Hôm nay,  

Trong Căn Phòng Rưỡi

09/02/200500:00:00(Xem: 18008)
Gửi L. K.
Joseph Brodsky
27

Vào những buổi chiều mùa hạ, cả ba cửa sổ cao của chúng đều được mở rộng, và những làn gió nhẹ từ mé sông cố len lỏi tới tận mấy bức màn bằng vải tuyn. Sông không xa, từ toà nhà chúng tôi đi bộ chừng mười phút. Chẳng có gì là quá xa: Khu Vườn Mùa Hạ, Nơi Ẩn Dật, Cánh đồng Mars. Ngay từ hồi còn trẻ hơn, so với thời kỳ sau này, cha mẹ tôi cũng ít khi đi dạo, cùng nhau, hoặc xé lẻ. Sau cả một ngày đi đứng, cha tôi không còn hứng thú lại đi dạo phố. Còn mẹ tôi, đứng sắp hàng tám tiếng đồng hồ tại văn phòng là đã quá ớn chuyện tản bộ; ngoài ra, ông cụ bà cụ còn quá nhiều chuyện để mà làm, tại nhà. Nếu có đi ra ngoài, thì là để gặp gỡ, tụ họp với bà con họ hàng [vào một dịp sinh nhật hay kỷ niệm đám cưới], hay là đi coi phim, rất ít khi ông bà đi coi hát.
Sống gần ông cụ bà cụ gần như suốt cuộc đời của mình, tôi gần như chẳng ý thức gì tới cái chuyện già cả của cả hai. Bây giờ, khi hồi ức của tôi nhẩy từ thập niên này qua thập niên khác, tôi nhìn thấy bà cụ, từ bao lơn theo dõi cái bóng dáng loạng quạng của ông cụ ở bên dưới đất, và tôi nghe mẹ tôi lẩm bẩm, ở bên dưới hơi thở của bà, “Đúng là một ông già, ông già kia ơi!”. Và tôi nghe ông cụ đáp lại, “Bà còn muốn theo dõi tôi tới tận nấm mồ!” Đó là những đối đáp sau cùng, kết thúc những cuộc cãi cọ của thập niên sáu mươi, thay cho một cú đập đóng cửa thật mạnh, và sau đó là tiếng chân bước mỗi lúc một xa dần của ông cụ, thập niên trước đó. Và tôi thấy, cọng râu bạc của ông cụ, khi cạo râu của mình.
Nếu trí tưởng của tôi loanh quanh với những hình ảnh của ông cụ bà cụ, khi họ đã già, có thể là do khả năng khôn ngoan và khéo léo của hồi ức, khi nó cố làm sao giữ cho được tốt đẹp nhất, những ấn tượng sau cùng (Cũng phải thêm vào đây, sự mê hoặc, phải nói là nghiền, tính lô gíc về đường nét, như câu thơ của một nhà thơ diễn tả, “nét cong, môi hồng mắt tình cờ, ngực hoa bối rối” [Thanh Tâm Tuyền], luôn cả sự mê tới nghiền, nguyên lý tiến hoá, thí dụ như, phát minh tuyệt vời của con người về nghệ thuật chụp hình). Nhưng tôi còn nghĩ thêm một tị, là về tuổi già của mình, nó cũng chơi một trò chơi giống như thế: con người rất ít khi mơ, ngay cả về, một cái thời tuổi thơ, tuổi trẻ xa lắc xa lơ của chính nó, thí dụ như, khi nó mười hai tuổi. Nếu tôi có một quan niệm nào về tương lai, thì nó cũng được tạo nên giống như vậy. Chúng là những “Kilroy ["] thì có đây” của tôi, cho ngày hôm sau ngày mai, thì cứ nói chuyện trước mắt như vậy.
28
Như hầu hết đám đực rựa, tôi có nhiều nét giống ông cụ hơn bà cụ. Tuy nhiên, khi còn là con nít, tôi quanh quẩn bên bà cụ nhiều hơn - một phần là do chiến tranh, một phần còn là do cuộc đời rong ruổi một mình của ông cụ sau đó. Mẹ tôi dậy tôi đọc chữ, khi tôi lên bốn, hầu hết những điệu bộ, cách ăn nói, cử chỉ, thói quen này nọ, của tôi, là từ bà cụ mà ra, tôi nghĩ như vậy. Một vài thói xấu nữa, thí dụ như, thói hút thuốc.
