Hôm nay,  

Iraq: Để Chiến Thắng Một Cuộc Chiến Không Thể Thắng

29/01/200500:00:00(Xem: 5422)
Cát lún hay là vũng lầyl
Cuộc bầu cử vừa qua ở mỹ đã có một ảnh hưởng bất thường là nó đã hoãn lại bất cứ một cuộc bàn cãi nghiêm túc nào về tương lai của Mỹ ở Iraq. Cái lẽ tự nhiên để thấy đã phải trả giá cho những toan tính hốt phiếu cử tri, nên bây giờ sau khi nhìn lại cuộc chiến với đầy đủ dữ kiện hơn cả hai ứng viên đều nói rằng họ vẫn tiến hành cuộc chiến hoặc vẫn sẽ bỏ phiếu ủng hộ cuộc chiến. Lần tranh cử vừa rồi cũng làm lộ ra sự ít ỏi trong những nước cờ của Mỹ. Giữ lính Mỹ ở lại Iraq sẽ chỉ làm tạo nên sự chống cự quyết liệt hơn, mà rút quân quá sớm thì lại có thể tạo nên nội chiến. Chính phủ nhiệm kỳ 2 của ông Bush có vẻ chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất giữa cách làm cho mọi thứ tồi tệ hơn một cách từ từ hoặc một cách nhanh chóng.
Sự thông thái đầu tiên là nhận ra cuộc chiến ở Iraq hiện nay không phải là cuộc chiến mà Mỹ có thể thắng. Như một hậu quả của sự tính toán sai lầm ban đầu, sự chuẩn bị thiếu đầy đủ, và họach định thiếu sự chỉ đạo, Washinton đã mất đi sự tín nhiệm và đồng thuận của người dân Iraq, và khó có thể lấy lại đuoc nữa. Mỗi ngày lính Mỹ ném bom các thành phố ở Iraq là mỗi ngày họ bị tụt lùi trên mặt trận dư luận người dân Iraq.
Cuộc chiến này vẫn có thể thắng, nhưng chỉ có thể bởi thành phần Iraq ôn hòa, và chỉ khi số người này có thể tập trung nỗ lực dành đuoc sự hợp tác của các lân bang, tạo sự hậu thuẫn quốc tế rộng lớn hơn, và nhanh chóng giảm bớt sự lệ thuộc của họ vào Hoa Kỳ.
Đạt được một sự đồng thuận rộng lớn như vậy đòi hỏi phải biến cuộc chiếm đóng Iraq mà Mỹ đứng đầu trở thành một cuộc chiếm đóng Iraq do người Iraq quyết định, có sự ủng hộ của các lân bang và có sự vận động của quốc tế để đạt đuoc hòa bình, ổn định dựa trên những tiêu chuẩn toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
Đẩy và kéo
Trong mắt người Iraq và những người dân các nước láng giềng, việc người Mỹ đang làm ở Iraq thiếu cả sự chính đáng lẫn uy tín . Chỉ bằng cách thay đổi mạnh mẽ vai trò của Mỹ trong vùng mới mong có những định kiến này biến đổi . Và cho đến khi đó thì những cuộc hành quân của Mỹ ở Iraq vẫn tiếp tục gây dấy động sự chống đối của người dân địa phương, làm cho những người dân quanh đó thêm quá khích và giảm bớt sự hợp tác quốc tế.
