phải chỉ căn cứ vào số người chết, tù binh và chiến lợi phẩm. Nó được tính bằng thành quả ngày hôm nay, do cuộc chiến thắng đem lại.

Vậy ta thử hỏi sau ba mươi năm chiến tranh chấm dứt (30/4/1975 - 30/4/2005), kẻ chiến thắng là đệ tam cọng sản Hà Nội, đã làm được những gì, để mang tới phúc lợi, no ấm cho dân tộc VN". Trong thời gian đó, đất nước chúng ta có được độc lập tự do hay không" Cứ nhìn kết quả mà không cần phải đơi câu trả lời.

Thật sự cho tới bây giờ, đất nước VN vẫn là một quê hương bị đọa đày tang tóc khổ đau. Dân chúng đại đa số nghèo đói lạc hậu. Xã hội băng hoại, kỷ cương tan nát, đạo đức suy đồi và oán thù chất ngất vì hố phân chia mọi thành phần trong nước, càng lúc càng sâu thẳm không biết đâu mà mò. Trong lúc bọn cán bộ viên chức đảng nhà nước, bọn Việt gian-Việt kiều cò mồi, bọn tư bản đỏ trắng tại Vn càng lúc càng giàu có vinh hiển tột cùng với tiền tỷ vàng ký, thì người dân cả nước từ nông dân, người đánh cá, cho tới kẻ lạo động, gần như kiếm ăn từng bửa.

Như vậy bảy mươi lăm năm qua, nói là đi làm cách mạng để giải phóng nước bị ngoại xâm. Dân bị kềm kẹp. Thế nhưng ba mươi năm hòa bình, giờ tính lại sổ đời, nước vẫn bị ngoại xâm kềm kẹp, không phải chỉ có Nga-Trung Cộng mà cả khối tư bản Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan-Singapore..Còn người dân thì cuộc sống còn thua cả thời Pháp Thuộc, nói chi tới Hai mươi năm VNCH.

Hơn ba mươi năm đổi đời rồi, cho dù Bắc Bộ Phủ có gian ngoan xảo trá tới đâu, bọn Việt gian biển lận thế nào, thì cả nước trong cũng như ở hải ngoại cũng đã hiểu gần như tất cả tấn thảm kịch VN, từ đó cho tới nay, chỉ do bàn tay đẫm máu của băng đảng Hồ Chí Minh và đệ tam cọng sản gây ra mà thôi.

Ba mươi năm nói là thống nhất nhưng Bắc-Nam cũng vẫn là Nam-Bắc. Lúc nào cũng to mồm lớn miệng nói là tự do-độc lập thế nhưng mọi việc lớn nhỏ của nước, đều do bàn tay tối cao của Liên Xô-Trung Cộng, nay lại thêm bàn tay lông lá của lái súng Mỹ quyết định giùm.

Gần hai trăm năm trước (1858), vua Tự Đức nhà Nguyễn vì thiển cận, không chịu nghe theo lời canh tân đất nước của các sĩ phu trí thức thời đó như Nguyễn Trường Tộ, Đinh văn Điền, Bùi Viện..mà cứ chạy theo ôm chân người Tàu lúc đó cũng lạc hậu yếu hèn, nên rốt cục dân tộc phải bị thực dân Pháp đô hộ đày đọa gần 100 năm tủi nhục thương đau. Ngày nay Việt Cộng cũng đã bước vào lối mòn năm cũ, đã và đang ôm chân Tàu đỏ lẩn Tàu trắng một cách tận tuyệt, để có một chỗ dựa an toàn cho đảng sinh tồn. Rồi tháng lại ngày qua làm ngơ nhắm mắt, mặc kệ cho đồng bào cả nước càng lúc càng lầm than đói rách, qua cái vỏ phát triển tiến bộ, được sơn phết và tuyên truyền, khiến cho bất cứ ai còn một chút hơi hám của con người, thấy ngó cũng phải đau lòng cho non sông gấm vóc bỗng dưng bị bàn tay của đám giặc cỏ tàn phá không biết đến bao giờ mới dứt.

