Hôm nay,  

Cháy Nhà…. Ra Sự Thật?

04/04/200600:00:00(Xem: 5851)
- Như chúng ta đã biết, G. Schroeder (SPD = đảng Xã Hội Đức) là người đã đở đầu cho Gasprom thực hiện dự án đặt ống dẫn dầu từ Nga qua biển Bắc Hải, xuyên qua vùng biển Ba Lan đến Đức và đã cùng với bạn của ông ta là Putin, đương kim Tổng thống Nga kí kết thoả ước trước khi ông mất chức Thủ Tướng vào tay bà Merkel và đây là lí do đưa đến sự tranh cải giữa G. Schroeder và Ts G. Westewelle, chủ tịch đảng FDP (Liberaldemocratic Party).

Liên quan đến chuyện cựu thủ tướng Đức G. Schroeder sẽ làm chủ tịch hội đồng giám sát cho hãng Gasprom, một công ty dầu khí lớn của Nga, trong một cuộc phỏng vấn trước đây, Ts Westerwelle đã nói là ông vui mừng, không ganh tị đồng Rúp nào mà Schroeder kiếm được. Tuy nhiên ông ta nhìn thấy có vấn đề là Schroeder, với cương vị thủ tướng Đức đã dàn xếp giao nhiệm vụ cho một hãng (to place an order with Gasprom) và chỉ vài tuần sau khi từ nhiệm lại làm việc cho hãng này! Vì sự chỉ trích gay gắt này mà G. Schroeder kiện ông Ts Westerwelle sau khi Westerwelle từ chối sự yêu cầu của Schroeder và không rút lại lời chỉ trích „không trung thực“ đối với ông Schroeder.

Giữa tháng 3.2006, Westewelle đã nhận được thư do luật sư của Schroeder gởi trong đó nhấn mạnh là Westerwelle đã nói sai sự thật. Luật sư của Schroeder yêu cầu Westerwelle phải chỉnh lại lời chỉ trích Schroeder, có thể bị trừng phạt cũng như phải gánh chịu mọi phí tổn cho vụ kiện. Liền sau đó ông Westerwelle đã nói qua báo Bild am Sonntag là ông ta không để cho Schroeder bịt miệng. Westewelle không thay đổi thái độ mà còn nói là „sự đổi bên“ (change of ends) của Schroeder sau cuộc bầu cử quốc hội tháng 10.2005 „không được ngon miệng cho lắm và có nhiều nghi vấn“. Ts Westewelle nói: „Một người như Schroeder, cả đời làm chính trị, từng đốn cây không thể một sớm một chiều bất ngờ đòi làm người bảo vệ thiên nhiên được“!

Nhằm mục đích khoá miệng Westewelle cũng như những ai khác muốn chỉ trích, Schroeder nhờ luật sư nộp đơn kiện Westewelle ra toà và nếu Schroeder thắng kiện xem như nội vụ sẽ yên vì theo như người viết được biết, chánh án tuyên bố bị can không được phép tiếp tục nói như thế nữa, nếu không sẽ bị phạt rất nặng có thể lên đến vài trăm ngàn USD. Toà án Hamburg ấn định sẽ xét xử nội vụ ngày 31.03.2006.

Ngày thứ năm, 30.03.2006 Schroeder đã tham dự phiên họp tại Nga với tư cách là một người thuộc hội đồng lãnh đạo hãng Gasprom. Đùng một cái, trong số báo ra ngày 31.03.2006, tờ SZ (là tờ nhật báo lớn ở Đức, thường chỉ thông tin khi đã xác tín!) và nhật báo ‘Berliner Zeitung’ đã chạy tít, tung tin là chính quyền Schroeder trước khi bàn giao với tân chính phủ do bà Ts Merkel lãnh đạo đã đứng ra nhận sự bảo đảm trị giá 1 tỉ Euro cho hãng Gasprom vay tín dụng nhằm thiết kế dự án nói trên. Chính phủ Đức sẽ phải trang trải nợ cho Gasprom trong trường hợp hãng này không đủ điều kiện trả lui tiền tín dụng hay bị phá sản. Qua đó dư luận Đức rất hoang mang và lên tiếng chỉ trích Schroeder mạnh hơn, nhất là sau khi bộ kinh tế liên bang Đức lên tiếng xác định nguồn tin do nhật báo SZ là hoàn toàn đúng sự thật. Điều đáng nói là Schroeder ngay trong buổi hộp hội đồng kiểm soát tại hãng Gasprom đã lên tiếng cho hay rằng ông ta không hề hay biết về sự việc nói trên!