Ngay trong Iraq, vấn đề cấp bách nhất hiện nay là sẽ tổ chức lại bầu cử khi nào và như thế nào. Sự bất ổn liên tục có thể cản trở một cuộc vận động tự do và một cuộc bầu cử công bằng. Mặt khác, hoãn lại bầu cử mãi có thể kích động một cuộc nội chiến. Hoa Kỳ chẳng còn bao nhiêu lựa chọn ngòai cách chiều theo mong muốn của giới lãnh đạo phái Shiite ôn hòa là tổ chức bầu cử sớm. Cùng lúc đó, hệ thống bầu cử cũng phải được điều chỉnh để đảm bảo thiểu số người Sunni sẽ được đại diện đầy đủ trong chính quyền mới, cho dù một phần lớn trong số đó bị cản trở khi đi bỏ phiếu hay quyết định không đi bỏ phiếu như một hình thức phản đối. Điều chỉnh luật bầu cử có thể làm chậm lại cuộc bỏ phiếu vài tháng, mà không điều chỉnh luật bầu cử thì lại tạo ra một kết quả bầu cử nghiêng lệch và có nguy cơ đẩy Iraq đến gần hơn nội chiến.
Giả định cuộc bầu cử sẽ diễn ra, thì chính quyền mới cũng chỉ có thêm đuoc một chút tính chất hợp pháp. Nhóm người Shiite và Kurds có thể sẽ được đại diện đầy đủ trong chính quyền mới, nhưng người Sunnies sẽ không. Nếu người Sunnies không thể đi bầu hoặc không đi bầu thì họ sẽ bị đại diện thiếu . Còn nếu hệ thống bầu cử được điều chỉnh để quy định tỉ lệ đại diện dựa theo số cử tri sắc tộc thì người Sunnies lại sẽ xem những người đại diện họ là không chính đáng . Cuộc bầu cử như thế sẽ luôn có những kết quả chia rẽ, và trong một xã hội xung đột sâu sắc và chia cách, nó có thể đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người Sunnies đối với người Shiite và Kurds.
Cùng lúc sự chống đối vẫn sẽ tiếp tục hoành hành và có thể còn tạo thêm đà mạnh mẽ hơn, ít ra là ở những vùng của người Sunnies. Nếu những thành phần quá khích người Shiites không đạt được ảnh hưởng trong bộ máy chính quyền mới, họ cũng sẽ rất có thể tiếp tục chống đối chính quyền mới bằng bạo lực. Quân đội Mỹ và liên minh không chỉ sẽ vẫn không tạo được thiện cảm trong dân chúng Iraq mà còn có thể bị áp lực rút quân bởi chính quyền mới hoặc giảm tối đa họat động của mình.
Để bình định Bosnia vào giữa thập kỷ 90, Hoa Kỳ đã phải hợp tác với tổng thống Serbia Milosovic và tổng thống Croatia Tdjiman, cả hai nhân vật phải chịu trách nhiệm cho nạn diệt chủng ở Nam Tư cũ mà chính họ đang tìm cách ngăn chặn. Năm 2001, Hoa Kỳ hợp tác với Iraq, Pakistan, Ấn Độ, và Nga để dựng nên một chính quyền kế tiếp chính quyền Taliban với sự ủng hộ rộng rãi trong dân chúng, mặc dù chính những nước này đã xé nát A Phú Hãn suốt một thế hệ. Thật giật mình khi nhìn lại Hoa Kỳ đã tiến vào Iraq mà không có một chiến lược tìm sự hậu thuẫn của các nước láng giềng. Thật vậy, với sự chiếm đóng Iraq mà Hoa Kỳ cho là bước đầu tiên biến chuyển cả vùng trung Đông theo con đường dân chủ, chính sách ngọai giao của Mỹ đã làm giảm động lực hợp tác của các nước lân bang.
Những cố gắng mà chính phủ ông Bush đã làm để tạo một sự hợp tác khu vực và quốc tế đã xoay quanh hai chủ đề chính là dân chủ và chống khủng bố. Cả hai mục đích đều hợp lý và có sức quyến rũ rộng rãi trong dân chúng. Các chính quyền trong vùng sợ khủng bố và dân họ muốn có dân chủ nhiều hơn trong nước. Nhưng thật không may, cả hai chương trình đã trở nên mất giá trị bởi Hoa Kỳ đã chọn những vùng đất của người Ả Rập bị chiếm đóng để thử nghiệm cho chủ thuyết của mình. Dù có lý luận thế nào đi nữa về việc tạo mầm mống dân chủ ở Palestine và Iraq trước nhất, cố gắng của Hoa Kỳ để làm điều đó đã hạ uy tín trong nỗ lực lớn hơn của mình. Cho tới khi nào chương trình đem lại dân chủ trong vùng được lọai ra hai liên hệ là đánh chặn trước và sau đó là chiếm đóng thì chương trình ấy sẽ có rất ít chú ý trong vùng.