Ba mươi năm rồi, Việt Cộng vẫn là Việt Cộng dù ngày nay hình người có thay đổi từ quần áo vải thô sang lụa tơ gấm nhiễu. Tất cả vẫn nguyên vết như cái thuở hồng hoang mới rời hang Pắc Pó, rừng Bắc Sơn hay chui ra trong các hang Củ Chi, Vĩnh Mốc. Vẩn đảng cọng sản là trên hết, còn nước thì nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tất cả quốc gia đều là tài sản của đảng, của cán bộ nên cứ ngang nhiên xén bán, cầm thế, mà không cần biết tới hậu quả di hại cho con cháu và dân tộc mai sau.

Không ai muốn thấy cảnh máu đổ xương tan, xảy ra trên quê hương mình. Nhưng người Việt quốc gia dù ở đâu và thuộc về thế hệ nào chăng nữa, đều đau lòng trước cái tên thân thương của thành phố Sài Gòn nay bỗng dưng phải mang cái tên của kẻ phản quốc, dâm hung đứng đầu lịch sử.

Cũng không thể đứng nhìn đồng bào cả nước mà phu nữ đã phải bán trôn khắp thế giới để nuôi miệng, bán mạng để sống. Cũng không thể bắt người Việt hải ngoại cứ đổ võ cho kẻ ăn ốc là bọn cọng sản và đám việt gian, việt kiều tay sai năm vùng, bằng cách gửi tiền bạc về nước, để bọn lãnh đạo Bắc Bộ Phủ vểnh râu làm giàu trên xương máu mồ hôi nước mắt của đồng bào tị nạn. Cũng không thể để cho lá cờ máu và những tên quốc tặc, hiện diện tuyên truyền, trong nhưng nơi chốn, có người Việt tị nạn sinh sống, mà điển hình là vụ tên Trần Trường treo cờ máu và ảnh Hồ Tặc tại Tiểu Sài Gòn, vào dịp Tết Kỷ Dậu 1999. Sau rốt cũng không cho VC tiếp tục lộng hành, toa rập với đám tư bản bất lương Tây phương, Nam Hàn, Nhật Bản, Tàu Trắng và tàn độc nhất là Trung Cộng, lũng đoạn kinh tế, phá nát kỷ cương và chia xén lãnh thổ VN.

Bảy mươi lăm năm qua, người Việt đã trăm lần hòa hợp, hòa giải, hòa bình với cọng sản nhưng trăm lần như một, lần nào cũng bị chúng xảo quyệt, lường gạt, đâm sau lưng, mà lần cuối cùng đau đớn nhất là ngày 30-4-1975. Cho nên ba mươi năm nay, kể cả trẻ con cũng không còn ai tin vào sự hứa hẹn của cọng sản, trừ bọn cò mồi không tim óc dù đã có cả núi bằng cấp và chữ nghĩa. Bởi vậy chỉ còn một cach duy nhất, là cả nước đứng dậy phá tan xiềng xích nô lệ của đảng cọng sản, để đòi lại những gì mà chúng ta đã mất, trong đó quan trọng nhất là quyền sống của kiếp người.

Vấn đề còn lại hiện nay, không phải là chờ Mỹ hay bất cứ một thế lực nào bật đèn xanh đèn đỏ, mà là thời gian và lòng người. Đã có không biết bao nhiêu ngọn đuốc soi bước dẫn đường, suốt ba mươi năm qua như Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Lý Tống..và nhiều nam nữ anh hùng khác. Tuy Họ đã thất bại trước bạo quyền nhưng ngọn đuốc tự do vẫn được chuyền tay thắp sáng, cho thế hệ hậu duệ và các đồng chí đồng bào, đã và đang đấu tranh cho sự quang phục của đất nước

Có ai trong đời không một lần phải chết nhưng trước khi nhắm mắt lìa đời, phải làm một điều thiện cho quê hương, để khi xuôi tay nhắm mắt, không phải ngậm cười nơi chín suối hay cứ than thân trách phận vì:

'Nợ nước chưa xong đầu đã bạc

trăm năm thân thế bóng tà dương..'

Hỡi ơi đời nay, không có gì buồn hơn nỗi buồn nhớ nhà khi tuổi già,dù nhà và nước đang ở trước mắt mình:

'Chiều xuống quê nhà đâu đó tá"

Trên sông, khói sóng não lòng ai ..'

(Thôi Hiệu)

Xóm Cồn

Tháng 4-2006.

Mường Giang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.