Hôm nay,  

Luật Sư Ubqt Nhân Quyền Thăm Các Nhà Đối Kháng Vn

03/04/200600:00:00(Xem: 5521)
Liên tiếp trong các ngày từ 4/3/2006 đến 12/32006 một phái đoàn luật sư của Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền (Comité International des Droits de l'Homme) gồm 2 vị là ông Maicon Michael, quốc tịch Ái Nhĩ Lan, và bà Christine Martineau, người Pháp, đã sang Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp tại nhà riêng một số nhà bất đồng chính kiến tại Sài Gòn và Hà Nội.

Tại Sài Gòn, 2 vị luật sư nói trên đã gặp ông Trần Khuê, nhà nghiên cứu Hán Nôm, giáo sư Khoa Học Xã Hội - Nhân Văn và sau đó phái đoàn đã đến viếng thăm một số nhà đấu tranh khác. Nội dung các buổi tiếp xúc là để 2 vị luật sư muốn tìm hiểu về quá trình đấu tranh của những người này, đặc biệt là những giai đoạn đàn áp thô bạo của đảng CSVN đối với các nhà bất đồng chính kiến.

Cuộc gặp diễn ra trước sự theo dõi và bao vây gay gắt của công an cũng như lực lượng an ninh Bộ Công An A42 bảo vệ chính trị. Ông Trần Khuê cho biết cuộc sống riêng tư của các nhà dân chủ đã gặp rất nhiều khó khăn, sách nhiễu, o ép và đe dọa từ phía chính quyền CSVN. Tuy nhiên ông cùng tất cả anh em trong phong trào tranh đấu dân chủ tại Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung sẽ không chùn bước và xa rời mục tiêu cao cả đã lựa chọn cho dù con đường đó có lâu dài đầy chông gai.

Sau trạm làm việc ở Sài Gòn, hai luật sư này đã ra Hà Nội để gặp gỡ các nhà dân chủ ở Hà Nội. Người đầu tiên phái đoàn đến gặp là ông Nguyễn Khắc Toàn, một tù nhân lương tâm vừa được nhà nước CS Hà Nội thả ra ngày 24/1/2006 vừa qua. Sau đó đoàn cũng đến gặp ông Hoàng Minh Chính ngày 11/3, nhà tranh đấu cho dân chủ hàng đầu tại Việt Nam. Và ngày 12/3/06, phái đoàn cũng đến gặp nhà văn Hoàng Tiến. Ngày 14/3 phái đoàn đã rời Việt Nam từ phi trường Nội Bài - Hà Nội.

***

Tiếp xúc với ông Nguyễn Khắc Toàn

Phái đoàn luật sư đến viếng thăm ông Nguyễn Khắc Toàn và mẹ là bà Trần thị Quyết.

Trưa ngày 9/3/2006, đoàn luật sư đã đến gặp ông Toàn tại nhà riêng vào lúc 13 giờ, trước sự phong tỏa, ngăn chận dầy đặc của mật vụ, công an Việt Nam. Phái đoàn đã phải trở lại hôm sau (10/3) cùng với chị Vũ Thúy Hà (vợ BS Phạm Hồng Sơn), với sự hiện diện của bà Trần thị Quyết và Nguyễn Xuân Phúc (mẹ và em trai của ông Toàn).

Trong dịp này, ông Toàn đã lược sơ qua tiểu sử và quá trình hoạt động của ông trong phong trào dân chủ từ những năm 1993-1995, xuyên qua những bài viết dưới nhiều bút hiệu khác nhau và đã được đăng tải rộng rãi trên các trang web ở hải ngoại.

Ông cũng đã tường thuật về thời gian bị nhốt trong tù hơn 4 năm ở trại giam Thanh Liệt ở ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là các chế độ ăn uống, lao động, lao tù rất khắt khe. Chỉ vì không chịu viết kiểm điểm nhận tội mà còn liên tục viết đơn tố cáo vụ án phi pháp và cầm đầu việc đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù, bênh vực tù dân tộc thiểu số..., ông đã bị cùm chân và biệt giam trong xà lim 4 thước vuông, ngột ngạt, nóng bức trong lúc nhiệt độ bên ngoài lên đến 38-39°C trong hơn 3 tháng; trong thời gian bị lỷ luật, ban giam thị trại giam Nam Hà không cho gặp gia đình, không cho viết thư, không cho nhận quà, không cho đọc sách báo của gia đình gửi tới, ngay cả sách báo trong trại cũng không cho đọc.