Theo tiêu chuẩn Nga, bà cụ như vậy là khá cao, năm feet ba, duyên dáng, mập mạp. Tóc bà mầu nâu nhạt, suốt đời bà để tóc ngắn. Mắt bà mầu xám. Bà thú vị lắm, về cái chuyện tôi thừa hưởng từ bà, cái mũi thẳng, chẳng khác gì mũi của người La mã, chứ không phải từ cái mũi khoằm khoằm của cha tôi, mũi như vậy mà bà lại mê, thế mới lạ! “Ah, cái mỏ đó!”, bà sẽ bắt đầu, chi li, rành rọt từng chữ, từng lời, bài nói chuyện của bà, với những ngừng, nghỉ. “Những cái mỏ như thế”, ngưng, “đã được rao bán ở trên trời”, ngưng, “sáu rúp một cái”. Tuy rất giống một trong cái mũi nếu nhìn nghiêng [kiểu] Sforza, của Piero della Francessa, cái mỏ đó là của dân Do Thái, và bà mẹ của tôi có lý do để mà hài lòng, rằng may mắn quá, phúc đức quá, thằng con trai không có cái mũi tố cáo dòng dõi Do Thái của ông bố!
Mặc dù tên hồi còn con gái (bà vẫn giữ nó, khi đã có gia đình), “chương, đoạn thứ năm” [qui thành phần Do Thái] không ảnh hưởng lắm tới bà, ấy là nhờ ở cái nhìn của bà. Bà thật là quyến rũ, theo kiểu chung của vùng Bắc Âu, tôi muốn nói, vùng biển Baltic. Theo một nghĩa nào đó, đây là lộc Trời ban cho bà. Bà chẳng gặp rắc rối trong tìm kiếm việc làm. Như là một hậu quả, bà phải làm lụng suốt cả cuộc đời, như là một con người có ý thức, rằng, ai sinh ra ở đời, mà chẳng phải làm, không việc này thì việc nọ. Cứ giả dụ như là bà đã thất bại trong việc giấu diếm lý lịch không phải ba, mà chắc là nhiều đời, không thuộc giai cấp bần cố nông, nhưng mà là gốc gác tiểu tư sản, thế là bà không được nhà nước cho phép, và bà đành từ bỏ những hy vọng ăn học cao, và thế là bà trải qua cả cuộc đời, hết văn phòng này tới văn phòng nọ, khi thì thư ký, khi thì nhân viên kế toán. Chiến tranh đem thay đổi: bà trở thành thông dịch viên trong một trại tù dành cho tù binh chiến tranh Đức, và có được cấp bậc trung uý, thuộc lực lượng của Bộ Nội Vụ. Khi Đức Quốc Xã tuyên bố đầu hàng, bà được hứa hẹn thăng chức và trở thành một nhân viên có hạng trong hệ thống của bộ này. Không khoái chuyện gia nhập Đảng, thế là bà đành từ chối ân huệ của bộ, của nhà nước, và lại trở về với ba cái hồ sơ, bốn cái bàn tính. “Tôi không có ý định, trước tiên là phải chào chồng mình”, bà nói với cấp trên của bà. “ Và tôi không muốn biến cái tủ áo của nhà mình thành một kho vũ khí”.
29
Chúng tôi gọi bà là “Marusya”, “Manya”, [cách gọi vắn tắt của cha tôi, và mấy chị em của mẹ tôi], và “Masya”, hay “Keesa”, hai cách gọi sau là do tôi nghĩ ra. Cùng với năm tháng, hai cách gọi sau ăn khách hơn, và ngay cả cha tôi cũng đã gọi mẹ tôi như vậy. Ngoại trừ “Keesa”, tất cả những cách gọi kia đều là từ tên của mẹ tôi đọc vắn lại. “Keesa” phát xuất từ một cách gọi thân yêu dành cho những “miêu cô nương”, và mẹ tôi lúc đầu đã không chịu cách gọi này. “Con dám gọi mẹ như vậy hả"”, bà đã từng tức giận với thằng con trai. “Và nghe mẹ nói đây này, đừng bao giờ sử dụng tất cả những từ chỉ mèo cái như thế! Nếu không, sẽ có ngày óc của con sẽ biến thành óc mèo!”

