Hôm nay,  

Trong Căn Phòng Rưỡi

05/02/200500:00:00(Xem: 4491)
Gửi L. K.
Joseph Brodsky
27
Vào những buổi chiều mùa hạ, cả ba cửa sổ cao của chúng đều được mở rộng, và những làn gió nhẹ từ mé sông cố len lỏi tới tận mấy bức màn bằng vải tuyn. Sông không xa, từ toà nhà chúng tôi đi bộ chừng mười phút. Chẳng có gì là quá xa: Khu Vườn Mùa Hạ, Nơi Ẩn Dật, Cánh đồng Mars. Ngay từ hồi còn trẻ hơn, so với thời kỳ sau này, cha mẹ tôi cũng ít khi đi dạo, cùng nhau, hoặc xé lẻ. Sau cả một ngày đi đứng, cha tôi không còn hứng thú lại đi dạo phố. Còn mẹ tôi, đứng sắp hàng tám tiếng đồng hồ tại văn phòng là đã quá ớn chuyện tản bộ; ngoài ra, ông cụ bà cụ còn quá nhiều chuyện để mà làm, tại nhà. Nếu có đi ra ngoài, thì là để gặp gỡ, tụ họp với bà con họ hàng [vào một dịp sinh nhật hay kỷ niệm đám cưới], hay là đi coi phim, rất ít khi ông bà đi coi hát.
Sống gần ông cụ bà cụ gần như suốt cuộc đời của mình, tôi gần như chẳng ý thức gì tới cái chuyện già cả của cả hai. Bây giờ, khi hồi ức của tôi nhẩy từ thập niên này qua thập niên khác, tôi nhìn thấy bà cụ, từ bao lơn theo dõi cái bóng dáng loạng quạng của ông cụ ở bên dưới đất, và tôi nghe mẹ tôi lẩm bẩm, ở bên dưới hơi thở của bà, “Đúng là một ông già, ông già kia ơi!”. Và tôi nghe ông cụ đáp lại, “Bà còn muốn theo dõi tôi tới tận nấm mồ!” Đó là những đối đáp sau cùng, kết thúc những cuộc cãi cọ của thập niên sáu mươi, thay cho một cú đập đóng cửa thật mạnh, và sau đó là tiếng chân bước mỗi lúc một xa dần của ông cụ, thập niên trước đó. Và tôi thấy, cọng râu bạc của ông cụ, khi cạo râu của mình.
Nếu trí tưởng của tôi loanh quanh với những hình ảnh của ông cụ bà cụ, khi họ đã già, có thể là do khả năng khôn ngoan và khéo léo của hồi ức, khi nó cố làm sao giữ cho được tốt đẹp nhất, những ấn tượng sau cùng (Cũng phải thêm vào đây, sự mê hoặc, phải nói là nghiền, tính lô gíc về đường nét, như câu thơ của một nhà thơ diễn tả, “nét cong, môi hồng mắt tình cờ, ngực hoa bối rối” [Thanh Tâm Tuyền], luôn cả sự mê tới nghiền, nguyên lý tiến hoá, thí dụ như, phát minh tuyệt vời của con người về nghệ thuật chụp hình). Nhưng tôi còn nghĩ thêm một tị, là về tuổi già của mình, nó cũng chơi một trò chơi giống như thế: con người rất ít khi mơ, ngay cả về, một cái thời tuổi thơ, tuổi trẻ xa lắc xa lơ của chính nó, thí dụ như, khi nó mười hai tuổi. Nếu tôi có một quan niệm nào về tương lai, thì nó cũng được tạo nên giống như vậy. Chúng là những “Kilroy ["] thì có đây” của tôi, cho ngày hôm sau ngày mai, thì cứ nói chuyện trước mắt như vậy.
28

Như hầu hết đám đực rựa, tôi có nhiều nét giống ông cụ hơn bà cụ. Tuy nhiên, khi còn là con nít, tôi quanh quẩn bên bà cụ nhiều hơn - một phần là do chiến tranh, một phần còn là do cuộc đời rong ruổi một mình của ông cụ sau đó. Mẹ tôi dậy tôi đọc chữ, khi tôi lên bốn, hầu hết những điệu bộ, cách ăn nói, cử chỉ, thói quen này nọ, của tôi, là từ bà cụ mà ra, tôi nghĩ như vậy. Một vài thói xấu nữa, thí dụ như, thói hút thuốc.
Theo tiêu chuẩn Nga, bà cụ như vậy là khá cao, năm feet ba, duyên dáng, mập mạp. Tóc bà mầu nâu nhạt, suốt đời bà để tóc ngắn. Mắt bà mầu xám. Bà thú vị lắm, về cái chuyện tôi thừa hưởng từ bà, cái mũi thẳng, chẳng khác gì mũi của người La mã, chứ không phải từ cái mũi khoằm khoằm của cha tôi, mũi như vậy mà bà lại mê, thế mới lạ! “Ah, cái mỏ đó!”, bà sẽ bắt đầu, chi li, rành rọt từng chữ, từng lời, bài nói chuyện của bà, với những ngừng, nghỉ. “Những cái mỏ như thế”, ngưng, “đã được rao bán ở trên trời”, ngưng, “sáu rúp một cái”. Tuy rất giống một trong cái mũi nếu nhìn nghiêng [kiểu] Sforza, của Piero della Francessa, cái mỏ đó là của dân Do Thái, và bà mẹ của tôi có lý do để mà hài lòng, rằng may mắn quá, phúc đức quá, thằng con trai không có cái mũi tố cáo dòng dõi Do Thái của ông bố!
Mặc dù tên hồi còn con gái (bà vẫn giữ nó, khi đã có gia đình), “chương, đoạn thứ năm” [qui thành phần Do Thái] không ảnh hưởng lắm tới bà, ấy là nhờ ở cái nhìn của bà. Bà thật là quyến rũ, theo kiểu chung của vùng Bắc Âu, tôi muốn nói, vùng biển Baltic. Theo một nghĩa nào đó, đây là lộc Trời ban cho bà. Bà chẳng gặp rắc rối trong tìm kiếm việc làm. Như là một hậu quả, bà phải làm lụng suốt cả cuộc đời, như là một con người có ý thức, rằng, ai sinh ra ở đời, mà chẳng phải làm, không việc này thì việc nọ. Cứ giả dụ như là bà đã thất bại trong việc giấu diếm lý lịch không phải ba, mà chắc là nhiều đời, không thuộc giai cấp bần cố nông, nhưng mà là gốc gác tiểu tư sản, thế là bà không được nhà nước cho phép, và bà đành từ bỏ những hy vọng ăn học cao, và thế là bà trải qua cả cuộc đời, hết văn phòng này tới văn phòng nọ, khi thì thư ký, khi thì nhân viên kế toán. Chiến tranh đem thay đổi: bà trở thành thông dịch viên trong một trại tù dành cho tù binh chiến tranh Đức, và có được cấp bậc trung uý, thuộc lực lượng của Bộ Nội Vụ. Khi Đức Quốc Xã tuyên bố đầu hàng, bà được hứa hẹn thăng chức và trở thành một nhân viên có hạng trong hệ thống của bộ này. Không khoái chuyện gia nhập Đảng, thế là bà đành từ chối ân huệ của bộ, của nhà nước, và lại trở về với ba cái hồ sơ, bốn cái bàn tính. “Tôi không có ý định, trước tiên là phải chào chồng mình”, bà nói với cấp trên của bà. “ Và tôi không muốn biến cái tủ áo của nhà mình thành một kho vũ khí”.
[còn tiếp]
Nguyễn Quốc Trụ dịch
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.