Mặc dù duy trì quân đội Mỹ ở Iraq sẽ kích động sự chống đối mạnh mẽ hơn, nhưng rút quân Mỹ về quá sớm lại có thể tạo nên một tình trạng đen tối hơn, đó là một cuộc nội chiến hoặc một cuộc khủng hoảng khu vực với hậu quả khôn lường. Còn đường trung đạo là con đường tốt nhất vậy. Hứa sẽ rút quân có thể cho Hoa Kỳ một lá bài để thương lượng, để ép người Iraq, các nước láng giềng và cả cộng đồng thế giới nhìn xa hơn ham muốn của họ là được thấy Mỹ nhận được một bài học, để thay vào đó là cùng với Mỹ tạo sự ổn định lâu dài ở Iraq. Như vậy chính phủ Bush nên cẩn thận giữa hai tuyên bố: 1 ước nguyện sớm rời Iraq và 1 sự sẵn sàng giữ quân ở Iraq cho đến khi nào chính quyền mới, với sự ủng hộ của thế giới và các nước láng giềng, chứng tỏ có thể bảo vệ lãnh thổ và dân của mình. Washington nên tỏ rõ mục đính tối hậu của mình là việc rút toàn bộ quân đội Mỹ sớm nhất, khi nào hoàn cảnh cho phép và Mỹ không có ý đóng quân vĩnh viễn ở đâ't nước này.
Chọn một trận đánh đúng
Quân đội Mỹ đã mất đi sự ủng hộ của người dân Iraq và có lẽ sẽ không bao giờ lấy lại được nữa. Sự chống đối chỉ có thể bị đánh bại bởi quân đội Iraq, được lãnh đạo bởi người Iraq, và chỉ khi quân đội ấy giảm tối thiểu sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Những cuộc hành quân phải được điều phối bởi chiến thuật chống du kích, trong đó nhất mạnh việc bình định. Điều đó có nghĩa là ưu tiên hàng đầu là tạo được an ninh trong quân chúng chứ không phải đi lùng sục du kích. Sự kháng cự không thể chiến thắng bằng cách giết du kích mà bằng cách chiếm được lòng dân và từ đó lọai du kích ra khỏi những nơi ẩn náu trong dân làng và cũng là ngăn chặn người cung cấp nhân lực trong dân làng cho du kích.
Cuộc chiến chốgn du kích đòi hỏi phải có sự phối hợp cả quân sự và dân sự , và hơn nữa phải được ưu tiên chính trị hơn là quân sự. Nó đòi hỏi những tin tình báo chiến thuật tỉ mỉ, được cung cấp chỉ bởi người Iraq và được thâu thập từ cảnh sát địa phương trong dân chúng. Đào tạo một lực lượng cảnh sát Iraq và tổ chức một nhóm đặc nhiệm chống khủng bố trong lực lượng này phải là ưu tiên hàn đầu trong mọi chương trình, ngay cả việc xây dựng một quân đội Iraq. Với kinh nghiệm vượt bậc của Anh trong việc chống khủng bố và chống du kích quốc nội, Washington nên đề nghị London đi đầu trong việc thành lập những toán đặc nhiệm này trong hàng ngũ cảnh sát Iraq.