Ngay sau khi bộ kinh tế Đức chính thức xác nhận tin trên là đúng, trong khi SPD tránh né thì hầu hết các chính trị gia tên tuổi Đức từ nhiều đảng phái CDU, FDP, Xanh, Tả Khuynh thay phiên nhau lên tiếng chỉ trích Schroeder qua các cơ quan truyền thông. Thống Đốc bang Niedersachsen Wulff (CDU) yêu cầu phải điều tra tường tận nội vụ vì đây là chuyện rất nghiêm trọng mà chính phủ tiền nhiệm đã làm trước khi bàn giao. Ông Wulff đã nói qua báo Bild am Sonntag hôm 02.04.2006 là phải tìm cho ra tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến sự kiện này. Ts Westewelle (FDP) được dịp lên tiếng nói rằng „đây là việc làm thúi đến tận trời xanh“. Ngoài ra ông ta cũng đòi hỏi là nếu cần phải lập ra uỷ ban điều tra tại quốc hội Đức. Phó chủ tịch đảng tả khuynh, ông Ramelow cho biết là khối dân biểu đảng tả khuynh tại quốc hội sẽ tìm đủ mọi phương thức để nội vụ được phơi bày rõ ràng trước quốc hội.

Chủ tịch đảng Xanh, từng liên minh với SPD trong nhiệm kỳ vừa qua, ông Buetikofer đã lên tiếng quở trách Schroeder là ‘láo xược, vô liêm sỉ’ và yêu cầu Schroeder phải từ chức chủ tịch hội đồng giám sát hãng Gazprom. Buetikofer nói trong buổi họp tỉnh bộ đảng Xanh tại Bá Linh, đó là một xì căn đanh khi mà Schroeder quả quyết rằng ông ta không hay biết gì về ‘sự kiện bảo đảm tín dụng cho Gasprom’ kể trên.

Trong khi đó, Schoeder tìm cách bào chữa cho mình. Qua nhật báo Handelsblatt, ông ta nói là chuyện ông làm việc cho Gasprom bắt đầu từ một buổi nói chuyện vào tháng 11.2005 và đến ngày 09.12.2005 ông ta mới nhận theo lời yêu cầu của Putin! Schroeder nghĩ là ông ta không làm điều gì sai trái vì sự việc xảy ra sau khi ông ta đã hết nhiệm kỳ làm thủ tướng Đức! Ngoài ra ông ta còn cho biết thêm là Gasprom không có ý định vay tiền nữa thì làm gì có chuyện bảo đảm tín dụng (loan guarantee)! Dầu vậy, dư luận vẫn còn đè nặng lên vai Schroeder. Bà chủ tịch đảng Xanh, Clauidia Roth đòi hỏi Schroeder hãy từ bỏ chức vụ đang nhận lãnh làm việc cho Gasprom. Bà Roth nói qua báo Bild am Sonntag là việc làm của Schroeder không những chính Schroeder đang làm mất uy tín của ông ta mà còn làm tổn thương đến niềm tin vào chính trị và văn hoá của Đức!

Chủ tịch khối dân biểu Xanh tại quốc hội, ông Kuhn thì cho rằng việc của làm của Schroeder khá phức tạp, ‘rất khó ăn khó nói!’ Thống Đốc Wulff không đồng ý khi Schroeder bảo là chẳng biết gì vì không được thông báo và lên án Schroeder với tư cách là người lãnh đạo quốc gia phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm những gì đã xảy ra. Nếu không theo Wulff, nó sẽ tạo ra một sự tổn thất rất lớn cho nền chính trị và uy tín của các nhà chính trị gia Đức, nói chung.

Từ phía SPD, cựu bộ trưởng Eichel (SPD) lên tiếng qua báo Bild am Sonntag cho hay rằng ông ta không biết gì về sự việc liên quan đến dự án đặt ống dẫn dầu của Gazprom làm cho Schroeder càng bí thế hơn. Đảng FDP đã lên tiếng yêu cầu mời hai ông Glos (CSU) đương kim bộ trưởng kinh tế và ông P. Steinbrueck (SPD) đương kim bộ trưởng tài chánh tuần này ra trước quốc hội để trả lời những thắc mắc của các Thượng nghị sĩ liên quan đến việc làm của (chính quyền) Schroeder.

Một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng của đài truyền hình N-TV (partner of CNN) cho biết là có 56% cử tri Đức không chấp hành động của Schroeder và yêu cầu ông ta nên từ chức chủ tịch hội đồng giám sát hãng Gasprom. Nhận thấy bất ổn cho đảng và có thể ảnh hưởng nhiều đến các cuộc bầu cử sắp tới trong 2006, nhiều thành viên SPD cũng đã lên tiếng chỉ trích Schroeder. Tỉnh bộ trưởng SPD bang Niedersachsen, ông Garrelt Duin nói qua nhật báo Thế Giới: ‘một chuyện không khoái khẩu thì tránh sao được sự đàm phán“.

