Hôm nay,  

Năm 2020: Tam Cường Mỹ, Ấn, Hoa

05/10/200500:00:00(Xem: 4826)
Công luận Mỹ đã nói rất nhiều về Trung Cộng và Ấn Độ, hai nước lớn nhứt ở Á châu đang vươn lên, có thể trở thành một thách thức vai trò đệ nhứt siêu cường của Mỹ . Vậy một hay hai thập niên nữa, tương quan của ba nước Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ ra sao" Trục kinh tế thế giới lúc bây giờ nghiêng về đâu" Đó là những câu hỏi nhiều người đặt ra trước xu thế toàn cầu hóa và những hậu quả đang xảy ra vì nó.

Để trả lời mấy câu hỏi đó, một nhóm ngân hàng của Đức có mở một cuộc nghiên cứu kinh tế vĩ mô để dự đoán. Cuộc nghiên cứu này dựa vào sự phát triển kinh tế của 34 nước trên thế giới để thử đưa ra một viễn ảnh kinh tế năm 2020 của thế giới. Kết quả nghiên cứu xem ra khá lý thú, thiết tưởng đáng được phân tích để phỏng nhìn tương lai.

Năm 2020, dù hiện nợ nần nhiều, Mỹ cũng sẽ là một siêu cường kinh tế thế giới, với tổng sản lượng nội địa từ 17 đến 18 ngàn tỷ Đô la. Đó là nhờ Mỹ có một dân số linh hoạt (mỗi năm tỷ lệ tăng vừa phải là 1%), có sức mạnh sản xuất, và sức mạnh cạnh tranh thuộc vào loại cao nhút hoàn cầu (hiện nay Mỹ đứng hạng 2 so với Đức hạng 13, Pháp hạng 26, theo thống kê của Ngân Hàng Thế giới). Nhờ cơ cấu tổ chức cải tiến, và lực lượng lao động uyển chuyển, Mỹ rõ ràng đi trước Trung Quốc và Ấn Độ và làm cho sự cách biệt kinh tế với Âu Châu sâu rộng hơn. Lợi tức trung bình đồng niên mỗi đầu người Mỹ vào thời điểm 2020 khoảng 55.000 Đô, sẽ cao từ 1.5 đến 2 lần hơn Âu Châu của và 5 lần hơn Trung Quốc, và 9 lần hơn Ấn Độ khoảng 6.000 Đô một năm.

Còn Trung quốc sẽ là siêu cường kinh tế đứng hạng nhì với tổng sản lượng quốc gia thuần từ 14 ngàn tỷ, 3 lần cao hơn bây giờ. Dự tính này đối với Trung Quốc hẳn dựa trên điều kiện phát triển bình thường, giao thương thông thoáng, tiêu thụ tăng gia, đầu tư ngoại quốc tiếp tục đổ vào, và lực lượng lao động được đào tạo đều hòa. Với điều kiện đó, thì năm 2020 TQ vẫn tiếp tục là xưởng sản xuất hàng hóa rẻ tiền cho thế giới.

Nhưng TQ dù hiện nay số kỹ sư và cán sự trình độ chuyên môn như Tây Phương và nhân số thì nhiều hơn tất cả các nước Âu Châu gộp lại, TQ có một yếu tố sản xuất bất lợi khó khắc phục kịp thời. Vào thời điểm 2020, dân số TQ đã già, tuổi trung bình là 40, vì hậu quả của chánh sách gia đình một con của Đảng CS. Thêm vào đó tình hình xã hội không ổn định lắm với nhiều đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền, chống tham nhũng của lớp trẻ.

Siêu cường thứ ba là Ấn Độ vào năm 2020, nhưng ở phía sau khá xa so với Mỹ và TQ, với tổng sản lượng thuần nội địa là 7 ngàn tỷ Đô. Nhưng Ấn Độ là nước dân số tăng nhanh nhứt. Và lực lượng lao động của Ấn Độ nhiều phẩm chất tốt để đi vào trào lưu kinh tế thế giới nhờ nắm vững tiếng Anh (tiếng Anh là chuyển ngữ ở Ấn Độ) và khoa học kỹ thuật Tây Phương, đặc biệt là về Tin học và Internet. Do vậy nếu Trung Quốc là xưởng sản xuất hàng hóa thông dụng và rẻ tiền cho thế giới, thì Ấn Độ sẽ là cơ sở sản xuất dịch vụ cho Mỹ là thị trường lớn nhứt của Tây Phương.

Còn Âu Châu, Anh, Pháp. Đức, Ý mất thế trên con đường cạnh tranh kinh tế vì tổng sản lượng thuần của mỗi nước lên không quá từ 2 đến 2.5 ngàn triệu Đô. Tuy những nước ấy vẫn còn là nước giàu vì lợi tức đồng niên cao khoản 32.500 nhưng không mạnh vì dân số không tăng và tỷ lệ phát triển thấp hơn Mỹ khoản 2 lần.

Nghiên cứu đi đến ba kết luận.
Thứ nhứt, yếu tố nợ nần của Mỹ có vẽ đang làm cho nền tài chánh nổ chụp vào trong khi khi đồng Đô mất giá có thể tạo khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng nhờ Mỹ vẫn còn là đệ nhứt siêu cường thế giới trong hai thập niên tới nên đồng Đô còn những ngày đẹp trước mắt. Thế giới hãy còn xem đồng Đô là chỉ tệ mạnh, là phương tiện thanh toán phổ thông, nên nhiều nước cố gắng điều chỉnh, cân đối để tránh cuộc khủng hoảng cho toàn thế giới, trong đó có nước của họ.

Thứ hai, Âu Châu phải liên minh lại chặt hơn nữa thì họa may mới đủ sức cạnh tranh với ba cường quốc Mỹ, TQ và Ấn Độ. Mỗi nước của Liên Âu phải xét lại chính sách nhập cư để vượt trở ngại giảm dân số. Yếu tố con người là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

Thứ ba, Âu Châu phải phát triển kỹ thuật nguyên tử như Pháp đã làm vì năng lượng nguyên tử sẽ thay cho xăng dầu.Cũng thứ ba, Liên Âu phải uyển chuyển chính sách nhứt là đối với Mỹ để hội nhập một cách linh động vào trào lưu kinh tế thế giới muốn hay không muốn do Mỹ lãnh đạo. Nói khác Âu Châu phải là một đối tác của Mỹ, chớ không thể là đối trọng với Mỹ như lập trường của Pháp, Đức trong Chiến tranh Iraq.

Nghiên cứu trên dưa vào yếu tố kinh tế là chánh và trong trường hợp bình thường không có chiến tranh lớn xảy ra. Và những kết luận chỉ là những dấu chỉ của hướng đi của nền kinh tế thế giới. Tổ chức nghiên cứu là nhóm ngân hàng ở Đức tức ở Âu Châu, nên kết luận hướng về tương lai Âu Châu nhiều. Dù vậy cũng cho thấy Mỹ hãy còn nổi bật như một đệ nhứt siêu cường kinh tế trong một hay hai thập niên tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.