Không có một người dân nào ủng hộ một lực lượng không thể bảo vệ chính họ, và vì vậy mà việc bảo vệ tốt hơn an ninh dân chúng Iraq phải là ưu tiên hàng đầu, hơn cả những ưu tiên chính trị và quân sự. Làm được thế sẽ giải thóat dân chúng Iraq khỏi đe dọa từ những nhóm chống đối, và điều đó đòi hỏi phải có hành động quân sự. Tuy nhiên nếu những hành động quân sự do Mỹ lãnh đạo đó dựa vào quá nhiều bom đạn và gây nhiều tổn thất vật chất và thương vong thì nó có thể đem lại kết quả ngược. Cuối cùng rồi sự thất bại hay thành công của một trận đánh như ở Falluja tháng 11 vừa rồi sẽ không được đánh giá bởi số quân phản kháng chết hay từng mét vuông đất được giải phóng mà được đánh giá bởi công luận Iraq. Nếu người dân Iraq trở nên xa cách với chính quyền hơn và ủng hộ những nhóm chống đối hơn thì trận đánh, và có lẽ cả cuộc chiến này, xem như đã thất bại.
Ném bom đạn vào các thành phố để đánh bật gốc những nhóm chống đối có thể mang lại sự kiểm sóat cho chính quyền Iraq, nhưng cái lợi đó sẽ không kéo dài lâu nếu sự hủy hoa.i đó làm người dân Iraq cảm thấy xa cách hơn. Hy sinh những nhân mạng vô tội Iraq để bảo toàn được nhân mạng Mỹ là một sự đánh đổi thật khó khăn. Dùng những chiến thuật chính xác hơn như dựa vào người thay vì súng ống, những tay bắn tẻ hay lực lượng đặc biệt thay vì pháo và xe tăng có thể giảm được số thương vong vô tội người Iraq nhưng lại tăng thương vong của Mỹ . Dĩ nhiên, chính phủ Mỹ phải quan tâm tới cả hai dư luận trong nước Mỹ cũng như ở Iraq để hậu thuẫn cho cuộc chiến này . Nhưng ngay lúc này, Washington nên lưu ý hơn đến những thương vong vô tội người Iraq vì chính sự thiếu ủng hộ của người Iraq với việc làm của người Mỹ ở đây sẽ là mối nguy hại cận kề hơn nhiều sự thiếu hậu thuẫn trong dư luận Mỹ.

Sự cẩn thận như thế lại càng cần hơn vì ở một góc độ nào đó, du kích chiến ở Iraq rất khác với du kích Cộng Sản và cả những nhóm cực hữu trong thời chiến tranh lạnh. Nó thiếu sự chỉ huy và không có một chủ nghĩa bao trùm tất cả hành động của mình. Một yếu tố duy nhất liên kết những nhóm Mujahideen quá khích Hồi Giáo, nhưng các đảng viên Baath, những thành phần cực đoan Shiite là mong ướng đuổi quân đội Mỹ ra khỏi Iraq, một mục đích mà xem ra phần lớn người Iraq cũng có. Nếu cái nguyên do đó được xoa dịu bằng cách giảm bớt sự can thiệp của Mỹ thì chính quyền Iraq còn có thể nhân đó tạo chia rẽ trong hàng ngũ chống đối, và dần dần hướng họ tham gia vào chính quyền qua chính trị thay vì bạo lực, cùng lúc cách biệt khỏi quần chúng thành phần còn lại. Washington có thể khuyến khích chính quyền Iraq trong các nỗ lực đó bằng cách ân xá cho những thành phần từ bỏ con đường bạo lực, và thay vào đó là dùng chính trị để tham gia vào chính quyền mới. Hoa Kỳ chưa bao giờ tìm cách đưa ra tòa những người lính Đức, Nhật, Cao Ly, hay VietNam vì họ đã bán lính Mỹ. Và hiện nay chính Mỹ cũng đang hậu thuẫn chính quyền Columbia trong kế họach ban ân xá cho các nhóm vũ trang cực hữu. Hoa Kỳ nên làm tương tự như thế ở Iraq.
Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ cũng tương tự như thế . Người dân Iraq không cần một bài học nào về khủng bố cả . Họ đã mất mát trong năm qua hơn cả người Mỹ đã mất mát trong tất cả các vụ khủng bố trong lịch sử của Mỹ cộng lại . Nếu tính theo tỉ lệ dân số thì người Iraq chịu đựng mỗi tháng sự mất mát tương đương với sự mất mát của người Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Thật không may là người Iraq đổ lỗi cho sự mất mát đó cho cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ nhiều như những kẻ khủng bố vậy
Hòa bình, ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và sự tôn trọng chủ quyền quốc gia là những chủ đề mà dựa trên nó có thể xây dựng một chiến lược để thúc đẩy người Iraq lãnh lấy trách nhiệm về tiền đồ đất nước họ, và khuyến khích các lân bang Iraq tham gia ủng hộ . Một chính quyền Iraq ôn hòa hơn, đại diện hơn ở Baghdad - giống như các lân bang ở A Phú Hãn đã làm ở Kabul - và cũng là tạo sự hậu thuẫn rộng rãi trong cộng đồng quốc tế . Hoa Kỳ nên tiếp tục hợp tác chống khủng bố với các chính quyền trong vùng và ủng hộ những lực lượng dân chủ ở đó . Nhưng nếu Hoa Kỳ mong muốn sự ủng hộ rộng rãi trong vùng đối với chính quyền mới ở Baghdad thì Hoa Kỳ phải tạm bớt nói về những mục đích này hơn.
Chính quyền ông Bush nên đặt nên cho một đặc sứ mới của mình ở Iraq, một đặc sứ với nhiệm vụ khởi động một lọat các cuộc thảo luận về vấn đề, như Hoa Kỳ đã làm ở Balkans vào giữa thập kỷ 90 và làm ở A Phú Hãn sau ngày 11 tháng 9. Một trong các cuộc thảo luận đó nên xóay vào các dòng minh chính của Mỹ, đặc biệt là Anh, Pháp, Đức và có thể mở rộng ra để bao gồm các chính quyền và tổ chức khác để giúp ổn định Iraq như Nhật Bản và cộng đồng Âu Châu EU. Một lọat các cuộc bàn thảo khác dành cho các nước láng giềng của Iraq. Một vai trò nói rộng hơn của Liên Hiệp Quốc, Nato, khối Ả Rập, và tổ chứ hội nghị Hồi Giáo, một tổ chức với 56 thành viên với mục dục phát huy tinh thần tương thân tương ái trong thế giới hồi giáo sẽ hình thành qua các cuộc thảo luận này.

Có được sự hợp tác của Iran mới thực sự là khó khăn nhất của Mỹ, khi nhìn vào tham vọng nguyên tử và sự hậu thuẫn khủng bố chống Do Thái của Tehran, và sau hàng mấy thập kỷ thù hằn và không liên lạc. Nhưng Iraq không thể ổn định nếu không có sự hợp tác của Iran. Và ngược lại, nếu Iraq không ổn định, sẽ có ngày Iran từ bỏ tham vọng nguyên tử của mình, cho dù khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran đã bị trì hoãn ít nhiều bởI các hành động quân sự và kinh tế.
Dù vậy sự phối hợp lặng lẽ giữa Mỹ và Iran mà hai nước đã đạt được ở A Phú Hãn sau ngày 11 tháng 9 năm 2001 có thể là những viên đá đầu tiên cho một cuộc đối thọai có tính cách xây dựng về vấn đề Iraq và các vấn đề khác. Vào đầu năm 2002 một số nhà ngọai giao và sĩ quan quân đội của Iraq đã đề nghị mở rộng các cuộc đàm phán với Mỹ về vấn đề A Phú Hãn và có thể mở rộng hơn đến các vấn đề khác. Nhưng Washington đã không thăm dò lời đề nghị này xa hơn, và sau khi xảy ra vụ Iran chuyển vũ khí cho Palestine, Mỹ đã cắt đứt đàm phán. Dù vậy, Tehran vẫn tiếp tục ủng hộ chính quyền Karzai bằng nhiều cách, hình thức cũng như thực tế. Quan trọng không kém, Tehran cho đến bây giờ vẫn không ủng hộ hay khuyến khích một sự thách đố nào với chính quyền Kabul.