Điều này thực ra là bà muốn nói tới cách ăn nói của tôi, khi còn là một thằng con nít, tôi có thói quen phát âm những từ có những nguyên âm, theo kiểu meo meo, mèo mèo. Thí dụ như từ “meat” [thịt], và vào lúc tôi mười lăm, trong gia đình tôi như bị lây cái tật meo meo này của tôi. Cha tôi là người đầu tiên, và chúng tôi bắt đầu gọi nhau bằng những từ như “Mèo Lớn”, “Mèo Nhỏ”. Một “meomeo” hay một “mimi”, hay một “miêu miêu”… những từ như vậy thay cho những từ biểu lộ tình cảm khác, thay vì "ôkê" thì là "ômiêu-eo, thí dụ vậy, hay những tình cảm như nghi ngờ, dửng dưng, cũng đành, tin cậy…. Dần dà, mẹ tôi cũng bắt đầu sử dụng chúng, nhưng chủ yếu là để biểu tỏ thái độ tách ra khỏi cái trò chơi này.
Tuy nhiên, cách gọi “Keesa” đó bám chặt lấy bà, nhất là khi bà đã có tuổi. Đã già. Phốp pháp, quàng thêm vài cái khăn mầu nâu, với khuôn mặt dịu dàng, thanh thoát, trông bà mới dễ chịu làm sao, và cũng thật mình ên, chẳng muốn làm phiền ai, và cũng chẳng muốn ai làm phiền mình. Như thể bà sẽ âm ư, ừ ừ, một cách rất ư là hài lòng. Nhưng thay vì ư u ừ ừ, như loài mèo, thì bà sẽ nói, “Sasha, ông trả tiền điện tháng này chưa"”, hay chẳng nhắm vào ai, “Tuần tới nhà mình làm vệ sinh căn hộ.” Có nghĩa, cọ rửa, lau chùi sàn nhà nơi hành lang, và nhà bếp, làm vệ sinh nhà tắm, nhà cầu. Bà sẽ nói, mà chẳng nhắm vào ai, bởi vì, bà biết, bà là người sẽ làm những việc đó.
30
Làm sao họ có thể xoay xở với tất cả mọi chuyện, nhất là ba cái vụ cọ rửa, làm tổng vệ sinh như thế đó, trong muời hai năm sau cùng. Tôi chẳng làm sao biết. Cuộc ra đi của tôi, lẽ dĩ nhiên, có nghĩa, đỡ đi một miệng ăn, và họ có thể thuê mướn một người nào đó, thỉnh thoảng, khi nào quá cần, để đỡ đần công chuyện. Tuy nhiên, hiểu quá rõ vấn đề tiền nong của hai cụ (hai món hưu rất ư là thanh bạch, nghĩa là nhẹ hẫng), cộng thêm tính bà cụ, tôi không tin, họ sẽ cho phép họ xài sang, nghĩa là mướn người làm, dù chỉ là làm giờ, theo kiểu part time. Vả chăng, trong cuộc sống tập thể ở đó, cái việc làm này còn hiếm. Cái tính sa đích do bản chất mà ra, của đám láng giềng láng tỏi, cư dân ở miền đất đó, nói cho cùng, cần một mức độ nào đó, sự thoả thuê, hài lòng, nếu không muốn nói, thấy ngưòi hàng xóm đau khổ, bên này, bên nhà mình sướng điên lên được! Một bà con, thì còn được, một người làm mướn, không bao giờ, ở xứ sở đã thanh toán tới tận cùng tội ác người bóc lột người!
