Hôm nay,  

Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo: Tấm Lòng Với Quê Hương

22/01/200500:00:00(Xem: 13699)
LTS. Ngôi nhà thờ tại Quận Cam của Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo vừa bị đốt rụi đúng vào ngày Lễ Giáng Sinh. Vị mục sư nổi tiếng về các chuyến từ thiện giúp đồng bào quê nhà đang nghĩ gì" Dưới đây là bài viết của chị Ngọc Lan, được cắt nhiều đoạn vì quá dài, ghi lại tình hình này và nêu lên những suy nghĩ rút từ Kinh Thánh.
Đã từ lâu tôi giã từ Little Saigon, thủ đô của người Việt xa quê hương, để về một miền xa mong tìm chút yên tĩnh và bình an trong cuộc đời.
Thế rồi vào một ngày đẹp trời đầu năm 2005, trong cái nắng ấm tuyệt vời sau cơn bão lũ tháng Giêng, tôi đã đến Thánh Đường Sài Gòn của Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo để thăm viếng sau bao ngày xa vắng.
Ngỡ ngàng trước sự hoang tàn của nhà thờ, giờ đã thành tro bụi do một phần tử nào đó đã nỡõ tâm đốt sạch vào 4 giờ chiều ngày 25 tháng 12 năm 2004 tức là ngày Giáng Sinh vừa qua, tôi xúc động nghẹn lời.
Tôi ngồi phệt trên một cái ghế đặt trong bãi cỏ giờ trở thành nhà nguyện của giáo dân, nỗi xót xa tiếc nuốâi không thể nào diễn đạt nên lời.
Tôi nhìn từng mảnh đổ nát của nhà thờ lòng nghẹn ngào vô bờ :
- Ôi ngôi Thánh Đường xinh xắn nay còn đâu ! Chúa ơi, người ta có thể làm những chuyện như thế này sao " Đốt nhà của người ta thì đã là ác rồi, đàng này họ đốt luôn cả nhà thờ.
Nhưng rồi tôi lại cầu nguyện:
- Chúa ơi xin Chúa hãy tha thứ cho kẻ nào đó đã phạm tội này!
Tôi lặng người đi, nhìn đống tro tàn đang bay bay trong gió chiều, trong cái hoang tàn đổ nát của ngôi thánh đường thân yêu ấy, kỷ niệm xa xưa lại len lén trởø về sau bao ngày ngủ yên.
...
Một ngày nóng bưc oi ã của mùa Hè năm 2000, chỉ không đầy 30 ngày phù du trước ngày danh ca Sĩ Phú từ trần, Mục Sư Bảo đã đến với anh... để an ủi một tâm hồn vô cùng cô đơn đang đi dần vào cõi chết. Dù rằng rất bận rộn vì vừa trở về Mỹ sau chuyến đi từ thiện tại Việt Nam, ngay sau khi tôi gọi điện thoại, ông đã vội vã đến với chúng tôi, lúc mà chúng tôi cần ông nhất. Gương mặt sạm nắng quê hương, trông ông vô cùng phúc hậu, mộc mạc. Ông đã hết lòng an ủi Sĩ Phú, đã cầu nguyện cho anh, đã làm tất cả những gì ông có thể làm cho Sĩ Phú và các con của anh để anh yên lòng nhắm mắt ra đi. Ông đã ở lại rất lâu với Sĩ Phú.
Ngày hôm sau ông trở lại mang theo cho anh Sĩ Phú một cái áo thun màu vàng và một quyển thánh kinh.
Trong những ngày sau đó, ông đã làm việc ngày đêm, ông đã từng liên lạc với tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam lúc nửa đêm, thức đến 3, 4 giờ sáng để hoàn tất giấy tờ cho các con của anh. Ông đã hy sinh thì giờ quý báu của mình để lo cho tha nhân, không mảy may than phiền để trục lợi. Ôâng lao đầu vào công cuộc giúp đời giúp người, không gì một mục đích nào cã vì đó là niềm hăng say vàø đam mê đã hầu như luân lưu trong giòng máu của ông. Thú thật, lúc ấy tôi không nghĩ rằng ông biết Sĩ Phú là ai, hoặc có thể ông chưa từng nghe Sĩ Phú hát bao giờ, nhưng mặc, ông vẫn cứ giúp, vì đó là đức tính của ông, vì ông là Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo.
