Hôm nay,  

Csvn Đi Dây Giữa Mỹ-hoa, Giữa Bảo Thủ Với Cấp Tiến

01/09/199900:00:00(Xem: 5363)
Việt Nam đã trở thành một vận động viên xiếc, chuyên nghề đi dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, giữa chế độ độc đảng và kinh tế thị trường. Đó là nhận xét của biên tập viên Thanh Phương, đài RFI.
Bài bình luận ghi nhận “mối mâu thuẫn căn bản trong chính sách đối ngoại cũng như đối nội của cộng sản Việt Nam, trong đó yếu tố Trung Quốc bị cho là cản lực hạn chế tiến trình xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington.
“Trong bài báo đăng trên Kinh Tế Viễn Đông Tạp Chí tuần qua, tổng biên tập của tờ báo là ông Nayan Chanda đã nêu bật thái độ của cộng sản Việt Nam trong hai mệnh đề:
(1) Làm thế nào để Phương Tây giúp mình củng cố an ninh nhưng không tạo ra thế đối nghịch với Trung Quốc (nước láng giềng hùng mạnh).
(2) Làm thế nào để gia tăng đầu tư và khối lượng mậu dịch với Phương Tây để cải tổ nền kinh tế quốc doanh mà không làm suy yếu chế độ độc đảng.”

Nhà bình luận Thanh Phương nhận xét, “Việc bình thường hóa toàn diện quan hệ Mỹ-Việt lẽ dĩ nhiên là điều mong đợi của cả hai phía, đặc biệt là phía cộng sản Việt Nam muốn được hưởng quy chế trước đây gọi là tối huệ quốc để có thể xuất cảng hàng hóa qua thị trường Mỹ và tiếp nhận được nguồn đầu tư từ giới kinh doanh Hoa Kỳ. Còn phía Hoa Kỳ thì được lợi gì" Ông Nayan Chanda phân tích: “Chủ trương nhất quán của Hoa Kỳ là mở được mọi cánh cửa, mở đường cho các công ty Mỹ đầu tư buôn bán ở mọi nơi. Việt Nam dù sao cũng là một nước đông dân đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á về dân số. Đây là một thị trường quan trọng về thương mại cho các nhà đầu tư Mỹ. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng muốn phát huy một hệ thống chính quyền dân chủ. Họ cho rằng mở cửa kinh tế là bước đầu dẫn đến dân chủ.”
Nhưng ông Nayan Chanda cũng phát biểu: “Việt Nam luôn luôn chú ý đến phản ứng của người láng giềng khổng lồ ở phương Bắc. Trong mọi hành động Việt Nam đều không muốn tạo ra cho Trung Quốc cảm giác là Việt Nam âm mưu chống Trung Quốc, hoặc có những chủ trương bất thân thiện...”


Cộng sản Việt Nam rất muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc để có thể đàm phán về vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa, trong lúc Hoa Kỳ từng cho biết sẽ không can thiệp vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông cho dù vụ việc này đã từng có liên can đến Manila, mọt đồng minh của Mỹ trong khu vực. Chính vì hai lý do đó mà theo ông Chanda, Việt Nam chưa cần đến hậu thuẫn quân sự của Hoa Kỳ.
Nhưng CSVN có mâu thuẫn nội bộ nào trong việc quan hệ với Mỹ Không" Theo RFI, điều này có.
“Do những khó khăn kinh tế hiện nay, cộng sản Việt Nam rốt cuộc phải tiến tới việc đúc kết một hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Tiến trình này tuy nhiên không phải đã được toàn thể giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam tán đồng. Theo ông Nayan Chanda, một số nhân vật cộng sản Hà Nội đã sợ rằng mở cửa cho Hoa Kỳ vào Việt Nam trong lãnh vực kinh tế có thể làm suy yếu các định chế nhà nước cộng sản, các ngành công nghiệp quốc doanh ở Việt Nam với hệ quả tối hậu là làm suy yếu chế độ cộng sản tại Việt Nam. Chính vì lý do đó mà theo ông Chanda, cuộc đàm phán về thương mại Mỹ-Việt đã kéo dài cả 4 năm trời. Về các khuynh hướng trong thành phần lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay, ủng hộ hay chống đối việc đẩy mạnh quan hệ Việt-Mỹ, ông Chanda phân tích: “Tại một nước như Việt Nam, thật khó mà biết chính xác tên tuổi của những người thuộc khuynh hướng này hay thuộc khuynh hướng khác đã tham gia cuộc tranh luận về quan hệ Việt-Mỹ. Dựa vào những nguồn tin khác nhau ta có thể nói là giới muốn trì hoãn quan hệ Việt-Mỹ thuộc đảng Cộng Sản Việt Nam chịu trách nhiệm các vấn đề an ninh và quân sự. Đó là thành phần bảo thủ xem việc bảo vệ trật tự và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa quan trọng hơn mọi điều khác. Còn những thành phần muốn đẩy mạnh cải cách và mở cửa là những người cho rằng kiểu chủ nghĩa xã hội đang tồn tại ở Việt Nam cần phải thay đổi nếu muốn sống còn.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.