Tuy giầu có “như ông hoàng”, thì cứ cho là như vậy, với đồng lương đại học của tôi, nhưng ông cụ bà cụ sẽ chẳng bao giờ biết chuyện đổi tiền đồi nong, từ đồng đô la đế quốc Mẽo thành đồng rúp. Họ coi đổi tiền theo giá nhà nước là một hình thức ăn cướp, nhưng cả hai đều rất kỹ tính, và rất sợ dây dưa với chợ đen chợ đỏ. Lý do sau cùng này là mạnh nhất, và họ vẫn còn nhớ như in vụ tiền hưu của họ bị nhà nước “ách" lại, vào năm 1964, khi họ ban cho thằng con năm năm tù. Và thế là họ lại phải đi tìm kiếm việc làm. Vì vậy, những gì mà tôi hay gửi về nhất, thì không phải là tiền, mà là quần áo, và sách nghệ thuật, thứ này mấy ông mê sách mê lắm. Ông cụ bà cụ bèn tân trang ba mớ quần áo cũ, nhất là của ông cụ, vốn ăn vận rất kỹ càng, và đem gửi ở chỗ bán quần áo cũ. Còn mấy sách nghệ thuật, thì họ giữ cho họ. Để mà ngắm nghiá, sau khi làm tổng vệ sinh căn phòng tập thể, ở vào tuổi bẩy mươi lăm của cuộc đời.
31
Họ rất thích đọc sách đạo thiên chúa, bà cụ còn ưa cổ điển Nga. Cả ông cụ lẫn bà cụ đều không có những ý nghĩ rạch ròi về văn chương, âm nhạc, nghệ thuật, theo kiểu, nó phải thế này, thế nọ, mặc dù khi còn trẻ, họ đều quen biết một số nhà văn, nhà soạn nhạc, họa sĩ ở Leningrad (Zoshchenko, Zabolotsky, Shostakovich, Petro-Vodkin). Hai ông bà chỉ là những độc giả - độc giả buổi chiều, rõ hơn – và họ rất cẩn thận, khi làm mới, renew, thẻ mượn sách thư viện. Từ chỗ làm trở về nhà, trong giỏ xách của bà cụ, thường là một bịch đầy khoai tây, hay cải bắp. và sách thư viện, được bọc kín bằng nhật trình, để không bị lấm bụi.
Đó là bà cụ tôi, đã gợi ý thằng con, khi nó mười sáu tuổi đang làm việc tại một xưởng thợ, con nên “đăng ký” làm thẻ mượn sách tại thư viện thành phố; và tôi tin rằng, khi gợi ý như vậy, không hẳn cụ chỉ nghĩ, mình nên tránh cho thằng bé khỏi lang thang, lêu lổng, la cà hết ngã tư đường này, tới hẻm phố kia. Về một mặt khác, theo như tôi hiểu được, bà muốn nó sau này sẽ là một họa sĩ. Bằng bất cứ giá nào, những căn phòng và những hành lang bệnh viện cũ của thành phố, ở bên hữu ngạn của con sông Fontanka [River] phải là nơi bắt đầu sự hư hỏng của tôi, và tôi còn nhớ, cuốn sách đầu tiên tôi hỏi, ở đó, theo lời cố vấn của mẹ tôi. Đó là cuốn Gulistan (Vườn Hồng), của một thi sĩ Ba Tư, Saadi. Bà cụ tôi hoá ra rất mê thơ Ba Tư. Cuốn tiếp theo, tôi hỏi, cũng ở đó, do chính tôi cố vấn cho tôi, là cuốn Căn Nhà Tellier, của nhà văn Pháp Maupassant.
32
Hồi ức có cái chung với nghệ thuật, đó là, tính tuyển chọn, thích xoáy vào chi tiết. Khen đấy, mà chửi cũng đấy, ấy là bởi vì, hồi ức vốn chỉ chứa chi tiết, chứ không trọn gói, trọn hình, [làm sao quên cái răng khểnh của một bông hồng đen, thí dụ vậy!]; hãy gạch đít, gạch chân, highlights, nếu bạn muốn, nhưng đừng trọn cả “sô”! Theo tôi tin tưởng, thì đây là do con người, một khi phải nhớ trọn một em, thì thường là theo kiểu “mài mại”, và cái rất ư niềm tin để cho muôn thú muôn loài cứ thế mà tiếp tục cuộc đời của chúng, đó là “không nền”, groundless, đó là “mài mại”.
[Và Gấu tôi sợ rằng, câu thơ “em cứ hẹn nhưng em đứng đến nhé”, nổi danh là theo ý nghĩa này.
Để anh suốt đời nhớ “mài mại” về em!].
Hơn bất cứ cái gì khác, hồi ức của con người, nó giống một thư viện mất trật tự, hổ lốn, không theo một bảng xếp loại abc nào, với không tuyển tập, của bất cứ một ai.
[còn tiếp]
NQT dịch
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.