...
- Có báo mới đó cô Ngọc Lan ạ, cô cứ xem đi !
Giọng nói yếu ớt bệnh hoạn của ông đã kéo tôi về từ miền quá khứ !
Hôm ấy, Mục Sư Bảo bị cảm cúm. Ông trông có vẻ thật mệt mỏi, xanh xao. Tiếng nói của ông lạc hẳn đi. Ông tế nhị không dám đến gần tôi để bắt tay vì sợ lây bệnh.
Ông đưa cho tôi xem tuần báo Công Luận vừa mới ra một ngày trước đó, 14 tháng 1 năm 2005. Bài báo tường thuât với nhiều hình ảnh thật ấn tượng, tương đối khá trung thực, rõ ràng, đứng đắn và xúc tích về những hoạt động của Mục Sư Bảo do phóng viên, nhà báo, kiêm chủ nhiệm Duy Linh viết....
Như có một cái gì đó thôi thúc, tôâi đã hứa với ông:
- Thưa Mục Sư, con sẽ viết một bài báo để tường trình thật đầy đủ tất cả những dữ kiện về nhữõng hoạt động từ thiện của Mục Sư mà mọi người đang muốn biết... Con đã tham gia các hoạt động từ thiện của Mục Sư 5 năm qua và biết tường tận về những hoạt động của Mục Sư.
Mục Sư Bảo bằng lòng. Tôi hẹn gặp lại ông một ngày sau đó khi ông hết bệnh để thực hiện thiên phóng sự này.
Đối với các nhà báo khác, Mục Sư phải trình bày những hình ảnh, những tài liệu về những chuyến cứu trợ của ông tại Việt Nam để làm bằng chứng, nhưng đối với tôi, việc ấy không cần thiết, vì tôi đã có rất nhiều dịp xem những hình ảnh này và vô số những tài liệu khác của hoạt động cứu trợ.
Sự việc quan trọng mà tôi muốn nêu lên ở đây, là những hy sinh, những cố gắng vượt bực của ông, là cái tình người, tình yêu thương quê hương và đồng bào ruột thịt đang lam lũ và nổi trôi nơi quê nhà mà ông đã thể hiện qua 27 chuyến cứu trợ từ thiện.
Dĩ nhiên là sau bao nhiêu năm đổi mới, đời sống của người dân nay được sung túc và dễ thở hơn sau năm 75. Không sớm thì muộn, thì quê hương thân yêu của chúng ta cũng sẽ hội nhập cùng thế giới, để được sánh vai ngang bằng các dân tộc khác. Nhưng, dù cho một quốc gia nào đi nữa, dù dân có giàu đến mấy, vẫn còn quá nhiều những người bất hạnh, đừng nói chi đến quê hương Việt Nam của chúng ta vẫn còn đang trên con đường phát triển. Vẫn còn đó hằng bao nhiêu cảnh nghèo đói bất công, khốn khó. Biết bao nhiêu bàn tay đang đưa ra, kêu gọi lòng hảo tâm. Biết bao nhiêu người già bệnh tật bị bỏ mặc không ai trông nom, còn lại biết bao nhiêu các anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, những người mà đã một thời oai hùng hiên ngang gìn giữ đất nước, nay đã ngã gục, để lại vợ góa con côi, hoặc giả, các anh đã trở thành phế nhân với những vết tích chiến tranh trên thân thể mà không bạc tiền nào có thể hàn gắn nỗi đau thương, mất mát vô bờ của họ.
Có thể nói, ngày hôm nay, chúng ta đã được đến bến bờ tự do bình an, được sống hạnh phúc, sung sướng an toàn nơi đây, một phần cũng là do những xương máu mà các anh em thương phếâ binh đã đổ xuống để lót đường cho chúng ta sang đây.