Hòa bình ở Iraq và hòa bình ở trung Đông cần được phát triển theo những cách thức khác nhau, nhưng không thể tách rời chúng được. Đối với người Ả Rập, phương thức đánh phủ đầu, sau đó là chiếm đóng và đánh không khoan nhượng khủng bố của Mỹ kéo theo mức độ thiệt hại nặng nề về vật chất và thương vong nhân mạng thật khó phân biệt được với hành động của Do Thái ở Palestine. Do Thái có lẽ đã từ bỏ ý định khuất phục người dân Palestine từ lâu nhưng Mỹ thì lại không thể đi theo vết bánh xe đó ở Iraq hay ở bất cứ đâu trong vùng. Một cách quan trọng để Mỹ chứng tỏ thiệt chí của Mỹ đối với thế giới Ả Rập là tái tham gia một cách tích cực trong tranh chấp Do Thái và Palestine. Hoa Kỳ sẽ có rất ít thành công trong việc tìm sự ủng hộ của người dân Iraq, các chính quyền lân bang và cộng đồng thế giới mang lại hòa bình đến Iraq nếu không biết sửa lại hình ảnh của mình trở thành một người trung gian thành thật trong tiến trình hòa bình giữa Do Thái và Palestine. Dù cho viền ảnh tiến bộ trong các tranh chấp về giải Gaza, Tây Ngạn, giải Golan có mờ mịt như thế nào đi nữa, Washington vẫn phải tỏ ra luôn quan tâm hết sức đến các vấn đề đó.
Một bước đi đầu tiên để đạt được sự đồng thuận trong khu vự.c về vấn đề Iraq là Mỹ nên đệ trình lên Liên Hiệp Quốc tổ chức một nhóm cố vấn với 5 nước thành viên thường trực của hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Iraq và các nước láng giềng, dựa theo mô hình hội đồng Thực Thi Hòa Bình ở Bosnia hay như một tổ chức gồm 2 siêu cường (Nga và Mỹ) và 6 nước láng giềng đã được thành lập để giải quyết khủng hoảng ở A Phú Hãn. Nhóm trọng tâm này có thể được mở rộng hơn để bao gồm cả các nước Ả Rập và Hồi Giáo nào sẵn sàng đóng một vai trò tích cực và có thể đóng góp quân đội mình vào một lực lượng quân sự quốc tế ở Iraq. Cuộc họp các chính quyền trong vùng với các nước viện trợ do Ai Cập tổ chức vào tháng 11 qua theo yêu cầu của Iraq đánh dấu một bước đi đúng. Nhưng vấn đề Iraq cần có hơn một cuộc họp và một thông cáo.

