Hôm nay,  

Tt Bush Và Nhiệm Kỳ Hai

21/01/200500:00:00(Xem: 5114)
Theo thông lệ gần đây, trước lễ tuyên thệ nhậm chức của một tổng thống Mỹ, cơ quan chánh trị và truyền thông thường mở cuộc thăm dò. Và từ đó đối chiếu hoàn cảnh của người sắp đăng quang với hoàn cảnh lịch sử của những vị tiền nhiệm, để thử đoán xem tương lai của vị tổng thống sắp tuyên thệ ấy ra sao. TT Bush tái đắc cử nhiệm kỳ hai sắp tuyên thệ nhậm chức cũng bị xét nét dưới con số thăm dò như những vị tổng thống hai nhiệm kỳ khác.

Trước tiên, thăm dò cho thấy người dân Mỹ có hy vọng nơi TT Bush trong bốn năm tới, hy vọng không cao nhưng khá. Thông Tấn Xã Associated Press cho biết đa số những người được hỏi tỏ ra hy vọng nơi TT Bush trong nhiệm kỳ hai. Nhưng hy vọng ấy bị mờ đi bởi những nghi ngờ về tương lai mù mịt của Chiến Tranh Iraq dù TT Bush bắt đầu nhiệm kỳ hai với quyết tâm giải quyết vấn đề nội địa, như cải tổ luật An Sinh Xã Hội và thuế má. 60% hy vọng nơi nhiệm kỳ 2 của TT Bush. 53% không tin Iraq sẽ ổn định. 47% tỏ ra lo lắng. Đại đa số không hứng khởi cũng không bực bội gì TT Bush lắm. Về đối ngoại, hơn phân nửa thấy tương quan ngoại giao của Mỹ đối với các nước trở nên xấu hơn sau 4 năm nhiệm kỳ đầu của TT Bush; và 40% thấy không có gì thay đổi. Về đối nội, ưu tiên hàng đầu cải tổ An Sinh Xã hội và Thuế khoá của TT Bush có thể thành công nhờ Đảng Cộng Hoà kiểm soát lưỡng viện Quốc Hội, nhưng đó sẽ là một thử thách đầy gay go và lớn lao cho đảng này. Tuy nhiên chỉ có 40% tin tưởng tình hình tài chánh cá nhân sẽ thăng tiến trong 4 năm nhiệm kỳ 2 của TT Bush.

Thứ đến, theo lịch sử nhiệm kỳ hai của các tổng thống Mỹ đắc cử hai lần thường không yên ổn lắm. Sau ngày 20 tháng 1, năm 2005, TT Bush sẽ trở thành thành viên của tập thể rất ít những vị tổng thống hai nhiệm kỳ của Mỹ. Thân phụ Ông đã không được cái hân hạnh tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai. Nhưng TT Bush được cái hân hạnh ấy nên có thể sẽ phải đồng chung số phận với những vị tổng thống hai nhiệm kỳ: gặp nhiều sóng gió trong nhiệm kỳ hai. TT Franklin D. Rosevelt đắc cử TT Mỹ 4 lần và chết sớm trong nhiệm kỳ chót. Ông là vị tổng thống Mỹ duy nhứt được Quốc Hội cho phép ứng cử và làm tổng thống quá hai nhiệm kỳ vì nhu cầu cứu Mỹ ra khỏi cơn Đại Khủng Khoảng, và chiến thắng Đệ nhị Thế Chiến. Nhưng Ông nhấm mắt lìa đời sang bên kia thế giới với nổi bất đắc chí khôn nguôi vì bị Quốc Hội chống đối không cho mở rộng qui mô của Tối Cao Pháp Viện Mỹ. TT Woodrow Wilson lãnh đạo Mỹ chiến thắng Đệ Nhứt Thế Chiến nhưng thất bại trước Thượng Viện Mỹ đã không đồng ý phê chuẩn hiệp ước Mỹ gia nhập Hội Quốc Liên mà Ông đã ký. TT Ronald Reagan nhờ thành tích làm sụp đổ Đế quốc CS Liên xô nên gỡ được điểm thua trong vấn đề Contra Iran. TT Nixon thì điên đảo với vấn đề Watergate, phải từ nhiệm trong nhiệm kỳ. TT Clinton thì điêu đứng với vấn đề cô Lewinsky, suýt bị đem ra Quốc Hội thảo luận, biểu quyết bất tín nhiệm và truất bãi, nếu đảng viên Dân Chủ và người đầu ấp tay gối Đệ nhứt Phu nhân Hillary không khéo léo và dang tay ra cứu Ông.