Nỡ nào mà chúng ta có thể quên được sự hy sinh vĩ đại ấy "
Nỡ nào mà chúng ta có thể quên được hình ảnh những bà mẹ Việt Nam thân yêu mà một ngày nào đó trong quá khứ xa xôi, chúng ta đã từng gọi họ là Mẹ, Mẹ Việt Nam " Những người mẹ Việt Nam thương yêu đó, giờ đây thân tàn ma dại, sống khổ sở đói khổ ỡ một góc nhà dưỡng lão cô đơn nào đó bên quê nhà.
Sau 28 năm dài xa quê hương, trong một chuyến về Việt Nam chỉ 3 ngày để làm việc từ thiện của tôi vào năm 2002, tôi đã khóc khi ôm họ vào lòng vì họ đã nói với tôi rằng đã gần 20 năm qua rồi, bác chưa thấy mặt con cháu bao giờ, những ngày còn lại của cuộc đời, hàng xóm đã đem bác vào đây, một viện dưỡng lão nghèo nàn, để bị lãng quên. Một bác có đứa cháu vượt biên, nhưng không được tin tức gì hết trên 10 năm nay. Một bác có người con nghe đâu đã đến bến bờ tự do, nhưng chưa từng liên lạc với bác. Nhiều lắm, nhiều lắm những đau thương, những bi kịch trong cuộc đời.
Trước những mất mát khôn cùng đó, với tấm lòng tha thiết yêu quê hương, yêu dân nghèo, nạn nhân chiến tranh, các anh em thương phế binh và các nạn nhân phong cùi, MS Bảo đã hy sinh thân ông, và cuộc đời còn lại của ông để làm tất cả những gì ông có thể làm cho quê hương để xoa dịu phần nào vết hằn quá sâu đậm này. Ông đã từng nói với tôi:
- Ngày nào mà dân mình còn nghèo không cơm ăn, không mái ấm để ở, thì ngày ấy tôi sẽ không ngủ yên.
Mà quả thực, ông đã thao thức bao năm qua. Từ năm 1989, bắt đầu từ chuyến cứu trợ đầu tiên, ông đã gặp không biết bao nhiêu gian nan, thử thách. Không phải chuyến cứu trợ nào cũng giống nhau. Mỗi chuyến đi vô cùng gian nan và phức tạp. Không phải cánh cửa nào cũng mở rộng đón chào ông đem tiền của về giúp dân nghèo. Bất chấp những nguy hiểm gian lao đang chờ đón , ông đã phải tranh đấu rất nhiều với chính quyền địa phương nơi ông đếân cứu trợ. Nhưng với lòng cương quyết và thiết tha của ông, sau cùng thì họ cũng đã để yên và cho phép ông hoàn thành một số chuyến cứu trợ cho mãi đến năm 1993, vì một lý do ngoài ý muốn, ông đã bị chính quyền Việât Nam trục xuất và cấm nhập cảnh 7 năm và mãi cho đến năm 2000, ông mới được tiếp tục trở lại Việt Nam cho đến nay.
Đã 16 năm qua, với sự giúp đở, bằng tiền bạc và phẩm vật của đồng bào hải ngoại, nhất là đồng bào Việt Nam tại miền Nam California, và với một số đông các anh em thiện nguyện không công và có trả công bên Việt Nam, ông đã hoàn thành được 27 vụ cứu trợ.
Mục tiêu cứu trợ của ông nhắm vào những người nghèo khó tàn tật nạn nhân chiến tranh, những anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, những nạn nhân phong cùi, và tất cả những người khốn khó tìm đến ông để được giúp đỡ .
Ông không ngại hiểm trở, vượt núi băng ngàn, ông vào những vùng sâu vùng xa, trên mọi miền đất nước, từ thủ đô Hà Nội vào miền Trung khô cằn sỏi đá cho đến đồng bằng sông Cửu Long, qua Đồng Tháp, rồi vào Kiên Giang, xuống tận Cà Mau, ông nghiên cứu kỹ địa lý, không phân biệt địa phương, tôn giáo, nơi nào cần đến sự giúp đỡ cấp bách nhất, là có phái đoàn của Mục Sư Bảo ở đó.