Song hành với những nỗ lực trong vùng, Washington cũng cần tìm cách nối lại sự đồng thuận giữa 2 bờ Dại Tây Dương về vấn đề Iraq, nên khởi động những cuộc đối thọai âm thầm và không chính thức với các đồng minh và cả những chính phủ chê trách Mỹ ở Âu Châu như London, Paris và Berlin. Bất cứ điều gì các chính phủ này thỏa thuận được đều có thể đệ trình lên NATO, cộng đồng Âu Châu và nhóm G-8 cộng Nga. Và bất cứ điều gì các chính phủ này không tìm được thỏa thuận sẽ không bao giờ tìm đuoc hậu thuẫn ở một diễn đàn lớn hơn . Nhưng cuộc thảo luận liên Dại Tây Dương trước nhất cần họach định một cách tiếp cận thống nhất về vấn đề Iraq và chỉ khi đạt được điều đó rồi mới bàn đến những đóng góp lớn hơn trong việc tái thiết . Nhưng cố gắng mở rộng trong các đồng minh thọat đầu nên tìm cách xây dựng cho Iraq khả năng tự chủ, khuyến khích những nỗ lực trong nội bộ Iraq để kéo những thành phần chống cự vào với dòng chính trị chính và hỗ trợ sự hợp tác tích cực của các cường quốc trong vùng . Những đóng góp quân sự mới, với mục đích giới hạn sự hiện hữu lộ liễu của quân đội Mỹ và mở rộng phạm vi các nước cam kết giúp đỡ Iraq sẽ rất có ích. Nhưng những điều này khó xảy ra, và cho dù có xảy ra đi nữa thì cũng khó chắc chắn là sự có mặt của nhiều lính Âu Châu sẽ đem lại ổn định cho đất nước này. Hay hơn, một cách đóng góp mà các đồng minh của Mỹ có thể làm là giúp chính quyền Iraq trở nên hữu hiệu hơn và từ đó tạo một đà thúc đẩy sự hợp tác trong vùng.
Chiếc lược rút quân
Tháo gỡ Hoa Kỳ ra khỏi cuộc xung đột hao tổn ở Iraq, chấm dứt du kích chiến và để lại một chính quyền dân chủ Iraq có khả năng bảo vệ lãnh thổ và dân chúng không thể đạt được nếu không có sự hỗ trợ của người dân Iraq và sự hợp tác của các nước láng giềng. Để có được sự hỗ trợ đó, Washington sẽ phải phân định lại mục tiêu của mình ở Iraq bằng một cách người Iraq và các chính quyền trong vùng có thể chấp nhận. Chiến dịch chống khủng bố và đem lại dân chủ do Mỹ lãnh đạo đã bị hoen ố trong mắt người dân địa phương qua mốt liên hệ với chính sách đánh phủ đầu và việc áp dụng chính sách đó ở Iraq và Palestine. Dù mục đích đó có hợp lý thế nào đi nữa và sức hấp dẫn lâu dài với khối Ả Rập thì cuộc chiến chống khủng bố và dân chủ hóa Trung Đông không phải là những chủ đề mà người Iraq và các nước láng giềng sẽ đoàn kết lại, như họ phải đoàn kết lại để chiến thắng sự chống đối hiện nay.
Khi chính phủ Bush xác nhận một lần nữa sự hậu thuẫn của mình đối với chính quyền lâm thời Iraq và cuộc bầu cử tới, chính phủ Bush nên bắt đầu nhấn mạnh thêm một lần nữa sự quan tâm của mình đối với hòa bình, ổn định, tự chủ, và toàn vẹn lãnh thổ. Chính phủ Bush cần quyết tâm rút quân đội Mỹ ra khỏi Iraq trong thời hạn sớm nhất, khi mà chính quyền Iraq có thể tự điều hành được. Và chính phủ Bush nên điều khiển một chiến dịch chống du kích trọng tâm vào việc mang lại an ninh công cộng tốt hơn và nên hỗ trợ những cố gắng của chính quyền Iraq trong việc lôi kéo các thành phần chống đối vào dòng chính trị thay vì bạo lực. Một lần nữa chính phủ Bush cần đi đầu trong việc giải quyết tranh chấp giữa Do Thái và Palestine. Và chính phủ Bush nên sắp xếp để lôi kéo sự tham qia của các nước láng giềng Iraq, cũng như các nước bên kia bờ Đại Tây Dương của Mỹ, và bảo đảm sự hợp tác của các nước ấy trong việc bình định Iraq, rồi từ đó tạo những điều kiện cần thiết để giảm quân số và cuối cùng là rút lui toàn bộ quân đội Mỹ về.
(Iraq: Winning the Unwinnable War, James Dobbins, Foreign Affairs, January/February 2005.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.