Hôm nay,  

Hiệp Định Genève, 50 Năm Nhìn Lại: 2 Sư Đoàn Tấn Công Mật Khu

29/01/200500:00:00(Xem: 6003)
Kỳ 39:
LTS. Tiếp theo phần 1 của loạt bài " Vĩ tuyến 17, Hiệp định Genève, 50 năm nhìn lại", đăng vào số báo thứ Bảy hàng tuần, kể từ đầu tháng 9/2004, VB giới thiệu tiếp phần 2 về tình hình tại miền Nam từ sau Hiệp định Genève đến thời kỳ 1955-1956. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: Quân lực VNCH trong giai đoạn 1946-1955( Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH); Đông Dương Hấp Hối của cựu Đại tướng Quân đội Pháp Henri Navarre; hồi ký của các cựu Tướng lãnh VNCH: cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu Đại tướng Cao Văn Viên; Việc từng ngày 1945-1964 của tác giả Đoàn Thêm; tài liệu riêng của VB.
*Lược ghi cuộc hành quân giai đoạn 1 của chiến dịch Nguyễn Huệ
Như đã trình bày, vào ngày 9-1-1956, theo kế hoạch, Bộ chỉ huy Khu chiến Đồng Tháp và Bộ tham mưu Sư đoàn 15 khinh chiến di chuyển đến Gò Bắc Chiên.Lực lượng Quân đội VNCH chia làm nhiều cánh: Cánh A: gồm Trung đoàn 43, Trung đoàn 44 và 1 pháo đội di chuyển lên Gò Bắc Chiên do các Hải đoàn xung phong 21 và 23 đảm nhận. Cánh quân này từ ngày 12-1-1956, bắt đầu tiến quân từ Gò Bắc Chiên về phiá Tây Bắc.Cánh B: gồm có Trung đoàn 39 và Tiểu đoàn 581 tại Cao Lãnh thành lập một hệ thống án ngữ hoạt động tảo thanh quanh Chi khu Cao Lãnh.Cánh C do lực lượng của Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ và Trung đoàn 42 từ Sa Đéc di chuyển lên, án ngữ chặn đường rút lui của đối phương ở miền Tây. -Trung đoàn 45, lực lượng trừ bị hoạt động xung quanh Gò Bắc Chiên. Cuộc hành quân tiến vào Đồng Tháp đã diễn ra tốt đẹp, trên đường tiến quân, chỉ xảy ra vài cuộc giao tranh và phiá đối phương bị thiệt hại nặng.Khởi đầu, các đơn vị của Trung đoàn 43 và 44 tiến quân lên Bình Châu dọc theo sông Vàm Cỏ Tây. Trung đoàn 39 án ngữ dọc theo kinh Đồng Tháp. Trung đoàn 44 từ Bình Châu tiến lên rạch Long Khốt. Khi toán tiền phong của Trung đoàn 44 chiếm Long Khối, Trung đoàn 43 theo chân binh đoàn bạn lên chiếm xóm Keo Gia. Lực lượng của ông Trần Văn Soái rút lui về Vĩnh Trị.Tiếp đó, Trung đoàn 44 từ Long Khối tiến quân chiếm Hưng Điền. Trung đoàn 43 từ xóm Keo Gia cũng tiến lên chiếm Lò Gạch.
Khi nhận được tin lực lượng Trần Văn Soái đặt bản doanh tại Vĩnh Thạnh, Sư đoàn 15 thay chiều trục nỗ lực tấn công về hướng Tây Nam. Cánh quân thứ nhất do Trung đoàn 44 làm nỗ lực chính với sự yểm trợ của pháo binh, dàn quân tại Bình Châu tiến chiếm Vĩnh Trị và Vĩnh Thạnh. Cánh quân thứ 2 do Trung đoàn 43 khai triển, có pháo binh yểm trợ, tiến quân chiếm Vĩnh Lợi.Trên đường tiến quân, Trung đoàn 44 chạm súng kịch chiến với đối phương lần đầu tiên sau 5 ngày hành quân.Trung đoàn 39 tiếp tục tảo thanh tại khu Cao Lãnh và đã chạm súng với đối phương vài lần, thu đạt vài kết quả. Để phản ứng lại cuộc tiến quân của Trung đoàn 39, lực lượng Trần Văn Soái đã pháo kích vào Cao Lãnh.Về cuộc tiến quân của Trung đoàn 43 và Trung đoàn 44, sau cuộc chiếm đóng Vĩnh Trị, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Lợi, 2 trung đoàn này mở rộng hoạt động quanh các vị trí vưà chiếm và thường có những cuộc chạm súng lẻ tẻ. Hai tiểu đoàn của Trung đoàn 45 đã được điều động tăng cường cho 2 trung đoàn 43 và 44 tại vùng trách nhiệm của cuộc hành quân.
* Giai đoạn 2 của chiến dịch Nguyễn Huệ: Sư đoàn 14 và 15 tấn công các khu chiến của đối phương
Ngày 23 tháng 1/1956, Trung đoàn 39 hoạt động quanh vùng Cao Lãnh bắt sống được trung đoàn trưởng Trung đoàn Lý Thường Kiệt tên là Phùng.