Với sự góp sức của các anh chị em thiện nguyện bên Việt Nam, ông đã lần lượt gửi đến cho đồng bào của chúng ta những tặng phẩm ân tình sau đây:
1. Phân phát 2200 tấn gạo yêu thương có chất lượng cao cho đồng bào phong cùi và nạn nhân lũ lụt.

2. Cấp 54,500 tấm tole để lợp 2725 căn nhà bị dột nát.
3. Xây 1750 giếng nước đạt tiêu chuẩn tốt, sạch và lâu bền cho đồng bào vùng sâu.
4. Tặng trên 2150 chiếc xe lắc tay, một phương tiện di chuyển hàng ngày, cho các anh em thương phế binh VNCH, đồng bào nạn nhân chiến tranh và phong cùi Việt Nam.
Xin quý vị nhớ cho rằng, những chiếc xe lắêc tay này được chế tạo với chất liệu tốt và đươc bảo trì suốt một đời của chiếc xe chứ không phải chỉ xài hư rồi bỏ vì Mục Sư Bảo có ký giao kèo với công ty chế tạo rằng, bất cứ khi nào xe bị hư, người chủ xe sẽ được công ty đền bù sửa chữa xứng đáng trong suốt thời gian chiếc xe được xử dụng.
5. Xây một nhà máy phát điện cho trại phong cùi Bến Sắn do Nữ HO Cô Lâm Lệ Chi bảo trợ.
6. Xây một cây cầu dài 19m50 để hàng nghìn dân làng qua lại mỗi ngày, thay cho chiếc cầu khỉ.
7. Vô số những công việc khác như phát tiền, phát chăn, mì gói, bánh chưng, bánh tét, quà Tết cho hàng nghìn gia đình phong cùi nghèo để họ biết rằng, dù nghèo và bệnh hoạn, chúng ta vẫn không quên họ và họ vẫn có thể chung vui và ấm êm trong ba ngày Tết.
Sau đây là những điểm then chốt nhất trong công cuộc cứu trợ mà chúng ta cần ghi nhớ và đây cũng là đề tài bàn tán từ bấy lâu nay:
- Làm thế nào mà một mình Mục Sư Bảo có thể đem đến cho dân chúng hàng nghìn tấn gạo "
- Làm thế nào mà ông có thể lợp 2725 căn nhà cho dân nghèo và khoang hàng nghìn giếng nước "
Ông đã phải cần một số nhân lực, và phải trả tiền công cho người ta vì không ai có thể làm công không cho ông suốt mười mấy năm nay được. Cho dù nếu có một số thiện nguyện viên, thì bằng cách nào đi nữa Mục Sư cũng phải chi tiêu lệ phí, xăng nhớt, cơm nước cho người ta. Có một số nhân viên thường trực, họ cũng cần phải có lương chứ ! Và ai trả lương cho những người này " Dĩ nhiên là ông Mục Sư rồi.
- Làm thế nào mà ông có thể đem đến trên 2150 chiếc xe lắc tay cho những người thật sự cần nó mà không bị mang tiếng là kỳ thị và phân biệt " Và vô số những tặng phẩm linh tinh khác cho họ đem theo về nhà khi nhận được xe "
Một số các anh chị em trong hội cứu trợ đã đến hầu hết các vùng sâu vùng xa trên khắp các nẻo đường Việt Nam để tìm hiểu về con người, nhất là những người cần sự giúp đở bằng xe lắc tay để biết xem họ là ai, họ cần gì, họ có thật sự cần xe không, họ có thật sự là các anh em cựu chiến binh Việt Nam hay không, vân vân. Các chi tiêu cho các anh chị em này như vé máy bay, vé xe trên đường bộ, vé ghe tàu, chổ tạm trú, thực phẩm, linh tinh, cũng chính do Mục Sư phải đài thọ !
- Làm thế nào để tổ chức một buổi lễ phân phát đại quy mô vì mỗi lần như vậy, thường thì ông cần đến hàng chục nếu không nói đến hàng trăm nhân lực, để chuyên chở hàng nghìn bao gạo, vài trăm cái xe và hàng nghìn tấn đồ dùng đến nơi phân phát. Ông cũng cần đến cả một khu vực lớn đến hàng chục nghìn bộ vuông để phân phối.