Ông cũng cho biết là một số sản phẩm xuất cảng ra ngoại quốc là do các tù nhân thực hiện, như những khung gương mà ông và các tù nhân người dân tộc thiểu số cùng buồng giam với ông làm ra. Bà Martineau nghẹn ngào nói: "không thể ngờ những món hàng được xuất khẩu sang châu Âu và Bắc Mỹ lại do những tù nhân vì dân chủ nhân quyền và tôn giáo Tây nguyên làm ra. Thật là một bi kịch đáng hỗ thẹn trong thế giới văn minh hiện đại này". Hai luật sư càng xúc động hơn khi nghe ông Toàn kể lại là những người tù dân tộc Thượng ở Tây nguyên rất nghèo khổ, cách xa quê hương cả ngàn cây số, đời sống vô cùng thiếu thốn; khi vào tù họ đã phải bắt cả chuột cống, cóc, nhái, châu chấu mà ăn thay cho thực phẩm. Ông cũng kế lại diễn tiến vụ xứ kín phi pháp hồi năm 2002 và 2003.

Ông Toàn cũng cho biết là hiện nay, tuy được phóng thích nhưng ông vẫn bị nhà nước và bộ công an Việt Nam quản chế 3 năm theo Nghị Định 53/CP do Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 23/8/2006. Ông dã trao cho hai vị luật sư bức thư góp ý của ông với Đại Hội ĐCSVN khóa 10 cùng với bản sao Nghị Định 53/CP cùng với giấy mời làm việc do Trưởng đồn công an phố Tràng Tiền Nguyễn Văn Hòa ký ngày 2/3/2006 để buộc ông đến làm tường trình và kiểm điểm hàng tháng, cụ thể là ngày ...., tháng đầu tiên sau ngày ông được ra tù.

Cuối buổi gặp gỡ, 2 vị luật sư đã đề nghị ông Nguyễn Khắc Toàn và gia đình nếu thấy bị đe dọa hay sách nhiễu thì hãy gọi điện thoại ngay cho Ủy Ban Quốc tế về quyền con người mà họ đã cung cấp. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong gần 3 tiếng và kết thúc vào lúc 21giờ 15 phút với phần giúp đỡ thông dịch của chị Vũ Thúy Hà.

Trước đó, ông Toàn đã tiếp xúc với ông Nathaniel G. JENSEN, Bí thư thứ hai của Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 2/3/2006 hơn 1 giờ đồng hồ tại Câu lạc bộ báo chí quốc tế - số 59A phố Lý Thái Tổ - Hà Nội.

***

Tiếp xúc với ông Hoàng Minh Chính

Trong cuộc tiếp xúc với ông Hoàng Minh Chính tại nhà riêng ở số 26 Phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kéo dài hơn 3 tiếng, các luật sư đã đề nghị ông Hoàng Minh Chính thuật lại bước đường đấu tranh cách mạng đầy gian nan của mình.

Ông Hoàng Minh Chính cho biết là ông đã tham gia đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì dân chủ tự do cho nhân dân, vì phú cường cho đất nước rất sớm, vào những năm 1935-1936, lúc ấy ông mới được 13 - 14 tuổi. Bối cảnh lúc ấy là Mặt Trận Bình Dân của Pháp đang nắm quyền và ở Việt Nam phong trào tranh đấu đòi độc lập, dân chủ, tự do, đòi thả tù chính trị đang dâng cao.

Năm 1938, ông Hoàng Minh Chính bị thực dân Pháp bắt và xử tù 20 năm khổ sai, đày đi Sơn La. Tại đây cụ được chi bộ CS trong tù kết nạp vào đảng Cộng Sản Ðông Dương. Sau hơn 5 năm ở trong nhà tù thực dân, năm 1943 ông đã vượt ngục cùng nhiều tù chính trị CS khác trở về tiếp tục đứng chung đội ngũ cách mạng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông Chính trực tiếp tham gia chiến đấu trên các mặt trận xung quanh Hà Nội. Năm 1954, ông chỉ huy trận đánh sân bay Gia Lâm Hà Nội để cắt đứt đường không vận tiếp tế của thực dâm Pháp chi viện chomặt trận Điện Biên Phủ lúc đó. Trong trận này, ông đã bị thương rất nặng.

Sau khi hòa bình tái lập năm 1954, ông Hoàng minh Chính được gia nhiều trọng trách trong đảng và nhà nước CSVN như Tổng Thư Ký đảng Dân Chủ Việt Nam đầu tiên, chủ tịch Hội Thanh Niên Việt Nam, Phó Giám Đốc trường đảng Nguyễn Ái Quốc, Thứ trưởng Bộ Giáo Dục, Viện trưởng Viện Triết học Mac - Lenin...

Năm 1957, ông được đưa sang Liên Xô học ở viện Mác - Lênin, tham gia khóa học dành cho các cán bộ cao cấp. Cũngchính trong thời gian này, cụ đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ làn gió cởi mở và cải cách do Tổng Bí Thư đảng CS kiêm chủ tịch Xô Viết tối cao Krutshov đứng đầu chống lại tư tưởng, tư duy xơ cứng, giáo điều, lạc hậu và vô cùng tàn bạo của Staline từ khi lên thay thế Lênin năm 1924.