Ngày 24 tháng 1/1956, Sư đoàn 15 khinh chiến mở một cuộc tảo thanh ngược lại về phía Tây Nam Gò Bắc Chiêu để chiếm dinh điền Phước Xuyên. Trung đoàn 43 được tăng cường di chuyển về Gò Bắc Chiên chia quân làm 3 cánh: Cánh 1 tiến theo rạch Bắc Chan tiến quân lên dinh điền Phước Xuyên. Cánh thứ hai có hải quân yểm trợ tiến theo kinh Lagrange cũng tiến lên Phước Xuyên. Cánh thứ 3 bố trí tại kênh Bắc Chan để sẵn sàng trợ lực. Cuộc hành quân này vô sự. Trung đoàn 43 tiếp tục tảo thanh ấp Tháp Mười.
Từ ngày này về sau, không ngày nào là không có giao tranh xảy ra: ngày 25-1, Tiểu đoàn 581 phục kích tại đụng độ tại Phong Mỹ, ngày 26/1, Trung đoàn 43 đụng ở ấp Tháp Mười, ngày 28/1, tiểu đoàn 581 đi phục kích lại chạm súng, ngày 29-1, Trung đoàn 44 đã chạm súng dữ dội với đối phương tại Vĩnh Thạnh khiến quân HH bị tử thương 80 người tại trận địa.
Thời kỳ thứ nhất nhằm bố trí bao mặt Đông Bắc và Đông Nam khu bất an vưà hoàn tất, quân VNCH chuyển sang thời kỳ thứ hai bằng cách điều động thêm Sư đoàn 14 khinh chiến vào tham chiến. Cánh quân này được gọi là cánh quân D.
Cuộc hành quân ở thời kỳ 2 khai diễn vào 6 giờ ngày 5/2/1956, Sư đoàn 14 từ khởi điểm Bình Thạnh ở phiá Bắc Hồng Ngự tiến quân theo trục nỗ lực rạch Sở Hạ-Cái Cái án ngữ dọc theo biên giới Việt-Miên. Hải đoàn 21 tiến theo sông để giữ an ninh sườn phiá Bắc. Lực lượng Sư đoàn 14 đã chạm trán mạnh mẽ với đối phương. Trên đường tiến quân, đối phương gài rất nhiều mìn và có 1 sân mìn dài 1 km.
Binh sĩ Sư đoàn 14 chạm mìn bị thương rất nhiều. Đối phương thiết lập một vị trí phòng thủ rất kiên cố tại ngã ba Sở Hạ-Cái Cái khiến các đơn vị VNCH không vượt sông được và phải dùng pháo binh và trọng pháo hỏa tập dữ dội.
Ngày 7-2-1956, Bộ chỉ huy khu chiến Đồng Tháp đã phải điều động lực lượng trừ bị là Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù trợ chiến. Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù dùng xuồng M 2 vượt sông Cái Cái tấn công bất ngờ, đánh thủng vị trí đối phương khiến phải rút lui sâu vào trung tâm Đồng Tháp.
Sư đoàn 14 lại tiếp tục tiến quân vượt theo. Tại rạch Cái Cái, đối phương làm nhiều rào cản, quân đội VNCH phải cho phá để cho Hải đoàn 21 tiến vào yểm trợ. Riêng trận giao tranh quyết liệt tại rạch Sở Hạ-Cái Cái, phiá Sư đoàn 14 bị thương 56 chiến binh phần nhiều do mìn, 13 người chết trong đó có 1 thiếu uý. Đối phương bị chết khoảng 50 người. Đây là cuộc đụng độ lớn nhất đối với lực lượng tàn quân của ông Năm Lửa và là một trận có hầu hết các đơn vị nòng cốt của họ tham dự.
Sau khi thua trận này, tinh thần binh sĩ của lực lượng TVS trở nên rời rạc, sa sút. Quân đối phương bị bao vây trong vùng Đồng Tháp đã bị thất thế ở giưã 1 vùng sình lầy và nước đọng. Tới ngày 17-2-1956, qua nhiều lần tiếp xúc với đại diện chính quyền, ông Trần Văn Soái đã thỏa thuận mang toàn lực lượng còn lại ra quy thuận. Các đoàn quân quy thuận lần lượt đưa về tập trung tại trại chiêu an của chiến dịch Nguyễn Huệ đặt tại Cái Vồn.
* Kết quả hành quân giai đoạn 1 từ 9/1 đến 3-2/1956:
-Tổn thất đối phương:
142 chết trong đó có 4 sĩ quan.
Quy thuận: 15 người
Vũ khí bị tịch thu: 52 súng đủ loại, trong đó có 1 súng cối 81 ly và 3 súng cối 60 ly.
-Tổn thất của lực lượng VNCH:
Tử trận: 8
Bị thương: 17
Mất tích: 7
Vũ khí mất: 17 súng cá nhân
* Kết quả hành quân giai đoạn 2: 4/2 đến 17/2 /56:
-Tổn thất của đối phương:
Chết: 126
Quy thuận: 3,735
Vũ khí bị tịch thu: 2071 súng trường, 34 các bin, 85 trung liên, 85 súng cối, 330 tiểu liên, 21 đại liên, 41 súng lục.
-Tổn thất của lực lượng VNCH:
Tử trận: 23
Bị thương: 98
Vũ khí bị mất: không có.
Kỳ sau: Chi tiết về việc quy thuận của ông Trần Văn Soái

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.