Ông phải trả tiền cho chủ nhà chứ không lẽ họ cho mình dùng mãi được sao "
Dĩ nhiên là nhân công khuân vác cũng phải được thưởng tí lương và hàng chục xe vận tải hạng nặng cũng cần tiền cho xăng nhớt nếu không nói là tiền công chuyên chở từ thành thị đến những nơi xa xôi hẻo lánh nhất.
- Làm thế nào để ông báo tin cho tất cả đồng bào từ những làng mạc xa xôi tựu về một địa điểm để nhận quà "
Xin nhớ cho rằng, không phải ai cũng có nhà. Họ sống tản mác, nay đây mai đó, không địa chỉ, không số điện thoại để liên lạc. Ông phải thuê mướn một số nhân viên để lo việc tìm họ báo tin ngày phát quà và dĩ nhiên là các nhân viên này phải được trả lương sòng phẳng vì người ta làm toàn thời gian.
Cũng nên nhắc rằng, trong một chuyến cứu trợ, ông không chỉ đến một chỗ để phát gạo, phát xe xong rồi về, ông còn đi thêm rất nhiều địa điểm khác nhau. Từ nơi này đến nơi kia, có khi mất cả hơn nửa ngày đường. Ông ăn uống thất thường, lúc đói lúc no, dãi nắng dầm mưa, xắn quần lội nước mà đi, chủ ý là làm thế nào để đến nơi kịp lúc để phát quà cho dân nghèo. Đôi khi, ông đi liên tiếp không ngơi nghỉ gì cả. Ông không muốn đi tàu cao tốc cho nhanh cho thoải mái, ông dùng những phương tiện rẻ tiền nhất như đi ghe hay thúng vì ông muốn để dành tiền cho người nghèo nhiều hơn. Ông không tạm trú ở những khách sạn tiện nghi, ông ở những nơi thật rẻ tiền để dành tiền mua gạo cho dân nghèo. Ông tiêu xài rất kỹ, chắt chiu từ đồng từ xu vì ông nghĩ đến các anh em phế binh và người cùi.
Theo tôi được biết từ những người đã từng theo ông về Việt Nam, cho biết là vì địa hình hiểm trở, đường xá xa xôi mù mịt, khí hậu quái ác, lúc nắng lúc mưa nên khổ cực vô cùng. Sức người không ai có thể kham nổi như ông. Ai đi về Việt Nam với ông một chuyến cũng đều không muốn trở lại nữa vì quá gian nan. Nhưng đối với Mục Sư Bảo, ông cho rằng đấy là niềm vui, niềm hạnh phúc của ông. Chúng ta phải nhìn thấy những ánh mắt rạng rỡ sáng ngời của các anh em thương phế binh khi họ nhận được xe, những nụ cười sung sướng trên đôi môi héo hắt già nua của các cụ, các bác khi được gạo để hiểu tại sao ông làm những gì ông phải làm.
Và sau cùng nhưng rất quan trọng, làm thế nào để dân chúng bên Mỹ biết về hoạt động của Mục Sư để ủng hộ ông tiền bạc để ông có phương tiện làm việc chứ "
Ông phải quảng bá hoạt động của mình trên các đài phát thanh, truyền hình, báo chí và internet. Chi phí cho các buổi phát thanh và phát hình rất đắt đỏ. Đã có lần, ông tâm sự với tôi là có lẽ ông phải cắt bỏ một số chi tiêu về truyền thông vì không thể nào kham nổi...
Đó là sơ qua một số những chi tiêu lớn của ông, chưa nói đến những chi tiêu thông thường như chế tạo các bảng kim loại ghi khắc tên đồng bào ân nhân hải ngoại vào các bia giếng nước, vào các xe lắc tay, vào cầu cống, và tất cả mọi nơi nào có bàn tay cứu trợ của Mục Sư Bảo. Đấy là chưa nói đến số tiền ông phải chi tiêu hàng tháng rất nhiều cho tem thư, giấy má, phim ảnh, sản xuất DVD để phổ biến và tường trình các hoạt động cứu trợ của ông đến đồng bào tại Mỹ và chế tạo hàng trăm nghìn bao không để đựng gạo với những dòng chữ in thật đậm và thật rõ ràng để tri ân đồng bào hải ngoại.