Trở về nước năm 1963, ông ra sức tuyên truyền và tán dương tư tưởng tiến bộ này đang là cao trào trên đất nước Xô Viết. Có rất nhiều cán bộ và đảng viên ủng hộ, chia sẻ quan điểm mới tích cực, tiến bộ và mang tính cách mạng đó. Nhưng đáng tiếc rằng lúc đó đảng CSVN (còn có tên là đảng Lao Động) không thể chấp nhận lập trường mới của đảng CS Liên Xô do Krutshov đứng đầu, vì toàn bộ Bộ Chính Trị và BCH TƯĐCSVN đã thâm nhiễm nặng nề tư tưởng Mao Trạch Đông cực tả và cực đoan từ Đại Hội đảng lần thứ 2 khi còn nhóm họp trong rừng sâu ở chiến khu Tân Trào vào năm 1951.

Cũng năm 1963, ông Hoàng Minh Chính và một số trí thức, cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước CSVN còn chống lại Nghị Quyết 9 BCH TƯ ĐCSVN rất mạnh mẽ, công khai. Điển hình như các ông Lê Liêm (Thứ trưởng Bộ Giáo Dục), Bùi Công Trừng (Chủ Nhiệm Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật), thiếu tướng Đặng Kim Giang (Chủ nhiệm Tổng Hậu Cần QĐNDVN), Ung Văn Khiêm (Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao), Dương Bạch Mai (Phó Chủ Tịch Quốc Hội), Trung tướng Nguyễn Vĩnh (Chủ nhiệm ủy ban thống nhất), Vũ Đình Huỳnh (Vụ trưởng Vụ Lễ Tân - Bộ Ngoại Giao)...

Sự kiện xuất hiện nhóm bất đồng chính kiến trên vào thời gian đó là việc tày trời. Vì trong đảng CSVN (lúc đó ông Hồ chí Minh là chủ tịch) có các nhân vật chóp bu có đầu óc rất bảo thủ, vừa cực tả vừa cực đoan, tiêu biểu như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Trần Quốc Hoàn, Lê Quốc Thân, Hoàng Quốc Việt ... Vì thế nhóm cấp tiến trên đã bị TƯĐCS chụp mũ cho là bọn "Xét lại chống đảng". Vụ án oan sai đó đã hằn sâu trong lịch sử bi thảm của ĐCSVN Hậu quả là biết bao cán bộ ưu tú, thật sự yêu nước thương dân đã bị chính đảng CSVN trù dập khốc liệt.

Năm 1967, ông Hoàng Minh Chính bị bắt giam không xét xử, bị đày đi Sơn Tây, mãi đến năm 1973 mới được thả ra và tiếp tục bị quản thúc tại gia trong suốt mấy chục năm ròng. Năm 1981, ông bị bắt lại do viết thư đòi minh oan cho mình và tất cả anh em đồng chí bị nhà nước Việt Nam hãm hại qua cái gọi là Vụ Án Xét Lại Chống Đảng. Lần này, ông bị bắt giam ở nhà tù Kim Chi, tỉnh Hải Dương hơn 5 năm không được xét xử, bị công an tên là Hoa Văn Lan bỏ đói rồi cho ruồi nhặng vào thức ăn để đầu độc, bị cho vào thùng phi để tra tấn, bị thắp đèn sán trưng không cho ngủ để hành hạ. Năm 1995, ông bị bắt cùng với ông Đỗ Trung Hiếuvìnhững hoạt động đòidân chủ và cải cách chế độ chính trị ở Việt Nam. Lần này là lần duy nhất ông được đưa ra xét xử. Trước tòa án, ông không ngớt tố cáo sự vi phạm các quyền con người có hệ thống của đảng CSVN trong suốt mấy chục năm qua. Ông đã biến vành móng ngựa của tòa án CS thành diễn đàn tranh đấu cho dân chủ tự do và nhân quyền.

Sáng ngày 12/3/2006, đoàn luật sư quốc tế đã gặp nhà văn Hoàn Tiến trong vòng hơn 2 giờ đồng hồ tại nhà riêng ở Phòng 410 Khu Tập Thể Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Nội dung cuộc trao đổi, nhà văn Hoàng Tiến đã kể lại tóm lược tiểu sử hoạt động kháng chiến chống Pháp đến nay, nói về những hoạt động sáng tác văn nghệ, văn học của mình và các hoạt động của ông trong phong trào đòi dân chủ hóa đất nước. Ông Hoàng Tiến đã tố cáo nhà nước CSVN liên tục sách nhiễu, gây khó khăn cho ông trong sự nghiệp sáng tác văn học cũng như quyền bày tỏ ý kiến ôn hòa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.