Sóng gió trong nhiệm kỳ hai của tổng thống thường xảy ra do xung đột giữa Hành Pháp và Lập Pháp. Nguyên do phần lớn do tác phong đạo đức của tổng thống, và phần nào do đảng Đối lập tập trung tấn công để giành lại chánh quyền đã mất sau 8 năm.. Riêng trưòng hợp TT Bush bắt đầu nhiệm kỳ 2 với hoàn cảnh khá đặc biệt thuận lợi. trong và ngoài nước. Lợi thế thứ nhứt trong nước là từ năm 1924 đến giờ, lần đầu tiên một vị TT Cộng Hoà đăng quang với một Quốc Hội mà Đảng Cộng Hoà nhiều ghế hơn Đảng Dân Chủ ở cả hai viện. Lợi thế này theo Michael Baronne của báo US& World Report, có thể dẫn đến tư tưởng vô địch, kiêu binh. Nhưngø lợi thế này lại dễ bị thay đổi trong kỳ bầu cử nửa nhiệm kỳ tổng thống, cụ thể là vào năm 2006 bầu lại Hạ Viện và một phần Thượng Viện. Thói thường cử tri Mỹ thiên về sự quân bình quyền lực, ít để một đảng kiểm soát cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp. Nên nếu qua hai năm đầu của nhiệm kỳ hai, vi tổng thống nào không làm được việc gì lớn để bước vào lịch sử thì vị ấy trở thành con vịt bị Quốc Hội đập què. Do vậy người ta không ngạc nhiên khi thấy TT Bush bắt đầu nhiệm kỳ hai, bắt tay giải quyết ngay vấn đề gai góc nhứt, là vấn đề An Sinh Xã Hội, một lãnh vực gần như hút kỵ, ít vị TT nào dám mó vào - trừ ra tăng phúc lợi. Nhưng nếu TT Bush không làm thì chỉ một hay thập niên nữa quỹ này có thể sẽ phá sản.

Lợi thế thứ hai nằm ở Trung Đông. Bên cạnh cuôc bầu cử dân chủ ơ Afghanistan thành công, tình hình Iraq dù bất an về quân sự nhưng tương đối có triển vọng về chánh trị với cuộc bầu cử xảy ra mấy ngày sau ngày TT Bush đăng quang. Có khi hay không bằng hên, TT Bush gặp một dịp may qua cái chết của Ô. Yasser Arafat. Lộ trình hoà bình của TT Bush muốn thành lập một nước Palestine không có Arafat có thể khai thông để vấn đề Palestine và Do Thái, lò lửa ở Trung Đông, có thề thoả hiệp nhau được bằng một giải pháp có thể chấp nhận giữa hai nước tiền cừu hậu hận này.

Tóm lại công cuộc chống khủng bố một phần lớn đã giúp cho TT Bush được nhân dân Mỹ cho Ông thêm một nhiệm kỳ. Nhưng vấn đề khủng bố không còn là vấn đề lớn nữa. Bin Laden tuy còn tại đào, nhưng hệ thống khủng bố khó mà làm một cái gì kinh động như cuộc khủng bố 911 nữa đối với Mỹ. Trái lại vấn đề an sinh xã hội, Iraq và Palestine- Do Thái là vấn đề có thể đưa TT Bush vào lịch sử Danh nhân Mỹ nếu thành công. Cộng Hoà mất chánh quyền nếu thất bại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.