Để làm tất cả những công sức trên, ông đã phải chi tiêu từ số tiền cứu trợ. Đây là điểm then chốt cần được nêu lên để các ân nhân được thông tin đầy đủ.
Mỗi một chuyến cứu trợ, ông đã phải chi tiêu ước lượng 50 đến 60 nghìn đô la.
Phải đi và chứng kiến những ngày phát quà thật vĩ mô, khi mà những warehouse chứa đầy những bao gạo chạy dài mút mắt, hàng trăm chiếc xe lắc tay được sắp hàng dài chờ đợi được lãnh, hàng ngàn tấn mì gói, nước mắm trải dài đầy khắp warehouse, chúng ta phải tự hỏi rằng, làm thế nào mà ông có đủ tiền để điều hành những đợt cứu trợ vĩ đại như vậy, khi mà số tiền cứu trợ quá khiêm tốn từ phía chúng ta "
Phải đi theo ông đến nơi đến chốn để biết rằng, không phải hễ có tiền mua gạo để phát là quý vị có thể vào Việt Nam bất cứ lúc nào để cứu trợ. Đã có bao nhiêu hội từ thiện tại Hoa Kỳ được tự do vào Việt Nam để phát quà tận tay dân mỗi tháng trong suốt mười mấy năm trời mà không bị chính quyền địa phương làm khó dễ "
Sau lưng và bên trên những khó khăn, ách tắc, luôn luôn là có sự hiện diện của Chúa Jesus.
Dù cho hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu đi nữa, ông cũng có cách để vượt qua. Ông vay nợ trong gia đình và bà con, ông gom góp hết những gì ông có thể gom góp được, ông bán cái này, ông bán cái kia để gây quỹ.
Tôi vô cùng đau đớn mà báo tin rằng, Mục Sư Bảo hiện đang thọ bệnh nan y. Ngày tháng còn lại của ông không biết còn bao nhiêu.
Cơn bệnh đang gậm nhấm, không biết đến bao giờ sẽ bùng nổ để cướp đi con người có tấm lòng nhân ái đó.
Ông tâm sự:
- Tôi không lo cho thân tôi đâu cô ạ ! Tôi có bề gì thì thôi. Ngày nào tôi còn đi được, thì ngày ấy tôi sẽ còn lo cho người nghèo. Tôi không muốn chết trong nhà hay trong nhà thương. Tôi muốn chết khi đang đi phát gạo cho dân nghèo. Vì đã là người lính thì phải chết ở chiến trường chứ "
Rồi ông buồn rầu:
- Tôi chỉ lo buồn rằng nếu tôi ra đi, sẽ không còn ai lo cho anh em thương phế binh và người cùi nữa ! Tội nghiệp họ lắm cô ơi ! Về đi, về một chuyến đi, để biết tại sao tôi thương họ.
Tôi biết, ông sẽ chết giữa trời quê hương Việt Nam. Ông sẽ chết và đem theo một lý tưởng mà người đời sau sẽ khó có ai nối tiếp được.
Đừng nói chi qua bao nhiêu đợt cứu trợ, lần nào cũng như lần nào, ông phải móc tiền túi bù đắp thêm vào. Đây cũng là một tâm tình mà ông chưa bao giờ tiết lộ hay than thở với bất cứ ai.
Ông đang đi trên con đường mà ông đã chọn là đem đến sự no cơm ấm áo và phương tiện di chuyển cho dân nghèo, nạn nhân chiến cuộc, các thương phế binh VNCH và nạn nhân phong cùi.
Tôi ân cần tha thiết kính mời quý vị, nếu có dịp nên theo chân Mục Sư Bảo về Việt Nam một chuyến để biết rằng bài viết này chỉ nói lên được một phần rất nhỏ trong sứ mệnh mênh mông của ông. Xin quý vị hãy tham gia ngay từ bây giờ, vì thì giờ không còn bao nhiêu nữa với cơn bệnh của ông.
NGỌC LAN
SĨ PHÚ FOUNDATION
Liên lạc 714-612-4068
siphu2000@yahoo.com

Ý kiến bạn đọc
25/05/201613:43:13
Khách
e đọc bài của Chị Lan rất vui. e xin hoi Chị hiện tại chị đang hầu việc chúa ở đâu ạ?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.