Theo ông, không phải đảng SPD mà cá nhân Schroeder phải chịu trách nhiệm cho uy tín của mình. Ngay cả chủ tịch khối dân biểu bang Niedersachsen tại quốc hội Đức, Holger Ortel cũng chỉ trích Schroeder. Ortel nói: ngay từ đầu, việc Schroeder muốn giúp đở cho Gasprom cũng không ổn rồi! Cá nhân ông chẳng biết là việc làm của Schroeder liên quan đến ‘dầu khí hay vì tiền (because of gas or dosh)’. Ngày 03.04.06, toà án Hamburg đã xử Schroeder thắng kiện lí do không chứng minh được Schroeder là người giao nhiệm vụ cho Gasprom và tuyên án nếu Westewelle còn nói như vậy thì sẽ bị phạt 250 ngàn Euro. Westewelle nói là sẽ chống án.

Tóm lại, Đức đang xôn xao về việc cựu thủ tướng Schroeder bị nghi là đã dàn xếp trước với hãng Gasprom và với Putin ‘để mua lấy“ chiếc ghế chủ tịch hội đồng giám sát cho Gasprom với tiền lương tối thiểu là vài trăm ngàn Euro/năm. Cũng nên nói thêm, với chức vụ thủ tướng Đức, Schroeder lãnh lương khoảng gần 400 ngàn Euro/năm. Dư sống và khi về hưu cũng không thiếu hụt gì. Dầu vậy ông ta vẫn chưa là triệu phú.

Người ta phỏng đoán mai mốt khi viết hồi ký về cuộc đời và sự nghiệp chính trị (như Clinton hay các chính trị gia tên tuổi kác từng làm!) của mình đem ấn bản bán thì Schroeder mới có thể trở thành triệu phú được. Nhìn người lại nghĩ đến ta. Nhìn sang VN, sao mà lắm triệu phú và tỉ phú quá, chỉ cần lên nắm một chức vụ chóp bu nào đó là ít lâu sau nghe báo chí trở thành triệu phú, có kẻ dư tiền cá độ đá banh đến bạc triệu, sao mà dễ dàng quá trong khi mức lương tại VN đâu có cao, nếu không muốn nói là quá thấp so với người ngoại quốc. Tò mò nên đặt ra câu hỏi cho vui vậy thôi chứ làm sao biết được" Có chăng phải đợi khi mấy ông bự này xuống ghế rồi thì may ra mới có thể biết rõ hơn, điển hình là qua sự việc của cựu thủ tướng Đức Schroeder.

Đúng là có ‘cháy nhà … mới lòi ra sự thật“ được là vậy! Không những thế, ngay cả Honecker, sau khi mất chức Tổng bí thư Cộng sản Đông Đức mới hay là ông ta cũng chôm tiền đưa ra cất ở ngân hàng ngoại quốc. Cũng là một chuyện thật được giữ kín từ lâu. Tương lai chắc còn lắm chuyện tương tự sẽ được phơi bày dưới ánh sáng mặt trời mà chúng ta sẽ có dịp nghe đến, nhất là từ các nước độc tài đảng trị, trong đó có CS Cuba, Bắc Hàn, CSVN và gần đây Bạch Nga (Ulkraine)….

Điểm cũng phải ghi nhận là tại một nước tự do, thưa kiện là chuyện bình thường và nếu không có đầy đủ bằng cớ để chứng minh rằng mình nói đúng thì không thể buộc tội người khác và đây là lí do Westewelle bị thua kiện, cho dầu sự nghi ngờ của ông Westewelle chưa hẳn đã hoàn toàn vô lý. Thêm một vấn đề khác đáng cho chúng ta suy nghĩ là tại một quốc gia tự do, dân chủ và đa đảng như Đức, đảng viên và ngay cả người dân được tự do phê bình chỉ trích khi thấy việc làm của một chính trị gia nào đó có nhiều bí ẩn. Đây là điểm khác biệc rất rõ ràng so với các nước CS hay độc tài đảng trị. Tại những quốc gia Âu Mỹ chuyện ‘nghị gật“ hầu như không có cho nên việc Đức sẽ đem vấn đề của cựu thủ tướng Schroeder ra trước quốc hội Đức mỗ xẻ, điều tra là một chuyện bình thường và hiển nhiên.

Khi nào thì VN nói riêng mới được như vậy"

Lê Hoàng Thanh (03.04.2006)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.